Tìm Hiểu SÁu phái triết họC ẤN ĐỘ ht. Mãn Giác


XIII.CỤC HẠN BẤT NHỊ (VISÙISÏTA-ADVAITA)



tải về 1.03 Mb.
trang31/37
Chuyển đổi dữ liệu16.10.2017
Kích1.03 Mb.
#33722
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   37

XIII.CỤC HẠN BẤT NHỊ (VISÙISÏTA-ADVAITA)


Sau khi bác bỏ lập trường Vedànta của các nhà Tuyệt đối bất nhị, Ràmànuja trình bày ý nghĩa một cách ngôn trọng yếu của thánh thư Upanishad: “tat tvam asi”121. Người là cái đó, và chứng tỏ thánh thư không hề giảng dạy rằng giải thoát là do tri thức về một Brahman không phẩm tính (nirguna-brahman). Ràmànuja trưng dẫn các Upanishads. SÙvet.Up.III.8 nói: “Tôi biết đấng siêu nhân vĩ đại như mặt trời vượt trên bóng tối. Chỉ nhờ biết được Ngài mà người ta vượt qua sự chết. Không có con đường nào khác”. Như vậy, tất cả các thánh thư đều khải thị rằng giải thoát là do tri thức về một sagunïa-brahman, chứ không phải một nirgunïa-brahman.

Tat tvam asi không hàm ngụ ý tưởng về một nhất thể tuyệt đối vô sai biệt (nirvsùesïa). Trong đó, chữ tat, cái đó, chỉ điểm Brahman toàn trí, toàn năng... và tvam, người, ngôi thứ hai, chỉ điểm Brahman hiện thân nơi các ngã tương đối cùng với vật chất phi tâm (acit). Đây là nguyên lý căn bản cho Visùisïtïàdvaita. Nguyên lý này nói rằng122, một nhất thể phải bao gồm ba yếu tố. Nghĩa là, một toàn thể luôn luôn chứa đựng trong nó hai thành tố riêng biệt. Khi nói, “Người này là Devadatta kia”, tức đã hàm ngụ rằng trong nhất thể Devadatta bao gồm một Devadatta của quá khứ và một Devadatta hiện tại.

Cũng vậy, trong nhất thể Brahman bao gồm hai thành tố: tâm (cit) và phi tâm (acit). Nơi một con người, thực tại phi tâm là thân thể của nó, và thực tại tâm là ngã tương đối (jìva) của nó. Thực tại phi tâm, hay vật chất, chịu chi phối của mọi biến đổi, từ tuổi thơ, qua tráng niên đến tuổi già; những biến đổi ấy chỉ xảy ra trong giới hạn của thân thể123. Ngã tương đối là chứng nhân của những biến đổi như vậy, hưởng thụ các hậu quả của hoan lạc hay đau đớn do chúng đưa đến. Cả hai thành tố này kết hợp một cách bất khả phân (aprïthak-siddhi), tạo thành một Tự ngã bất biến. Brahman hiện thân nơi Tự ngã đó, lấy thực tại phi tâm làm thân thể của mình. Những phẩm tính bất toàn chỉ diễn ra nơi thân thể (sùàrira), không có ảnh hưởng nào đối với Brahman.

Ý nghĩa phủ định trong các thánh thư, nói “neti neti” không phải phủ nhận mọi phẩm tính đặc thắng của Brahman, mà kỳ thực là phủ nhận những phẩm tính bất toàn kia. Cũng như đất sét, hay vàng ròng, dù được chế tạo dưới mọi hình thức nào đi nữa, nhưng bản tính không hề bị biến đổi. Bản chất của Brahman cũng vậy. Lại nữa, như một hoàng tử ngồi ở một nơi đầy muỗi, nhưng với cái quạt trong tay, xua đuổi các đàn muỗi kia. Cũng vậy, Brahman không hề bị ảnh hưởng bởi những đau khổ, buồn phiền124.

Các thánh thư đã khải thị Tuyệt đối thể như là Nhất thể cục hạn (visùisïtïatdvaita), một toàn thể với hai thành tố. Ở Chand.Up.: “Tất cả thế giới này là Brahman; hãy tịnh tâm tư duy thế giới này như là khởi thủy, chung cục và sinh tồn trong Brahman”. Nơi khác, các thánh thư cũng dạy rằng, Tự ngã của thế giới này ở trong Bahman, chừng nào mà toàn thể tập hợp của những thực tại tâm và phi tâm lập thành thân thể của Brahman. SÙvet.Up. nói: “Có hai vô sinh, cái biết và cái không biết, cái toàn năng và cái vô lực. Quả vậy, có một cái vô sinh khác, liên kết người hưởng thụ và vật hưởng thụ. Và có một tự ngã vô hạn, biến mãn, vô tác. Khi nhận ra ba thực tại này, đó là Brahman”. Nói cách khác, có ba thực tại (tattatraya): Thượng đế, thực tại thường trụ, toàn trí và toàn năng; tâm, thực tại thường trụ nhưng vô lực; và thực tại vật chất thường trụ. Trong đó, thực tại phi tâm (acit), vật chất (prakrïti) là đối tượng của hưởng thụ (bhogyàrtha); thực tại hữu tính (cit), các ngã tương đối (jìva) là kẻ hưởng thụ (bhoktrï), và Brahman là nguyên lý chỉ đạo125.

Ràmànuja lại dẫn chứng các thánh thư khác khi nói rằng Brahman tuyệt đối không phẩm tính, chỉ có nghĩa là không có những phẩm tính bất toàn. Chànd.Up.VIII.i.5 nói: “Tự ngã ấy không có tội lỗi, không có tuổi già, không có sự chết, không có buồn rầu, không có đói và khát”. Đây là bắt đầu bằng phủ định, nhưng kế đó thánh thư lại khẳng định: khát vọng của tự ngã là chân thật, tư duy của tự ngã là chân thật. Như vậy, Ràmànuja nói, cho phép chúng ta quả quyết rằng những phủ định trong các nơi khác thực sự chỉ là phủ định những phẩm tính xấu. Rồi sau đó, trưng dẫn thêm một số các thánh thư khẳng định những phẩm tính của Brahman, Ràmànuja đi đến kết luận126:

“Bằng cách giải thích đó, chúng ta thấy rằng các bản văn tuyên bố tính dị biệt và phân ly từ yếu tính của thực tại phi tâm, tâm và Thượng đế; và những bản văn tuyên bố ngài là nguyên nhân và thế giới là kết quả, và nhân quả đồng nhất; những bản văn ấy nhất định không mâu thuẫn với những bản văn khác vật chất (prakrïti), linh hồn (jìva) tạo thành thân thể (sùàrira) của Thượng đế; và vật chất và linh hồn ấy trong trạng thái nguyên nhân (karanï-avastha) của chúng, đúng là thực tại vi tế không có sự phân biệt nào giữa danh và sắc; khi có sự phân biệt ấy, đúng là thực tại thô hiện”.

 ---o0o---

XIV.THẦN LUẬN


Nói về Brahman, Ràmànuja chỉ định ngay rằng đó là Thần ngã Tối cao (purusùottama) vượt ngoài mọi phẩm tính bất toàn, và gồm đủ vô lượng lực dụng, vô lượng diệu đức. Từ ngữ “Brahman” được Ràmànuja chỉ cho bất cứ sự thể nào có phẩm tính tối cao, tuyệt đối; và dĩ nhiên chỉ có đấng chủ tể của vạn hữu mới có phẩm tính đó. Từ đó suy diễn ra, trước hết, từ ngữ “Brahman” duy nhất chỉ cho Ngài, và kế đó cũng chỉ định luôn những sự thể có được một phần nhỏ nơi phẩm tính của Ngài127. Nói cách khác, trước hết, đấng chủ tể, hay Thượng đế, là Tuyệt đối thể, tức Brahman.

Ngài là hiện thân của vũ trụ, bởi vì các thực tại tâm và phi tâm kết thành thân thể của Ngài. Khi vũ trụ chưa được sáng tạo, vật chất và tâm ở trong tình trạng nhân thái (kàranïa-avastha) của Brahman, bấy giờ đấng chủ tể không hiện thân. Khi vũ trụ được sáng tạo, vật chất và tâm ở trong tình trạng quả thái (kàryavastha) của Brahman. Như vậy, đấng chủ tể được coi như là đấng chi phối nội tại (antaryàmì)128, là bản thể sai biệt (visùesïya) nhưng tự Ngài vẫn bất biến, bất động.

Vật chất và tâm là dạng thức (prakàra) của Ngài. Chúng tuyệt đối nương tựa không thể phân ly Ngài. Sự lệ thuộc đó được diễn tả là aprïthak-sid dhi, thành tựu vô dị, sự phối hợp thành một toàn thể không có dị biệt. Đấng chủ tể ấy, vừa là Tuyệt đối thể, và vừa là một Thượng đế Hữu ngã, được mô tả qua năm hình thái:

1. Vi tế tướng (suksïma)62, đó là Vàsudeva, Thế Thiên, mà thế giới là thân thể của Ngài, và thế giới bao gồm hai thành tố như đã nói. Bởi vì đó là Nguyên lý sáng tạo, phá hoại và duy trì thế giới vạn hữu. Vàsudeva là Brahman tối cao, hoặc thị hiện bằng vi tế tướng, hoặc phân thân (vyùha), hoặc quyền hiện (vhibava); những ai phụng thờ Ngài bằng những hành động được hướng dẫn bởi tri thức sẽ đạt đến. Phụng thờ quyền hiện tướng của Ngài, người ta đạt đến phân thân của Ngài, và phụng thờ phân thân đó người ta đạt đến vi tế tướng, tức Vàsudeva hay Brahman tối cao.

2. Đấng chỉ đạo nội tại (antaryàmin). Từ vi tế tướng, Brahman tối cao, nguyên nhân của vũ trụ, thể nhập vào các thực tại hữu tình thiết lập Tự ngã cho các ngã tương đối cá biệt. Ngã tương đối hay linh hồn (jìva) chi phối thân thể; Tự ngã (àtman) chi phối ngã tương đối. Brïhad.Up. III.7.3 nói: “Ai đứng trên đất tức là ở trong đất, mà đất không biết đến, mà thân thể của người ấy là đất; là người chi phối đất từ bên trong; người đó là tự ngã của người, là kẻ chỉ đạo nội tại, là đấng bất tử”. Các thánh thư như vậy đều khải thị rằng thế giới bao gồm thực tại hữu tình là thân thể của Ngã tối cao, và Ngã tối cao là Tự ngã của tất cả.

3. Bốn phân thân (vyùha): Khi hiện thân như là đấng chủ tể, Ngài là Vàsudeva phát xuất từ Vàsudeva vi tế tướng như là Brahman tối cao trên kia. Khi hiện thân là đấng chỉ đạo các thực tại hữu (jìvattva) hay thực tại hữu trí (buddhitattva), và hiện thân làm đấng hủy diệt vũ trụ này, Ngài được gọi là Sanïkarsïanïa. Khi hiện thân làm đấng chi phối thực tại ý chí (manatattva) và làm đấng sáng tạo vũ trụ, ngài là Pradymna. Khi hiện thân làm đấng chỉ đạo cho thực tại ngã chấp (ahanïkàratattva) và là đấng duy trì thế giới, Ngài là Anirudha.

4. Quyền hiện (vibhava), đây là hiện thân nhập thế, hoặc trong lốt người hoặc trong lốt vật, chủ trì thưởng thiện phạt ác. Hoặc trực tiếp hiện thân nhập thế, như thần Krïsïnïa. Hoặc gián tiếp khai sáng các linh hồn nhập thế, như SÙivà, Phật, v.v...

5. Ngẫu tượng (àrchàvàtàra), Ngài hiện thân nơi các tượng gỗ, tượng đá, đối tượng thờ phụng của chúng sinh, thỏa mãn linh ứng các cầu nguyện của chúng.

 

---o0o---




tải về 1.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương