Tìm Hiểu SÁu phái triết họC ẤN ĐỘ ht. Mãn Giác


X.PHÁT TRIỂN KHUYNH HƯỚNG HỮU THẦN



tải về 1.03 Mb.
trang30/37
Chuyển đổi dữ liệu16.10.2017
Kích1.03 Mb.
#33722
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   37

X.PHÁT TRIỂN KHUYNH HƯỚNG HỮU THẦN


(RÀMÀNUJA: CỤC HẠN BẤT NHỊ)

Kỳ Na giáo (Jainism) và Phật giáo là hai nguồn ảnh hưởng lớn đối với tư tưởng vô thần trong triết học Ấn Độ. Một số các Upanishads sơ khởi, không xác quyết lắm, nhưng cũng báo hiệu một ý nghĩa nào đó cho khuynh hướng vô thần trong truyền thống chính thống. Đây có thể coi như là phản ứng của giai cấp Sát đế lỵ trước đặc quyền tư tưởng của giai cấp Bà la môn.

Cho đến khoảng đầu kỷ nguyên trước Tây lịch, dưới sự thịnh hành của Phật giáo và Kỳ Na giáo, cả hai vốn phát xuất từ giai cấp Sát đế lỵ, khuynh hướng hữu thần bắt đầu cố gắng phục hồi để chống lại các trào lưu phản chính thống ấy. Trong khoảng thời gian này, Phật giáo hưng thịnh tại Nam Ấn. Có lẽ những nỗ lực khôi phục khuynh hướng hữu thần cũng khởi sự tại các vùng đất này.

Dĩ nhiên các Upanishads không hoàn toàn loại bỏ tư tưởng hữu thần và coi nhẹ con đường hành nghiệp như SÙanïkara giải thích. Chẳng hạn, trong SÙvetàsùvara-Upanishad mà chúng ta đã từng nhắc đến với các giải thích của SÙanïkara, rõ ràng chỉ điểm tư tưởng hữu thần, và đặc biệt là thần SÙiva. Những từ ngữ nào có thể ngụ ý một khuynh hướng hữu thần ở đây đều được SÙanïkara giải thích như là thuật ngữ biểu tượng của tuyệt đối bất nhị.

Ngay sau thời SÙanïkara, dấu hiệu khôi phục khuynh hướng hữu thần xuất hiện trong Vedànta. Nếu ở nơi SÙanïkara, con đường hành nghiệp không được coi như là con đường chân chính để đạt đến tri thức về Brahman, thì cách SÙanïkara không lâu, trên dưới 100 năm, Bràskara đã tái lập giá trị của con đường đó. Tri thức hành động cũng được phối hợp mới có thể đạt đến tri thức về Brahman. Đấy là chủ trương tri hành hiệp nhất (jnõàna-samuccita-karma). Sau Bràkskara, truyền thống hữu thần khởi nguyên từ Veda hoàn toàn được khôi phục với Ràmànuja, trên căn bản tư tưởng bất nhị của SÙanïkara.

---o0o---


XI.TIỂU SỬ RÀMÀNUJA


Ràmànuja sinh năm 1017 tại Bhùtapurì. Cha là Àsùurì Kesùava, và mẹ là Kàntimatì, em gái của Pahàpùrna, một đồ đệ của Yàmuna vốn là người được coi như một trong những triết gia đầu tiên thuộc phái Vaisïnïava giải thích Brahma-sùtra theo khuynh hướng hữu thần. Kesùava chết sau khi cưới vợ cho con chưa bao lâu, bấy giờ Ràmànuja mới 16 tuổi. Rồi Ràmanuja theo mẹ dời sang ở Kanõcipura, học với Yavadaprakàsùa. Nhưng vì có nhiều chỗ bất đồng với Yàvada về giải thích Upanishad, cuối cùng Ràmànuja bị thầy đuổi, lại theo học với Mahàpùrnïa, cậu ruột của mình.

Đương thời, tại SÙrìranïgam, Yàmuna là một học giả lừng danh về tư tưởng cục hạn bất nhị. Qua trung gian của Mahàpùrnïa mà Ràmànuja biết được danh tiếng của Yàmuna, và cả hai cùng khởi hành đi đến SÙrìranïgam. Khi đến nơi thì Yàmuna đã chết. Ràmànuja nghe nói sau khi chết, ba ngón tay của Yàmuna cong lại, liền nghĩ ra rằng đó là dấu hiệu ám chỉ ba ước vọng chưa được thỏa mãn nơi Yàmuna: thứ nhất, đưa mọi người trở về giáo thuyết Prapatti của phái Vaisïnïava, để họ thông hiểu các thánh giả Alivarï 1.2.3, kế đó, viết một bản chú giải về Brahma-sùtra theo phái SÙrìvaisïnïava; và sau hết, viết nhiều tác phẩm về phái Sùrìvaisïnïava. Ràmànuja hứa hẹn sẽ thực hiện ba ước vọng này.

Vì thái độ vô lễ của vợ mình đối với vợ của Mahàpùrnïa, và đối với những người hành khất, Ràmànuja đuổi vợ về nhà ông nhạc. Kể từ khoảng 30 tuổi trở đi, Ràmànuja sống cuộc đời của một sannyàsi, giai đoạn thứ tư trong bốn giai đoạn sống của một người Bà la môn. Tư tưởng của Ràmànuja rất khoan dung. Trong tín ngưỡng tôn giáo, ông chấp nhận cả Phật giáo, Kỳ Na giáo. Ông cũng tỏ ra thân thiện với những người Thủ đà là (SÙudra), và giai cấp hạ tiện. Do đó, khi ông chết, bấy giờ đã 120 tuổi, tất cả mọi người trong bốn giai cấp xã hội đều luyến tiếc.

Hứa hẹn thứ nhất của Ràmànuja, thực hiện điều mà Yàmuna ước mong nhưng chưa thỏa mãn, đó là tích cực phát huy chân tinh thần prapatti của các thánh giả Àlïivàr. Họ là những vị hoàn toàn dâng hiến mình cho đấng chủ tể (svàmì), chỉ có một con đường duy nhất để giải thoát, nhờ vào ân huệ của đấng chủ tể (svàmikrïpà). Những vị alïivàr do đó cũng được gọi là những người của Nhất thừa đạo (Ekayana). Prapatti là sự thực hành bằng cầu nguyện, ca ngợi đấng chủ tể với xác tín sâu xa rằng duy nhất chỉ có Ngài là đấng cứu rỗi, và không có con đường nào khác để đến giải thoát ngoài ân huệ của Ngài; và để đạt được ân huệ ấy, hành giả chỉ có một phương tiện duy nhất là dâng hiến mình trọn vẹn. Tất cả mọi phương tiện khác đều là hư không (upàya-sùùnyatà).

Các vị thánh Àlïivàr gồm đủ mọi giai cấp: Bà la môn, Sát đế lỵ, Thủ đà la và tiện dân. Đấng chủ tể của họ là thần Visïnïu. Những vị thánh đầu tiên xuất hiện ở Nam Ấn, mà truyền thuyết cho rằng Àlïivàr đầu tiên sống khoảng 4203 trước Tây lịch và Àlïivàr cuối cùng khoảng 2706 trước Tây lịch. Từ ngữ “Àlïivàr” chỉ cho một người có tri thức trực giác thần bí về Thượng đế và hoàn toàn đắm mình trong sự chiêm nghiệm thần linh. Các Àlïivàr đó là những vị thánh của tôn giáo SÙrìvaisïnïva, mà Ràmànuja có nhiều liên hệ, về huyết thống cũng như về tri thức.

Với các hứa hẹn khác, Ràmànuja viết SÙrì-bhàsïya (chú giải Brahma-sùtra), Vedàrtha-samïgraha, Vedànta-sàra và Vedànta-dìpa.

---o0o---


XII.PHÊ BÌNH SÙANÏKARA


Ràmànuja đã một thời theo học với Yàvada, người theo Nhất nguyên tuyệt đối của SÙanïkara. Tuy nhiên, thái độ khước từ các bổn phận tế tự của SÙanïkara nhất định đi ngược với những gì mà Ràmànuja đã có liên hệ ngay nơi huyết thống. Do sự bất đồng ấy mà xảy ra những cuộc cãi lộn giữa hai thầy trò, để rồi Ràmànuja bị đuổi. Cuối cùng, Yàvada trở lại quy thuận với Ràmànuja.

Ngay trong phần đầu của chú giải Brahma-sùtra, Ràmànuja tóm tắt những điểm tinh yếu trong thế hệ của SÙanïkara, sau đó lần lượt bài bác120. Điều mà SÙanïkara và các môn đệ (pùrvapaksïin) chủ trương rằng tâm thức thường trụ, tuyệt đối bất biến nhưng do vô minh nên trở thành sai biệt; điều đó Ràmànuja cho rằng chủ trương như vậy không có chứng cứ. Những ai chủ trương học thuyết về một bản thể hoàn toàn không có sai biệt, những người ấy không được quyền đề nghị sự kiện này hay sự kiện kia làm chứng cứ cho một bản thể như vậy, bởi vì tất cả mọi phương tiện của tri thức chân chính đều phải có đối tượng của chúng là những sự thể bị chi phối bởi sai biệt tính.

Kế đó, Ràmànuja phân tích kết cấu của ngôn ngữ, chứng tỏ rằng một lời nói tự chứng tỏ bao gồm nhiều chi tiết sai biệt của ngôn ngữ. Ngôn ngữ tự chứng tỏ bản chất sai biệt của nó; mọi đề cập về một bản thể không sai biệt bằng ngôn ngữ thảy đều thiếu căn cứ. Ngay trong nhận thức cũng vậy. Giai đoạn tiền nhận thức là trực giác vô phân biệt (nirvikalpa-pratyaksïa) và kế tiếp là tri giác có phân biệt (savikalpa-pratyaksïa). Dù có phân biệt hay không phân biệt, tri giác vẫn tiếp nhận một tính chất nào đó của đối tượng.

Ràmànuja cũng trưng dẫn các Upanishads để giải thích theo quan điểm của mình, chứng minh rằng không phải các thánh thư ấy khải thị một Brahman tuyệt đối không hình tích, không dị biệt, vô tướng. Thí dụ: Brïhad.Up.IV.v.15 nói: “Nơi nào như là có hai tính”. Hay Brïhad.Up.IV.iv.19 nói: “Nơi đây không tính sai biệt. Ai thấy nơi đây có tính sai biệt, người ấy đi từ chỗ chết đến chỗ chết”, v.v... Những gì mà các đoạn Upanishads đó phủ nhận, chỉ là sai biệt tính trái ngược với nhất thể của thế giới, vì nhất thể của thế giới nương tựa trên Brahman. Vậy, khi các thánh điển nói Brahman là độc nhất, điều đó không ám chỉ rằng Brahman là nhất thể tuyệt đối, vô danh, vô tướng, mà muốn nói rằng Brahman là nguyên nhân độc nhất của thế giới.

Kế tiếp, Ràmànuja bác bỏ thuyết vô minh của SÙanïkara, theo đó toàn thể thế giới này có là chỉ do vô minh, gán ghép sai lầm chân tính của thực tại vô sai biệt. Ràmànuja chứng tỏ cho thấy vô minh (avidyà) hoàn toàn không có thực tại nào làm sở y. Ngã tương đối (jìva) không phải là sở y (asùraya) của nó, bởi vì theo thuyết của SÙanïkara, ngã tương đối là một gán ghép sai lầm khác do vô minh. Brahman dĩ nhiên không phải là sở y ấy.

Tất cả luận chứng của Ràmànuja chỉ nhắm mục đích tái thiết một hình ảnh Brahman mà trước đây SÙanïkara đã đẩy đến thành một bản thể tuyệt đối, không còn là đối tượng cho chiêm ngưỡng và phụng thờ nữa. Và như vậy, Ràmànuja mới chứng tỏ được rằng, các thánh điển không dạy chỉ có con đường duy nhất đưa đến giải thoát cứu cánh là tri thức về Brahman.

---o0o---




tải về 1.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương