TÌm hiểu pháp thần thông trong phật giáO



tải về 1.59 Mb.
trang22/43
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.59 Mb.
#30821
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   43

Chúng sanh Thuộc Hai Cõi


Từ những trích đoạn trên ta có thể đi đến kết luận là, ngoài việc chấp nhận rằng thực sự có việc các chúng sanh vô hình là có thật được gọi chung là chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) một vị tỳ khưu chủ tâm nhập thiền định tới bậc bốn có thể “tạo ra” một Ý Sinh Thân khác hoàn toàn do tâm tạo ra. giống hệt như một Chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika). Mặt khác, một con người như vậy với khả năng tạo được cái gọi là chúng sanh Ý Sinh Thân, nhờ thành tích đó người này có thể trở thành một chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) theo ý muốn bất kỳ lúc nào, không nhất thiết chỉ sau khi chết. Ta có thể nói, đây là một chúng sanh thuộc hai cõi, có khả năng di chuyển thức qua lại từ cõi thô thiển hữu hình này đến chiều kích tinh tế, vô hình thuộc cuộc sống Hóa Sinh (Opapātika). Điều này có thể thực hiện được tuỳ ý muốn và ngay tức khắc.

Để có thể nắm được khả năng này, hay đúng hơn là nắm được chân lý này một cách tốt hơn. Điều cần thiết là ta phải nghiên cứu và hiểu rõ một trong những mô thức của Đức Phật nói về y tương sinh (dependent origination) “Có thức là xuất hiện Danh và Sắc” chấp nhận chân lý của mô thức này sẽ cho phép ta nhận ra, khi con người ta sinh ra trên cõi đời này, chính thức là nhân duyên tác thành tạo ra thân xác thô thiển từ máu người mẹ của ta. Tuy nhiên xét về góc độ thể chất, chúng ta đều biết các phần của thân xác chúng ta như tóc, răng, móng tay móng chân, xương cốt v.v… xuất hiện thông qua nguyên lý nuôi dưỡng do máu huyết của người mẹ ngày từ khi toàn bộ những bộ phận này mới chỉ là một phôi thai nằm trong bào thai người mẹ. Đến đây tiến thêm một bước nữa, chúng ta cần phải biết thêm điều gì lại có khả năng biến đổi máu của người mẹ trở thành những thành tố cấu thành đó trở thành nhứng bộ phận rắn chắc mà ta gọi là máu, tóc, răng xương v.v…

Từ những trích đoạn nơi giáo lý của Đức Phật ở trên, nếu như khái niệm “tạo hóa” vẫn còn được coi trọng, chúng ta có thể nói “tạo hóa” chẳng là gì khác hơn là thức hay là “tâm” là điều Đức Phật muốn ám chỉ. Tâm này đứng đàng sau qui trình hơi thở của cuộc sống đối với bào thai trong lòng mẹ, biến đổi thức ăn được tiêu hóa thành máu và máu tức là các thành tố khác nhau của máu lại biến đổi thành tóc, móng, răng v.v… làm thành một cơ thể vật lý. Chính vì thế đây là luật tự nhiên “tạo hóa” ở một mức độ tinh tế hơn, hay là cùng một cách thức, tỷ dụ như luật trọng lực, trong bình diện vật lý. Làm cho một vật rơi xuống trái đất vậy.

Đến đây, điều gì Đức Phật đã nhìn thấy hay thể hiện được khiến ngài nói lên điều đó? Trong Kinh Phật chúng ta thấy, trong số những khả năng tạo ra “Ý Sinh Thân” có thể được phân biệt, hay là được tác tạo thành thông qua thành tích những khả năng siêu nhiên của ngài. Nhờ đó ngài đã biết được những cõi khác của cuộc sống là có thật và những chúng sanh cư ngụ trong các cõi đó được gọi chung là chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika), kể cả tuệ giác trổi vượt hơn hẳn những chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) này, tuy nhiên những chúng sanh này đã biến hóa một cách cao hơn. Điểm này đã được đề cập đến trong chương hai trang 61, bàn về tuệ giác của Đức Phật được gọi là Adhidevañāṇadassana. Vì đối với nhiều người một cách chung chung, có rất ít người, nếu không phải chỉ có một số rất ít nhìn ra được một chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) là có thật. Trong số rất ít đó, lại chỉ có một số ít hơn không tin vào những gì họ nhìn thấy; họ cũng chẳng hiểu họ nhìn thấy như thế nào và tại sao họ lại có được cảnh tượng đó. Trong nhiều trường hợp họ lại gạt điều đó sang một bên, kết luận là đó chỉ là ảo giác và dừng lại ở đó.

Với sự chấp nhận nguyên lý “thiên nhiên” hiểu theo nghĩa rộng này, ta có lý khi nói rằng điều kích hoạt những cơ quan giác quan, khiến mắt có thể nhìn thấy được, tai nghe thấy, mũi ngủi được, luỡi nếm, tay sờ mó, và suy nghĩ được, chẳng là gì khác hơn là chính thức hay là “Tâm”đóng vai trò một “động lực đầu tiên” (First mover) hay là một lực chuyền đứng đằng sau hành động thấy, nghe, ngửi. v.v…Chính vì thế khi động tác nhìn diễn ra, chính là “tâm” hay nhãn thức nhìn thấy vậy (thông qua thần kinh nhãn). Cũng như vậy khi có động tác nghe, hay ngửi nếm, tiếp xúc và suy nghĩ. Cũng y hệt như vậy chính thức hay là “tâm” thực hiện điều này. Tâm thực hiện hành động này thông qua các “kênh” hay là các công cụ là mũi, lưỡi, thân xác (da) và cái được gọi là ý hay là “tâm” chính vì thế mà Đức Phật dùng một từ là Nhãn Thức (Cakkhurññāṇa) có nghĩa là thức thông qua mắt sotaviññaṇa- Nhĩ thức tức là thức thông qua tai v.v… chấp nhận những định nghĩa nêu trên sẽ dẫn đến tuệ và trí cho rằng không phải mắt nhìn thấy cũng chẳng phải tai nghe, hay mũi ngửi được v.v… nhãn xứ,nhĩ xứ, tỷ xứ, và các xứ khác chỉ là những sắc thần kinh hay là những kênh thông qua đó “Tâm” có thể thực hiện nhiệm vụ của mình. Chính vì thế các xứ vừa kể không phải là nhân duyên của những nhiệm vụ đó. Điều này giống như một cây mọc lên từ những hạt giống của cây đó, mới là nhân duyên của các cây đó. Điều này đúng như vậy. Đất trồng có thể đóng vai trò bổ sung hay là phương tiện cho cây mọc lên mà thôi. Bản thân của đất trồng không thể đem sự sinh ra cho cây, cho dù không có đất thì cây không thể phát triển được. Cũng như vậy đối với những điều kiện khí hậu, độ ẩm, chỉ được dùng như là những nhân duyên hỗ trợ cho cây lớn lên. Nếu ta cho là chính mắt có thể nhìn thấy chẳng lẽ là chúng ta cao bằng cho là đất trồng đã làm nảy sanh ra cây hay sao. Đây chính là một đánh giá quá cao và tạo ra những hiểu lầm nghiêm trọng ở mức độ một sự thật tuyệt đối hay là phân tích đến cùng mà ra. Chính vì thế chúng ta không nên phóng đại quá khi nhấn mạnh đến nguyên lý tuyệt đối này như là điều gì đi ngược lại những nguyên lý qui ước.

---o0o---


Mục tiêu và ý nghĩa


Còn có một chân lý khác nữa không được coi nhẹ, một nguyên tắc cho là bất kỳ điều gì được sản sinh ra trong thiên nhiên hiểu theo ý nghĩa qui ước của từ ngữ đều không nhằm đến một mục đích nào hay đem lại một ý nghĩa nào cả. Có nghĩa là thiên nhiên không hàm chứa một ý định nào hay một ước muốn nào ở phía sau cả. Điều này ta có thể thấy trong cơn gió thổi, cây đổ, lửa cháy trụi nhà, mưa đổ xuống, hay sấm sét nổi lên. Một điều rất thực là chúng ta có thể giải thích những hiện tượng đó xảy ra. Nhưng chúng ta không thể nói được tại sao hay vì mục đích gì những điều đó lại xảy ra giống như vậy. Điều này thì hoàn toàn khác so với những gì đã xảy ra đối với những gì được thức hay “tâm” tạo ra. Vì chúng ta có thể nói cho mọi người biết về mục tiêu hàm chứa trong đó hay là một ý định, có nghĩa là một ý nghĩa hàm chứa đàng sau sự việc đó. Toàn bộ các căn các chi nội tạng trong con người được tạo nên không do ngẫu nhiên, nhưng để nhằm phục vụ cho một mục đích gì đó.. tóc, răng, xuơng, tim gan phèo phổi và các thứ khác tất cả đều có mục đích riêng của nó. Tất cả có bằng cách này hay cách khác đều có liên hệ với nhau, hay đan xen vào với nhau trong một hệ thống, ở đây là thân xác của con người. Ngay cả bộ não cũng chỉ là một kênh thông qua đó thức hay là “tâm” thực hiện nhiệm vụ dưới dạng suy nghĩ hay cảm nhận (tình cảm).

Nếu chúng ta dừng lại và nhìn vào các phần khác nhau của một cỗ máy do con người tạo ra, chúng ta sẽ thấy mỗi một bộ phận hay toàn thể cấu trúc của cỗ máy đều nhằm thực hiện một mục tiêu này hay mục tiêu khác nào đó. Chẳng có bộ phận nào được chế tạo mà không nhằm một mục tiêu nào cả. Đương nhiên điều này là do kết quả của bộ não con người tạo ra. Cùng một cách thức như vậy và theo một nghĩa rộng. Mỗi một bộ phận và toàn bộ các bộ phận của thân xác con người ta được biết là đã tồn tại nhằm một mục tiêu duy nhất là tương quan với các bộ phận khác, toàn bộ các bộ phận gom lại chỉ nhằm một mục tiêu duy nhất là nuôi dưỡng toàn bộ thân thể con người. Chúng không xuất hiện một cách ngẫu nhiên hay không có mục tiêu nào cả. Vì chúng đều là công trình của tâm. Giống hệt như mỗi chi tiết trong một cỗ máy đều là công trình của trí óc con người. Chấp nhận sự thật này, chúng ta sẽ hiểu được tuệ hay là “tâm” và khối óc của con người không phải là một; cả hai cũng không thuộc một lãnh vực giống nhau. Trí óc chỉ là dụng cụ, hay là kênh truyền tải những thể hiện hay những biểu lộ của “tâm” mà thôi. Tác giả muốn cung cấp cho bạn đọc những sự thật này như là một món ăn tâm dành cho những người có tư duy và dành cho ai hoài nghi chính cống, có nghĩa là những ai còn tha thiết với tâm rộng mở và chấp nhận những sự thật mới thông qua những sự kiện xem ra đã có vẻ “xa lạ” nếu không muốn nói là kỳ quặc trong tâm của họ.

Hơn thế nữa, với từng bộ phận của cơ thể đều có những chức năng đặc biệt cho thân xác, một điều tiếp theo đó là các hành động và từng hành động một hay từng cách thức cư xử của những bộ phận đó sẽ chắc chắn được điều hành cho phù hợp với những mục tiêu đã được định trước cho chúng. Đây lại là một bằng chứng nhờ đó liên quan đến “tác nhân” đàng sau những sự việc đó, những thái độ đó hay những qui trình đó, có nghĩa là tiềm thức hay “tâm” được gọi là “động lực đầu tiên” (prime force) hay là một lực truyền (driving force) nếu bạn muốn gọi là như thế. Thế nên, nếu thứchay “tâm” có thể tạo ra được một thân xác thô thiển. Thì với những tác nhân hỗ trợ của cha mẹ, khí hậu và những thành tố khác của trái đất này, tại sao không thể tạo ra được từ những động lực sáng tạo của riêng mình một thân xác tinh tế, độc lập khỏi cõi vật chất này những nhân duyên tác thành dụng cụ – theo đúng chiều kích của mỗi thành phần?

---o0o---




tải về 1.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương