TÌm hiểu pháp thần thông trong phật giáO



tải về 1.59 Mb.
trang17/43
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.59 Mb.
#30821
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   43

Phẩm Chất Của Bộ Não


Đây chính là phạm vi Phật giáo có thể chấp nhận được. Đức Phật biết chất lượng của não bộ và hệ thống thần kinh là Kammajjrūpa – (tùy vào kết quả nghiệp chướng) – được tái sanh (trực tiếp) thông qua kết quả nghiệp chướng có nghĩa là những kết quả do kiếp trước để lại. Những ai thường có hệ số thông minh cao, có khả năng hiểu được những điều khó khăn và phức tạp và rồi tận dụng được khả năng đó để tạo điều lợi cho người khác, sẽ được chúc phúc nơi cõi đời này bằng việc tái sanh ở mức độ cao hơn về khả năng và tâm, kể cả trí nhớ dai. Chính vì thế mà não bộ và toàn bộ hệ thống thần kinh được gọi là Kammajjrūpa. Điều này hoàn toàn khớp với trường hợp thân xác được luyện tập điều đặn. Những ai sao nhãng không có những bài tập thích hợp sẽ có thân xác yếu đuối, không có đủ sức chịu đựng. Cũng như vậy những ai không luyện tập trí óc đang lúc còn nhỏ, sao lãng những cơ hội học tập, sẽ không thể tăng trưởng trí óc được khi họ lớn lên. Tuổi càng cao bao nhiêu, thì càng khó có thể gặt hái được những thành công trong việc luyện tập trí não. Đây chính là vì điều chúng ta gọi là học tập thực chất chỉ là những bài tập ấn định cho trí óc đó là tập suy nghĩ ra làm sao, luyện trí nhớ như thế nào, ôn tập ra sao, học phân loại như thế nào và nhiều điều khác nữa, kể cả việc thích ứng với các hành động thể lý và hành vi về khẩu liên quan, cơ bản chẳng là gì cả ngoài những bài tập hay việc luyện tập dành cho chính tâm vậy. Như đã nói ở trên, mắt nhìn chẳng là gì cả mà là tâm nhìn, (thông qua mắt), tai nghe được cũng không là gì cả mà là tâm nghe được thông qua tai v.v.. . Cũng vậy, khi chúng ta nói. “trí nhớ được tồn lại trong não bộ” thực chất đó là trí nhớ được ghi lại trong tâm thông qua não bộ. Toàn bộ những điều kể trên chẳng phải là quá đáng, hay đánh giá quá cao. Chúng ta hãy nghiên cứu kỹ coi thực chất tâm hay tiềm thức chính là người sáng tạo ra toàn bộ những thứ đó, toàn bộ những gì được ban tặng cho thân xác hay não bộ xét cho cùng chỉ là một qui trình luyện tập được ban tặng cho tâm mà thôi. Chúng ta được biết một cách khoa học rằng các tế bào não và hệ thần kinh trên toàn bộ thân xác luôn luôn phải trải qua một qui trình biến đổi liên tục.Theo Phật giáo điều này được sức mạnh của chính tâm hay thức tạo ra. theo phương hướng và mức độ và các thân giới được phát triển hay biến đổi đều tùy thuộc vào sức mạnh kiềm chế của tâm.

Ta có thể quan sát thấy những người nào am hiểu lẹ làng thường là những người có trí nhớ tốt và có khả năng tiếp thu cao thuộc hệ thống não bộ. Ngược lại cũng là điều hoàn toàn đúng. Như vậy chúng ta đọc thấy trong các trích đoạn Phật giáo có hai phẩm chất hình như luôn luôn theo sát nhau đó là Niệm (sati) và Tuệ (Paññā). Hai phẩm chất này lại dựa vào chất lượng của thiền Định (samādhi) theo qui luật định lại sản sinh ra Niệm (sati), và Tuệ (Paññā). Một điều không bao giờ được quên là toàn bộ những điểm này chỉ là những phẩm chất và khả năng của tâm mà thôi, chứ không phải của não bộ. Chúng cũng được gọi là “Cetasika” thường được dịch là các sở hữu tâm. Chúng là “tên” hay là “Danh” (nama) có nghĩa là những phẩm chất siêu hình, cần được tu luyện để cho ảnh hưởng hay là quả báo (dị thục) vipāka lên tâm Bhavāagacitta) đây là nguồn gốc mọi khả năng sáng tạo cho não bộ và hệ thần kinh. Thân xác thô kệch sớm muộn gì cũng bị buộc phải tan rã. Nhưng tâm hữu phần với khả năng sáng tạo của nó vẫn còn đó với công cụ thô sơ được tác động lên trở thành phần tinh tế hơn có nghĩa là trở thành thân xác thần tiên . . . . Kinh Phật so sánh việc biến đổi này giống như một việc “ trỗi dậy khỏi một giấc mơ” – giấc mơ chẳng là gì cả song chỉ là cuộc sống trần thế này. Thực chất mà nói, chẳng còn sự so sánh của cuộc sống trần tục với điều này nữa nghĩa là một điều kiện giống như một giấc mơ đối với người đã chết cuộc sống Hóa Sinh (Opapātika) thì thực tế hơn, sinh động hơn và kéo dài hơn cả trong khổ cảnh lẫn trong nhàn cảnh.

---o0o---

‘Bản chất tự nhiên’: đặc tính kèm theo


Như vậy hành thiền được phát triển cho đến khi nguồn sáng xuất hiện cộng với những phúc lợi và giá trị to lớn của nó. Trước tiên nếu nguồn sáng đó đủ mạnh có nghĩa là được tăng trưởng mạnh đủ, có khả năng nhìn thấy “Sắc” hay là thị lực sẽ xuất hiện như là một thành quả rõ ràng (lẽ đương nhiên, ta phải lưu ý kẻo một số cảnh vật sẽ quyến rũ ta.) Một số ích lợi khác gồm cả khả năng trí nhớ được tăng cường ở mức cao và khả năng nhớ lại điều đã bị quên lãng bấy lâu nay. Không kể đến sự phát triển Chỉ Số thông minh (IQ) và sự cải tiến đáng kể những tế bào não. Toàn bộ những điều này điều là kho tàng vô giá không thể bị đánh cắp. Đi kèm với người sở hữu cuộc sống hoặc ngay cả cuộc sống mai hậu. Điều này cho thấy nơi một số trẻ em cách này cách khác được tái sanh thành những thần đồng chứng tỏ là đặc tính cố định và bất di bất dịch kèm theo. Tuy nhiên, điều này cũng quá rõ cả về nghiệp chướng thiện và bất thiện. Nói cách khác điều này được áp dụng tương tự cho cả những thần đồng bất thiện và hoàn thiện, những lợi ích có được từ việc tu luyện hành thiền ngay cả thiền bậc cao nhất cũng chưa thể đạt đến được trong cuộc sống hiện tại. Chính vì thế không nên quá phóng đại giá trị tâm cộng với tu luyện thiền vì với việc tu luyện này sẽ diễn ra sự hoàn chỉnh, tạo ra sức mạnh nguồn sáng ngày càng tăng, điều này có nghĩa là gia tăng tỷ số giao động và sức nhậy bén của tuệ giác, nếu ta muốn vậy. Tuy nhiên bước đầu tiên gồm nhiều trở ngại và nản chí, nhưng với phấn đấu trung thực và khẩn trương ta sẽ đạt đến tiến bộ và cuối cùng sẽ biến thành đôi điều gì đó giống như thói quen thâm căn cố để, bám rễ sâu đến nỗi được coi như là ‘bản chất riêng’. Ngược lại những ai không có đủ can đảm để dám chịu khuất phục trước những mệnh lệnh thuộc những ảnh hưởng gây đổ bể và làm nản lòng sẽ luôn bắt phải chuốc lấy những đau khổ đổ lên chính mình, tâm của họ (nghĩa là thái độ của tâm) giống như những nhà máy sản xuất hàng loạt những đau khổ dội lại chính những người sản xuất. Lãng quên, mất ăn mất ngủ và nhiều triệu chứng khác như sụp đổ tâm là một trong số những điều bất hạnh sẽ xảy ra. Điều quan trọng nhất là những triệu chứng ngoài ước muốn này không chỉ là những gì họ có được trong cuộc sống hiện tại; chúng trở thành một thứ “tài sản bất di bất dịch “ đi kèm với những người sản xuất ra chúng ngay cả vào đời sau nữa. Và trong một vài trường hợp khẩn trương ngay cả khi họ được tái đầu thai trở lại cõi trần gian này một lần nữa.

---o0o---




tải về 1.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương