Tìm Hiểu SÁu phái triết họC ẤN ĐỘ ht. Mãn Giác



tải về 1.03 Mb.
trang32/37
Chuyển đổi dữ liệu16.10.2017
Kích1.03 Mb.
#33722
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   37

XV.GIẢI THOÁT


Mở đầu chú giải Adhyàya III của Brahma-sùtra, Ràmànuja tóm tắt những gì đã trình bày ở hai Adhyàya trước, và giới thiệu Adhyàya III có mục đích nói về những phương cách để đạt đến Brahman ấy, và phương cách ấy là tư duy.

Chúng ta cũng đã biết rằng, các Àlïivàr coi sự giải thoát chỉ có thể thực hiện trên một con đường duy nhất là dâng hiến mình trọn vẹn cho đấng chủ tể. Ràmànuja cũng noi theo con đường đó. Không phải như SÙanïkara, giải thoát chỉ có thể đạt được bằng chân tri thức về Brahman. Chân tri thức này, nơi Ràmànuja, đồng nghĩa với bhakti, tín ngưỡng. Đây là chủ trương của tôn giáo Vaisïnïava. Sarvadarsùana-samïgraha đề cập đến năm giai đoạn đi đến sự dâng hiến thần linh như sau:

1. Thân cận (abhigamana), siêng năng tới lui gần gũi những nơi thờ phụng thần linh.

2. Cúng dường (upàdàna), mang các thứ hương hoa đến những nơi thờ phụng ấy để dâng cúng thần linh.

3. Tế tự (jyà), thực hành các nghi lễ tế tự thần linh.

4. Học tập (svàdhyàya), học tập các bài ca ngợi, chú văn, danh hiệu Nàràyanïa, một biệt danh của thần Visïnïu.

5. Thiền định (yoga), thực hành sự chiêm nghiệm thần linh. Sự thực hành này cũng được phân biệt dưới ba khía cạnh. Hoặc chiêm nghiệm bằng cách thực hành các bổn phận tế tự, gọi là karma-yoga; hoặc chiêm nghiệm bằng tri thức, jnõàna-yoga; vốn là những chuẩn bị và thanh lọc tinh thần, chuẩn bị cho bhakti-yoga.

Nói vắn tắt, giải thoát là nhờ vào ân huệ của đấng chủ tể. Điều này không khác mấy với quan niệm của Gia Tô giáo. 

---o0o---


XVI.MADHVA và VEDÀNTA NHỊ NGUYÊN


Madhva sinh trong khoảng 1197 hay 1199, và thọ khoảng 79 tuổi. Người ta cũng thường gọi ông dưới danh hiệu Ànandatìrtha hay Pùrnïaprajnõa, và được coi như là hóa thân của thần Vàyu, xuống thế gian với mục đích phá hủy các chủ trương của SÙanïkara.

Tác phẩm của Madhva kể có 37 bộ. Trong số đó, một bản chú giải Rg.Veda, 1 bản chú giải về Brahmanïa, 11 bản chú giải về các Upanishads, 1 bản chú giải về Mahàbhàrata, 3 bản chú giải Bhagavad- Gìta, 4 bản chú giải Brahma-sùtra, và một số tác phẩm khác trình bày những điểm chính trong hệ thống nhị nguyên hữu thần của ông, bác bỏ những chủ trương liên hệ tư tưởng nhất nguyên tuyệt đối của SÙanïkara.

Madhva coi SÙanïkara và môn đệ là những đối thủ chính, do đó phần lớn trong các tác phẩm của ông chỉ trích kịch liệt những người này. Trong khoảng thời gian hoạt động của Madhva, nhiều triết gia theo khuynh hướng nhất nguyên của SÙanïkara khá phồn thịnh, như Vàcaspati, Prakàsùàtman, Suresùvara; họ đã viết nhiều tác phẩm quảng bá bênh vực triết lý nhất nguyên của SÙanïkara.

Madhva và môn đệ, như Jayatìrtda, Vyàsatìrtha, và một số khác, tích cực nỗ lực bác bỏ triết lý chủ trương thế gian mê vọng này; họ thiết lập quan điểm về Thực tại tính và Đa nguyên tính của thế giới, chủ trương sự khác biệt giữa tự ngã và Brahman, và coi Brahman như một Thượng đế Hữu ngã. Những người theo khuynh hướng của SÙanïkara cũng tích cực chống đối lại. Cuộc tranh luận nhất nguyên và nhị nguyên như vậy kéo dài giữa hai nhóm Vedànta.

Chúng ta đã biết rằng, khi chú giải Brahma-sùtra I.i.1, SÙanïkara tuyên bố ngay phần giới thiệu rằng, tri thức chân thực về Brahman là cùng đích của Vedànta, và chỉ có tri thức này mới diệt trừ vô minh, dẫn đến giải thoát trọn vẹn. Để đạt đến cùng đích này, SÙanïkara đề nghị bốn điều kiện tiên quyết, hay bốn tiền phương tiện, trước khi theo đuổi suy tư chiêm nghiệm về Brahman.

Với Madhva, athàto brahma-jijnõàsà được nói nơi Brahma-sùtra I.i.1 có nghĩa là suy tư chiêm nghiệm về Brahman (brahma-jijnõàsà) chỉ có thể đạt được bằng vào ân huệ của Visïnïu, đấng chủ tể. Bởi vì duy nhất chỉ có Ngài là động lực của tất cả mọi tác động tinh thần mà thôi.

Như vậy, Madhva đề nghị ba giai đoạn để đạt đến ân huệ (prasàda) này. Thực hành các nghi lễ tế tự của Veda chỉ đạt đến ân huệ thấp. Học hỏi thánh điển thì đạt được ân huệ cao hơn một chút. Mà ân huệ cao nhất là giải thoát (mukti) bằng trí tuệ (mata).

Không phải như SÙanïkara quan niệm giải thoát do tri thức trực nhận nhất thể tuyệt đối giữa Brahman tuyệt đối và Ngã tuyệt đối, nhất thể của minh trí (vidyà) và vô minh (àvidyà), Madhva coi trí tuệ ấy như là kết quả của chiêm nghiệm (nididhyàsana) và dâng hiến (bhakti) sau khi trải qua giai đoạn học hỏi thánh điển (sùravanïa) và tư duy (manana) về các thánh điển.

Thêm nữa, cũng không phải như SÙanïkara, theo đó Brahman là Tuyệt đối thể không có phẩm tính; mà Brahman ấy, đối với Madhva, chính là thần Visïnïu, và chỉ khi nào Visïnïu hài lòng với tri thức nhận biết của Ngài thì người ta mới có thể đạt được giải thoát do Ngài ban bố.

Như vậy, Madhva và các môn đệ bác bỏ bốn tiền phương tiện mà SÙanïkara đã đề nghị cho brahma-jijnõàsøà. Sanïkara đòi hỏi, để chiêm nghiệm Brahman (brahma-jijnõàsøà), trước hết người ta phải phân biệt rõ giữa những cái thường (nitya) và vô thường (anitya) và cuối cùng phải cái khát vọng nhiệt thành. Ở đây, cái thường được hiểu như là cái thực, và vô thường là cái mê vọng, chỉ có Brahman là chân thật, còn tất cả những cái khác là hư dối (brahmaiva satyam anyad anrïtam). Nếu sự phân biệt ấy là một tiền phương tiện, thì chính nó đã là một cứu cánh rồi; brahma-jijnõàsøà, bấy giờ sẽ không còn có ý nghĩa cần thiết gì nữa.

Sanïkara cũng đề nghị rằng, trong tiền phương tiện của Brahma-jijnõàsøà, người ta phải khước từ mọi hưởng thụ của đời này và đời sau. Nhưng, nếu nói theo chủ thuyết nhất nguyên của SÙanïkara, các đối tượng giác quan (visïaya) mặc dù được coi như chỉ cung cấp khoái lạc tạm thời, giả ảo, nhưng chúng lại là tự tánh của tự ngã (àtmasvarùpa). Như vậy, không có sự khác biệt nào giữa một người hưởng thụ khoái lạc hư vọng và một người hưởng thụ khoái lạc của giải thoát.

Tư tưởng nhị nguyên của Madhva chấp nhận cả hai thực tại chân thật. Với SÙanïkara, duy chỉ Brahman là chân thật, ngoài ra đều là hư vọng. Madhva cho rằng thế giới, triền phược, giải thoát, tất cả cũng chân thật như Brahman. Lý luận căn bản cho tư tưởng nhị nguyên này có thể tóm tắt rằng: nếu tất cả đều hư giả, người ta sẽ không tìm thấy sự thực nào đó để chứng minh sự hư giả đó là hư giả.

Chủ trương bất định thuyết (anirvàcanìya) của các nhà nhất nguyên không đứng vững. Theo thuyết này, thực tại hư giả không thể quyết định rằng là hữu (sat) hay phi hữu (asat). Sợi dây mà bị tưởng lầm là con rắn, trong tri giác hiện tại, con rắn ấy không phải là hữu, nhưng quả thực người ta đang thấy nó thì cũng không thể cả quyết nó là phi hữu. Vậy, con rắn không xuất hiện như là hữu hay phi hữu: sad-asat-vilaksïanïa.

Nhưng với các nhà madhva, nếu thực tại là phi hữu, tất nhiên con người phải có khái niệm về sự phi hữu đó. Như nói, sừng thỏ, người ta có ngay khái niệm rằng trên đầu con thỏ không hề có sừng; vậy sừng thỏ là một phi hữu. Hoặc giả, khi nói, đây là cái lu, người ta cũng biết ngay đó không phải là cái áo. Lu và áo là hai thực tại dị biệt, một cái là hữu và một cái là phi hữu. Không ai lại lầm lẫn cái lu là cái áo, hay nghi ngờ bất quyết giữa cái lu và cái áo. Vậy thì, hữu (sat) và phi hữu (asat) là hai thực tại dị biệt (bheda).

Dị biệt thể (bheda) vừa nói đó, là điểm mấu chốt trong tư tưởng nhị nguyên của Madhva và môn đệ. Đối với họ, có năm phạm trù của dị biệt thể: dị biệt giữa tiểu ngã và Thượng đế (jìva-ìsùayor bhìdà); dị biệt giữa các tiểu ngã (jìva-bhedïa parasparam); dị biệt giữa thế gian và Thượng đế (jadïïạ-ìsùayor bhìdà); dị biệt giữa thế gian và tiểu ngã (jadïa-jìva bhidà); dị biệt giữa thế gian và thế gian (jadïànàm jadïa bhidà).

Nếu không dị biệt giữa Thượng đế và tiểu ngã, thì khi tiểu ngã chịu đau khổ trong luân hồi sinh tử, Thượng đế cũng phải cùng số phận; hơn thế, brahma-jijnõàsà cũng trở thành vô nghĩa, vì nếu giữa ta và Brahman không có dị biệt nào cả, thì Brahman không thể là đối tượng cho suy tư chiêm nghiệm. Khi tiểu ngã đạt đến giải thoát, hưởng thụ khoái lạc dưới ân huệ (prasàda) của Ngài chứ không phải trở thành làm một với Ngài; thì lúc bấy giờ, tiểu ngã tiến đến gần Ngài hơn mà thôi.

Đằng khắc, nếu không có sự dị biệt giữa các tiểu ngã, thì khi một người này đạt đến giải thoát thì tất cả mọi người khác cũng phải coi như là đạt đến giải thoát cùng lúc như nhau. Ở đây, Madhva còn phân biệt rõ, là chỉ có các loài trời và loài người mới có thể đạt đến giải thoát nhờ ân huệ của Brahman; còn giữa loài người, thì cũng chỉ có hạng thượng thặng mới đạt được, còn hạng bình thường như các giai cấp Thủ đà la hay tiện dân không thể nhận được ân huệ của Ngài; họ là những người mãi mãi chìm đắm trong vòng luân hồi sinh tử; còn những người xấu xa tồi tệ nhất, vĩnh viễn đọa xuống địa ngục không hy vọng có ngày giải thoát.

Hậu quả thứ nhất của tư tưởng nhị nguyên như vậy đưa đến một Đa nguyên luận. Hậu quả thứ hai của nó là duy thực. Thế giới này vốn là thực hữu, và vì những phẩm tính xấu xa của nó cũng thực hữu, cho nên ta mới có thể mong mỏi một nơi khác sung mãn hơn, và do đó họ tìm con đường phụng thờ Thượng đế để được gần gũi Ngài. Tất cả triền phược và đau khổ trong thế gian cũng thực hữu. Trí năng, giác quan, cho đến ngoại cảnh, và tất cả đều thực hữu dưới sự chi phối và chỉ đạo của Thượng đế.

Vô minh, ngu dốt, là do phân biệt sai lầm rằng thế giới vật chất kia như những thành phần sở hữu của ta, hay ta là thế giới; chứ không phải là do không nhận ra thế giới vốn như huyễn như các nhà Nhất nguyên luận. Khi nhận ra bản tính của Brahman, người ta khởi tâm thờ phụng (bhakti) đối với Ngài. Thờ phụng, sùng kính (bhakti) là liên tục làm tăng trưởng tình yêu Thượng đế, và tất cả phải quy vào tình yêu này.

Như vậy, khởi điểm từ một quan điểm Nhất nguyên tuyệt đối nơi Gaudïapàda, và hoàn thành hệ thống nơi SÙanïkara, theo đó giải thoát là thể nhập bản thể tuyệt đối, và chỉ có con đường thuộc tri thức mới đủ khả năng dẫn đến đây; cuối cùng Vedànta đi đến một hệ thống nhị nguyên, mang âm hưởng đa đơn và duy thực. Bây giờ, giải thoát không còn có nghĩa là thể nhập bản thể tuyệt đối nữa, vì tuyệt đối thể Brahman chính là Visïnïu, một Thượng đế hữu ngã, và do đó, giải thoát phải bằng ân huệ của Ngài để có thể được gần gũi với Ngài. Sự gần gũi ấy mang lại cho con người giải thoát sự hưởng thụ những khoái lạc tự tại như Ngài, trong cảnh giới sung mãn với sự hiện diện của Ngài. Dâng hiến và sùng kính là nỗ lực làm hài lòng Ngài để nhận được ân huệ mà Ngài ban bố, và cũng nhờ đó mà nhận được giải thoát, vượt ngoài thế giới triền phược và đau khổ này.

 

 

---o0o---




tải về 1.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương