TÓm tắt về hoạT ĐỘng đÀo tạo và nghiên cứu khoa học năm họC 2008-2009, phưƠng hưỚng nhiệm vụ NĂm họC 2009-2010



tải về 1.09 Mb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích1.09 Mb.
#38604
  1   2   3   4   5

BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI



TÓM TẮT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2008-2009,

PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2009-2010

Bản tin Khoa học

Cuối tháng 8/2009 nhà trường đã tổ chức tổng kết năm học 2008-2009 nhằm đánh giá tình hình hoạt động và đề ra phương hướng nhiệm vụ cho năm học mới 2009-2010.

Tình hình hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học trong năm học 2008-2009 có những điểm nổi bật như sau:

Về đào tạo: Trong năm học nhà trường đã triển khai tuyển sinh, đào tạo trên tất cả các bậc học và hình thức từ cao đẳng trở xuống, với 7 chuyên ngành cao đẳng (CĐ) - 1080 sinh viên, 8 chuyên ngành trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) - 808 học sinh và nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng khác theo nhu cầu của các địa phương và doanh nghiệp; trong đó có 3 chuyên ngành CĐ và một số chương trình đào tạo ngắn hạn mới. Công tác giảng dạy và quản lý đào tạo đã được thực hiện đúng quy chế và có chất lượng khá tốt. Cơ sở vật chất phục vụ dạy học, chương trình, đề cương chi tiết học phần và tài liệu học tập cho HSSV được đảm bảo khá đầy đủ theo yêu cầu. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HSSV được tăng cường, ngày càng nghiêm túc, chặt chẽ. Chất lượng đào tạo được chú trọng và ngày càng được nâng cao.

Bên cạnh những thành tích và ưu điểm nêu trên, năm học vừa qua do nhà trường phải đối mặt với nhiều khó khăn khác nhau, đặc biệt là cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên nên vẫn còn một số hạn chế nhất định trong công tác đào tạo. Việc chấp hành quy định trong giảng dạy của một số giảng viên chưa tốt. Công tác quản lý đào tạo trên một vài mặt chưa đạt được hiệu quả cao. Kết quả học tập và rèn luyện của HSSV theo điểm số nhìn chung là thấp hơn năm học trước.



Về nghiên cứu khoa học: Từ đầu năm học nhà trường đã triển khai cho cán bộ, giảng viên và HSSV đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học. Kết quả đã có 18 đề tài được đăng ký và nhà trường duyệt triển khai thực hiện 9 đề tài. Trong đó có 3 đề tài về phát triển chương trình giáo dục (các chuyên ngành đào tạo bậc CĐ và bồi dưỡng nghề ngắn hạn), 1 đề tài về biên soạn bài thực hành, 4 đề tài về sư phạm và 1 đề tài về quản lý giáo dục. Đến cuối năm học đã nghiệm thu được 5 đề tài và tiếp tục hoàn thiện, nghiệm thu trong tháng 9/2009 2 đề tài, còn lại 2 đề tài vì lý do khách quan chuyển tiếp sang năm học 2009-2010.

Bên cạnh việc đăng ký và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, cán bộ và giảng viên còn có nhiều hình thức hoạt động khoa học khác khá tích cực như viết bài báo đăng trên các tạp chí và Bản tin Khoa học của trường; sinh hoạt học thuật tại khoa/bộ môn; biên soạn lại và phát triển các chương trình giáo dục trình độ TCCN, biên soạn đề cương chi tiết học phần, bài giảng, bài tập, bài thực hành.... phục vụ cho việc dạy và học, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác đào tạo của nhà trường.

Hoạt động nghiên cứu khoa học trong HSSV bắt đầu được triển khai, tuy nhiên kết quả chưa đáng kể. Một số sinh viên bậc CĐ đã tham gia viết bài đăng Bản tin Khoa học.

So với các năm học trước, hoạt động nghiên cứu khoa học trong năm học vừa qua đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, so với tổng số giảng viên và HSSV trong toàn trường thì số lượng người tham gia và số đề tài nghiên cứu khoa học đã thực hiện còn thấp. Kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học của giảng viên và HSSV còn hạn chế. Thời gian và lòng nhiệt tình dành cho nghiên cứu khoa học cũng chưa nhiều...

Trên cơ sở phân tích tình hình, đồng thời căn cứ vào nhiệm vụ chung của ngành và của trường, công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong năm học mới 2009 - 2010 được định hướng như sau:

Về đào tạo: Phấn đấu thực hiện tốt chỉ tiêu tuyển sinh được giao, cụ thể là 1100 sinh viên CĐ chính quy dài hạn, 500 sinh viên CĐ chính quy liên thông, 500 học sinh TCCN chính quy, 400 học sinh TCCN vừa làm vừa học và 1200 học viên đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn. Triển khai đào tạo các chuyên ngành mới như Ngân hàng, Kế toán khách sạn-nhà hàng (bậc CĐ), Kế toán doanh nghiệp (bậc TCCN). Đảm bảo các yếu tố cần thiết cho công tác đào tạo, từ cơ sở vật chất đến chương trình, tài liệu và đội ngũ giảng viên. Tiếp tục tăng cường công tác quản lý đào tạo, khắc phục các hạn chế của năm học vừa qua, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Nghiên cứu phát triển thêm chuyên ngành đào tạo và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai đào tạo theo tín chỉ từ năm học 2009-2010.

Về nghiên cứu khoa học: Nhà trường tiếp tục hoàn thiện các quy định nội bộ nhằm động viên giảng viên, sinh viên tham gia các hoạt động khoa học. Tổ chức các hoạt động cần thiết nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học trong nhà trường như phổ biến kết quả của các đề tài, trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu khoa học... Phấn đấu có 10 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường và 1 đề tài cấp trên cơ sở được triển khai thực hiện. Duy trì các hoạt động như sinh hoạt học thuật, viết bài báo và xuất bản Bản tin Khoa học hằng quý, viết giáo trình và tài liệu học tập cho HSSV... Tiếp tục động viên sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học.

Các hướng nghiên cứu được nhà trường khuyến khích đăng ký là giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động đào tạo và quản lý tại trường như: Cải tiến giảng dạy và học tập đối với sinh viên bậc CĐ theo yêu cầu của học chế tín chỉ, triển khai e-learning trong trường, nâng cấp website của trường, tin học hóa hoạt động của thư viện trường, khảo sát, đánh giá chất lượng và cải tiên các chương trình giáo dục hiện nay, nghiên cứu nhu cầu xã hội về đào tạo và bồi dưỡng, nghiên cứu động cơ và hành vi của HSSV trong các hoạt động như học tập, sinh hoạt, công tác xã hội, phát triển các dịch vụ cho HSSV trong trường, cải tiến công tác quản lý giáo dục (trong một số khâu cụ thể như quản lý đào tạo, quản lý hoạt động khoa học, quản lý HSSV, quản lý cơ sở vật chất) ...

Trên cơ sở những thành tích quan trọng đã đạt được trong năm học vừa qua, với lòng hăng say, nhiệt tình và sự tăng cường đội ngũ của nhà trường, tin tưởng rằng năm học 2009-2010 tập thể cán bộ, giảng viên và HSSV toàn trường sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cao hơn năm học vừa qua cả về số lượng và chất lượng.

(Tiếp theo trang 5)

Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, mỗi HS-SV là “rường cột” của nước nhà, là tương lai của đất nước phải biết vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống. Mà thực tiễn trước hết, gần gũi nhất, thiết thực nhất là xây dựng khối đoàn kết trong tập thể lớp học của mình. Hãy luôn nhớ lời Bác dạy: “Năm ngón tay cũng có ngón dài, ngón ngắn. Nhưng ngắn dài đều hợp nhau nơi bàn tay”(4), mỗi thành viên trong lớp có một cuộc đời riêng, nhưng tất cả các cuộc đời đều chung sống trong ngôi nhà tập thể lớp.

----------------------------

(1): Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t2, tr261

(3),(4): Sđd, t10, tr191; t4, tr47

(2): Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t12, tr558


TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐẠI ĐOÀN KẾT

VÀ VẬN DỤNG ĐỂ XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT

TRONG LỚP HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI

Nguyễn Văn Đức - Bộ môn LLCT

Có thể nói rằng, trên thế giới hiếm có một dân tộc nào phải chịu nhiều khổ đau, mất mát như dân tộc Việt Nam, hiếm có dân tộc nào phải chiến đấu với nhiều kẻ thù như dân tộc Việt Nam; nhưng chúng ta đã chiến đấu và chiến thắng. Lý giải cho điều kỳ diệu ấy là ở con người Việt Nam, trong đó nổi bật lên với tinh thần đoàn kết. Tinh thần đoàn kết luôn hiện hữu trong mỗi người dân nước Việt nhưng chỉ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện, thì đại đoàn kết mới được nâng lên ở “tầm tư tưởng”. Trong hệ thống tư tưởng ấy, đặc sắc nhất là cách thức, phương pháp mà Người thực hiện để vận động, tập hợp, quy tụ, đoàn kết mọi người.



I. Phương pháp đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết hợp nhuần nhuyễn văn hoá ứng xử cổ, kim, Đông, Tây với sự đậm đà, sâu sắc truyền thống văn hoá Việt Nam; là sự hội tụ của phong cách, lối ứng xử đậm chất văn hoá, nhân văn, để thu phục, cảm hoá, đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân nhằm phục vụ cho công cuộc giải phóng dân tộc. Có thể khái quát phương pháp đó trên ba nội dung cơ bản sau đây:

Trước hết, phải yêu và tin dân, dùng lời nói chân thành để cảm hoá dân. Theo Người, “cách mạng là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc riêng của một hai người”(1). Nhưng để quần chúng tự nguyện đi theo cách mạng thì trước hết phải tin tưởng, tôn trọng, thương yêu quần chúng. Không nên dùng những lời nói sáo rỗng, “hoa mỹ” để “mị dân” mà phải sử dụng những ngôn từ đơn giản, mộc mạc, ngôn ngữ của cuộc sống để đến với nhân dân. Có như vậy nhân dân mới đoàn kết, tin tưởng, trung thành, gắn bó với cách mạng.

Thứ hai, khoan dung, độ lượng, hướng mọi người vào mục đích chung cao cả. Đức khoan dung, lòng độ lượng, tính vị tha là những phẩm chất nổi bật trong con người của Bác. Bởi từ một xuất phát điểm, Bác luôn quan niệm: con người không phải là thánh thần, vì thánh thần đều thiện cả còn con người có cái thiện, cái ác ở trong lòng, do đó theo Người, phải “làm cho phần tốt của con người nảy nở như hoa mùa xuân, còn phần xấu thì mất dần đi”(2) - muốn làm được điều ấy phải độ lượng, vị tha với con người. Cũng bằng cách đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thu phục, cứu vớt và đem lại cuộc sống cho bao mảnh đời lầm lạc; đã cảm hoá và quy tụ được những thành phần, lực lượng, đối tượng khác nhau trong xã hội tạo nên sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết dân tộc để hướng vào một mục đích chung cao cả đó là: đưa sự nghiệp cách mạng đi tới thắng lợi cuối cùng.
Thứ ba, chăm lo lợi ích thiết thực của dân, chú trọng nêu gương để thực hành đoàn kết. Để tập hợp mọi người trong khối đại đoàn kết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh đến vấn đề lợi ích, đây được xem là sợi dây gắn kết cá nhân trong tập thể. Với mọi công dân nước Việt, Bác nhấn mạnh đến lợi ích chung: “làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ…”(3); với đồng bào theo các tôn giáo phải chăm lo chu đáo, giúp cho họ sống “tốt đời đẹp đạo”; với các nhân sĩ, trí thức, những người có công với cách mạng, những người có hoàn cảnh khó khăn luôn được Người đặc biệt quan tâm… Chính lợi ích đã tạo thành động lực để mọi người sát cánh bên nhau cùng chống kẻ thù chung và đòi quyền lợi cho chính mình.

Để thực hành đại đoàn kết, Hồ Chí Minh còn chú trọng tới phương pháp nêu gương. Theo Người, mọi cán bộ, đảng viên, bộ đội, thanh niên phải đoàn kết chặt chẽ để làm gương cho quần chúng nhân dân; cấp trên phải đoàn kết để làm gương cho cấp dưới; các bậc phụ huynh, các cụ phụ lão cũng phải giữ gìn đoàn kết để noi gương cho con cháu… Thực tế cho thấy, có những con người trước tấm gương nhân cách của Bác đã sẵn sàng từ bỏ vinh hoa phú quý để đi theo tiếng gọi của non sông, hoặc đã trở về với dân tộc, đem sức của mình phụng sự cách mạng.



II. Nhìn lại thực trạng khối đoàn kết trong lớp học ở trường Cao đẳng Thương mại chúng ta thấy vẫn còn nhiều điều đáng quan tâm.

Bởi lẽ, điều đầu tiên chúng ta có thể khẳng định với nhau rằng: một lớp học cũng chính là một mặt trận, một xã hội thu nhỏ. Trong một tập thể lớp cũng là sự tập hợp của những học sinh-sinh viên (HS-SV) đến từ những vùng miền khác nhau, có hoàn cảnh gia đình, xuất thân, đặc điểm tâm sinh lý, tính cách, sở thích và xu hướng khác nhau. Đặc biệt với trường ta, HS-SV phần lớn là ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên, nơi mà thiên tai khắc nghiệt đã “vắt cạn” sức con người, nơi mà sự học của con cái phải đánh đổi quá nhiều mồ hôi, nước mắt của ba mẹ… với thực tế khó khăn của hoàn cảnh gia đình có tác động rất lớn đến tâm sinh lý, tính cách, xu hướng của các em, làm cho các em thiếu đi sự tự tin vốn có trong việc hoà đồng để đoàn kết với các bạn trong lớp.

Hơn nữa, Miền Trung và Tây Nguyên là khu vực trãi dài trên hai miền đất nước với những không gian văn hoá khác nhau và cũng chính bởi tính chất của văn hoá vùng miền dường như đã tạo nên một rào cản vô hình giữa các em. Ngoài ra, với các nghành đào tạo thuộc các khối nghành kinh tế - thương mại nên HS-SV của trường là những con người có tư duy thực tế, nhạy bén với thời cuộc với kinh tế thị trường với lối sống hiện đại… nhiều bạn đã có những biểu hiện của lối sống thực dụng, sùng bái cá nhân, coi nhẹ tinh thần tập thể.

Tất cả các lý do kể trên dẫn đến một thực trạng của khối đoàn kết trong lớp là: tình trạng chơi theo nhóm nhỏ của những người “đồng hương”, của những HS-SV thuộc nhóm “sành điệu”, hay đơn giản chỉ là nhóm của những người luôn “phản đối” việc chung, có khi đó là sự lầm lì, vô cảm đáng sợ của một số cá biệt thờ ơ trước hoạt động của lớp… các biểu hiện đó đưa đến một hậu quả chung là tình cảm, sự gắn kết, sức học của lớp đi xuống và nếu không khéo nó sẽ là một “phân tử” làm cho “nguyên tử” Đoàn trường yếu đi.



III. Để góp phần khắc phục thực trạng trên, vận dụng phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh, chúng tôi đưa ra một số biện pháp nhằm gắn kết hơn nữa khối đoàn kết trong lớp học ở trường Cao đẳng Thương mại như sau:

- Về phía Nhà trường và Ban Chấp hành Đoàn trường

+ Tổ chức sân chơi cho HS-SV trong các dịp lễ tết, lễ hội chung của đất nước hay của Nhà trường. Với các hình thức như: hội thao, văn hoá văn nghệ, đêm hội văn hoá, hội thi tiếng hát HS-SV… Qua đó, tạo cơ hội để các em tiếp xúc, giao lưu, chia sẽ để hiểu nhau và gắn bó với nhau hơn.

+ Đoàn kết HS-SV thông qua việc hình thành các câu lạc bộ, đội, nhóm. Đây là hình thức tổ chức tập hợp một nhóm HS-SV tự nguyện, có cùng sở thích, mục đích, cùng tham gia sinh hoạt. Như: đội bóng đá, bóng chuyền, câu lạc bộ tiếng Anh, nhóm những người yêu guitar, câu lạc bộ khiêu vũ… mục đích vừa để mỗi cá nhân phát huy khả năng của mình, vừa tạo ra sự gắn kết giữa các nhóm. Qua đó, nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho sinh viên vừa phục vụ lợi ích chung của Đoàn trường.

+ Tập thể Nhà trường phải đoàn kết để nêu gương cho HS-SV. Sẽ thật là một điều vô lý khi chúng ta kêu gọi tinh thần đoàn kết trong sinh viên, còn ngay chính chúng ta: Công đoàn nhà trường, Đoàn Thanh niên, tập thể giáo viên - những người thầy cô của các em lại mất đoàn kết. Do đó, tập thể Nhà trường đoàn kết với nhau sẽ là “tấm gương sống” để các em noi theo. Vì rằng, người ta chỉ có thể dạy cho người khác những cái mà người ta có.

- Về phía Giáo viên chủ nhiệm và Giáo viên bộ môn

+ Đoàn kết lớp bằng tình yêu thương, lòng độ lượng và lời nói chân thành với HS-SV. Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) thông qua những giờ sinh hoạt, những câu chuyện kể, để cho sinh viên thấy sự cần thiết phải đoàn kết nhằm xây dựng một tập thể lớp, chi đoàn vững mạnh. Đối với những em chưa ngoan, nên có lòng tin, sự độ lượng, vị tha để giúp em tiến bộ. Giáo viên bộ môn thông qua bài giảng và từ thực tế cuộc sống để phân tích cho các em nhận thức được ý nghĩa của đoàn kết. Việc các em đoàn kết tham gia các phong trào chung của Đoàn điều đó làm cho các em trưởng thành hơn, thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn và tạo được những kỷ niệm đẹp về nhau về thời sinh viên - chặng đường đẹp nhất của cuộc đời.



+ Đoàn kết lớp thông qua việc phát huy vai trò của lực lượng nồng cốt. Lực lượng nồng cốt (LLNC) ở đây chính là Ban cán sự (BCS) lớp, Ban chấp hành (BCH) Chi đoàn, các cá nhân sống hoà đồng, có “uy tín” với tập thể lớp. Lực lượng này chính là “cầu nối” giữa các thành viên trong lớp, là sợi dây liên kết để tạo nên sự gắn bó giữa các thành viên. GVCN là người bám sát lớp nên biết rõ hơn ai hết khả năng của mỗi sinh viên, nên phải phát hiện, trao đổi, động viên, quán triệt LLNC hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tác dụng của tinh thần đoàn kết trong lớp. Sau đó, chính GVCN là người hoạch định nội dung công tác của LLNC, thường xuyên sinh hoạt để nắm rõ tình hình hoạt động, vừa bồi dưỡng kỹ năng, kinh nghiệm trong công tác tập hợp sinh viên, giúp đỡ LLNC tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện.

+ Chăm lo lợi ích cho lực lượng nồng cốt, gắn liền với lợi ích của tập thể lớp. Con người ta hành động thường hướng đến lợi ích, đó là lợi ích về mặt vật chất hay về mặt tinh thần. GVCN cần phối hợp với Đoàn trường để tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ BCS, BCH Chi đoàn, để đội ngũ này thành thạo về các kỹ năng thực hành xã hội, kỹ năng hoạt động tập thể… nhằm tăng cường khả năng tập hợp, thu hút, quản lý và nắm bắt diễn biến, tư tưởng, tình cảm, tâm lý của các thành viên trong lớp. Đồng thời qua quá trình hoạt động của LLNC, GVCN nên phát hiện những cá nhân tiêu biểu giới thiệu với Đoàn trường xem xét, thử thách để kết nạp Đảng. Làm tốt vấn đề này, đây chính là xử lý tốt mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân và tập thể.



- Về phía BCS lớp và BCH Chi đoàn

+ Trước hết, BCS và BCH Chi đoàn cần có sự thống nhất, nhiệt tình, đi đầu trong mọi việc. Thống nhất trong mọi hoạt động và chủ trương đưa ra, nhiệt tình để tạo nên “ngọn lửa” trong mỗi thành viên của lớp và đi đầu để tạo nên một tấm gương cho mọi người. Lớp trưởng, Bí thư phải hoạt động “đều tay”, không làm thay nhau, phối hợp nhịp nhàng để đề ra cách thức hoạt động hay cho lớp.

+ Tiếp theo, BCS và BCH Chi đoàn phải gần gũi với các thành viên trong lớp. Không nên có thái độ khinh miệt, xa lánh những thành viên cá biệt, điều đó sẽ gây nên sự chống đối của những thành viên này. Bởi lẽ gần gũi, sự thân thiện, đầm ấm bao giờ cũng mang kết quả tốt hơn là sự thờ ơ, lạnh nhạt.

+ Cuối cùng, để thực sự tạo nên sự gắn kết các thành viên của lớp, BCS và BCH Chi đoàn nên cùng cả lớp tổ chức những buổi sinh hoạt với nhau như: ca hát, đi thăm quan, tổ chức các trò chơi nhỏ, những cuộc thi hay những buổi sinh nhật cho các bạn trong lớp… Qua đó, mỗi thành viên của lớp sẽ cảm nhận được sự quan tâm, thái độ ân cần và sự ấm áp của tình bạn nên sẽ gắn bó hơn.

- Đối với mỗi cá nhân trong tập thể lớp

+ Nhà trường, GVCN, BCS lớp sẽ không làm được điều gì nếu mỗi cá nhân trong tập thể lớp không có ý thức về tinh thần đoàn kết, không tự gắn bó với nhau. Do đó, trước hết các em hãy tự giác, xoá bỏ đi mọi mặc cảm, thành kiến về hoàn cảnh gia đình, về đặc điểm văn hoá vùng miền, về tính cách… mà phải chân thành đoàn kết giúp đỡ nhau vì lợi ích chung.

+ Hãy tôn trọng cái riêng của mình nhưng đồng thời cũng đề cao cái chung của lớp, của tập thể. Vì rằng, cuộc sống sẽ không có gì quý hơn khi được quan tâm, được sẽ chia, được yêu thương, được sống trong hơi ấm của tình bạn, của sự gắn bó, được hoà mình vào trong niềm vui chung của tập thể lớp. Các bạn hãy luôn nhớ rằng, mình còn một gia đình thứ hai cần được yêu thương, trách nhiệm, cần sự đoàn kết đó là lớp học của mình.

Sức sống diệu kỳ của tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh đã được chứng minh trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Phương pháp đại đoàn kết của Người thực sự là một khoa học, nghệ thuật của sự cảm hoá, thu phục lòng người. Đó là nghệ thuật khơi dậy và nhân lên những điều tốt đẹp, nhân bản trong mỗi con người dù cho nó đã bùng cháy như ngọn lửa hay đang âm ủ như hòn than trong đống tro tàn, để nhằm mục đích cuối cùng là phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng. (Xem tiếp ở trang 2)
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC

CỦA HỌC SINH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Nguyễn Tiền Tiến - Phó Hiệu trưởng

Kết thúc học lý thuyết và thực hành tại trường, học sinh bắt đầu đi thực tập tốt nghiệp tại các doanh nghiệp. Kết quả thực tập tốt nghiệp, một mặt là điều kiền để xét tư cách dự thi tốt nghiệp; nhưng quan trọng hơn là để tiếp cận với thực tế, củng cố tay nghề và bớt ngỡ ngàng khi học sinh bắt đầu công tác sau này. Tuy nhiên, quá trình thực tập tốt nghiệp, học sinh thường gặp những khó khăn sau đây:



  • Thay đổi môi trường làm việc: Từ trường học đến doanh nghiệp gắn liền với hoạt động kinh doanh, có nhiều quan hệ kinh tế xã hội phức tạp (với nhiều người khác nhau về chức vụ, chuyên môn, tuổi tác); phải làm việc độc lập, tự mình xây dựng kế hoạch.

  • Thay đổi về thu nhận thông tin: Từ thu nhận thông tin thụ động do giáo viên truyền đạt sang tự thu thập, thu thập và khai thác thông tin.

Những thay đổi trên đòi hỏi học sinh phải có phương pháp công tác đúng. Bản “Hướng dẫn phương pháp công tác của học sinh thực tập tốt nghiệp” giúp học sinh bớt ngỡ ngàng với thực tế ở các doanh nghiệp, có phương pháp để hoàn thành tốt nhiệm vụ của đợt thực tập tốt nghiệp.

Hướng dẫn phương pháp công tác của học sinh thực tập tốt nghiệp bao gồm 3 bước sau đây:



  1. Xây dựng kế hoạch thực tập

    1. Xác định công việc phải làm

  1. Thu thập số liệu và hỏi han tình hình: Là thu thập các số liệu, tình hình cần thiết để viết báo cáo. Chẳng hạn, số liệu về: Đội ngũ lao động, tiền lương bình quân của người lao động..; chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp, thuận lợi và khó khăn hiện nay của doanh nghiệp.

  2. Ghi chép kết quả vào nhật ký thực tập: Cố gắng ghi nhật ký thực tập hằng ngày các nội dung đã thu thập được. Những ngày không đến doanh nghiệp thì ghi kết quả đọc được từ các tài liệu mượn của doanh nghiệp hoặc các nhận xét rút ra từ các tài liệu đó.

  3. Đối chiếu với đề cương chi tiết để tiếp tục thu thập số liệu, nhận xét còn thiếu: Nhật ký thực tập là cơ sở để viết báo cáo thực tập tốt nghiệp, vì thế để biết số liệu, tình hình đã đầy đủ chưa thì phải đối chiếu với đề cương chi tiết. Nếu tình hình hoặc số liệu còn thiếu thì tiếp tục thu thập cho đầy đủ.

  4. Viết từng phần báo cáo thực tập: Báo cáo thực tập chắc chắn phải viết và tu chỉnh nhiều lần, vì thế khi thu thập được số liệu, tình hình phần nào thì tranh thủ viết báo cáo phần đó.

  5. Xin xác nhận của doanh nghiệp thực tập: Phải có thời gian dự phòng, tránh trường hợp giám đốc, trưởng phòng đi công tác, do đó xin xác nhận sẽ không kịp thời.

    1. Dự kiến mốc thời gian hoàn thành

Dự kiến thời gian để thực hiện các bước công việc nêu trên. Hàng tuần, nhìn vào Kế hoạch thực tập sẽ thấy được tiến độ công việc của mình nhanh hay chậm, để chủ động hơn trong công việc.

Trong thực tế, các công việc nêu trên có thể thực hiện đồng thời. Chẳng hạn, vừa thu thập số liệu, có được số liệu phần nào thì viết báo cáo phần đó.



  1. Quá trình thực tập

    1. Cách thức tiếp xúc - giao tiếp

Thực chất đây là hoạt động liên quan đến tất cả các công việc, nó là nhân tố ảnh hưởng cơ bản đến sự thành công của quá trình thực tập.

  1. Trang phục: Đến doanh nghiệp là đến môi trường làm việc, Học sinh thực tập chủ yếu là đến văn phòng, vì vậy phải trang phục lịch sự về kiểu cách và trang nhã về màu sắc. Trường hợp phải xuống cửa hàng, kho,…thì có trang phục chuyên dùng (chẳng hạn, học sinh xăng dầu xuống của hàng bán xăng dầu, học sinh xuất nhập khẩu ra cảng nhận hàng…)

Nên dùng trang phục như khi đi học để mang đến doanh nghiệp nét hồn nhiên và trẻ trung của người học sinh, từ đó gây thiện cảm ngay từ những lần tiếp xúc đầu tiên với doanh nghiệp.

  1. Xưng hô, làm quen, gây thiện cảm

­b1.­ Xưng hô: Nếu đúng chuẩn mực trong quan hệ công tác thì phải xưng hô anh (chị)-tôi. Tuy nhiên, gặp những người lớn tuổi, học sinh xưng hô anh (chị) sẽ ngại, vì thế ta cứ xưng hô như giao tiếp bình thường, tức là tùy vào tuổi tác của người tiếp xúc để xác định thứ bậc xưng hô cho phù hợp.

Học sinh thực tập thường rụt rè, nói lí nhí trong xưng hô. Điều này có thể làm cho doanh nghiệp cảm thấy học sinh còn non nớt, chua đủ khả năng làm việc. Vì thế, học sinh xưng hô lịch sự nhưng lời nói phải rõ ràng và dứt khoát.



b2. Làm quen: Làm quen được tiến hành một cách từ từ. Chuyện trò trong lần đầu tiên chỉ nên giới thiệu những thông tin cơ bản về mình; những lần gặp sau sẽ dần hiểu biết nhau hơn.

Nên làm quen một cách tự nhiên, tức là tùy vào môi trường giao tiếp (không khí vui vẻ, có thời gian rỗi để trò chuyên, gặp đồng hương đang làm ở doanh nghiệp…) để chọn câu hỏi tự nhiên theo câu chuyện và nên biết dừng lại lúc nào là phù hợp, chuyện trò không được làm ảnh hưởng đến công việc của doanh nghiệp.

Mới làm quen không nên nói nhiều. Như vậy, dễ bị nhận xét là không lịch sự, có vẻ suồng sã, để lại ấn tượng không tốt trong người nghe. Sau lời chào hỏi, học sinh giới thiệu đôi nét về mình, rồi nói ít để doanh nghiệp hỏi. Nguyên tắc giao tiếp là người ít tuổi nói ít, lắng nghe và trả lời người nhiều tuổi, nếu không khí buổi nói chuyện trầm lắng thì chủ động nói vài câu tạo không khí ấm cúng, vui vẻ.


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương