TÌm hiểu pháp thần thông trong phật giáO


Các phép lạ (thần thông) được gọi là THẦN TÚC THÔNG (IDDHIVIDHI)



tải về 1.59 Mb.
trang43/43
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.59 Mb.
#30821
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   43

Các phép lạ (thần thông) được gọi là THẦN TÚC THÔNG (IDDHIVIDHI)


Các phép lạ (thần thông) thuộc loại Thần Túc Thông (Iddhividhi) đã đặt ra một vấn đề sống còn và phức tạp. Thường thường đa số các Nhà văn Phật giáo rất ngại đụng đến những vấn đề này, vì cảm thấy đó là vấn đề hết sức tế nhị và như vậy sẽ tự đặt mình vào những mạo hiểm không cần thiết, đó là sẽ bị công kích một cách mỉa mai. Cho dù sự kiện này chính họ cũng có khuynh hướng chấp nhận, ít nhất là một phần trong số những gì được để cập và mô tả trong các bản Kinh Phật. Lý do là vì những điều được thực hiện trong đó nói theo kiểu khoa học đều không thể tin nổi. Chính vì thế đa phần các trường hợp chúng được coi như chẳng là gì cả ngoài một loại hình văn phong được gọi là nhân cách hoá và như vậy được giải thích là đã trở thành lời Phật Pháp dạy, không liên quan đến riêng ai và hoàn toàn trừu tượng. Qua những lý lẽ mang tính trường phái và thiện ý đó, bất kỳ chân lý nào cũng đều có những mất mát đáng tiếc nếu đi đến kết luận một cách vội vã.

Một lý do khác nữa có thể là thiếu những lý do thực tế trong cuộc sống để nhằm chứng thực cho sự thật nơi các phép lạ (thần thông) như vậy. Do đó điều này giống như đưa ra những định lý hình học mà thiếu cách chứng minh sự thật đó để đi đến Q.E.D cuối cùng có thể thoả mãn được các học giả và những nhà tư tưởng trí thức. Là người ta vẫn muốn có một tôn giáo khoa học hay một lời phán quyết của các nhà khoa học. Kết quả là có một số các Phật tử trí thức cứ muốn coi khía cạnh tín lý này như là điều gì đó đáng bỏ đi, là thứ rác rưởi, phê phán những tác giả cổ xưa như là những phương tiện để cạnh tranh với các tôn giáo khác và biến phật giáo sống sót sau cuộc khủng hoảng của thời đó.Thực tế có một số học giả tỏ ra thích điều họ tin như những gì trung đạo, cho là những bài tường thuật về các phép lạ (thần thông) ngay cả nếu như chúng đáng tin cậy hay có thực cũng không có liên quan gì đến giáo lý và những thực hành Đức Phật đã dạy, và tốt hơn là cứ để yên đừng đụng tới hay thảo luận đến làm gì. Các đề mục đó không liên quan gì đến việc tập luyện diệt dục hay khử trừ các phiền não cả, chính vì thế mà họ đồng ý và điều có ý nghĩa hơn là Đức Phật cảnh giác chúng ta trong kinh Kalama, đừng có tin vào những bản văn hay kinh sách và cho dù thực tế là họ vẫn trích Kinh Phật. Chẳng là gì hơn là Kinh Phật được ghi chép lại mà họ lại cấm những người khác không được trích dẫn sao.

Còn đối với tôi, đây chính là một niềm tin từ lâu tôi thường ấp ủ là từ một góc độ tổng thể. Các bài tường thuật về các phép lạ (thần thông) đó cơ bản phản ánh những câu chuyện có thật. Điều cần được kỳ vọng ở đây chính là những con số nói trong đó không được coi như là những giá trị số học có giá trị trên danh nghĩa mà thôi, ta có thể nói như vậy. Thí dụ như câu. “Có năm trăm kẻ cướp” phải được hiểu theo kiểu nghĩa thành ngữ, không hàm chứa con số chính xác là năm trăm người, như con số đã đưa ra. Điều này cũng được áp dụng trong các giá trị đo đạc khác như thể tích, sức nặng, chiều cao và khoảng cách, kể cả một số chi tiết nhỏ thuộc loại không gian mà nếu hiểu theo giá trị bề ngoài thì có thể biến thành sự phóng đại kỳ cục.

---o0o---



Sri Satya Sai Baba

Một yếu tố phụ khác nữa cũng động viên tôi đặt niềm tin mạnh mẽ vào khía cạnh này đó là nói một cách sòng phẳng, cuộc viếng thăm chúng tôi thực hiện tới vùng di tích Sri Satya Sai Baba, một số người gọi là kẻ thực hiện phép lạ (thần thông) đương thời. Khi nhìn kỹ và nghiên cứu cẩn thận với con mắt của những người tìm lỗi, nhóm chúng tôi phải đi đến kết luận là thực hiện các phép lạ (thần thông) đó ngài làm bằng nhiều cách khác nhau và nhiều nơi có thể tin được. Không thể được coi đó như là trò mánh khoé của nhà ảo thuật có hạng hay là thuật thôi miên tập thể. Điều này dẫn tôi tới một kết luận tiếp theo: vì chúng ta coi thành tựu của Trưởng Lão Koṇḍaññā sau bài giảng đầu tiên như là một nhân chứng cụ thể của việc Đức Phật đạt đến giác ngộ, thì cũng phải tiếp theo là chúng ta có thể coi Sri Satya Sai Baba như là chứng cứ cụ thể của các khả năng của Đức Phật có thể thực hiện được những phép lạ (thần thông) như đã được ghi lại trong Kinh Phật. Con người “phép lạ (thần thông)” này như ngài thường được gọi như vậy, chính là một ví dụ điển hình trong cuộc sống về khả năng đó. Và như vậy cũng là sự thật của các lời dạy của Đức Phật có liên quan đến Thần Túc Thông (Iddhividhi) hay là các điều phi tường (Psychic feats) những gì ngài Sai Baba đã thực hiện được, chẳng là gì khác hơn là thể hiện các pháp của luật nhân quả trên bình diện siêu nhiên, đang điều hành cái gọi là luật về phía đối tác vật chất. Điều này dùng để khẳng định một trong những lời nói nổi tiếng của Đức Phật như được ghi lại trong câu mở đầu của Pháp Cú Kinh (Dhammapada): ” Tâm là nguồn mạch và cội nguồn mọi pháp. Tâm vượt hơn hẳn. Mọi pháp phát xuất từ tâm mà ra.” Tuy nhiên, các phép lạ (thần thông) do Sri Satya Sai Baba thực hiện như chúng ta đã thấy và biết được có thể vẫn không thể so sánh với những gì của Đức Phật đã làm được. Tuy nhiên,với khả năng là một nhân vật quốc tế còn vượt xa hơn nhiều. Những điều ngài thực hiện trải dài qua mọi thời đại cũng đáng được tìm hiểu vô tư và nghiên cứu nghiêm túc về phía các nhà hoài nghi đích thực.

Trong tác phẩm này không những chỉ có những ghi nhận hay những tường thuật về điều gì được nói đến trong nhiều văn bản đa dạng và một số phần trong Kinh Pali. Không có bất kỳ bình luận nào của tôi, mà vẫn còn cần phải có nhiều không gian cần thiết để nghiên cứu sâu rộng hơn. Điều này sẽ được thực hiện sau này. Rất có thể trong cuốn tiếp theo sau cuốn này. Trong đó phép lạ (thần thông) Thiên Nhĩ Thông (Dibbasita) và biết tâm người khác (tha tâm thông - Cetopariyanana) sẽ được đề cập đến và phần cuối cùng tức là Asavakkhayañāṇa. tức tuệ giác nhờ đó có thể tận diệt được hết tất cả những lậu hoặc hay lậu tận thông. Cho dù có nhiều tình thế và phức tạp đến nhường nào để được bàn đến trong cuốn tiếp theo sau cuốn Thiên Nhĩ Thông (Dibbasota) và biết tâm người khác hay là Tha Tâm Thông (Cetopariyañāṇa)

---o0o---



Hết

1 . Ba mươi cõi gồm có: 4 cảnh khổ (apāya). 6 Cõi dục giới (Kāmāvacara), 16 Cõi thiền sắc giới (rūpabrahma) và 4 Cõi thiền vô sắc giới (Arūpabrahma) 


2 . Đây là điều trích từ một quan điểm qui ước nghĩa là theo như mọi người đều hiểu. Nói một cách chính xác có nghía là xét cho cùng con người ta phải được tái sanh nơi cõi Hóa Sinh (Opapātika) trước khi con người ta chết khỏi cõi đời này. Xác còn hay hết này (mở ngoặc đóng ngoặc) có thể thực hiện được một sự “liên kết tương quan” có thể nói như thế, đối với việc tái sanh cho thân xác do tâm tạo nên. Đã tàn lụi khỏi cõi đời này. Điều này rất khớp với y tương sinh (Paiccasamuppāda). Bất kỳ khi nào có tâm lúc đó có “danh và sắc” và ngược lại, nói cách khác, bạn không thể cho là mình đã vượt qua được một con suối cho đến khi nào bạn đặt được bước chân vững chắc trên hòn đá kê để bước chân qua bên bờ bên kia dòng suối và đặt chân an toàn trên đó, và để lại đàng sau là bờ sông hay hòn đá bạn vừa dời khỏi. 


3 . Điều này có nghĩa là chỉ một phần nhỏ hình ảnh và không được rõ ràng.

4 . Điều này có nghĩa là một số lượng lớn và rõ ràng.

5 . Tam giới đó là: Cõi Dục giới. Cõi Sắc và Cõi Vô Sắc

6 . Cửu Trùng: hiểu theo nghĩa đen chín hữu tình cư này là nơi cư ngụ của các giống hữu tình có nghĩa là cõi các chúng sanh. 1.- có thân khác nhau và tưởng khác nhau; 2.- có thân xác khác nhau nhưng tưỏng giống nhau. 3. có thân xác giống nhau nhưng tưởng khác nhau; 4.- có thân xác và tưởng giống nhau. 5.- chúng sanh vô tưởng; 6.- những kẻ nào đã đạt đến thiền mức vô sắc giới được gọi là Ākāsānañcāyatana (hư không vô biên xứ); 7.- những ai đã đạt đến được bậc thiền được gọi là Āki ñcaññāyatana (vô sở hữu xứ); 8.- những ai đã đạt đến được thiền bậc Āki ñcaññāyatana (vô sở hữu xứ) và 9.-những ai đã đạt đến mức độ thiền gọi là Nevasaññā nāsaññāyatana (phi tưởng phi phi tưởng xứ) (Trích tác phẩm Navakanipata thuộc tác phẩm Tăng chi Bộ Kinh (Añguttara Nikaya)


7 . Trích trong Uparipaṇṇāsaka trích trong Trung Bộ Kinh (Middle Length Sayings)

8 . Trong tác phẩm Uparipannasaka thuộc Trung Bộ Kinh (Middle Lenghth Saying).

9 . Từ Bụi Bậm được gọi là những phiền não trong tâm cũng thường được dùng một lần trước đây. Đó chính là ngay sau khi ngài được Giác ngộ, Đức Phật đã không muốn thuyết pháp về những khám phá của ngài cho nhân loại. Nhận ra thật khó lòng biết bao đối với những người dân thường. Sau đó ngài được một vị Đấng Phạm Thiên (Brahma) tên là Sahampati. Ngài đã nhắc nhở Đức Phật là dầu sao đi chăng nữa thì vẫn còn một số người vẫn còn một lượng rất ít’bụi” bậm ở trong tâm (có nghĩa là Những phiền não) trong con mắt siêu nhiên của ngài.

10 . Bản văn gọi là Mahatika giải thích tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) cho rằng ở Vương quốc Sri Lanka có một con sông có cùng tên là Gañga (có nghía là Sông Hằng). Chính vì thế mà sông này hàm chứa ý nghĩa cho rằng con sông được đề cập đến ở đây cũng ở Sri Lanka và và như vậy vị trưởng lão kể trong bài tường thuật cũng phải là một cư dân Sri Lanka.

11 . Đoạn văn này có tên là Mahāīka giải thích rằng Dadhi (sữa đông cục) thì ngon hơn là Khīra (nước sữa hay là sữa tươi) nhưng Navanīta (bơ) còn ngon hơn Dadhi; Trong khi đó Sappi (bơ sữa lỏng) lại còn ngon hơn Navanīta rất nhiều. Tất cả các loại Sappimāṇḍa này, chỉ có kem sữa Sappi, được coi như là loại ngon nhất.

12 . Đoạn trên được viết bằng tiếng Pali như sau: Gamanagamanakaleva yatha nam manussa passanti evam adhitthasi idam tavattha mahamoggallanatihero avibhavapatihariyam akasi. 

13 . Các đoạn Pali sau đây: Ta divasa kira lokavivaraa nāma ahosi, manussāpi deve passanti devāpi manusse. Tattha neva manussā udha olokenti na devā adho olokenti sammukhā va aññamañña passanti.

14 . Cần lưu ý ở đây là Ma-vương (Mara) gọi Đức Phật là “tỳ khưu” được dịch là “đạo sư” đây chính là chủ ngữ xưng hô không phải là xuất phát từ lòng kính trọng được dùng như là một người ngang hàng hay thấp hơn.

15 . Một Koti tương đương với mười triệu. 

16 . Trong tác phẩm Uparipannasaka thuộc Trung Bộ Kinh (Middle Lenghth Saying).

17 . Cần lưu ý ở đây là Ma-vương (Mara) gọi Đức Phật là “tỳ khưu” được dịch là “đạo sư” đây chính là chủ ngữ xưng hô không phải là xuất phát từ lòng kính trọng được dùng như là một người ngang hàng hay thấp hơn.

18 . Theo tập chú giải từ “Vidhura” hàm chứa sự kiện cho là từ thời xa xưa Dhura (trách nhiệm hay là hoạt động) thuyết pháp thì không có người nào vượt trội hơn ngài. (đoạn bằng tiếng Pali cho lời khẳng định này như sau: Vidhura Vigatadhuro. Aññehi saddhi asadisoti attho)

19 . Con số ở đây cũng như nhiều chỗ khác, chỉ mang tính cách thành ngữ, chứ không có giá trị con số chính xác tuyệt đối.

20 . Xem phụ chú cuối trang 348-349 bản dịch trang 1 file 8.


tải về 1.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương