TÌm hiểu pháp thần thông trong phật giáO


Di Truyền Sinh Học Sau Khi Chết



tải về 1.59 Mb.
trang25/43
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.59 Mb.
#30821
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   43

Di Truyền Sinh Học Sau Khi Chết


Chức năng của di truyền sinh học, cần được nghiên cứu, vẫn còn phần vụ tích cực sau khi con người ta đã chết, thực vậy, như đã nói đến ở trên, tạm thời lúc này người chết sẽ hiện nguyên hình thân xác và những nét đặc trưng của con người cũ, kể cả quần áo họ đang mặc trong người. Điều này diễn ra như khi họ vẫn còn sống trên đời này, là ngôi nhà xưa của họ. Một thời gian sau họ mới được nhập vào cõi thích hợp với sự trưởng thành siêu nhiên, lúc này mới diễn ra thay đổi cho hợp với đặc tính môi trường nơi họ được chỉ định cho cư ngụ. Từ đây trở đi di truyền siêu nhiên sẽ diễn ra và họ sẽ trở thành điều họ đáng được một cách siêu nhiên.

Chân lý này cho ta biết thêm một điều đó là: Trong Tiềm Thức (tâm) mọi người chỉ trừ trí của bậc thánh A-la-hán, luôn hàm chứa một lượng, hay một mức độ ái dục (Taṇhā) và thủ chấp (Upādāna) nào đó và dĩ nhiên đó là lượng thiếu hiểu biết, tức là Vô minh (avijjā). Như vậy, nếu trong mọi sinh vật đều có Thức, ngay cả ở mức độ vi mô, tức mọi tế bào sống, thì hậu quả cũng là thức hiện hữu trong tinh trùng người nam chẳng khác gì nơi một đơn vị nào khác – nếu như “đơn vị” được coi là thích hợp, như vậy Thức cũng hiện hữu nơi trứng của người phụ nữ, và cũng có cả hai ái dục (Taṇhā) và thủ chấp (Upādāna) trong đó. Đến đây, khi trứng được thụ tinh do tinh trùng nam, thì hai “đơn vị” có thức đó đã phải trải qua đủ mọi giây phút “sinh” và “diệt” và cả hai thức đó được thế bằng một Thức khác qua qui trình thụ tinh đó (2 trở thành một “đơn vị” thức duy nhất khác). Đây chính là vai trò, hay là qui luật tự nhiên, chi phối sự sống của các chúng sanh đơn bào như các tế bào bắp thịt, tế bào xương v.v…. Kể từ giờ phút này trở đi thì Thức lại chi phối qui trình sự sống và phát triển bằng thức “Sinh.” Chính nhờ tiềm thức “sinh” này, một đứa trẻ được thụ thai, thoạt tiên cũng chỉ là một bào thai sau đó trở thành một phôi thai và cứ tiến triển như vậy trong tử cung của người mẹ. Sau đó thức này còn là cơ quan biến đổi máu của người mẹ trở thành nhiều phần và cơ quan của một thân xác mới mang theo một số đặc tính giống hệt với thân xác của cha và mẹ của đứa bé điều này diễn ra là do ảnh hưởng thô thiển vật lý của “môi trường mới” hay chúng ta có thể gọi là ‘căn nhà mới” của đứa bé. Như đã đề cập đến ở trên, ta cũng thấy có một bản sao “thân thể cõi trời” của một người vừa mới qua đời xuất hiện ngay lập tức khi thân thể cõi trời đi vào cõi mới có cuộc sống thích hợp với sự trưởng thành siêu nhiên khi còn ở tại thế, thân thể cõi trời (người chết này) sẽ mang lấy những đặc tính và thành tố “chung” thuộc cõi đó, làm nơi ở mới. Tuy nhiên ở đây, từ “chung” nói ở trên lại được nhấn mạnh đến một lần nữa, vì bất kỳ một sự thay đổi hay biến đổi nào xảy ra chẳng phải là một sự pha trộn hay tan biến nào cả. Xét cho cùng lúc nào cũng luôn tồn tại một số tính chất cá nhân nào đó, có nghĩa là những điểm đặc trưng và đặc thù cụ thể rõ ràng còn sót lại khiến cho người đó khác biệt với những người khác.

---o0o---

Không Phải Là Một Bản “Sao Chụp”


Điều này hoàn toàn đúng cả trong những trường hợp ở các cõi “mai hậu” và còn cả ở trên cõi đời này nữa. Hãy nhìn vào những đứa con do cùng một cha mẹ sanh ra. Tất cả đều có những yếu tố giống nhau hay một số đặc điểm chung và những nét đặc trưng được thừa hưởng từ nơi cha mẹ để lại. Điều này dễ nhận ra cũng như quan sát được. Tuy nhiên mỗi cá thể lại có một số đặc tính cá nhân hay cá tính riêng biệt của mỗi người. Chẳng ai là một bản sao chụp của cha mẹ hay của một ai khác cả. Tuy nhiên có một số ngoại lệ đối với luật này trong những trường hợp các cặp song sanh, những nét đặc trưng của họ và các đặc điểm thân xác khó có thể nhìn ra sự khác biệt. Đây là những trường hợp đặc biệt khi cả hai thường khoanh tay lại, họ thường làm những điều hầu như hoàn toàn giống nhau hay như nhau và lại thề là sẽ gắn bó cuộc sống của họ trong cuộc sống mai hậu. Tuy nhiên vẫn còn đó một số khác biệt rất tinh tế trong diện mạo thân xác, mà chỉ có cha mẹ họ mới nhận ra và ngay cả trong những phản ứng của họ trước những hoàn cảnh cụ thể thì chỉ có chính họ mới có thể biết được.

Trừ những trường hợp khác thường đặc biệt trên, có một luật chung được chấp nhận như sau: “Chẳng có hai cá nhân nào trong chúng ta bằng nhau như in hay hoàn toàn giống nhau dưới mọi góc độ hay trong mọi tình huống cả”. Chúng ta chỉ được thừa hưởng có một phần về mặt thân xác từ phía cha mẹ chúng ta; tuy nhiên chúng ta cũng thừa hưởng cùng lúc đó một phần khác - cũng là một phần cốt yếu từ chính nơi chúng ta. Điều này ám chỉ đặc tính tâm và siêu nhiên. Phản ứng trước những hoàn cảnh cụ thể, ý thức về giá trị, hay về một mức độ trưởng thành hay thiếu trưởng thành nào đó. Rất nhiều trường hợp một đứa bé thần đồng lại được cha mẹ bình thường hay rất xoàng sinh ra. Từ khi sinh ra Đức Phật đã biểu lộ một số đặc tính vượt trội hẳn không thấy có nơi cha mẹ người hay nơi chính người con trai của ngài là Rāhula. Toàn bộ những điều này phản lại chân lý cho là di truyền (và cả môi truờng nữa) chẳng phải là tất cả.

Di truyền là một sự thật phức tạp, đòi hỏi nghiên cứu và tìm hiểu cả ở góc độ vật chất, sinh học và siêu nhiên cũng như nghiệp chướng nữa. Một điều hết sức bất hạnh là có quá ít những nhà nghiên cứu và các nhà khoa học quan tâm thực hiện những thí nghiệm hay nghiên cứu về khía cạnh này. Có nghĩa là chân lý sinh học đã đủ hết mọi sự cần được học hỏi. Đây là một sai lầm nghiêm trọng và cơ bản kết quả thấy được nơi cái gọi là chân lý nửa vời hay thực tế còn ít hơn cả phân nửa sự thật. Nơi Đạo Phật chúng ta tìm thấy câu nói sau đây của Đức Phật trong Pháp Cú Kinh (Dhammapada) 

“Chỉ có các vị thánh đệ tử hữu học mới có thể nhận ra được thân xác này (ám chỉ một chân lý là họ biết được bằng cách nào và tại sao con người ta được sanh ra, sống như thế nào, và sẽ đi về đâu sau khi thân xác này tan rã). Sau khi thể hiện được điều này họ cũng có thể nhận ra được các cõi Diêm vương (Yama) (có nghĩa là bốn cảnh khổ) và các cõi thiên đường (có nghĩa là các cảnh hạnh phúc)”

Từ “Sekha” ở đây có nghĩa là những đồ đệ bậc thánh, từ các Đấng Dự Lưu (Sotapnna) trở lên cho tới các vị Quả Bất Lai (Anagami). Hiểu theo nghĩa đen đó là những người vẫn còn đôi điều gì đó còn phải học hỏi (và tu luyện) thêm, sau khi đã đạt đến giác ngộ hoàn toàn. Đoạn văn trên làm rõ rằng một trong những đòi hỏi đối với các vị Tôn Giả đó là thể hiện được Y tương sinh có nghĩa là Paṭiccasamuppāda 

---o0o---




tải về 1.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương