TÓm tắt về hoạT ĐỘng đÀo tạo và nghiên cứu khoa học năm họC 2008-2009, phưƠng hưỚng nhiệm vụ NĂm họC 2009-2010



tải về 1.09 Mb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích1.09 Mb.
#38604
1   2   3   4   5

Hình 5

  • Tính khấu hao lũy kế: tại E12 nhập công thức =sum($D$12:$D12)

  • Tính giá trị còn lại cuối năm:

Sử dụng hàm Netvalue(cost, life, rate, year)
Công thức F12= Netvalue($B$7,$C$7,$E$7,$B12)




Hình 6

  1. Sao chép công thức ở dòng 12 xuống tương ứng với số năm sử dụng, cuối cùng ta được bài toán tính khấu hao hoàn thiện như hình sau:



Hình 7

Sau này khi muốn tính khấu hao cho một TSCĐ nào đó chỉ cần nhập nguyên giá và thời gian sử dụng vào, sao chép công thức hợp lý thì excel cho bạn kết quả nhanh chong và chính xác.

Trên đây đã mô tả quy trình xây dựng các hàm tự tạo để tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp số dư giảm dần bằng VBA trong Excel, ngoài ra bằng quy trình trên có thể xây dựng một số hàm khác để người làm máy tính giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình làm việc mà bản thân Excel không trang bị hoặc không cung cấp các hàm, như trường hợp nhân viên kế toán viết phiếu thu-chi có thể xây dựng hàm đổi số ra chữ khi in phiếu. Tuy nhiên để thực hiện được điều này, đòi hỏi người sử dụng phải có kiến thức cơ bản về lập trình trong VBA mới thực hiện được.
Tài liệu tham khảo:


  • Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

  • http://danketoan.com/forum/archive/index.php/t-81666.html


TRAO ĐỔI VỀ

GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ E-LEARNING

Nguyễn Tri Vũ, Hồ Bích Thảo - Phòng KH&ĐN

Công nghệ thông tin cũng sẽ làm thay đổi rất lớn việc học của chúng ta. Những người công nhân sẽ có khả năng cập nhật các kỹ thuật trong lĩnh vực của mình. Mọi người ở bất cứ nơi đâu sẽ có khả năng tham gia các khóa học tốt nhất được dạy bởi các giáo viên giỏi nhất.” (The Road Ahead, Bill Gates)



Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, công ty, gia đình và cá nhân. E-learning chính là một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề này.

  1. Khái niệm E-learning

E-learning (Electronic Learning) là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông; trong đó, nội dung học có thể thu được từ: website, đĩa, video, audio, v.v… thông qua máy tính hay tivi; người dạy và học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức: Thư điện tử (e-mail), thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum)…

  1. Đặc điểm của E-learning

Thứ nhất, nó dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông hay công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kỹ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán.

Thứ hai, hiệu quả của E-Learning cao hơn so với cách học truyền thống do E-Learning có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng, sở thích.

Thứ ba, E-Learning đang trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, E-Learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới; có rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực E-Learning ra đời.

  1. Tình hình phát triển và ứng dụng E-learning

  1. Trên thế giới

Trên thế giới E-learning phát triển không đồng đều: mạnh nhất là ở khu vực Bắc Mỹ, triển vọng ở châu Âu và đang hòa nhập ở châu Á.

Tại Mỹ, theo các chuyên gia phân tích của Công ty Dữ liệu quốc tế (International Data Corporation, IDC), cuối năm 2007 có khoảng 90% các trường đại học, cao đẳng Mỹ đưa ra mô hình E-learning, số người tham gia học tăng 43% hàng năm trong khoảng thời gian 2004-2007. Ở các công ty, việc xây dựng và triển khai E-learning thay cho phương thức đào tạo truyền thống đã mang lại hiệu quả cao.

Cộng đồng châu Âu: IDC ước đoán rằng thị trường E-learning của châu Âu tăng tới 10 tỷ USD trong năm 2008 với tốc độ tăng 96%/năm. Giữa các nước châu Âu có nhiều sự hợp tác đa quốc gia trong lĩnh vực E-learning như dự án xây dựng mạng xuyên châu Âu. Đây là mạng E-Learning của 36 trường đại học hàng đầu châu Âu thuộc các quốc gia như Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh, Pháp cùng hợp tác với công ty E-Learning của Mỹ Docent nhằm cung cấp các khoá học về các lĩnh vực: khoa học, nghệ thuật, con người phù hợp với nhu cầu học của sinh viên đại học, sau đại học và các nhà chuyên môn.

Tại châu Á, E-learning vẫn chưa nhiều thành công vì một số lý do: các quy tắc, luật lệ bảo thủ, tệ quan liêu, sự ưa chuộng đào tạo truyền thống của văn hóa châu Á, ngôn ngữ không đồng nhất, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia. Nhưng, đó chỉ là những rào cản tạm thời do nhu cầu đào tạo đang trở nên ngày càng không thể đáp ứng được bởi các cơ sở giáo dục truyền thống buộc các quốc gia châu Á đang dần dần phải thừa nhận tiềm năng không thể chối cãi mà E-learning mang lại. Các nước có nền kinh tế phát triển đang có những nỗ lực ứng dụng E-learning tại quốc gia mình như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan,Trung Quốc.

  1. Ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin, giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề E-learning và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo như: Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-learning” do Viện Công nghệ Thông tin Đại học Quốc gia Hà Nội và Khoa Công nghệ Thông tin Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phối hợp tổ chức vào tháng 03/2007. Đây là hội thảo khoa học chuyên đề về E-learning đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Các trường đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu, triển khai E-learning về các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả khả quan: Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng... Trung tâm Tin học Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai cổng E-learning nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thông tin E-Learning trên thế giới và ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, một số công ty phần mềm đã tung ra sản phẩm hỗ trợ đào tạo: Công ty cổ phần GK với thương hiệu VietnamLearning www.vietnamlearning.com.vn cung cấp các giải pháp đào tạo trực tuyến tổng thể (E-learning Solutions) cho các doanh nghiệp lớn và các khóa học cho đối tượng là các cá nhân. Việt Nam đã gia nhập mạng E-Learning châu Á: Asia E-learning Network-AEN www.asia-elearning.net với sự tham gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo.



  1. Triển khai E-Learning tại trường Cao đẳng Thương mại

  1. Tầm quan trọng của việc triển khai E-Learning

E-Learning giúp cho cán bộ, giảng viên, sinh viên toàn trường hoàn toàn có thể học tập bất cứ khi nào (ban ngày hay ban đêm); tại bất cứ đâu (ở nhà, văn phòng làm việc hay thư viện nội bộ). Với sinh viên, nó mở ra một thế giới học tập mới, dễ dàng, linh hoạt và chủ động hơn nhiều. Ví dụ: Giảng viên có thể gửi bài giảng điện tử cho sinh viên qua email hoặc website của Trường www.cdtm.edu.vn trước khi lên lớp; tại lớp, giảng viên chỉ tập trung hướng dẫn sinh viên lĩnh hội những kiến thức quan trọng hoặc thảo luận thay vì thuyết trình toàn bộ nội dung bài giảng và đọc chép.

E-Learning giúp việc học tập trở nên thú vị hơn, hấp dẫn hơn và thuyết phục hơn, đặt biệt là đối với các môn học khó và dễ nhàm chán nhờ các slide, hình ảnh, video và audio minh họa một cách sinh động.

Cán bộ, giảng viên và sinh viên cần giao tiếp, cộng tác và chia xẻ kiến thức thì E-Learning có thể giúp chúng ta thu được những kết quả chắc chắn và lâu dài, không chỉ thông qua nội dung mà đồng thời bằng cả cộng đồng mạng trực tuyến, hỗ trợ “học tập thông qua nhận xét và thảo luận”.

E-Learning cho phép sinh viên tự quản lí được tiến trình học tập của mình theo cách phù hợp nhất. Chúng ta có nhiều cách học khác nhau như đọc, xem, khám phá, nghiên cứu, tương tác, thực hành, giao tiếp, thảo luận, chia xẻ kiến thức. Với E-Learning sinh viên có thể truy cập tới rất nhiều nguồn tài nguyên phục vụ cho học tập. Như vậy, mỗi người đều có quyền chọn lựa hình thức học tập phù hợp nhất với khả năng và điều kiện của mình.

E-Learning giúp cho việc học tập vẫn có thể được tiến hành gần như đồng thời trong quá trình làm việc. Thực tế, 70% dung lượng học tập diễn ra trong quá trình làm việc như: tìm kiếm thông tin, đọc tài liệu, trao đổi với đồng nghiệp. Ví dụ: Cán bộ nào đó muốn câu trả lời ngay lập tức cho một vấn đề khó khăn, họ có thể truy cập www.google.com

Với E-Learning chúng ta trở nên năng động hơn. Cán bộ của trường có thể dùng quỹ thời gian của mình để làm việc ngoài văn phòng (tại nhà, tại cơ sở đào tạo ở xa, quán cafe hay một địa điểm nào đó có kết nối internet). E-Learning đóng một vai trò rất quan trọng trong giảm thiểu lượng thời gian dành cho đào tạo cán bộ, giảng viên, học sinh - sinh viên (HSSV).



  1. Tình hình ứng dụng và một số kết quả bước đầu về việc triển khai E-learning

Nhờ sự chỉ đạo, động viên của lãnh đạo Nhà trường cùng với việc đầu tư, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ (gồm máy tính, máy chiếu, các thiết bị nghe nhìn, phòng học multimedia, hệ thống mạng nội bộ kết nối internet, website của trường...) việc trao đổi thông tin, quản lý, giảng dạy và học tập của cán bộ, giảng viên và HSSV đã được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi hơn, góp phần nâng cao hiệu suất công việc và chất lượng đào tạo. Sinh viên có thể tiếp cận được nhiều thông tin về trường, lớp, các môn học, học phần và những hoạt động khác thuận tiện hơn. Việc xây dựng mạng nội bộ có kết nối internet đã tạo điều kiện cho các phòng ban trao đổi thông tin dễ dàng và linh hoạt. Địa chỉ email của một số phòng như Phòng Đào tạo: phongdaotao.cms@moet.edu.vn, phòng Công tác HSSV: cthssv@gmail.com, phòng Khoa học và Đối ngoại: phongkhdn.cms@moet.edu.vn và thư mục chia sẻ dữ liệu dùng chung trên mạng Lan: \\Server1\Public đã giúp cho việc trao đổi tài liệu thông tin được thuận tiện và nhanh chóng. Thông qua website www.cdtm.edu.vn, cán bộ và giảng viên khi đi công tác xa có thể nắm bắt kịp thời thông tin về hoạt động của Trường như lịch công tác, các văn bản tài liệu, các cuộc họp…; sinh viên về quê nghỉ hè, nghỉ Tết có thể xem được kết quả học tập, thi học kỳ, thi tốt nghiệp…; hoặc các tân sinh viên trong thời gian chờ nhập học có thể nghiên cứu trước các chương trình đào tạo của Trường. Các giảng viên đã tích cực tìm tòi và ứng dụng các phầm mềm Tin học như Microsoft Office, Fact, Misa… để biên soạn bài giảng và thực hành giảng dạy các lớp HSSV.

Như vậy, bước đầu E-Learning đã được triển khai tại Trường Cao đẳng Thương mại và điều này đã góp phần đáng kể nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý đào tạo của nhà trường.

Tuy nhiên, việc phát triển E-Learning ở trường chúng ta mới chỉ ở giai đoạn ban đầu, còn nhiều việc phải làm và những khó khăn lớn phải vượt qua. Đầu tiên là khắc phục sự chênh lệch về chỉ số phát triển hay khả năng ứng dụng công nghệ thông tin không đồng đều của cán bộ, giảng viên, HSSV. Hơn nữa, mật độ sử dụng Internet còn thấp, việc khai thác thông tin và tìm kiếm, phổ biến tài liệu học tập trực tuyến chưa có hiệu quả cao; đa số HSSV vẫn còn học theo phương pháp truyền thống: học những gì có được trong vở mà giảng viên truyền đạt. Ngoài ra, vấn đề đầu tư kinh phí cho việc biên soạn chương trình, tài liệu học tập, mua sách, trang thiết bị, đảm bảo chất lượng đường truyền Internet, tăng thêm đầu máy tính, ứng dụng các phần mềm E-Learning và đào tạo huấn luyện cũng cần được quan tâm nhiều hơn.


  1. Hướng phát triển E-Learning

Để E-Learning trở nên phổ biến và có tác động tích cực hơn đối với Nhà trường, chúng tôi đề xuất đầu tư nhiều hơn nữa về phần cứng như trang bị thêm máy vi tính, nâng cấp hệ thống mạng và ứng dụng mạng không dây cho các phòng học, phòng đa phương tiện, phòng hội nghị, hội thảo, phòng họp, phòng làm việc và thư viện trường; đồng thời ứng dụng các phần mềm để phục vụ cho công tác quản lý (đào tạo, hành chính, kế toán…) của Nhà trường và đặc biệt là các phần mềm quản lý đào tạo trực tuyến, triển khai các chương trình đào tạo từ xa, đào tạo theo tín chỉ…

Website của trường cần được phát triển thành môi trường trao đổi thông tin thuận tiện cho cán bộ, giảng viên, HSSV với thông tin đa dạng và thường xuyên được cập nhật; hình thành cơ sở dữ liệu khoa học phục vụ cho học tập, giảng dạy và nghiên cứu (gồm giáo trình, tài liệu tham khảo và các thông tin dữ liệu khác).



Nhà trường cần khuyến khích đội ngũ giảng viên tham gia biên soạn giáo trình điện tử, mở thêm các lớp tập huấn, bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm để nhận thức và kỹ năng về E-Learning.

E-Learning bao gồm 4 yếu tố liên kết chặt chẽ với nhau là sinh viên, nội dung, công nghệsự hướng dẫn nên bên cạnh những việc phải làm nêu trên, Nhà trường cần phát huy hơn nữa tính chủ động tự học của HSSV, lôi cuốn người học tham gia E-Learning một cách tích cực



Tóm lại, Giáo dục điện tử E-Learning là một hướng phát triển mới; nó đã, đang và sẽ là cuộc cách mạng quan trọng nhất, không thể thiếu trong Nhà trường nên chúng ta hãy tích cực hơn nữa để E-Learning ngày càng hiện thực hơn và hiệu quả hơn, góp phần phát triển sự nghiệp đào tạo của Trường.

Hơn bao giờ hết, đầu tư cho E-Learning là đầu tư cho sự phát triển!

NHÃN HÀNG HÓA

THÔNG ĐIỆP TỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Trương Bích Ngọc - Khoa QTKD

Ngày 30 tháng 8 năm 2006, chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa (có hiệu lực thi hành từ ngày 13/3/2007). Theo nghị định nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung bao gồm tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; chỉ tiêu chất lượng chủ yếu và xuất xứ hàng hóa. Trong đó, xuất xứ hàng hóa phải ghi rõ nơi sản xuất hoặc chế biến, xuất xứ phải kèm theo tên nước hay vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó. Đối với hàng hóa sản xuất tại Việt Nam để lưu thông trong nước đã ghi địa chỉ của nơi sản xuất thì không cần phải ghi xuất xứ hàng hóa. Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tự đặt và tự chịu trách nhiệm. Ngoài những nội dung này thì tùy theo tính chất của mỗi loại hàng hóa sẽ phải thể hiện trên nhãn các nội dung bắt buộc khác; ví dụ sản phẩm liên quan đến an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người như thực phẩm, phụ gia thực phẩm, đồ uống, mĩ phẩm, dược phẩm…phải thể hiện các nội dung định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần hoặc thành phần định lượng, thông tin cảnh báo vệ sinh, an toàn, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản…Các sản phẩm như đồ chơi trẻ em, sản phẩm dệt may, da giày, sản phẩm nhựa, cao su…phải thể hiện thành phần, thông số kĩ thuật, thông tin cảnh báo vệ sinh, an toàn và các nội dung khác theo qui định.

Nhãn hàng hóa phải được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát, có thể nhận biết rõ ràng, đầy đủ các nội dung qui định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.

Các nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ một số trường hợp về tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc, hóa chất, thành phần hoặc thành phần định lượng của hàng hóa không dịch ra được tiếng Việt, tên và địa chỉ của doanh nghiệp nước ngoài sản xuất hoặc nhượng quyền sản xuất hàng hóa. Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đầy đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa, nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc. Nhãn phụ được hiểu không phải là nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài mà là nhãn ghi bằng tiếng Việt với 8 nội dung bắt buộc được dán, đính hoặc kèm theo hàng hóa cung cấp cho người mua trước hoặc sau khi đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại hải quan. Nhãn phụ không làm che lấp phần nhãn nguyên gốc bằng tiếng nước ngoài. Các hàng hóa có tính chất sử dụng phức tạp và đòi hỏi tính an toàn, có kèm theo tài liệu thuyết minh hướng dẫn sử dụng bằng tiếng nước ngoài đều phải có bản dịch ra tiếng Việt và kèm theo bản gốc tiếng nước ngoài để cung cấp cho người mua. Tên của thành phần cấu tạo hàng hóa là chất hóa học, trên nhãn phụ phải ghi bằng tiếng Việt hoặc ghi bằng tiếng La tinh hoặc bằng công thức hóa học.

Thời gian qua đã có nhiều vụ việc sai phạm về ghi nhãn hàng hóa gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, nếu không muốn nói là cố tình lừa dối người tiêu dùng như:


  1. Ghi nhãn sản phẩm “Knorr-đảm đang” trên bao bì là “tự nhiên hơn bột ngọt” hay “dùng đảm đang thay thế bột ngọt/mì chính” trong khi thành phần của sản phẩm này vốn đã chứa 30% là bột ngọt/mì chính.

  2. Sữa tươi tiệt trùng của Vinamilk được ghi là sữa tươi nguyên chất trong khi hàm lượng sữa tươi trong sản phẩm không đảm bảo hoặc thực chất là sữa tươi hoàn nguyên từ sữa bột.

  3. Vụ việc mới đây, người tiêu dùng ở TP.HCM và nhiều địa phương khác trong cả nước đã vô cùng kinh hoàng trước thông tin về một số chủng loại sữa bột bày bán có hàm lượng chất đạm còn thua cả củ sắn. Điều đáng nói, trong những loại sữa ấy có khá nhiều loại lâu nay được người tiêu dùng tín nhiệm. Cụ thể “sữa bột béo Hà Lan” do công ty TNHH Tân Thanh Ngọc, trụ sở tại 9/8 Nguyễn Chí Thanh, P.13, Q.11 đưa ra thị trường, hàm lượng đạm chỉ có 0,5% trong khi ghi trên nhãn là 24%; sữa “Holland gold” hàm lượng đạm ghi là 20%, kiểm tra chỉ có 1,2%; sữa “Gold” hàm lượng đạm ghi 26%, kiểm tra chỉ 1,8%...Trong khi đó, một bác sĩ chuyên gia dinh dưỡng nói: “đã gọi là sữa thì hàm lượng đạm không thể dưới 10%”

Trong các vụ việc này thông tin trên nhãn là không đúng với bản chất của sản phẩm, vi phạm nghiêm trọng qui định về ghi nhãn hàng hóa và vi phạm pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Với tình hình thị trường luôn biến động như hiện nay đòi hỏi các cấp, các ngành phối hợp kiểm tra giám sát chặt chẽ việc ghi nhãn hàng hóa các sản phẩm lưu thông trên thị trường, ngăn chặn các hành vi sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng các doanh nghiệp cố tình quảng cáo sai sự thật, thông tin không chính xác, không rõ ràng trên nhãn hàng hóa gây sự hiểu lầm cho người tiêu dùng, vi phạm lợi ích của người tiêu dùng hoặc gây thiệt hại cho những nhà sản xuất chân chính khác. Đồng thời các doanh nghiệp phải thực hiện ghi nhãn hàng hóa đúng các qui định của Nhà nước, tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng, cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác cho khách hàng; qua đó vừa quảng bá cho sản phẩm vừa bảo vệ nhà sản xuất, kinh doanh và tạo uy tín trên thị trường.


GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN IS0 9001

PHIÊN BẢN MỚI NĂM 2008

Nguyễn Tri Vũ - Phòng KH&ĐN


Hiện nay, hầu hết các chương trình giáo dục của Trường Cao đẳng Thương mại đều có học phần về quản trị chất lượng, cả bậc trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng. Các học phần này có dẫn chiếu và giới thiệu cho người học về Tiêu chuẩn ISO 9000 nhằm mục đích trang bị kiến thức cơ bản về hệ thống quản lý chất lượng để vận dụng vào thực tiễn công tác sau khi ra trường. Nay, với sự ra đời của bộ tiêu chuẩn mới ISO 9001:2008, Bản tin Khoa học gửi đến bạn đọc, chủ yếu là HSSV một số thông tin tóm tắt về tiêu chuẩn này để tham khảo.

Sơ lược về Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế công bố năm 1987. Đây là bộ tiêu chuẩn về hệ thống chất lượng; nó không phải là tiêu chuẩn hay qui định kỹ thuật về sản phẩm. Sự ra đời của nó đã tạo ra một bước ngoặt trong hoạt động tiêu chuẩn và chất lượng trên thế giới nhờ nội dung thiết thực và sự hưởng ứng rộng rãi, nhanh chóng của nhiều nước, đặc biệt là các doanh nghiệp.

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là phương tiện hiệu quả giúp các nhà sản xuất tự xây dựng và áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng ở cơ sở mình, đồng thời cũng là phương tiện mà bên mua có thể căn cứ vào đó tiến hành kiểm tra người sản xuất, kiểm tra sự ổn định của sản xuất và chất lượng sản phẩm trước khi ký hợp đồng. ISO 9000 đưa ra các chuẩn mực cho một hệ thống chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất , kinh doanh và dịch vụ. ISO 9000 hướng dẫn các tổ chức cũng như các doanh nghiệp xây dựng một mô hình quản lý thích hợp và văn bản hoá các yếu tố của hệ thống chất lượng theo mô hình đã chọn.

Triết lý của ISO 9000 về quản lý chất lượng là ''nếu hệ thống sản xuất và quản lý tốt thì sản phẩm và dịch vụ mà hệ thống đó sản xuất ra sẽ tốt''. Các doanh nghiệp và tổ chức hãy “viết ra những gì cần làm; làm những gì đã viết; chứng minh là đã làm và soát xét, cải tiến”.

ISO 9000 có 8 nguyên tắc: 1) Hướng vào khách hàng; 2) Sự lãnh đạo; 3) Sự tham gia của mọi người; 4) Cách tiếp cận theo quá trình; 5) Cách tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý; 6) Cải tiến liên tục; 7) Quyết định dựa trên sự kiện; và 8) Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng.

Tính đến nay, ISO 9000 đã trải qua 4 lần công bố, bổ sung và thay thế là vào các năm 1987, 1994, 2000 và gần đây nhất là ngày 14/11/2008. Trong đó, ISO 9001:2000 đã thay thế cho bộ 3 tiêu chuẩn ISO 9001, 9002 và 9003 (năm 1994). ISO 9001:2000 có tiêu đề là Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu, không gọi là Hệ thống đảm bảo chất lượng như lần ban hành thứ nhất và thứ hai. Tiêu chuẩn ISO 9004:2000 cũng đồng thời được ban hành trên cơ sở soát xét lại tiêu chuẩn ISO 9004:1994. ISO 9004:2000 đươc sử dụng cùng với ISO 9001:2000 như là 1 cặp thống nhất các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng. ISO 9004:2000 đưa ra các chỉ dẫn về đối tượng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ở một phạm vi rộng hơn.



Phiên bản

năm 1994

Phiên bản

năm 2000

Phiên bản

năm 2008

Tên tiêu chuẩn

ISO 9000:1994

ISO 9000: 2000

ISO 9000: 2005

HTQLCL – Cơ sở & từ vựng

ISO 9001: 1004

ISO 9001: 2000

(bao gồm ISO 9001/ 9002/ 9003)



ISO 9001: 2008

Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) – Các yêu cầu

ISO 9002: 1994

ISO 9003: 1994

ISO 9004: 1994

ISO 9004: 2000

Chưa có thay đổi

HTQLCL - Hướng dẫn cải tiến

ISO10011:1990/1

ISO 19011: 2002

Chưa có thay đổi

Hướng dẫn đánh giá HTQLCL/ Môi trường

Mặc dù việc chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001 là không bắt buộc nhưng ước tính đến nay đã có hơn một triệu chứng chỉ ISO 9001 đã được cấp cho các tổ chức thuộc các lĩnh vực tư nhân hoặc nhà nước cho sản xuất và dịch vụ (kể cả giáo dục đào tạo) tại khoảng 175 quốc gia và nền kinh tế.



Những nét mới của Tiêu chuẩn ISO 9001:2008

Trên cơ sở những tiến bộ về quản lý chất lượng, những kinh nghiệm đã đạt được, Tiêu chuẩn ISO 9001:2008, Quality management system- Requirements (Hệ thống quản lý chất lượng- Các yêu cầu), là bản hiệu đính toàn diện nhất bao gồm việc đưa ra các yêu cầu mới và tập trung vào khách hàng. (Tiêu chuẩn ISO 9004:2000, Hệ thống quản lý chất lượng - Hướng dẫn cải tiến, cũng đang được hiệu đính và dự kiến sẽ được công bố vào năm 2009.)

So với phiên bản năm 2000, ISO 9001:2008 có sự tinh chỉnh, gạn lọc hơn là thay đổi toàn diện. Nó không đưa ra các yêu cầu mới nào, vẫn giữ nguyên các đề mục, phạm vi và cấu trúc của tiêu chuẩn. Nó vẫn thừa nhận và duy trì 8 nguyên tắc ban đầu của ISO.

ISO 9001:2008 chủ yếu là làm sáng tỏ các yêu cầu đã nêu trong ISO 9001:2000 nhằm khắc phục những khó khăn trong việc diễn giải, áp dụng và đánh giá. Nó cũng có một số thay đổi hướng vào việc cải tiến nhằm tăng cường tính tương thích (nhất quán) với tiêu chuẩn ISO 14001:2004 về hệ thống quản lý môi trường. Những điểm tiến bộ mới của phiên bản 2008 là:



  • Nhấn mạnh sự phù hợp của sản phẩm;

  • Cải thiện tính tương thích với các tiêu chuẩn khác;

  • Làm rõ hơn các quá trình bên ngoài;

  • Diễn đạt rõ hơn các yêu cầu: 6.4 Môi trường làm việc; 8.2.1

  • Đo lường sự thỏa mãn của khách hàng;

  • Bổ sung tầm quan trọng của rủi ro;

  • Quy định chính xác hơn các yều cầu: Tầm quan trọng của rủi ro; 5.5.2 Đại diện lãnh đạo; 6.2.2 Hiệu lực của các năng lực đã đạt được; 8.5.2. Hiệu lực của các hành động khắc phục; 8.5.3 Hiệu lực của các hành động phòng ngừa.

Theo thông báo chung của ISO và Diễn đàn công nhận quốc tế (IAF), tiêu chuẩn mới không yêu cầu các tổ chức đã áp dụng ISO 9001:2000 phải có nhiều điều chỉnh cho HTQLCL đã được xây dựng để có thể phù hợp với các yêu cầu trong ISO 9001:2008. Việc chuyển đổi theo tiêu chuẩn mới cũng là một cơ hội tốt cho các tổ chức nhìn nhận lại thực trạng áp dụng các yêu cầu của ISO 9001:2000, từ đó thực hiện các hoạt động cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả của HTQLCL. Các tổ chức đã áp dụng HTQLCL theo ISO 9001:2000 có hai tiếp cận để lựa chọn cho chuyển đổi chứng nhận: TUÂN THỦ hay CẢI TIẾN HIỆU QUẢ. Thời hạn để các tổ chức chuyển đổi từ ISO 9001:2000 sang ISO 9001:2008 tối đa là 24 tháng (đến ngày 14/11/2010).

TUÂN THỦ nghĩa là thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu của ISO 9001:2008. Cách tiếp cận này phù hợp với các tổ chức đã hoàn toàn thỏa mãn với hiệu quả của việc áp dụng HTQLCL hiện tại, hoặc với các tổ chức mới chỉ quan tâm đến việc được chứng nhận mà chưa thực sự coi trọng các giá trị về quản lý và cải tiến chất lượng mà HTQLCL có thể mang lại.

Áp dụng ISO 9001:2008 theo cách tiếp cận CẢI TIẾN HIỆU QỦA thích hợp với các tổ chức mà hiệu quả của HTQLCL còn thấp. Trong trường hợp này, chuyển đổi theo ISO 9001:2008 không chỉ là để tuân thủ mà còn quan trọng hơn là áp dụng HTQLCL một cách thực chất, trên cơ sở thực hiện tốt yêu cầu về cải tiến và nâng cao hiệu quả. Quá trình này đòi hỏi tổ chức phải thực hiện tốt nhiều việc hơn so với cách tiếp cận tuân thủ.

Việc lựa chọn tiếp cận thứ nhất hay tiếp cận thứ hai cho dự án chuyển đổi HTQLCL theo ISO 9001:2008 là quyết định của mỗi tổ chức, phụ thuộc vào tình trạng của hoạt động quản lý chất lượng, nhu cầu nội bộ và mong muốn của lãnh đạo tổ chức.

Để hiểu rõ hơn về ISO 9001:2008, các chuyên gia và tổ chức có thể nghiên cứu “Tài liệu giới thiệu và hỗ trợ: Hướng dẫn các yêu cầu về tài liệu theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008” của Tiểu ban kỹ thuật ISO/TC176/SC2 (thuộc Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế) theo địa chỉ http://www.iso.org/iso/isocatalogue/management_standards/iso_9000_iso_14000/iso_9001_2008.htm

Việc tham khảo tài liệu này không chỉ hữu ích cho các đơn vị chuẩn bị hoặc đang xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, mà còn cung cấp nhiều thông tin có giá trị cho các tổ chức vị đang áp dụng HTQLCL có mong muốn có những điều chỉnh cho phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn mới.

Tại Việt Nam, Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 176 đang tiến hành soát xét lại TCVN ISO 9001:2000, dự kiến phiên bản tiêu chuẩn quốc gia mới nhất TCVN ISO 9001 sẽ được công bố trong năm nay.
Common Idioms in Business

A BAD DECISION

Bad decisions can even put a small company back to square one

Đỗ Thị Bích Thuận - Bộ môn NN

Dialogue:

A: I think we make a big mistake going into this new market so soon. I told Bill not to jump the gun, but he wouldn’t listen.

B: I know you did. Bill is an impatient guy. He should hold his horses. We may get burned here, and it could be an expensive mistake.

A: I try to block this decision, but Bill did an end run and went straight to the president and convinced him it was a good idea.

B: I think the president was unrealistic in this case. Bill probably convinced him he could have his cake and eat it, too, but I think he blew it when he gave Bill the O.K.

A: This could put the company back to square one. I agree that this decision was really off base.

B: At least nobody can pass the buck on this mistake. The responsibility belongs to the president on this one.

Vocabulary:

1. Market (n): thị trường

- dull market: thị trường ế ẩm

- lively market: thị trường sôi động

- domestic market: thị trường nội địa

- foreign market: thị trường nước ngoài

Ex: We must find new (foreign) markets for our products. (Chúng ta phải tìm thị trường mới ở nước ngoài cho các sản phẩm của chúng ta.)

2. To block (v): cản trở, ngăn cản

Ex: Progress in the negotiations was blocked by their intransigence. (Sự tiến triển trong các cuộc đàm phán bị cản trở do thái độ không nhân nhượng của họ.)

3. To convince (v): thuyết phục

Ex: What convinced you to vote for him? (Điều gì đã thuyết phục bạn bỏ phiếu cho anh ta?)

4. realistic (adj): thực tế ≠ unrealistic: không thực tế, ảo tưởng

Ex: Be realistic! You can’t expect a high salary if you’re inefficient.

(Hãy nên thực tế! Bạn không thể mong có được mức lương cao nếu như bạn không có năng lực)

Ex: She is an unrealistic person. (Cô ta là một con người hay ảo tưởng)

5. Patient (adj): kiên nhẫn ≠ impatient: nôn nóng, sốt ruột

Ex: You have to be patient with difficut customers. (Với các khách hàng khó tính bạn cần phải kiên nhẫn.)

Ex: Don’t be so impatient! (Đừng quá sốt ruột như thế!)

6. At least: ít nhất, ít ra

Ex: She may be slow but at least she’s reliable. (Có thể cô ta chậm chạp nhưng ít ra cô ta là người đáng tin cậy.)

7. Responsibility (n): trách nhiệm

Ex: The manufacturers disclaim all responsibility for damage caused by customers’ misuse. (Các nhà sản xuất không chịu mọi trách nhiệm về thiệt hại do việc sử dụng không đúng của khách hàng gây ra.)

- Responsible (adj): chịu trách nhiệm

Ex: You must make yourself personally responsible for paying these bills. (Bạn phải tự chịu trách nhiệm thanh toán các hoá đơn này.)



Idioms in Business English:

1. Jump the gun: do something too soon; do something before it is appropriate: vội vàng, bộp chộp

Ex: Don’t jump the gun. We need more information before we make a final decision. (Đừng vội vàng. Chúng ta cần có thêm thông tin trước khi đưa ra quyết định sau cùng.)

2. Hold one’s horses: slow down or stop for a minute: chậm rãi, từ từ

Ex: I told him to hold his horses. I think he needs to think it over before he intends to make a change. (Tôi đã bảo anh ta nên từ từ.Tôi nghĩ anh ta cần phải suy xét kỹ trước khi anh ta có ý định thay đổi.)

3. Get burned: lose money; get emotionally hurt: đánh mất hết tiền bạc

Ex: He got burned in that deal. He no longer wants to invest in business. (Ông ta đã mất hết tiền bạc trong vụ buôn bán đó. Ông ta không còn muốn đầu tư kinh doanh nữa.)

4. Do an end run: go around someone to accomplish something: chạy chọt, luồn lách

Ex: I hate that guy. He always likes doing an end and going straight to the boss. (Tôi ghét gã đó. Hắn ta luôn thích luồn lách và chạy thẳng lên sếp.)

5. Have one’s cake and eat it, too: win it all; get everything one wishes for: được tất cả

Ex: He got a promotion, a raise and a job he likes. He had his cake and eat it, too.

6. Blow (blew- blown) it: make a big mistake: mắc sai lầm lớn

Ex: He blew it when he bought that stock. He lost a lot of money. (Ông ta đã sai lầm lớn khi mua cổ phần đó. Ông ta đã bị mất khá nhiều tiền.)

7. Be back to square one: have to start over again: làm lại từ đầu

Ex: The information is lost, so she is back to square one. (Thông tin đó bị mất, vì vậy cô ấy phải làm lại từ đầu.)

8. Off base: incorrect or inappropriate: không chính xác, thiếu cơ sở

Ex: I don’t understand where he’s getting the information. His comments in the meeting sounds really off base. (Tôi không hiểu là anh ấy đang lấy thông tin đó từ đâu nữa. Những lời bình luận của anh ấy thật sự nghe có vẻ thiếu cơ sở.)

9. Pass the buck: give or hand off a problem to someone else: đùn đẩy

Ex: He didn’t want to deal with the problem, so he passed the buck to his colleague. (Anh ấy không muốn giải quyết vấn đề đó, nên anh ấy đã đùn đẩy sang cho đồng nghiệp của mình)

XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG KHI SỬ DỤNG MÁY CHIẾU HIỆU SONY

Trần Kiêm Hồng - Khoa KTTC

Trong công tác giảng dạy, máy chiếu (projector) cùng với máy tính là những công cụ hỗ trợ vô cùng quan trọng. Nó góp phần nâng cao hiệu quả tiết giảng nhờ các hình ảnh, biểu đồ, bảng biểu thể hiện trên màn hình; giúp cho sinh viên có cách nhìn trực quan, sinh động và giảng viên phần nào giảm bớt các hoạt động vẽ, viết, có nhiều thời gian hơn để tập trung cho việc trao đổi và truyền đạt kiến thức. Thực tế, một số giảng viên do ít tiếp xúc và sử dụng máy chiếu nên có lúc còn lúng túng trong quá trình sử dụng. Dưới đây là một số thao tác sử dụng máy chiếu rất bổ ích cho giảng viên.



  1. Thao tác sử dụng trên máy chiếu hiệu SONY

Một số nút chức năng điều khiển trên bề mặt máy chiếu SONY

Nút I/O

Nút Menu

Nút Push Enter


Nút Input

Hình 1: Máy chiếu hiệu SONY và vị trí các nút

Nút Input: Chọn đường tín hiệu từ bên ngoài truyền vào máy chiếu; I/O: Bật/ tắt đèn chiếu; Menu: Ẩn/hiện bảng menu điều khiển; Push Enter: Chọn một menu trong bảng điều khiển; chọn lệnh điều khiển; tăng giảm giá trị cần điều chỉnh.

Thao tác cơ bản:

- Ẩn/hiện (vào/ra) bảng Menu: Nhấn phím Menu; khi bảng Menu hiện ra thì Menu thứ 1 (Picture Setting) sẽ tự động được chọn (Hình 2). Phía bên phải liệt kê các lệnh điều khiển trong Menu






Hình 2: Bảng Menu xuất hiện trên màn hình khi nhấn nút Menu

    • Muốn chọn 1 Menu bất kỳ trong danh sách của bảng : Nhấn nút Push Enter theo chiều  

    • Chuyển từ Menu đang chọn sang danh sách lệnh hoặc ngược lại: Nhấn nút Push Enter theo chiều  

    • Chọn lệnh trong danh sách các lệnh: Nhấn nút Push Enter theo chiều  hoặc 

    • Chuyển sang chế độ điều chỉnh các thông số của lệnh được chọn: Nhấn nút Push Enter theo chiều thẳng đứng  chuyển sang chế độ điều chỉnh; nhấn đẩy nút Push Enter theo chiều   để điều chỉnh tăng giảm; nhấn nút Push Enter theo chiều thẳng đứng để lưu các thông số vừa điều chỉnh.

- Giới thiệu các Menu trong bảng Menu:

      • Menu thứ 1:

Tên: Picture Setting

Các lệnh: Picture Mode

Picture adjust


      • Menu thứ 2:

Tên: Adjust Signal


      • Menu thứ 3:

Tên: Set Setting

Các lệnh: Smart APA On/off

Auto input search

Power saving

IR Receiver Front&Rear

Panel key lock On/off



      • Menu thứ 4:

Tên: Menu setting

Các lệnh: Status On/off

Language English

Menu position Center



      • Menu thứ 5:

Tên: Install setting

Các lệnh: V Keystone 50

Image Flip off

Background Black

Lamp mode High

High Altitude mode On

Security Off


      • Menu thứ 6:

Tên: Information

Các lệnh: VPL-ES3Serial No: 301667

fH47,96 KHz (tần số quét ngang)

fV59,50 KHz (tần số quét dọc)

1024x768 (độ phân giải hình ảnh)

Lamp Timer786 H (Thời gian sử dụng)



-Ví dụ thao tác điều chỉnh khung màn hình bị méo gối do độ lệch của chùm ánh sáng từ đến đến màn chiếu:



Hình 3: Méo gối do chênh lệch độ cao giữa máy chiếu-màn chiếu

  • Nhấn nút Menu

  • Nhấn phím Push Enter theo chiều  đến Menu thứ 5

  • Nhấn nút Push Enter theo chiều  chọn lệnh V Keystone

  • Nhấn nút Push Enter theo chiều thẳng đứng  chuyển sang chế độ điều chỉnh; nhấn đẩy nút Push Enter theo chiều   để điều chỉnh tăng giảm, đồng thời quan sát màn hình khi hình cân đối thì dừng lại; nhấn nút Push Enter theo chiều thẳng đứng để lưu các thông số vừa điều chỉnh

  • Nhấn nút Menu để kết thúc

  1. Xử lý tình huống khi không có tín hiệu truyền sang máy chiếu

Trong quá trình sử dụng, đối với một số đèn chiếu và máy tính laptop khi cắm dây dẫn tín hiệu vào thì tự động xuất hình ra đèn chiếu, nhưng cũng có trường hợp đèn chiếu không có hình ảnh sau khi cắm dây dẫn tín hiệu vào. Khi đó bạn cần phải tiến hành thao tác như sau:

  • Đối với một số dòng máy tính như NEC, ACER, khi bạn xuất hình ra máy chiếu thì chỉ có hình trên đèn chiếu mà không có hình trên màn hình máy tính. Cần kích phải trên Desktop chọn Graphic Options - Output To - Intel Dual Display Clone - Notebook + Monitor.(Intel Dual Display Clone  là trong trường hợp card màn hình chip Intel, đối với card màn hình của hãng khác bạn sẽ chọn tên tương ứng trong menu ngữ cảnh Graphic Options - Output To...)

  • Tùy vào nhà sản xuất máy tính và thế hệ máy khác nhau mà bạn sử dụng tổ hợp các phím khác nhau, bạn có thể tham khảo danh sách bên dưới:



Nhà sản xuất

Xuất hình ra đèn chiếu

Trả hình ảnh về màn hình

Acer

Ctrl + Alt + Esc

Ctrl + Alt + Esc

Advanced Logic Research

Ctrl + Alt + V 

Ctrl + Alt + V

Altima Systems, Inc

Fn + F7

Fn + F7

Ambra #

Fn + F12
Fn + F5
F2 và chọn

Fn + F12
Fn + F5
F2 và chọn

AST #*

Fn + F5
Fn + F11
Tự động
Fn + D từ Dos

Fn + F5
Fn + F11
Tự động
Fn + D từ Dos

Austin

Ctrl + Alt

Ctrl + Alt

Compaq *#

Ctrl + Alt + <
Fn + F4

Ctrl + Alt + <
Fn + F4

Dell #

Ctrl + Alt + <
Ctrl + Alt + F10
Fn + F8
Fn + D
Fn + F12

Ctrl + Alt + <
Ctrl + Alt + F10
Fn + F8
Fn + D
Fn + F12

Hewlett Packard

Fn + F5

Fn + F5

IBM ThinkPad #

Fn + F1
Fn + F5
Fn + F7

Fn + F1
Fn + F5
Fn + F7

Panasonic

Fn + F2

Fn + F2

Toshiba *#

Fn + F5
Ctrl + Alt + End
Fn + End

Fn + F5
Ctrl + Alt + Home
Fn + Home


Ghi chú: * là các dòng máy có thể xuất hình tự động, # tùy vào dòng máy mà có phím sử dụng khác nhau.

Như vậy, trong hầu hết các dòng máy đều sử dụng phím Fn kết hợp với các phím F... khác. Phím Fn nằm ở dòng cuối cùng của bàn phím và chỉ có trên laptop.Khi dụng tất cả các cách xuất hình trên đây mà vẫn không xuất hình ra máy chiếu được, bạn tắt máy, khởi động lại, trong lúc khởi động nhấn giữ phím F8, xuất hiện màn hình chọn các phương thức khởi động, chọn Enable VGA Mode. 



Hy vọng với những thông tin trên, giảng viên có thể vận dụng để khắc phục các sự cố thường gặp trong quá trình giảng dạy có sử dụng máy tính-máy chiếu. Chúc quý thầy cô thành công.



Tài liệu tham khảo: Http://www.tckt.edu.vn


DỊCH TOÀN BỘ NỘI DUNG TRANG WEB VỚI GOOGLE

Nguyễn Văn Hà - Trung tâm ĐT&BD

Hiện nay, hầu như tất cả những người truy cập Internet đều biết đến và sử dụng công cụ tìm kiếm trực tuyến nổi tiếng thề giới Google. Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ một chức năng mới của Google; đó là “dịch tự động”. Google.com có thể dịch nội dung một văn bản và đặc biệt là dịch được toàn bộ nội dung của một trang web, kể cả các trang có link từ trang được dịch.



Đầu tiên ta truy cập: Http://www.google.com.vn/. Tiếp theo kích chọn mục công cụ ngôn ngữ

- Để thực hiện dịch nội dung của một văn bản ta thực hiện sao chép văn bản vào khung

+ Chọn mục ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích

+ Kích chọn mục dịch để thực hiện dịch


  • Kết quả sẻ cho khung tương ứng bên phải

- Để thực hiện dịch một trang Web ta thực hiện:

+ Nhập địa chỉ trang web (sao chép - dán địa chỉ trang web cần dịch)

+ Kích chọn mục dịch để thực hiện dịch


  • Kết quả sẻ cho chúng ta toàn bộ giao diện trang đa được dịch

Với trang web được dịch từ google thì các trang được link đến từ trang này đều được dịch khi chúng ta kích vào đường link.

Thông qua nội dung bài viết ngắn này, hy vọng mọi người có thể xem các web với ngôn ngữ nước ngoài một cách thuận lợi. Chúc mọi người thành công.





Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương