TÌm hiểu pháp thần thông trong phật giáO


Đức Phật Đến Thăm Cõi Tam Thập Tam Thiên



tải về 1.59 Mb.
trang30/43
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.59 Mb.
#30821
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   43

Đức Phật Đến Thăm Cõi Tam Thập Tam Thiên


(Tāvatiṃsa)

Đức Thế Tôn, sau khi đã thực hiện phép lạ (thần thông) Yamakapāṭihāriya (phép lạ (thần thông) một người có mặt ở hai nơi cùng một lúc) để giải thoát cho 84.000 sinh linh thoát khỏi tà kiến phược, ngài liền nghĩ tới điều Chư phật trước kia đã làm sau khi Chư vị đã thực hiện được những phép lạ (thần thông) tương tự như ngài đã làm. Ngay sau đó thông qua Tuệ giác nhiệm màu ngài biết được Chư vị cũng đã đến thăm cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa). Chính vì thế ngài đã đặt chân trái trên mặt đất còn chân phải đặt trên đỉnh ngọn Yugandhara. Rồi ngài tiến một bước lên phía trước, đặt chân trái xa hơn một chút lên đỉnh ngọn núi Sineru (nghĩa là ngọn Hymalaya). Chính bằng cách này Đức Phật đã đặt chân lên đến cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa). Ngài đã trải qua mùa An Cư Kiết Hạ tại đó. – Ngay trên ngai vàng của Thần Indra cai quản cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa) tọa lạc ngay trên đỉnh núi Sineru. Trong thời gian đó ngài đã thuyết pháp Tạng Vi Diệu Pháp cho một đoàn người gồm cả trăm ngàn cõi Thiên vũ trụ. Đoạn văn tiếng Pali diễn tả phần này như sau: Paṇṭḍukambalasilātale vassaṃ upagantvā sannipntitānaṃ dassasahassacakkavāḷadevatānam ādito paṭṭhāya abhidhammakathaṃ ārabhi.

Trong thời gian đi khất thực, Đức Phật đã tạo ra một thân Phật khác, có thể gọi là “hình bóng”Phật, giống như một thân thể cõi trời hay là một Hóa tâm thông (manomayakaya). Chính ‘hình bóng’ Phật này đã thực hiện công việc thuyết pháp (Dhammadesanā) một cách liên tục ngay cả lúc Đức Phật thực sự vắng mặt, như lúc ngài phải vệ sinh răng miệng với bàn chải đánh răng (tiếng Pali gọi là Nāgalatā) trước khi ngài dùng nước xúc miệng tại hồ ở độ cao trên núi gọi là Anotāta. Hiện nay vẫn còn tìm thấy chiếc hồ này trên dẫy Himalaya và người ta tin là hồ này có liên quan đến Đức Phật trong giai đoạn này. Sau đó ngài tiến hành đi khất thực tại những nơi có cư dân Uttarakuru sinh sống trước khi trở lại dùng bữa tại một nơi gần hồ Anotāta đã đề cập đến ở trên.

Cũng chính nơi đây Trưởng Lo Xá-lợi Phật (Sārīputta) đã đến để tỏ lòng tôn kính Đức Phật mỗi ngày. Rồi sau đó Đức Phật đã kể lại cho ngài khoảng cách bao xa ngài (kể cả “bóng”Phật) đã thực hiện những bài thuyết pháp. Sau đó ngài quay trở lại tiếp tục thuyết pháp tại nơi ‘bóng”Phật đã bỏ đi. Qui trình này diễn ra liên tục. Trong thời gian này người ta kể lại nhờ nghe Đức Phật thuyết pháp tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) mà một số lớn những vị chư thiên tổng số lên đến 800 triệu cả thảy được phước lành liễu ngộ Phật Pháp.

Vào lúc này có một đám đông đang xúm lại địa điểm là nơi Đức Phật đã thực hiện phép lạ (thần thông) hiện diện tại hai nơi. Trên một khoảng rộng độ 22 yojana. Toàn bộ họ đồng một lòng quyết định nhất quyết không quay trở về nhà trước khi nhìn thấy được Đức Phật quay trở lại cõi trần gian này. Chính vì mục tiêu đó họ đóng trại chung quanh vùng phụ cận. Trong suốt một thời gian toàn bộ số người đó được Cūla Anāthapiṇḍika, em trai của một người giàu có cung cấp cho đồ ăn và những vật dụng cần thiết.

---o0o---


Trưởng Lão Mogallana Đã Tiến Vào Lòng Đất Như Thế Nào


Vào lúc này đoàn người đang nóng lòng chờ đợi được xem Đức Phật đang ở đâu. Họ đã yêu cầu Ngài Trưởng Lão Anuruddha tìm cho họ. Trưởng Lão đã nhập thiền ĀlokaKasiṇa có nghĩa là nhập thiền ánh sáng khiến cho ngài có khả năng nhìn thấy Đức Thế Tôn đang nhập An Cư Kiết Hạ ở đâu, đang khi ngài lưu lại trên cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa). Sau khi được Đức Phật cho biết địa điểm chính xác ngài đang lưu lại trên cõi Tāvatiaṃsa. Họ liền quay trở lại gặp Trưởng Lão Moggallāna và yêu cầu ngài làm thế nào họ gặp được Đức Phật để tỏ lòng tôn kính ngài. Trước hoàn cảnh như vậy, ngay trước sự hiện diện của đoàn người đông đảo, vị Trưởng Lão lao xuống lòng đất và nổi lên trên đỉnh ngọn núi Sineru rồi ngồi ngay dưới chân Đức Phật và trình Đức Phật biết hậu quả gì sẽ xảy ra cho đám đông đang qui tụ lại muốn gặp được Đức Phật trước khi họ chịu quay trở về nhà.

Đức Phật liền hỏi vị trưởng lão nói rằng, “Ôi ngài Moggallāna, thế người anh cả Xá-lợi Phật (Sāriputta) hiện đang ở đâu?” Sau khi vị trưởng lão trả lời Xá-Lợi-Phất (Sāriputta) lúc này đang lưu lại trong thành phố Sañkassa, Đức Phật liền bảo ông. “Hãy truyền cho dân chúng những ai muốn gặp thầy hãy đến thành phố Sañkassa. Th?y sẽ có mặt tại thành phố đó vào ngày mai, nhằm ngày Trai giới (Uposatha) và là ngày Tự tứ (Mahāpavāraṇā)”

Đại Trưởng Lão Moggallana quay trở lại cõi trần gian cùng một cách ngài đã nhập cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa). Trên đường quay trở về và ra đi cùng một cách giống nhau. Vị trưởng lão cũng đã thực hiện phép lạ (thần thông) Āvibhāva có nghĩa là phép lạ (thần thông) mở ra, khiến cho toàn bộ những người hiện diện đều nhìn thấy ngài ra đi và trở lại như thế nào 12. Sau khi đã quay trở lại cõi trái đất, ngài liền thông báo cho dân chúng đang nóng lòng chờ đợi tin vui đó và cho họ biết là phải tiến hành cuộc hành trình ngay sau kết thúc bữa ăn sáng. Ngài thông báo cho họ biết thành phố Sañkassa cũng không cách xa đây là bao.

---o0o---


Đức Phật Từ Cõi Tam Thập Tam Thiên (Tavatimsa) Bước Xuống Trái Đất


Đức Phật liền truyền cho Thiên Chủ (Sakka) vua các vị chư thiên rằng, “ Ôi Thiên Chủ, ta sẽ quay trở lại cõi trái đất vào ngày mai.” Nghe thấy vậy Thiên Chủ (Sakka) liền lệnh cho Vissukamma, là vị kiến trúc thiên cung mà rằng, “ Đức Thế Tôn sẽ giáng lâm vào ngày mai, xin ngài hãy tạo ba cây thang, một bằng vàng, một bằng bạc, và cây còn lại bằng đã quý” Và như vậy là vị kiến trúc thiên cung cứ y lệnh thực hiện.

Buổi sáng ngày hôm sau Đức Phật đứng trên đỉnh núi Sineru, Đưa mắt nhìn về hướng đông trái đất. Ngay lúc đó hàng ngàn hàng vạn vũ trụ tự mở ra, như thể toàn vũ trụ trở thành một kích cỡ giống nhau. Điều này diễn ra ba lần như vậy mỗi khi Đức Thế Tôn hướng mắt nhìn về ba hướng còn lại, ở mỗi hướng toàn thể những vũ trụ đều gặp gỡ lẫn nhau khiến cho Đức Phật có dịp chiêm ngưỡng tất cả những gì ngài muốn. Nhìn xuống trái đất trở lại, ngài lại nhìn thấy các cảnh khổ là nơi tận cùng địa ngục. Khi hướng mắt nhìn lên ngài nhìn thấy cõi Akaniṭṭha, là cõi cao nhất nơi nhàn cảnh vô tận. Chính vì thế ngày hôm đó được đặt tên là “ngày khai mở toàn vũ trụ” Trong ngày đó các cư dân dưới đất và thần thánh trên trời có thể tận mắt nhìn ngắm nhau. Hơn thế nữa như vậy con người không phải nhìn lên ngắm những cư dân thiên quốc, cũng như vậy các cư dân thiên cung cũng không phải nhìn xuống trần gian để tìm kiếm anh em bà con dưới đó. Cả hai đều tỏ ra rất vui mừng trong suốt thời gian đó. 13

Rồi Đức Phật bước xuống cây thang bằng chuỗi đá quí ở giữa. Trong khi đó các cư dân thiên đình thuộc sáu cõi Dục giới (Kāmāvacarabhūmi) đi theo ngài qua dây thang bằng vàng, ở phía bên phải, và các cư dân Phạm Thiên (Brahma) thuộc cõi Suddhāvāsa và cõi Đại Phạm Thiên thì theo dây thang bằng bạc ở phía trái. Thiên Chủ (Sakka), chủ tướng các chư dân thiên quốc, mang theo bát khất thực và y cà sa cho Đức Phật, trong khi đó Đại Phạm Thiên mang một chiếc lọng màu trắng với luồng sáng phát ra xa tới ba Yojana. Cùng lúc đó Thiên Chủ Suyama lại mang một chiếc quạt còn Pañcasikha, là người phụ trách ca đoàn thiên quốc lại mang theo một chiếc đàn Hạc màu vàng trông giống như một trái cây Bael chín dài khoảng ba Gavuta, lúc nào cũng luôn miệng hát những lời ca ngợi Đức Phật. Người ta kể lại rằng chẳng có ai chiêm ngưỡng Đức Phật ngày hôm đó lại không có lòng ước ao trở thành một Đức Phật.

Đức Phật đã thực hiện phép lạ (thần thông) hiện hình ở hai nơi như vậy. Biến cố này được ghi lại bằng tiếng Pali như sau: Idamettha bhagavā āvibhāvapaṭihāriyam akāsi. Nhờ Phép lạ (thần thông) Pāṭihāriya hay phép lạ (thần thông) ngài thực hiện khi lìa khỏi cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa) trở lại cõi trần. Những người chờ đón ngài tại thành phố Sañkassa đều có thế tận mắt chứng kiến tất cả những quang cảnh kỳ diệu đó. Những cư dân trên cõi đời này có thể chiêm ngưỡng người láng giềng nơi cõi thiên thai của mình và ngược lại.

Bài tường thuật trên đây trích từ bản văn được gọi là Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), trong khi đó trong tập Chú Giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada) còn có nhiều chi tiết tỷ mỷ hơn được mô tả rất kỹ. Tuy nhiên trong Kinh Phật chúng ta có thể tiếp cận được, lại chỉ đề cập đến một số ít chi tiết trong tác phẩm Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddakanikāya) (tập thứ 31. trang 183). Nhưng lại chỉ tường thuật về biến cố Phép lạ (thần thông) Đức Phật hiện ở hai nơi cùng một lúc (Twin Miracle) và không đả động gì đến chi tiết Đức Phật An Cư Kiết Hạ nơi cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa) như thế nào, đồng thời không đả động gì đến biến cố ngài từ cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa) giáng lâm ra sao. Những đoạn mô tả thêm sau này xác thực đến mức độ nào còn phải để cho các vị học giả tra cứu và giải thích cẩn thận. Mục tiêu của tác giả như đã được trình bầy ở trên, chỉ nhằm tường trình và tường trình một cách trung thực điều gì đã được khám phá theo nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, cách tốt nhất vào lúc này là nên tạm hõan đưa ra bất kỳ phê phán nào cho đến khi có nhiều nghiên cứu sâu rộng và sâu xa hơn được thực hiện.

Đối với những ai muốn tìm hiểu thêm về những gì được mô tả trong tập Chú Giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada) chúng tôi cho ghi lại những đoạn dưới đây như sau:

“Đang khi thực hiện phép lạ (thần thông) hiện diện ở hai nơi cùng một lúc, Đức Phật đã suy nghĩ “Chư phật trước ngài đã và đang thực hiện phép trên đều có nhập An Cư Kiết Hạ hay không?’ sau này ngài biết được tất cả các vị đó đều có qua An Cư Kiết Hạ tại cõi thiên đường Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa) và đã thuyết pháp Tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) tại đó cho các bà mẹ của các vị đó.

Chính vì vậy đang khi thực hiện Phép lạ (thần thông) này, Đức Phật đã đặt chân phải của ngài lên đỉnh núi Yugandhara và chân còn lại ngài đặt lên một đỉnh núi Sineru. Chỉ có ba bước chân, ngài đã vượt qua một khoảng cách dài khoảng sáu trăm tám mươi ngàn Yojana. Điều này cho thấy khoảng cách giữa hai chân của ngài vẫn bình thường là điều không thích hợp, thế nên việc mô tả vẫn được tiếp tục. Trong vấn đề này bất kỳ ai suy nghĩ Đức Phật đã thực hiện một bước rất dài để vượt qua một khoảng cách to lớn đến như vậy thì đó chính là các ngọn núi đó đã di chuyển lại gần nhau để cho Ngài có thể bước qua sau đó chúng lại lui trở về vị trí cũ.

Lúc này Thiên Chủ (Sakka) vua các vị thần nhìn thấy Đức Phật thì tự nhủ trong lòng, “Đức Thế tôn sẽ An Cư Kiết Hạ giữa ngai bằng đá sẽ được trải thảm lông màu vàng (Paṇḍukambala Silā sana). Điều đó sẽ mang lại lợi ích lớn cho các cư dân thiên cung. Tuy nhiên, trong thời gian ngài lưu lại trên đó, chẳng có chư thần nào dám đụng đến ngai đá này (xuất phát từ lòng kính sợ Đức Phật). Vào lúc này, ngai này dài sáu mươi Yojana, rọng năm mươi Yajona và dài mười lăm Yojana và chỉ có mình Đức Thế Tôn ngự trên đó, toàn bộ những chỗ còn lại chẳng có ai dám đến cả.

Đức Phật đọc biết được suy nghĩ của Thiên Chủ thông qua tha tâm thông, ngài liền ném y tăng gìa lê của ngài (Sanghāṭi) lên bệ đá, y phủ kín một phần khá rộng. Thấy cử chỉ đó Thiên Chủ (Sakka) tỏ vẻ hài lòng nhìn thấy vùng y tăng gìa lê phủ kín. Đọc được ý nghĩ trong tâm Thiên Chủ (Sakka) Đức Phật thu nhỏ chỗ ngài ngồi lại chỉ bằng y cà sa của ngài phủ kín. Rồi ngài ngồi tại đó theo kiểu một vị tỳ khưu mặc y cà sa rách ngồi trên một bệ nhỏ ngài đã thu gọn lại.

Theo tập Chú giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada) đang khi Đức Phật nhập cõi Tam Thập Tam Thiên (Tavatimsa) đám đông người tụ tập lại trên cõi trần gian không thể nhìn thấy ngài đi đâu. Hình như mặt trời và mặt trăng đều biến mất khỏi vùng chân trời, chính vì thế họ than vãn nói rằng,

“Có phải đức Thế Tôn đang ngự trên núi Cittakuta hay trên núi Kailasa hay trên Yugandhara? Chúng tôi không nhìn thấy ngài, Đấng Giác Giả đâu cả, ngài là đấng tối cao trên trần gian này, là đấng vượt hơn hẳn mọi chúng sanh.”

Một số người có mặt ở đó lại than vãn, nói rằng,

“Đức Thế Tôn, đấng khôn ngoan nhất thiên hạ đang hưởng cảnh tĩnh mịch, sẽ không còn quay lại cõi đời này nữa. Chúng ta chẳng còn nhìn thấy Đấng Giác Giả bao giờ nữa. Ngài là Đấng Tối Cao trên trần gian này, là đấng vượt hơn hẳn mọi chúng sanh.”

Không còn nhìn thấy Đức Phật, dân chúng liền hỏi Trưởng lão Moggallana, nói rằng, “Đức Phật hiện giờ đang ở đâu, thưa ngài?” và thế là Trưởng lão Moggallana lại hỏi ngài Anuruddha để trả lời câu hỏi này, và câu trả lời của ngài đã được kể lại ở trên.

THẦN TÚC THÔNG (Iddhividhi)
(Tiếp theo)


4. Phép lạ thứ tư:

Tirobhva: Biến bóng tối trở nên sáng chói và che khỏi tầm nhìn những gì đang phơi ra trước ánh sáng

Một vị tỳ khưu đã được phú cho phép thần thông Pāṭithāriya cần tu luyện hành thiền đến mức Thiền Bậc Bốn, như là “Sức Bật” của ngài, ta có thể gọi như vậy và quyết định bằng cách tụng câu. “mong rằng chỗ sáng biến thành tối,” hay “Mong rằng không ai nhìn thấy nơi này cả” và tức khắc nơi đó và cảnh quan đó liền diễn ra như ý nguyện của ngài.

Điều này được kể lại trong tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) tác giả Buddhaghosa đã nêu lên một câu hỏi thật thích hợp hỏi rằng: ai có khả năng thực hiện được loại phép lạ (thần thông) này. Để trả lời câu hỏi trên, ngài kể lại những phép lạ (thần thông) liên quan đến chàng trai Yasa và Trưởng lão Mahāpappina một cách ngắn gọn. Tuy nhiên tiếp theo đây tôi xin mô tả lại cả hai biến cố để hầu quí độc giả muốn biết thêm những chi tiết liên quan.

---o0o---



tải về 1.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương