Tìm Hiểu SÁu phái triết họC ẤN ĐỘ ht. Mãn Giác


V.HỌC PHÁI NYÀYA (CHÍNH LÝ) VỚI KHOA LUẬN LÝ HỌC



tải về 1.03 Mb.
trang36/37
Chuyển đổi dữ liệu16.10.2017
Kích1.03 Mb.
#33722
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   37

V.HỌC PHÁI NYÀYA (CHÍNH LÝ) VỚI KHOA LUẬN LÝ HỌC


Thực ra, khoa luận lý học đã phát sinh rất sớm kể từ thời cổ Ấn Độ. Ngay như bộ sách thuốc của Charaka (Charaka-samhita) đã có trước tác một thiên luận giải về luận lý. Phật giáo cũng có trước tác bộ Phương Tiện Tâm luận chuyên về luận lý. Có điều, với Phật giáo, vấn đề đặt tên cho môn học có khác, đáng lẽ gọi là luận lý thì lại gọi là nhân minh. Tuy nhiên, dẫu từ thời cổ đã có khoa luận lý, nhưng phải chờ đến khi học phái Nyàya này ra đời thì khoa luận lý mới được hệ thống hóa vào quy củ đích thực của trọng tâm. Nói cách khác, chỉ có học phái Nyàya mới thành công trước nhất về ngành luận lý học.

Danh từ “Nyàya” vốn có nghĩa là luận lý hay chính lý. Về sau mới chuyển sang nghĩa là “nghiên cứu khoa luận lý học”. Đến đây, học phái Nyàya mới lấy tên của môn học làm tên của học phái mình. Người đầu tiên khởi xướng việc nghiên cứu về luận lý là học giả Gautama (biệt danh là Aksapada, khoảng 50-150 sdl) nhưng phải chờ đến hơn một thế kỷ sau, khoảng 250-350 sdl, mới có những học giả kế chí Gautama mà trước tác nên những thư điển căn bản của học phái, gọi chung là bộ Nyàya-sùtra. Từ sau 350 sdl trở lại, học giả Vatsyayana viết loại sách Bhàsya để giải minh và chú thích bộ Nyàya-sùtra, rất có giá trị về tư tưởng. Ngoài ra, còn có những tác phẩm khác như Nyàya-varttikà của Uddyotakara (thế kỷ VI sdl), Nyàya vàrttika-tàtparya-tìka của Vàscaspati Misùral (thế kỷ IX sdl), Nyày-vàrttika-tàtparya-parisùuddhi và Nyàya-kusumànõjah của Udayama (thế kỷ X sdl), Nyàya-manõjarì của Jayanta và Nyàya-sàra của Bhàsarvajnõa (thế kỷ X sdl).

Nghiên cứu đại cương học thuyết của phái Nyàya, ta thấy về phần hình nhi thượng có nhiều điểm giống với học thuyết của phái Vaisùesika. Đối với vấn đề triền miên khổ não ưu tư của con người, học phái Nyàya cho rằng, căn nguyên của khổ não là sự kiện con người phải hoạt động để duy trì sự sinh tồn. Vì phải duy trì sinh tồn nên phải hoạt động. Vì phải hoạt động mà con người đa mang tạp nhiễm, như: tham, sân, si, dục, hiềm, ố. Những khuyết điểm ấy phát sinh do tự trí của ta bị lu mờ lầm lẫn (mithyajnõàna: tự ngộ tri). Do đó, nếu con người tự giác đến căn nguyên gây nên những khuyết điểm ấy mà từ bỏ được tự ngộ tri, con người sẽ nhận chân được thực tướng của mình. Nhận chân được thực tướng của mình rồi, ta sẽ tự nhận chân được thực tướng của vạn vật và thế gian. Khi đã nhận chân được thực tướng của vạn vật thế gian là tâm đã tự lâng lâng trong sáng mà từ bỏ được hết ưu tư khổ não. Tâm có được trong sáng rồi ta mới chuyển sang giai đoạn tu hành để tự giải thoát. Giải thoát theo thuyết Nyàya, không phải chờ đến kiếp lai sinh mà giải thoát ngay từ kiếp hiện sinh này. Người được giải thoát sẽ cắt lìa khỏi mọi mối dây của luân hồi, không còn bị ràng buộc với “kiếp” với tử tử sinh sinh nữa. Và, để giải thoát, ta cần triệt để tuân trì giới luật và tu tập tọa thiền.

Đồng học thuyết với Vaisùesika, phái Nyàya cũng chủ trương vũ trụ thế gian được cấu tạo nên do vô số những nguyên tử. Những nguyên tử này đều có đặc tính trường cữu, xưa nay vẫn vậy, không biến đổi, không tiêu diệt. Điểm thứ hai, về thực hữu của Atman, học phái Nyàya cũng tích cực chứng minh rằng có. Về lời nói, cũng bài bác lập trường “ngôn ngữ thường trú” của học phái Mimamïsa.

Để xác định phương pháp đạt tới chân trí thức, học phái Nyàya chia nhận thức ra làm hai loại: Pràna, nghĩa là lượng: nhận thức đúng; và a-pràma, phi lượng: nhận thức sai.

Pràna có 4 phương pháp nhận thức:

1. Dùng tri giác trực tiếp (pratyaksïa: hiện lượng) mà nhận thức.

2. Dùng suy luận (anumàna: tỉ lượng) mà nhận thức.

3. Dùng cách so sánh vật loại để nhận thức (apamàna). Tỉ dụ khi học về loài trâu bò, phải hiểu rằng có hai loại khác nhau là giống trâu và giống bò. Vậy, cái học ấy là phải nhận thức để so sánh sự đồng âm dị tính, phân biệt rõ ràng, cốt không lầm giống này với giống khác.

4. Tin vào danh ngôn (sùabda: thánh giáo lượng và thánh lượng), học hỏi nhiều nơi thánh kinh Vedas, học rồi cầu dốc tín vào thánh ngữ

***thá (anumàna), Nyàya thành lập ngũ phần tác pháp để làm thế nào suy luận đúng***: tôn (pratitjnõa), nhân (hetu), dụ (udàharana), hợp (upanaya) và kết (nigamana).

1. Tôn: như thấy hỏa diệm sơn có lửa.

2. Nhân: biết trong hỏa diệm sơn có lửa, vì thấy có khói bốc lên.

3. Dụ: xưa nay, hễ có khói là có lửa, ví dụ như là nung, hễ khói lên khỏi nóc là trong lò có lửa.

4. Hợp: trên nóc có khói là trong lò có lửa, vậy trên miệng hỏa diệm sơn có khói là trong lòng hỏa diệm sơn cũng có lửa.

5. Kết: như vậy không thể nào lầm được nữa, khi biết rằng trong hỏa diệm sơn có lửa, để làm đích tin tưởng cho suy luận.

Tóm lại, toàn bộ học thuyết của học phái Nyàya bao gồm mười sáu vấn đề:

1. Phương pháp nhận thức             9. Quyết định

2. Đối tượng nhận thức                  10. Luận nghị

3. Nghi hoặc                                 11. Luận tránh

4. Động cơ                                    12. Luận kết

5. Thực lộ                                      13. Lý do ngộ nhận, ngộ tưởng

6. Định thuyết                                14. Ngụy biện

7. Chí phân                                   15. Sỉ mạ (bị đàm tiếu)

8. Tự biện                                      16. Bại bắc (bị thất bại).

 ---o0o---

VI.HỌC PHÁI VEDÀNTA (PHỆ ĐÀN ĐA)


Trong các học phái có liên hệ đến biên soạn, chú thích, giải minh về kinh điển Vedas, thì học thuyết Vedànta là hậu thế cuối cùng, và cũng là học phái có nhiều thức giả tham gia đông đảo hơn cả. Bởi có nhiều học giả gắng công tìm trong kinh điển xem còn những điểm nào chưa sáng tỏ thì chú thích và giải thuyết nên phần nội dung lý thuyết của học phái này thật phong phú. Giáo lý, giáo điều, giáo điển cho đến những điểm tương quan với số học cũng không bỏ sót. Trong nội dung phong phú ấy, ta thấy có phần triết lý là đa lượng, đa dạng và sâu rộng hơn cả những phần khác.

Trong số những học giả và triết gia đông đảo ấy, có hai người nổi tiếng hơn cả: Jaimini (khoảng từ 200 đến 100 tdl) và ***Badarayna*** (khoảng 100 tdl). Học thuyết của Jaimini về sau mở đường cho học phái Mimamïsa ra đời, và ***Badarayna*** là ngọn đuốc tiền phong cho học phái Vedanta. Thế nên, về hậu đại, hai học phái Mimamïsa và Vedanta đều suy tôn hai ông là khai tổ sáng lập nên học phái.

Tại Ấn Độ, người ta vẫn chia toàn bộ kinh điển Vedas thành hai phần chính. Một phần về giáo điều gọi là Tế sự (Karmakanda), một phần về giáo lý gọi là Trí thức (Jnõànakanda). Bộ Tế sự dạy về trật tự, lễ nghi và tổ chức các đàn tràng cầu cúng, tương đương với bộ kinh điển Brahmana. Bộ Trí thức luận về triết lý siêu hình, chuyên khảo sát, biện luận và giải thích về vũ trụ vạn hữu, tương đương với khoa triết lý Upanishad.

Sau này, khi học phái Mìmàmïsà nổi lên, dù rằng trên danh nghĩa là quảng thuyết kinh điển Vedas, nhưng trọng tâm chỉ thiên về phần Tế sự nên mới thành khoa Tế sự học Mìmàmïsà (Karma-Mìmàmïsà). Một học phái khác, cũng thuộc một ngành của Mìmàmïsà nhưng lại chuyên khai thác phần trí thức thành khoa học riêng và lấy tên là phái Vedànta. Cho nên ta phải nhận thấy rằng, công phu khai thác và quảng thuyết cả hai phần Tế sự bộ và Trí thức bộ của hai học phái này hợp lại, thực đã vun đắp nhiều cho sự phong phú và sáng sủa của kinh điển Vedas; nói chung, chẳng khác nào một gốc mà chia hai ngành hoa lá tốt tươi, khiến học giả đương thời thường phê bình lẫn lộn Mimamïsa với Vedanta. Nhưng trên thực tế, đó là hai ngành học vấn riêng biệt. Thí dụ, như cùng giảng thuyết thế nào là nhân sinh, Jaimini thì chủ trương rằng lẽ sống là tế tự và thờ cúng, còn Badarayana lại cho rằng lẽ sống là tìm đến giải thoát để về với Brahman.

Đương thời, Badarayana là thời kỳ phong trào tin tưởng rằng cá ngã có liên hệ chặt chẽ với Ngã chủ tể tối cao. Thuyết này do học giả Asmarathya (có lẽ vào thế kỷ III tdl) khởi xướng. Theo ông, cá ngã vốn là thuộc đồng nguyên chất với Ngã tối cao, do Ngã tối cao phân tán, ví như gốc từ một đống lửa mà phun ra những tia hoa cà, hoa cải. Có lẽ vào cuối thế kỷ này, học giả Auduloni cũng thuyết rằng, gọi là cá ngã ấy, tức hình hài nhục thể của con người trước mắt ta, ta vẫn ngỡ là khác với thực thể của Ngã tối cao. Nhưng nếu dốc tâm tu hành, đạt tới bậc minh trí, là khi quy ẩn, phần cá ngã thực tính sẽ lìa khỏi nhục thể mà về với gốc, hòa đồng thể với Ngã tối cao để vĩnh viễn trường tồn. Lại vào khoảng những năm 250 tdl trở lại, học giả Kasakrïìsna cũng thuyết rằng, cá ngã vốn đồng trạng thái vĩnh cửu với Ngã tối cao.

Đến khi học phái Vedànta ra đời (khoảng 400-45000 sdl), với phương châm khai thác ngành hình nhi thượng của bộ Trí thức trong kinh điển Vedas, các học giả cũng dựa vào lý thuyết của những tiền bối trên đây mà chỉnh lý, phê bình, phán đoán, so sánh và xếp đặt lại thành cơ sở luận thuyết của triết phái mình trong những bộ Brahma-sùtra hay Vedànta-sùtra. Sau học phái Vedànta, các học phái trong Ấn Độ giáo mới dung hòa các học thuyết của Asmarathya, Auduloni, Kasakrïtïsïna và luận thuyết Vedànta với giáo lý của tông phái mình, mà làm giàu thêm cho khoa triết học của Ấn Độ giáo.

Theo Brahma-sùtra (luận thuyết của học phái Vedànta), trong dân gian có ba hạng người siêu việt, ba giai cấp thượng tầng, là có tư cách trí minh của Brahman. Còn những người khác vì kém hạch tố tư tưởng nên thiếu căn bản và minh liệu về lý luận. Với ba giai cấp thượng tầng, vì được hàm chứa cái chân trí thức tính Brahman nên học đến thánh kinh Vedas là hiểu thấu ngay để tạo cho mình căn bản trí tuệ vững chắc và sáng suốt như Brahman. Cho nên, những ai trong ba giai cấp thượng tầng mà dốc tâm tu hành là quyết nhiên được giải thoát.

Đối với vấn đề Tuyệt đối Brahman, có hay không có Brahman, Vedànta-sùtra luận rằng tất cả các kinh điển của các giáo phái Bà La Môn đều có viết đến cả. Dù suy luận về phần tiểu tiết hay cách hành văn diễn tả của mỗi kinh sách có khác nhau, nhưng nếu quy vào trọng tâm thì bộ kinh sách nào cũng phải nương vào giáo huấn của Brahman mà biện luận. Vậy, đã có lời giáo huấn là có thực thể, đã có thực thể là có thực hữu Brahman.

Đối với quyền lực tuyệt luân đến vạn năng của Brahman, Vedànta-sùtra (hay Brahman-sùtra) dẫn chứng rằng:

- Brahman tạo nên nhân dạng cho con người và giữ cho nhân dạng ấy được đắp đổi liên tục thành cái thế trường tồn.

- Brahman tạo thực thể cho phần thuần túy tinh thần để dưỡng thành trí thức.

- Brahman sáng tạo nên những hạch tố tư tưởng cho con người để con người biết suy luận và phát ra bằng tiếng nói.

- Brahman có tự tính vĩnh cửu vô cùng vô tận, có tự tính biến mất đi (tính biến) nhưng vẫn có tại đấy (tính tại) Brahman ở cả ngoài vô hạn lẫn ở trong hữu hạn. Brahman là bất diệt.

- Brahman sinh ra và khởi nên hình thể, dựng thành đời sống của vạn hữu, vạn vật, tạo nên sự “tồn” bằng kế tục. Brahman cho vạn hữu ra đời đấy rồi lại gọi về đấy, cho vạn vật thành hình đấy rồi lại hủy diệt đấy, nói chung, Brahman là bà mẹ bào thai cho tất cả.

- Brahman là chủ thể của mọi thứ “nhân” của chất liệu toàn vũ trụ. Brahman là bậc nghĩ ra, an bài nên, sáng tạo thành và xếp đặt tất cả những quy mô hoạt động của vũ trụ, của thế giới, của vạn vật.

Luận về hiện tượng của thế giới, Vedànta-sùtra đi từ nguyên nhân trước hết của thế giới. Nguyên nhân ấy nằm trong hư không do Brahman tạo ra, rồi từ hư không thành ra gió, gió thành ra lửa, lửa sinh ra nước, nước tạo thành đất đai. Đấy là năm đại hay năm nguyên tố, là nguyên nhân thế giới. Ngũ đại này khi thành thực thể ấy là thuận hướng mà ra, khi thực thể biến vào cõi hư không ấy là nghịch hướng mà về. Vậy thế giới từ nơi chế tạo mà có, có rồi tồn, tồn rồi tiếp nối, tiếp nối rồi trở về, trở về rồi mất, mất rồi sinh, nhất nhất đều do từ quá trình an bài của Brahman mà thành thực thể hiện tượng ấy cả.

Con người là thuộc một cá ngã. Cá ngã do từ Brahman mà ra. Vậy con người là một bộ phận của Brahman, từ vô thủy dĩ lai vẫn là dị hình nhưng đồng chất và bị an bài trong hệ thống luân hồi. Nay là con người thì mục đích duy nhất trong đời sống ấy chỉ là khoảng thời gian đi tìm lối ra khỏi luân hồi để tự giải thoát.

Giải thoát là trở về hợp nhất với gốc cũ của mình là Brahman vĩnh cửu và bất diệt. Những người, dầu thuộc hay không thuộc ba giai cấp thượng tầng, nhưng biết dùng phần minh trí của mình mà tu hành thì khi chết đi, cá ngã nguyên tố được dẫn vào con đường Thánh đạo để lần lần đi tới Brahman. Khi nào trở về đến nơi, hợp nhất với Brahman rồi thì vô lượng vô số cá ngã chỉ là một trường cửu, vĩnh viễn, bất sinh, bất diệt.

Trên đây là tóm lược vũ trụ quan siêu hình của học phái Vedanta.

---o0o---




tải về 1.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương