TẬp tài liệu môn luật thưƠng mại quốc tế



tải về 1.2 Mb.
trang13/16
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.2 Mb.
#27058
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

INCOTERMS 2000


   

                             CÁC ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG CỤ THỂ:



a)   EXW: (Giao tại xưởng)

Theo điều kiện này, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã giao cho người mua tại xưởng của mình, nhưng người bán không phải chịu chi phí và rủi ro trong việc bốc hàng lên phương tiện vận tải. Người bán không phải ký hợp đồng vận tải và bảo hiểm cho lô hàng XK. Ngoài ra người mua phải làm thủ tục XK cho lô hàng.



b)   FCA: (giao cho người chuyên chở)

Theo điều kiện này, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã giao cho người mua thông qua người chuyên chở. Nếu địa điểm giao hàng nằm ngoài cơ sở của người bán thì người bán không phải chịu chi phí bốc hàng lên phương tiện vận tải, ngược lại người bán chịu chi phí đó. Người bán không phải ký hợp đồng vận tải và bảo hiểm cho lô hàng XK. Tuy nhiên người bán phải làm thủ tục XK cho lô hàng.



c)      FAS: (giao dọc mạn tàu)

Theo điều kiện này, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã được đặt dọc mạn tàu tại cảng bốc hàng quy định. Người bán không phải ký hợp đồng vận tải và bảo hiểm cho lô hàng XK. Ðiều kiện này có khác biệt so với phiên bản Incoterms 1990 là người bán phải làm thủ tục XK cho lô hàng.



d)      FOB: (giao trên tàu)

Theo điều kiện này, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã được chuyển hẳn qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định. Người bán không phải ký hợp đồng vận tải và mua bảo hiểm cho lô hàng XK. Tuy nhiên người bán phải làm thủ tục XK cho lô hàng. Lưu ý khi lan can tàu không còn có ý nghĩa thực tế (như vận chuyển bằng các tàu Container) thì hai bên nên thoả thuận áp dụng điều kiện khác.



e)      CFR: (tiền hàng và cước phí)

Theo điều kiện này, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã được chuyển hẳn qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định. Người bán phải ký hợp đồng và trả cước phí vận chuyển lô hàng đến cảng đến quy định, người bán không phải mua bảo hiểm cho lô hàng.



f)       CIF: (tiền hàng, bảo hiểm và cước phí)

Ðiều kiện này về cơ bản giống như CFR. Tuy nhiên theo điều kiện này người bán phải mua bảo hiểm theo điều kiện tối thiểu cho lô hàng.



g)      CPT: (cước phí trả tới)

Ðây là điều kiện mà theo đó người bán có nghĩa vụ gánh chịu rủi ro, phí tổn và tiền cước để thuê tàu chở hàng đến tận địa điểm nhận hàng của người mua. Người chuyên chở trong điều kiện này là do người bán thuê.



h)      CIP: (cước phí và phí bảo hiểm trả tới)

Ðiều kiện này về cơ bản chính là điều kiện CPT mở rộng, nhưng khác ở chổ người bán phải mua bảo hiểm hàng hóa cho người mua theo điều kiện bảo hiểm tối thiểu.



i)        DAF: (giao tại biên giới)

Ðây là điều kiện theo đó người bán được coi là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi hàng được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải của ngưòi bán tại địa điểm giao hàng tại biên giới do hai bên thoả thuận. Biên giới theo điều kiện này có thể là bất cứ biên giới nào kể cả nước người bán, người mua hay một nước thứ ba. Theo điều kiện này, người bán không có nghĩa vụ dỡ hàng khỏi phương tiện vận chuyển. Ðiều kiện này chỉ áp dụng đối với giao hàng trên bộ, nếu giao ở biên giới trên biển thì áp dụng điều kiện DES hoặc DEQ.



j)        DES: (giao tại tàu)

Ðây là điều kiện theo đó người bán phải thuê phương tiện chở hàng đến cảng dỡ hàng thoả thuận để giao cho người mua ngay trên tàu tại cảng dỡ.



k)     DEQ: (giao tại cầu cảng)

Ðiều kiện DEQ là sự mở rộng của điều kiện DES, theo đó người bán phải chịu thêm rủi ro, chi phí cho đến khi hàng được dỡ xuống và đặt dưới sự định đoạt của người mua trên cầu cảng do hai bên thoả thuận. Theo Incoterms 1990, khi bán hàng theo điều kiện này, người bán phải chịu rủi ro chi phí để hoàn thành thủ tục nhập khẩu và các phí tổn liên quan. Nhưng Incoterms 2000 đòi hỏi người mua phải thực hiện thủ tục này.



l)      DDU: (giao hàng chưa nộp thuế)

Theo điều kiện này, người bán phải chịu rủi ro, phí tổn để thuê phương tiện chở hàng tới nơi quy định để giao cho người mua, trừ việc người bán phải làm thủ tục nhập khẩu nà nộp thuế nhập khẩu.



m)    DDP: (giao hàng đã nộp thuế)

Ðây là điều kiện mở rộng của điều kiện DDU, theo đó người bán không những phải đưa hàng đến tận nơi quy định để giao cho người mua mà còn phải chịu cả rủi ro và chi phí để hoàn thành thủ tục nhập khẩu hàng hoá cũng như các khoản thuế nếu có.



MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG INCOTERMS 2000 :

  1. Gồm 13 điều kiện: EXW; FCA; FAS; FOB; CFR; CIF; CPT; CIP; DAF; DES; DEQ; DDU; DDP.

  2. Không mang tính bắt buộc áp dụng.

  3. Chỉ quy định những vấn đề liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các bên ký kết hợp đồng trong việc giao hàng hoá hữu hình.

  4. Khi sử dụng các điều kiện của Incoterms thì phải chỉ rõ phiên bản áp dụng (Ví dụ incoterms 1990 hay 2000).

  5. Phải ghi rõ những điều đôi bên đã thoả thuận vào hợp đồng khi Incoterms không đề cập đến.

  6. Dù Incoterms thể hiện tính phổ biến, tiện dụng, nhưng không có nghĩa là khi dùng Incoterms như một điều kiện thương mại, doanh nghiệp không còn lo lắng gì nữa. Do vậy, trong từng trường hợp cụ thể, khi quyết định chọn áp dụng điều kiện nào, doanh nghiệp cũa phải hiểu rõ mình có nghĩa vụ gì và có thể thực hiện không? Nếu xét thấy không thể thực hiện được điều kiện này thì phải chọn điều kiện khác để áp dụng.

  7. Incoterms 2000 sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2000.


Vụ kiện tự vệ đầu tiên của Việt Nam – Thực tiễn và Kinh nghiệm

29/03/2010


TS. Hoàng Thị Thanh Thủy, giảng viên Khoa Luật Đại học KTQD Hà Nội,
LS tư vấn tại Văn phòng Luật Gide Loyrette Nouel

Sau gần 3 năm gia nhập WTO, thị trường Việt Nam đã có đủ thời gian để kiểm chứng những tác động của tự do hóa thương mại đem lại. Bên cạnh việc hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam được hưởng những ưu đãi thương mại khi xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên khác của WTO, mức nhập siêu trong 11 tháng đầu năm 2009 đạt 10,417 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 20,30% kim ngạch xuất khẩu) theo số liệu thống kê của Bộ công thương cũng phần nào thể hiện sức ép cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ nhập khẩu đối với sản xuất và khu vực dịch vụ trong nước. Trong lĩnh vực Thương mại quốc tế, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI cũng đánh giá 2009 là năm kỷ lục về số lượng các vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt nam.  Do các ưu thế về giá thành nguyên liệu đầu vào và giá lao động cạnh tranh, hàng hóa Việt Nam thường bị các nước nhập khẩu điều tra áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Bên cạnh việc đối phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại tại các thị trường xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới, doanh nghiệp và các hiệp hội cũng nên chủ động trong việc áp dụng các công cụ pháp lý hợp pháp theo qui định của WTO, tận dụng cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngay trên thị trường nội địa. Một trong những công cụ đó là thủ tục áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại trong trường hợp khẩn cấp, khi hàng hóa nhập khẩu có sự gia tăng đột biến, không lường trước được, gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất trong nước. Giữa năm 2009, Công ty kính nổi Viglacera (VIFG) và Công ty Kính nổi Việt Nam (VFG) đã chính thức nộp đơn yêu cầu Bộ công thương tiến hành điều tra áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại đối với sản phẩm kính nổi nhập khẩu (Float Glass). Tuy rằng các biện pháp tự vệ thương mại đối với mặt hàng kính nổi nhập khẩu theo đơn yêu cầu của nguyên đơn không được Bộ công thương chấp nhận do kết quả điều tra cuối cùng cho thấy không đủ điều kiện áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại theo qui định của WTO. Song đối với hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam, đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng bởi lần đầu tiên doanh nghiệp trong nước đã chủ động yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi của mình theo qui định của pháp luật WTO. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam chính thức tiến hành thủ tục điều tra và cân nhắc áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại với tư cách quốc gia nhập khẩu.



Tóm tắt vụ việc

Dựa trên những căn cứ cho rằng có sự gia tăng đột biến về nhập khẩu đối với mặt hàng kính nổi, dẫn đến sụt giảm về sản lượng, công suất, thị phận, lợi nhuận và nguy cơ cắt giảm lao động trong khu vực ngành sản xuất trong nước, ngày 5/5/52009 Công ty kính nổi Viglacera (VIFG) và Công ty Kính nổi Việt Nam (VFG) là 2 doanh nghiệp đại diện cho hơn 90% tổng sản lượng nội địa của loại mặt hàng này (sau đây gọi là “Nguyên đơn”) đã nộp Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng kính nổi nhập khẩu vào Việt Nam với mã HS 7005 29 90 00 và 7005 21 90 00. Trong đơn yêu cầu, Nguyên đơn đề nghị áp dụng mức thuế tự vệ tương đương 0,6USD/m2QTC đối với hàng hóa thuộc đối tượng điều tra. Trước khi có quyết định chính thức áp dụng biện pháp tự vệ, Nguyên đơn yêu cầu Bộ Công Thương áp dụng mức thuế tự vệ tạm thời 40% đối với hàng hóa thuộc đối tượng điều tra.

Đơn yêu cầu của Nguyên đơn đã được kiểm tra về tính hợp lệ theo qui định tại điều 10 Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQT do UBTVQH ban hành ngày 25/05/2002 về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam (Pháp lệnh 42).  Ngày 01.07.2009, Thứ trưởng Bộ công thương Lê Danh Vĩnh đã thay mặt Bộ trưởng ký Quyết định số 3329/QĐ-BCT v/v tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với hai nhóm hàng nhập khẩu này (Quyết định 3329).

Theo thủ tục qui định tại Hiệp định WTO về các biện pháp phòng vệ thương mại 1994 (WTO Agreement on Safeguard Measures – Hiệp định SA) và Pháp lệnh 42, ngày 20.11.2009, Cục quản lý cạnh tranh – Bộ Công thương đã tiến hành Phiên tham vấn vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm kính nổi nhập khẩu vào Việt Nam với thành phần tham dự bao gồm đại diện của cơ quan điều tra là Cục quản lý cạnh tranh, các bên Nguyên đơn, đại diện các nhà xuất khẩu (Công ty Mulia Glass của Indonesia, Công ty Guardian Industrie của Thái Lan), Hiệp hội gốm sứ thủy tinh Việt Nam và các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam có liên quan.

Sau thủ tục tham vấn và các kết quả điều tra ban đầu, ngày 30/10/2009, VCAD đã công bố báo cáo sơ bộ về vụ điều tra này. Theo kết quả điều tra sơ bộ, Cơ quan điều tra kết luận (i) hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa thuộc đối tượng điều tra thuộc nhóm hàng hóa tương tự; (ii) có sự gia tăng cả về tuyệt đối lẫn tương đối của nhóm hàng hóa liên quan trong giai đoạn điều tra ; (iii) thiệt hại xảy ra đối với sản xuất trong nước; và (iv) việc gia tăng nhập khẩu là nguyên nhân cơ bản gây ra thiệt hại đối với sản xuất trong nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn điều tra, Bộ công thương không tiến hành áp thuế phòng vệ tạm thời đối với hai nhóm hàng thuộc đối tượng điều tra theo nhu yêu cầu của nguyên đơn.

Sau 7 tháng tiến hành điều tra, ngày 08/02/2010, Cục quản lý cạnh tranh, Bộ công thương đã công bố Báo cáo cuối cùng về kết quả điều tra. Trong Báo cáo điều tra cuối cùng, cơ quan điều tra kết luận (i) tuy có sự gia tăng nhập khẩu và thiệt hại đối với sản xuất trong nước, song từ Quí II 2009, thị phần của các nhà sản xuất trong nước đã có dấu hiệu phục hồi, cụ thể lượng bán hàng nội địa tăng lên, cùng với chiều hướng bắt đầu suy giảm của lượng hàng hóa nội địa tồn kho; (ii) trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu giai đoạn 2008-2009 cùng với những biến động trái chiều của giá dầu F.O tại thị trường Việt Nam so với thị trường thế giới, sự gia tăng nhập khẩu không phải là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước. Từ những kết quả điều tra cơ bản trên, cùng với thực tế là thị phần của hàng nội địa đối với hàng hóa thuộc nhóm đối tượng bị điều tra, cho dù có suy giảm vẫn ở mức khá cao, hơn 80% tổng thị phần tiêu thụ nội địa, cơ quan điều tra đi đến kết luận cuối cùng là việc áp dụng các biện pháp tự vệ đối với sản phẩm kính nổi nhập khẩu là không còn phù hợp.



Ngày 23/2/2010, Bộ trưởng Bộ công thương ký Quyết định số 0809/QĐ-BCT về việc không áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại đối với mặt hàng kính nổi nhập khẩu có mã số HS 7005 29 90 00 và 7005 21 90 000. Sau 7 tháng, vụ điều tra áp dụng các biện pháp tự vệ đầu tiên của Việt Nam theo qui định của pháp luật WTO đã chấm dứt với kết quả không áp dụng các biện pháp tự vệ.

Каталог: gallery
gallery -> Album hưƠng xuâN. Thơ phổ nhạC. Phòng thu audio. Nhạc Sĩ Đình Đạm
gallery -> Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
gallery -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
gallery -> Nobel văn chương năm 1987 joseph brodsky
gallery -> TÊN ĐỀ TÀi luận văn thạc sĩ khnn chuyên ngành chăn nuôi từ NĂM 1996 2012
gallery -> BÁo cáo công khai đIỀu kiệN ĐẢm bảo chất lưỢng đÀo tạo tiến sĩ Tên chuyên ngành, mã số, quyết định giao chuyên ngành đào tạo
gallery -> CHƯƠng I kế toán vốn bằng tiềN
gallery -> KẾ toán vốn bằng tiền I. YÊU cầU
gallery -> Phụ lục II nguyên tắC, NỘi dung và KẾt cấu tài khoản kế toáN

tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương