TÌm hiểu pháp thần thông trong phật giáO


Những lời giải thích của ngài Trưởng lão Xá-lợi Phất



tải về 1.59 Mb.
trang35/43
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.59 Mb.
#30821
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   43

Những lời giải thích của ngài Trưởng lão Xá-lợi Phất


(Sārīputta)

Lời dạy của Đức Phật được ghi lại ở trên xem ra hơi quá ngắn gọn và khó hiểu, Trưởng Lão Xá-lợi Phất (Sārīputta)lại đưa ra những giải thích về hiệu quả có thể hướng sức mạnh qua thể xác ngầm chứa một sự thật là nếu một vị tỳ khưu muốn đi vào cõi Phạm Thiên với thân xác hữu hình, và thân thể của mình, ngài được yêu cầu hướng tâm đến sức mạnh thể lý (Kāyavasena cittaṃ pariṇāameti kāyavasena cittaṃ adhiṭṭhati). Nhưng nếu ngài muốn đến cõi đó bằng thân xác vô hình (có nghĩa là thân xác cõi trời) ngài phải yêu cầu hướng tới tâm và thực hiện một điều quyết tâm để thân xác của ngài phải đáp lại được với sức mạnh tâm (Cittavasena Kāyaṃ pariṇāneti cittavasena kāyaṃ adhiṭṭhāti).

Từ nhũng giải thích nêu trên do Trưởng Lão Xá-lợi Phất (Sārīputta) thực hiện. Chúng ta có thể giải thích rằng: Để có thể đi tới cõi Phạm Thiên với thân xác vô hình hay thân xác cõi trời, một quyết tâm phải được thực hiện dựa trên cơ sở sức mạnh Thiền Jhana để tạo ra một Ý Sinh Thân, có khả năng di chuyển nhanh chóng như chính tâm vậy. Người nào được thuần thục tâm sâu xa như thiền Jhana thì không khó khăn gì để tạo và phóng ra được sức mạnh đó tới mục tiêu yêu cầu.

Đạt đến lạc tưởng và khinh tưởng là điều vô cùng thiết yếu

Theo Trưởng Lão Xá-lợi Phật (Sariputta) việc đạt đến lạc sung tưởng (Sukhasaññāa) và khinh tưởng (Lahusaññā) là vô cùng thiết yếu để có thể di chuyển thiền sinh (Aspirant) tới được cõi Phạm Thiên, cho dù thông qua thân xác hữu hình, hay bản sao chép vô hình ý sinh thân. Lời tuyên bố của ngài như đã đề cập đến ở trên.

Các giai đoạn, “đáp xuống (hay trú vào) tới lạc tưởng và khinh tưởng’ có nghĩa là thực hiện được việc gia nhập cõi Phạm Thiên thông qua cả hai loại tưởng đều đi kèm theo với tâm thần thông (iddhicitta) có nghĩalà tâm kỳ diệu to lớn dựa trên chủ để thân xác (Sukhasaññañca lahusaññañca okkamatīti rūpākāyārammanena iddhicittena sahajātaṃ sukhasaññaña lahusa \ññañca okkamatīti. (trṅch trong Thanh Tṇnh Ḍạo (Visuddhimagga) 2/245) 

Điều khác biệt cơ bản giữa việc gia nhập vào cõi Phạm Thiên bằng thân xác hữu hình và thể lý do ý sinh thân, hay thiên thể chúng ta nên lưu ý ở đây. Trong trường hợp thứ nhất (có nghĩa là bằng thân xác thô thiển) lúc này xuất hiện một tưởng nhẹ nhàng và bay bổng đi kèm theo với tâm thần thông (iddhicitta) dựa trên cái gọi là ‘pādakajhāna’ là loại thiền Jhana trên hay là bệ phóng của mọi sức mạnh thần thông.

Trong trường hợp một vị tỳ khưu muốn tới cõi Phạm Thiên bằng ý sinh thân, hay là thân xác cõi trời thì cũng phải trải qua hậu quả là trú vào lạc tưởng v khinh tưởng, đi kèm theo tâm thần thông dựa trên thể xác. Tâm thần thông (iddhicitta) có nghĩa là tâm được linh hoạt sẵn sàng thực hiện các phép lạ (thần thông). Điều này được đạt đến thông qua mức độ thiền Jhana cao hơn.

Từ những giải thích ở trên, ta có thể hiểu rằng nhập vào cõi Phạm Thiên thông qua ý sinh thân cần thiết phải trú vào nhập thiền Jhana dựa trên thân xác thô thiển của ta. Điều này chính là tạo ra, hay phát ra ý sinh thân như là một phương tiện di chuyển tới đó. Mặt khác, để có thể đi tới cõi Phạm Thiên bằng thân xác , điều cần thiết lại là rút vào nhập thiền Padakajhana như đã được bàn đến ở trên. Điều này gồm khả năng thiền Jhana có thể biến thân xác thành nhẹ nhàng như một nắm bông.

 Chính Đức Phật cũng thường xác định khả năng này (trong Đại Phẩm Kinh (Mahāvāravagga) thuộc Tương Ưng Bộ Kinh 19/ 363 như sau:

“Ôi Ananda, bất luận khi nào Đấng Như Lai (Tathāgata) thiết lập được thân xác trên tâm và tâm trên thể xác, trú vào lạc tưởng và khinh tưởng. Rồi thân xác Đấng Như Lai (Tathāgata) trở nên nhẹ hơn bình thường và linh hoạt hơn (có nghĩa là dễ dàng tuân thủ và sẵn sàng thích hợp với các mệnh lệnh của tâm) trở thành dễ dàng linh hoạt, cơ động hơn và bóng láng rạng rỡ hơn v.v… ở vào thời điểm đó thì thân xác của Đấng Như Lai (Tathāgata) có thể dễ dàng bay bổng lên. Giống như một nhúm bông, vì nhẹ nhàng có thể trôi bồng bềnh trên không tuỳ theo ý muốn.”

Đối với những ai quan tâm đến các đoạn nguyên thủy Pali, chúng tôi xin trích như sau:

“Yasmiṃ Ānanda samaye Tathāgato kāyampi citte samādahati citampi kāye samādahati sukhasaññañca lahussaññañca kāye okkamitvā okkamitvā viharati.

Tasmiṃ Ānanda samye Tathāgatassa kāyo lahutaro ceva hoti mudutaro ca kammanīyataro ca

Tasmiṃ Ānanda samaye Tathāgatassa kāyo appakasireneva pathaviya vehāsaṃ abbhuggacchiti seyyathāpi Ānanda tūlapicu vā kappāsapicu va lakuko dhārupādāno appakasireneva paṭhaviyā vehāsam abbhuggacchati”

Theo tập Chú giải, đoạn “Kayampi citte samādạhati’: thiết lập thân xác trên tâm có nghĩa là hướng thân xác và thiết lập trên tâm. Điều này có nghĩa là biến thân xác lệ thuộc vào tâm, hướng thân xác tới bản chất hay điều kiện của tâm có nghia là Mahaggatacitta. Tâm miệt mài hành thiền Jhana. Vào lúc này, tâm không còn thì giờ để di chuyển đâu đó nữa. Khi thân xác được biến đổi thành bản chất của tâm. thì lúc đó thân xác có thể vượt qua được với tốc độ tâm. (Kāyaṃ gahetvā citte aropeti cittasannisitaṃ karoti cittitgatiyā peseti. Cittaṃ nāma mahaggatacittaṃ gatigamanaṃ lahukiṃ hoti”

Với câu, “Citampi kāye samādahati” có nghĩa là hướng tâm và nhập tâm vào thân xác.’ Đây chính là biến tri tuệ lệ thuộc vào thân xác, hướng tâm tới bản chất và điều kiện của thân xác, nghĩa là thân xác thô thiển. Việc di chuyển đi lại của thân xác này vô cùng chậm chạp (Citaṃ gahetvā kāye aropeti kāyasannissitaṃ karoti kāyagatiyā peseti. Kāyo nāma karajakāyo. Kāyagatigamanaṃ dandhaṃ hoti.)

Lạc tưởng và khinh tưởng, có nghĩa là tri thức đi kèm theo với Tâm Thần Thông (Abhiññācitta)(có nghĩa là trí tâm có khả năng thực hiện các phép lạ (thần thông)) điều đó được gọi là lạc tưởng, là vì tâm này có thể thâm nhập được vào tới niềm sung sướng tột độ đó và bình an thanh thản. Điều đó đựợc gọi là Lahusaññā là vì không còn bị những vẩn đục đè nặng có thể tạo ra chậm trễ. (Sukhasaññañca Lahusaññañcāti abhiññācittasahajātasuññāṢā santasukhasamannāgatattā sukhasaññā nāma hoti. Kilesadandhāyitattāya ca abhāvā lahusaññā nāma --- (trṅch trong Samantapāsādika 3/ 368)

Tóm lại, toàn bộ những gì được triển khai ở trên đều là những giải thích về giáo lý của Đức Phật “để nhập thể xác nơi tâm và nhập tâm nơi thể xác’ Tất cả đều mang ý nghĩa giống như các đoạn này “Để có thể đi tới cõi Phạm thiên giới (Brahmaloka) bằng thân xác thô thiển. Điều cần thiết là hướng tâm tới, thực hiện quyết tâm để cho tâm mặc lấy bản chất và điều kiện của thân xác. Ngược lại để có thể đi tới cõi Phạm Thiên bằng ý sinh thân, điều cần là hướng thân xác và thực hiện quyết tâm để cho thân xác có được những điều kiện và bản chất của tâm.

---o0o---




tải về 1.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương