TÓm tắt về hoạT ĐỘng đÀo tạo và nghiên cứu khoa học năm họC 2008-2009, phưƠng hưỚng nhiệm vụ NĂm họC 2009-2010



tải về 1.09 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích1.09 Mb.
#38604
1   2   3   4   5

b3. Gây thiện cảm: Có nhiều cách để gây thiện cảm với doanh nghiệp, sau đây là một vài cách để gây thiện cảm:

  • Khi thấy một nhân viên đang làm việc bận rộn ở văn phòng (nhân viên này chúng ta đã làm quen và biết được công việc của họ) chúng ta có thể đề nghị: anh (chị) làm vất vả quá, em có thể giúp anh (chị) được gì không?

  • Có khách đến văn phòng, nhân viên trong phòng đón tiếp, học sinh thực tập chủ động về chỗ ngồi (nếu thiếu ghế thì phải nhường khách), giúp họ pha nước mời khách hoặc dọn dẹp bàn sau khi khách về.

  • Thỉnh thoảng thấy văn phòng bẩn hoặc không gọn gàng, chúng ta tự giác quét dọn hoặc sắp xếp lại (làm một cách tự nhiên, không gượng ép).

  • Khi doanh nghiệp có việc đột xuất như: bốc hàng vào kho, chạy hàng khi trời mưa…tùy vào khả năng mà chúng ta tự giác tham gia để họ thấy tinh thần trách nhiệm của chúng ta.

  • Trong phòng có một nhân viên ốm, một vài nhân viên đi thăm, chúng ta có thể nhân cơ hội đó xin tham gia đi thăm, như vậy sẽ để lại ấn tượng tốt cho doanh nghiệp.

  1. Nghệ thuật giao tiếp

c1.Đặt câu hỏi: Chỉ nên đặt câu hỏi về công việc hoặc những vấn đề kinh tế - xã hội nói chung, tránh những câu hỏi riêng tư, khó trả lời hoặc gây mất lịch sự. Chẳng hạn, chúng ta hỏi một nhận viên trong phòng: Chị được mấy cháu rồi? Khi mà ta chưa được giới thiệu về hoàn cảnh gia đình của họ, câu hỏi này có thể làm cho họ khó xử (chị ta chưa có chồng hoặc không có con.)

Nên đặt những câu hỏi mà người được hỏi dễ trả lời. Thay vì ta hỏi: Quý này doanh nghiệp lãi bao nhiêu chị nhỉ? (câu hỏi đóng), thì ta nên hỏi: Kết quả (tình hình) kinh doanh quý này thế nào chị nhỉ? (câu hỏi mở). Lúc này người được hỏi sẽ có rất nhiều cách trả lời, chứ không bị ràng buộc vào trả lời có lãi hoặc không.



c2.Nhận xét: Mọi nhận xét phải thận trọng, tốt nhất là những điều chúng ta thấy , nghe thì chúng ta tự kết luận trong đầu mình. Không nên nhận xét về doanh nghiệp hoặc người của doanh nghiệp; trước mặt một người khác của doanh nghiệp.

Khi được nhân viên của doanh nghiệp nhận xét về doanh nghiệp hoặc một nhân viên khác của doanh nghiệp; thì thái độ chúng ta là lắng nghe, không nên vội vàng bình luận gì khi chưa có đầy đủ thông tin.

Khi được yêu cầu nhận xét về doanh nghiệp hoặc một người nào đó của doanh nghiệp, tốt nhất từ chối bằng những câu tế nhị như: em mới đến chưa biết nhiều về doanh nghiệp nên chưa thể nhận xét được; vấn đề này với em còn mới mẻ quá.

c3.Từ chối: Không phải lúc nào chúng ta cũng thực hiện tất cả những lời đề nghị của doanh nghiệp, có lúc chúng ta phải từ chối. Chẳng hạn, doanh nghiệp yêu cầu chúng ta đứng bán hàng, mua hàng trong thời gian dài hoặc yêu cầu học sinh phải ra cảng nhận hàng hoài. Trong những trường hợp như thế, chúng ta phải biết cách từ chối. Sau đây là một vài cách:

Nhận bán hàng một vài tuần rồi đề nghị để được trở về doanh nghiệp tiếp tục thu thập số liệu và tình hình.

Nhận bán trong vài tuần nhưng nói trước thời gian mà mình có thể đáp ứng để doanh nghiệp chủ động thay thế khi hết thời hạn.

Lo ngại vì công việc mới làm lần đầu, từ đó hỏi han kỹ lưỡng doanh nghiệp về những điều mình chưa biết, chưa rõ để tránh sơ suất sau này; mặc khác, doanh nghiệp cũng thấy cần có người hỗ trợ, giúp đỡ thì học sinh mới hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Nếu doanh nghiệp giao công việc đột xuất cho học sinh vào cuối thời gian thực tập, đó là khi mà học sinh phải viết và hoàn thiện báo cáo, vì thế học sinh chủ động nêu khối lượng công việc chưa hoàn thành để doanh nghiệp thông cảm, không giao việc nữa.


    1. Quá trình thực tập

  1. Nêu nhu cầu cho doanh nghiệp biết (về số liệu, về cung cấp tình hình của doanh nghiệp)

  • Trong buổi đầu đến doanh nghiệp, sau khi chào hỏi và giới thiệu xong thì học sinh phải nêu nhu cầu của mình.

  • Học sinh đưa đề cương chi tiết báo cáo thực tập tốt nghiệp cùng với 1 bản ghi các tài liệu, báo cáo cần mượn để xem, tình hình cần được doanh nghiệp để họ biết và chủ động giúp đỡ.

  • Thường thì học sinh phải lấy số liệu trong 3 năm trở lại đây; để viết báo cáo. Những số liệu này có trong các bản báo cáo tổng kết năm, các loại sổ sách ở phòng tổ chức nhân sự, phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng kho vận, phòng marketing.

  1. Khai thác tình hình, số liệu

b1. Đối tượng gặp gỡ (Có thể gặp những ai xin số liệu?)

Tùy vào từng chuyên ngành mà có đối tượng gặp gỡ khác nhau. Đối với chuyên ngành kế toán, chủ yếu xin số liệu ở phòng Kế toán; chuyên ngành Xuất nhập khẩu, chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp và chuyên ngành Xăng dầu chủ yếu xin số liệu ở phòng kinh doanh. Ngoài ra có thể xin thêm số liệu ở các phòng marketing, phòng kho vận.

Tuy nhiên, bất cứ chuyên ngành nào, cũng cần số liệu sau đây ở phòng tổ chức nhân sự: Quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu bộ máy tổ chức, đội ngũ lao động và chất lượng lao động, chức năng, nhiệm vụ, những thuận lợi và khó khăn cơ bản, kết quả đạt được trong những năm gần đây, phương hướng phát triển của doanh nghiệp.

b2. Phương pháp làm việc

Sau khi đã nêu nhu cầu, doanh nghiệp sẽ cho học sinh số liệu và tình hình theo nhu cầu của học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình thực tập, học sinh còn phải tiếp tục nắm thêm số liệu và tình hình.

Đừng xin số liệu, tình hình một cách lẻ tẻ. Trong khi thự tập, nếu thấy thiếu số liệu nào thì chúng ta ghi vào nhật ký thực tập. Sau đó chúng ta liệt kê thành một bản rồi đề nghị doanh nghiệp cung cấp. Nếu là một nhóm đến doanh nghiệp thực tập thì tập hợp tất cả nhu cầu của nhóm thành một bản rồi đề nghị doanh nghiệp cung cấp luôn một lần . Cách làm này vừa không gây phiền hà cho doanh nghiệp, vừa thể hiện học sinh có phương pháp công tác tốt, làm việc có kế hoạch.

Khi đưa bản đề nghị, chúng ta nên nói: Chúng em cần một vài số liệu và tình hình đã được liệt kê trong bản này, gửi anh (chị) xem và khi nào có điều kiện thì giúp tụi em.



  1. Phản hồi thông tin (sau khi đã xem xét số liệu, tình hình)

Khi mượn được tài liệu về nhà, chúng ta đọc và sẽ thấy cần có thêm những số liệu cần giải thích những tình hình còn chưa rõ. Lúc này chúng ta cũng ghi chép nhu cầu của mình thành một bản rồi đề nghị doanh nghiệp cung cấp như đã nói ở trên.


  1. Viết báo cáo thực tập tốt nghiệp

d1. Hoàn chỉnh đề cương chi tiết

  • Khi đến thực tập ở doanh nghiệp khoản 1-2 tuần, sau khi đã xem xét số liệu và tình hình thực tế, học sinh xây dựng đề cương chi tiết và gửi giáo viên hướng dẫn thông qua. Nếu phải thay đổi lại đề tài thì phải nhanh chóng xin phép giáo viên.

  • Khi giáo viên đã duyệt đề cương chi tiết thì học sinh phải sửa lại đề cương theo ý kiến giáo viên. Nếu chưa rõ, học sinh có thể gặp trực tiếp hoặc trao đổi qua điện thoại/gửi fax về trường cho giáo viên: 0511.3811179 hoặc gửi email cho giáo viên.

d2. Gắn ghi nhật ký với đề cương báo cáo thực tập

  • Nhìn vào đề cương chi tiết, học sinh biết phải thu thập số liệu và tình hình như thế nào. Vì thế khi viết nhật ký thực tập nên đi theo từng phần, từng nội dung theo đúng trình tự đề cương chi tiết.

  • Nhiều học sinh nhận thức không đúng về nhật ký thực tập, nên viết đối phó. Nhưng nếu không ghi chép số liệu và tình hình thu thập được vào nhật ký thực tập thì khi viết báo cáo thực tập, học sinh dựa vào nguồn tài liệu nào để viết?

  • Nhật ký thực tập tốt nghiệp giống như bản thô (sườn) để viết báo cáo thực tập. Nếu ghi chép nhật ký không đầy đủ, chi tiết thì sẽ rất khó khăn trong viết báo cáo, bởi vì những tài liệu mượn của doanh nghiệp sau một thời gian chúng ta phải trả. Giả sử chúng ta có bản photocopy hoặc mượn lại của doanh nghiệp thì cũng không có thời gian để đọc, để hệ thống lại mà viết báo cáo.

  • Học sinh không thể nghĩ ra ngay những nhận xét, những đánh giá về doanh nghiệp. Như vậy, để có được những nhận xét đó, học sinh phải đọc tài liệu, phân tích, đánh giá, rồi rút ra hoặc nhờ doanh nghiệp cung cấp. Học sinh phải thu thập rồi ghi chép vào nhật ký thực tập.

d3. Viết báo cáo thực tập tốt nghiệp (từng phần, tổng thể):

  • Học sinh phải tuân thủ qui định về viết báo cáo mà giáo viên đã hướng dẫn. Tuân thủ về kết cấu từng phần, về số trang, về đề mục, về những ý chính trong từng đề mục.

  • Báo cáo thực tập có thể viết tuần tự từng phần theo đề cương chi tiết, nhưng cũng có thể viết từng phần không theo thứ tự của đề cương. Khi chúng ta thu thập được số liệu và tình hình của phần nào thì có thể viết báo cáo của phần đó để tranh thủ thời gian.

  • Chúng ta thường mất thời gian để chọn từ, đặt câu sao cho vừa ý rồi mới viết báo cáo, cách làm này có lúc mất thời gian vì nếu chưa nghĩ ra thì không thể tiếp tục viết tiếp ý sau. Vì vậy cứ xem bản viết đầu là nháp và cứ mạnh dạn viết. Sau đó đọc lại và sẽ từng bước chỉnh sửa.

  • Từng phần của báo cáo đều có qui định về số trang, nếu viết dài quá thì sẽ bị trừ điểm; vì thế, học sinh phải chú ý đến số trang của từng phần. Để viết đúng số trang của phần mở đầu là rất khó, chúng ta phải biết cách tóm tắt nhiều câu thành một ý khái quát thì mới có thể viết đúng số trang qui định.

  • Về nguyên tắc, trong báo cáo thực tập tốt nghiệp không được nêu những vấn đề lý luận đã học. Chẳng hạn, khi viết về nội dung giá cả, chúng ta không được viết vào báo cáo lý thuyết về giá, như: khái niêm, tầm quan trọng, các phương pháp xác định giá… mà đi thẳng vào vấn đề. Chẳng hạn, tại công ty, người ta xác định giá theo các phương pháp sau đây..

  • Để báo cáo có tính thuyết phục, thì khi trình bày một vấn đề chúng ta nên lấy số liệu thực tế của doanh nghiệp để minh họa. Nếu có thể thì mỗi câu (vấn đề) đều có một vài số liệu để minh họa. Chẳng hạn, khi viết về phương pháp định giá, chúng ta nói doanh nghiệp dùng phương pháp so sánh; chúng ta nêu tiêu chí so sánh rồi lấy số liệu mà doanh nghiệp đã tính để minh họa.

  • Trường hợp có những tài liệu, bảng biểu, chúng ta không thể viết hết vào báo cáo được vì làm như vậy báo cáo sẽ quá dài. Chúng ta tập hợp những tài liệu đó (Bảng số liệu, bảng so sánh, các hợp đồng thực tế, bảng báo giá…), đánh số thứ tự và kẹp thành một phụ lục đính kèm trang cuối của báo cáo. Trong báo cáo, khi muốn dẫn chiếu đến phụ lục nào, chúng ta ghi: Xem phụ lục số…

  • Muốn báo cáo có kết quả tốt, chúng ta phải sử dụng công cụ thống kê và tài chính để phân tích số liệu của doanh nghiệp, từ đó rút ra những kết luận xác đáng, có sức thuyết phục.

  • Phải thận trọng khi viết những kết luận và kiến nghị. Đây là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp cần cân nhắc cẩn thận để có những kết luận và kiến nghị chính xác; có thể trao đổi trước với phòng mà mình trực tiếp thực tập để có những nhận xét xác đáng.

  • Khi viết xong tất cả các phần của báo cáo, chúng ta ghép lại và đọc liền một mạch thì sẽ thấy những chỗ thừa, những chỗ lặp, những ý nên chuyển từ phần này sang phần khác. Từ đó, chúng ta sẽ sửa chữa lại. Sửa chữa báo cáo thực hiện làm nhiều lần, mỗi lần sửa một ít cho đến khi hoàn chỉnh.

  • Trước khi đánh máy chính thức, nếu có điều kiệnt hì nhờ giáo viên hướng dẫn đọc lại lần cuối để xem có phải chỉnh sửa gì nữa không.

  1. Kết thúc thực tập

    1. Xin xác nhận của doanh nghiệp

  • Phải có thời gian dự phòng (trưởng phòng hoặc giám đốc doanh nghiệp đi công tác). Thường đưa xác nhận báo cáo trước khi kết thúc nhận thực tập từ 5-7 ngày.

  • Trường hợp doanh nghiệp đọc báo cáo thấy những điểm không nhất trí, có thể họ sẽ yêu cầu chúng ta viết lại. Lúc này thái độ chúng ta phải thật bình tĩnh, lắng nghe và nếu cần thì trao đổi một cách thẳng thắn, tôn trọng doanh nghiệp nhưng không gây căng thẳng.

    1. Trao đổi - Cám ơn (Góp ý với doanh nghiệp, nếu có)

  1. Trao đổi: Có những ý kiến mà xét thấy không cần thiết đưa vào báo cáo thì có thể trao đổi riêng với bộ phận mà mình thực tập. Vào đầu cuộc trao đổi nên đặt vấn đề: Trong thời gian thực tập, tụi em thấy có một vài ý kiến cần trao đổi với anh (chị); anh (chị) có thể tham khảo; thời gian đến doanh nghiệp ít quá nên nếu nhận xét không đúng thì mong anh (chị) thông cảm.

  2. Cám ơn

  • Trước khi rời doanh nghiệp, học sinh phải đi chào từng người, từng bộ phận mà trong quá trình thực tập mình có liên hệ. Không nên chỉ chào mấy anh chị trong bộ phận mà mình trực tiếp thực tập, nếu làm như vậy những người khác sẽ nghĩ học sinh không có đầu có cuối.

  • Đối với bộ phận mình trực tiếp thực tập, trước khi chào thì phải cám ơn họ, đồng thời không quên xin lỗi họ nếu trong thời gian thực tập học sinh có làm gì họ không vừa ý hoặc gây phiền hà cho họ.



LÝ THUYẾT PHONG CÁCH HỌC TẬP VÀ

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀO DẠY HỌC

Nguyễn Thị Đỗ Quyên - Khoa QTKD

1.Phong cách học tập là gì?

Đưa ra một khái niệm thống nhất về phong cách học tập (PCHT) quả là công việc không mấy dễ dàng. Dù rằng lịch sử nghiên cứu PCHT vẫn còn mới mẻ, chỉ chính thức bắt đầu từ thập niên 1960 nhưng với một số lượng lớn công trình nghiên cứu tiếp cận các khía cạnh đa dạng khiến các nhà nghiên cứu không thể đưa ra một khái niệm gượng ép cho tất cả.

Xem xét nhiều khái niệm PCHT của các tác giả khác nhau, chúng tôi nhận thấy rằng: Phong cách học tập được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh “Learning Styles” và có những nội dung cốt lõi sau đây: - PCHT là những đặc điểm riêng của cá nhân; - PCHT bao gồm các đặc điểm về nhận thức, xúc cảm, sinh lý; - PCHT chỉ ra cách thức ưu thế của cá nhân tiếp nhận, xử lý và lưu giữ thông tin trong môi trường học tập; - PCHT tương đối bền vững. Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra định nghĩa về PCHT như sau làm cơ sở để nghiên cứu những nội dung tiếp theo: “Phong cách học tập là những đặc điểm tâm lý ưu thế, tương đối bền vững của cá nhân, qui định cách tiếp nhận, xử lý và lưu giữ thông tin trong môi trường học tập”.

PCHT từ đâu mà có? Các nhà nghiên cứu cho rằng nguồn gốc của PCHT xuất phát từ cấu tạo gen, kinh nghiệm học tập và ảnh hưởng của nền văn hóa – xã hội mà cá nhân sinh sống. Do đó, khi tìm hiểu về PCHT cần lưu ý hai đặc điểm sau đây:



Đặc điểm 1: PCHT có nguồn gốc sinh học nên người học có thể có một hoặc nhiều PCHT chiếm ưu thế do sự phát triển trội hơn của một hoặc nhiều vùng chức năng khác nhau ở não. PCHT nào chiếm ưu thế cũng đều có điểm mạnh và điểm yếu. Ví dụ, người học hướng ngoại học tập tốt khi được giao bài tập nhóm, được trao đổi, chia sẻ với bạn học nhưng lại khó tập trung khi phải làm việc một mình. Vì thế, trong một số tình huống hay môi trường học tập đặc trưng thì người học có PCHT phù hợp sẽ thích ứng nhanh hơn. Dunn và Dunn (1979) nhận xét: “Phong cách học là một nhóm các đặc điểm cá nhân có tính sinh học và phát triển mà những cách giảng dạy giống nhau hiệu quả đối với những học sinh này và không có tác dụng với những học sinh khác”.

Đặc điểm 2: PCHT của người học có một số khác biệt theo giới tính, độ tuổi, văn hóa và thành tích học tập. Thực tế và các nghiên cứu đã chứng minh rằng những du học sinh tại Mỹ đến từ các nước Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản có nền văn hóa gần giống nhau, PCHT nhìn chiếm ưu thế, họ giỏi quan sát, phát hiện vấn đề nhanh nhưng lại e ngại với các buổi thảo luận trong nhóm. Ngược lại, PCHT của những sinh viên đã học tập lâu tại Mỹ, có điểm TOEFL cao lại gần giống với sinh viên bản xứ.

2.Các mô hình lý thuyết phong cách học tập được sử dụng hiện nay

Như đã đề cập ở trên, lý thuyết nghiên cứu về PCHT khá phong phú. Năm 2003, trung tâm nghiên cứu học tập và kĩ năng tại Anh đã dành 16 tháng để tìm hiểu các lý thuyết PCHT đang dùng trên thế giới hiện nay, và họ thấy rằng có hơn 100 mô hình khác nhau. Trong đó, có 71 mô hình đáng để chú ý, được phân loại thành 5 nhóm: - Nhóm 1: PCHT dựa vào yếu tố gen – môi trường; - Nhóm 2: PCHT phản ánh các đặc điểm bên trong của cấu trúc nhận thức; - Nhóm 3: PCHT là tập hợp các kiểu nhân cách tương đối bền vững; - Nhóm 4: PCHT là các ưu thế linh hoạt trong học tập; - Nhóm 5: PCHT là các chiến lược, định hướng trong học tập. Trong mỗi nhóm lại có nhiều tác giả, mỗi tác giả đưa ra một cách phân loại PCHT riêng. Vì vậy, với giới hạn cho phép của bài báo, chúng tôi chỉ bàn đến 3 cách phân loại PCHT tiêu biểu thuộc nhóm 1, 2 và 4.



* Mô hình PCHT theo giác quan của Dunn & Dunn

PCHT theo mô hình này được chia thành 4 loại theo giác quan gồm: nhìn (visual), nghe (auditory), vận động (kinesthetic) và xúc giác (tactile), được gọi tắt là VAKT.

+Người học có ưu thế với PCHT nhìn thường: nhìn chăm chú vào mặt giáo viên; thích nhìn tranh ảnh minh họa trên tường, trong sách,..; nhanh chóng nhận diện chữ viết; thích viết ra các ý ngắn gọn để dễ dàng suy nghĩ; nhớ lại thông tin bằng cách hồi tưởng vị trí trình bày của chúng trên trang giấy.

+Người học có ưu thế với PCHT nghe thường: thích giáo viên hướng dẫn bằng lời; thích đối thoại, thảo luận và đóng kịch; thường giải quyết vấn đề bằng cách nói ra những nội dung đó; thích dùng vần điệu, âm thanh làm đầu mối ghi nhớ tài liệu học tập.

+Người học có ưu thế với PCHT vận động thường: học tốt nhất khi được vận động; cảm thấy khó khăn, khổ sở khi phải ngồi lâu một chỗ; thích vận động cơ thể làm đường dẫn ghi nhớ tài liệu tài học tập.

+Người học có ưu thế với PCHT xúc giác: thích viết và vẽ để ghi nhớ; học tốt hơn khi được tham gia các hoạt động cần đến thao tác tay như dựng mô hình, làm đồ án.



* Mô hình PCHT của Witkin

Trong mô hình này, PCHT được xem là đặc điểm cấu trúc của hệ thống nhận thức, chủ yếu dựa vào thói quen tư duy của con người khi tổ chức và thể hiện thông tin. Theo Witkin, có hai loại phong cách nhận thức: phụ thuộc (field dependence) và độc lập (field independence).

+Người học có phong cách nhận thức phụ thuộc: thường gặp khó khăn khi xem xét các yếu tố thành phần trong một tổng thể. Họ dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác khi giải quyết vấn đề; có khả năng giao tiếp tốt.

+Người học có phong cách nhận thức độc lập: Họ nhanh chóng lọc ra các chi tiết quan trọng trong những nội dung phức tạp, rối rắm. Họ có khuynh hướng dựa vào bản thân và hệ thống quan điểm của riêng mình để giải quyết vấn đề. Kỹ năng giao tiếp của họ không được tốt lắm.



* Mô hình PCHT của McCarthy

Trong mô hình này McCarthy phân chia người học thành 4 loại: người sáng kiến (innovative learner), người phân tích (analytic learner), người thực tế (common sense learner) và người năng động (dynamic learner).

+Người sáng kiến: khi học tập thường tìm kiếm những lợi ích phục vụ bản thân, rút ra những giá trị mà họ có thể ứng dụng được, thích giao lưu với mọi người, có khả năng hợp tác tốt và mong muốn kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn.

+Người phân tích: khi học tập thích phát triển trí tuệ của bản thân, tìm hiểu các sự kiện, là người khá kiên nhẫn và nhiều suy nghĩ nội tâm, mong muốn hiểu biết “những điều quan trọng” để làm giàu thêm kho tàng tri thức của thế giới.

+Người thực tế: thích tìm tòi giải pháp, xem xét giá trị của mọi vật nếu chúng hữu dụng, là người thích vận động, thực tế và thẳng thắn; mong muốn làm mọi việc trở thành hiện thực.

+Người năng động: thích tìm kiếm những khả năng tiềm ẩn, đánh giá sự việc; thích thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; là người sôi nổi, ưa thích mạo hiểm.



3.Ý nghĩa và khả năng ứng dụng lý thuyết PCHT vào dạy học

Vậy áp dụng lý thuyết PCHT vào dạy học, học sinh sẽ có được những lợi ích gì? Sue Davidoff và Owen van den Berg (1990) cho rằng với những giáo án đáp ứng PCHT ưu thế của học sinh sẽ đưa đến hệ quả: -Học sinh học tốt hơn và tiếp thu nhanh hơn nếu phương pháp giảng dạy phù hợp với PCHT chiếm ưu thế của người học; -Một khi kết quả học tập tăng lên thì lòng tự tin của người học cũng được củng cố. Điều này sẽ tạo ra những hiệu quả tích cực tiếp theo trong học tập; -Có thể tạo hứng thú học tập trở lại đối với những học sinh đang chán nản với việc học; -Mối quan hệ giữa giáo viên – học sinh được cải thiện bởi học sinh càng đạt được nhiều thành công, càng thích thú với việc học.

Từ những ích lợi đó, McCarthy đã đề xuất một khung giáo án gồm 4 bước giúp giáo viên có thể thỏa mãn các loại PCHT khác nhau trong một bài giảng:

1.Khởi động

-Tạo kinh nghiệm

-Gợi lại kinh nghiệm

(Phù hợp với PCHT của người sáng kiến, nhận thức phụ thuộc, PCHT nhìn, nghe, vận động)


2.Phát triển khái niệm

-Tương tác với khái niệm mới

-Trình bày và phát triển các lý thuyết và khái niệm mới.

(Phù hợp với PCHT của người phân tích, nhận thức độc lập )


4.Ứng dụng

-Xây dựng kế hoạch ứng dụng các khái niệm mới.

-Thực hiện và chia sẻ với người khác.

(Phù hợp với PCHT của người năng động, )


3.Luyện tập

-Luyện tập và củng cố khái niệm mới

-Luyện tập khái niệm mới với tình huống của bản thân

(Phù hợp với PCHT nhìn, nghe, vận động và xúc giác, PCHT của người thực tế)


Tóm lại, áp dụng lý thuyết PCHT vào dạy học là hướng đi thiết thực, mang lại nhiều lợi ích cho người học bởi nó đáp ứng nguyên tắc dạy cơ bản là giảng dạy phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh. Đây cũng là cơ sở lý luận quan trọng để giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa người học một cách hiệu quả và khoa học. Cũng lưu ý thêm rằng, kết quả áp dụng sẽ tốt hơn nếu giáo viên lựa chọn mô hình PCHT phù hợp với đặc điểm môn học; đồng thời giúp học sinh ý thức rõ PCHT ưu thế của mình để có phương pháp tự học phát huy và hạn chế tối đa các ưu khuyết điểm trong thói quen học tập.

--------------------------



Tài liệu tham khảo

1.Nguyễn Thị Đỗ Quyên, Phong cách học tập và ảnh hưởng của nó đến khối lượng ghi nhớ từ vựng tiếng Anh của học sinh lớp 6 tại thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008.

2. http://www.teachingenglish.org.uk/think/methodology/learning_style.shtml.

3. http://www.teachingenglish.org.uk/try/othertry/learning_styles.shtml.



PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

TRONG HOẠT ĐỘNG KIÊM TOÁN

Trần Thị Hòa - Khoa KTTC
Phân tích tài chính (PTTC) được xem là một công cụ không thể thiếu đối với các kiểm toán viên (KTV) trong công tác kiểm toán. Bởi lẽ, thông qua PTTC các KTV có thể xác định tính trung thực, độ tin cậy của thông tin trong báo cáo tài chính (BCTC) và thực trạng tài sản của các chủ thể trong quan hệ kinh tế trên cơ sở phương pháp luận khoa học đáng tin cậy. Trong trường hợp một bộ phận, một khoản mục có giá trị không đáng kể so với tổng thể các thông tin tài chính và không có các dấu hiệu biến động bất thường, đồng thời mức độ rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát thấp, đôi khi KTV chỉ cần áp dụng phương pháp PTTC là đã có thể rút ra những nhận xét cần thiết mà không cần áp dụng thêm kỹ thuật kiểm toán nào khác.

1. Đặt vấn đề

Phân tích tài chính thuộc phương pháp phân tích đánh giá tổng quát của phương pháp kiểm toán cơ bản. Bằng cách so sánh, xác định tỷ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu, các khoản mục khác nhau, các mối quan hệ tài chính để xác định những tính chất hay những sai lệch không bình thường trong bảng cân đối kế toán và các BCTC khác của doanh nghiệp. Chẳng hạn tỷ lệ lãi gộp, tỷ lệ luân chuyển hàng tồn kho thay đổi từ 30% năm trước xuống 10% của năm nay thì đó là một sự thay đổi lớn mà các KTV phải lưu tâm. Sự thay đổi này có thể do khách quan nhưng cũng có thể là sự gian lận của các nhà quản lý và các cán bộ nghiệp vụ trong doanh nghiệp. Do vậy, để phân tích và đánh giá trung thực các thông tin tài chính doanh nghiệp thì PTTC được xem là công cụ không thể thiếu của các KTV chuyên nghiệp. Phân tích các tỷ số tài chính không những giúp các KTV trong giai đoạn lập kế hoạch, giai đoạn thực hiện một hợp đồng kiểm toán mà còn giúp các KTV đánh giá, kết luận hợp đồng kiểm toán trên cơ sở các chứng cứ khoa học đáng tin cậy.



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương