TÌm hiểu pháp thần thông trong phật giáO


PHÉP HÓA TÂM THÔNG (Manomayā Iddhi)



tải về 1.59 Mb.
trang37/43
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.59 Mb.
#30821
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   ...   43

PHÉP HÓA TÂM THÔNG (Manomayā Iddhi)


Như đã được giải thích trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) tác giả cho rằng các phép biến đổi thân (VikubbanĀ Iddhi) và Ý Sinh Thân (ManomayĀ iddhi) được coi như thuộc cùng một loại do bởi sự kiện cả hai chỉ đạt đến được qua quyết định Thần Thông (Addhiṭṭhāna Iddhi) có nghĩa là nhờ vào quyết tâm, sự khác biệt là phép biến đổi thân (Vikubbanā Iddhi) là biến đổi thân xác nguyên thủy trở thành một thân xác khác với hình dạng và hình dáng thái khác nhau trước hoàn toàn; trong khi đó Phép Ý Sinh Thân (Manomayā iddhi) lại ám chỉ sự tác tạo thành một thân xác khác trong khi đó “bản sao chép” nguyên thuỷ vẫn tồn tại không thay đổi. Thân xác mới được tác tạo có thể nói giống y hệt với hành dạng nguyên thuỷ trong hầu hết các đặc tính cơ bản. Tuy nhiên sự khác biệt chỉ là đang khi thân xác nguyên thuỷ được cha mẹ sinh ra, còn thân xác mới được tạo thành thuộc hình dạng thân xác cõi trời (astral body), do tâm tạo thành và vì thế có khả năng di chuyển nhanh không khác gì tâm – trong mọi tình huống. Thân xác đó người bình thường không thể nhìn thấy, chỉ có những người có thiên nhãn mới thấy mà thôi. Hơn nữa với sự sáng tạo ra thân xác cõi trời thì phần đối tác thân xác sẽ trở thành một thân xác của người đang rơi nhanh vào cơn mộng hay giống như một bệnh nhân đang trong tình trạng hôn mê hay gần chết, có đôi khi còn ngừng thở nữa là đàng khác.

Nhưng phép lạ (thần thông) tạo ra nhiều người từ một người như trong trường hợp Trưởng Lão Cūlapanthaka được kể ở trên, hay Đức Phật thuyết pháp cho mẹ ngài nơi cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa) lại không được kể vào loại này, vì thân xác nguyên thuỷ của Đức Phật và của Trưởng Lão Cūlapanthaka không bị hề hấn gì. Thân xác của họ vẫn tiến hành làm những gì họ đang làm trước đó. Đức Phật với thân xác của ngài vẫn luôn tay thực hiện những sinh hoạt như là đi khất thực và tham gia vào bữa tiệc như thường. Chính vì thế loại phép lạ (thần thông) này, không được xếp vào loại các phép lạ (thần thông) Phép Ý Sinh Thân (Manomayā iddhi hay thuộc loại phép lạ (thần thông) Manomayiddhi.

 Có điều lạ đáng cần lưu ý là. Trong mười loại Thần Túc Thông (Iddhividhi), Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) đã mô tả rõ ràng bằng cách nào chúng ta có thể thực hiện được các phép lạ (thần thông) này, ngoại trừ phép biến đổi thân (Vikubbanā Iddhi) và Phép Ý Sinh Thân (Manomayā iddhi) lại không được giải thích gì cả. Chính vì thế cách thức luyện tập để thực hiện phép biến đổi thân xác (Vikubbanā Iddhi) như đã được mô tả trước đó lại do Trưởng Lão tác giả Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) giải thích như sau: 

“Một tỳ khưu muốn tạo ra một thân xác tâm (ý sinh thân), sau khi đã thoát thiền Jhana như là nền tảng của phép Thần thông (Abhinnā), lại phải tập trung chú ý vào thân xác, rồi sau đó ra quyết tâm bằng những phương cách đã nói ở trên. Nói thầm trong tâm rằng, “Mong rằng thân xác này trở nên trống rỗng” khi thân xác đã biến thành trống rỗng; Chư vị tỳ khưu lại tập trung chú ý vào một thân xác khác với “bản chép” (counterpart) nguyên thủy và lại quyết tâm: “Mong rằng một thân xác khác có thể được hình thành trong thân xác này.” Sau đó ngài sẽ có thể kéo thân xác mới tạo thành đó ra khỏi thân xác nguyên thuỷ như rút cây gươm ra khỏi vỏ, hay một con rắn bị rút khỏi vũng nước bùn.Sau đây là các đoạn được trích trong Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga), “ Chư vị tỳ khưu trong tăng già này đã tạo ra một thân xác khác từ chính thân xác của ngài. Thân xác được tạo ra chính là Ý Sinh Thân, nhưng hoàn toàn gồm có tứ chi và các cơ quan khác. Với toàn bộ các giác quan đều hoạt động tốt. Giống hệt một con người được lôi ra từ bên trong đám bùn lầy lau sậy.”

Ta có thể quan sát từ giải thích trên có một điều lạ lùng và không bình thường liên quan đến bước đầu tiên đòi hỏi phải có quyết tâm cao để biến thân xác nguyên thủy trở thành trống rỗng trước lúc quyết tâm tạo ra một thân thể cõi trời làm “bản sao.” Chính vì thế điều này xảy ra khớp với những gì được trình bầy trong Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) về hiệu quả là ngài (tức tỳ kheo) đã tạo ra một thân xác khác giống như rút ra từ trong đám bùn lầy lau sậy vậy.

---o0o---


Hiện Trạng Của “Thân Xác Cõi Trời” Ra Sao?


Một điều ai trong chúng ta cũng cho là kỳ lạ: đó là sự kiện không nhất thiết phải thực hiện quyết tâm biến đổi thân xác thành trống rỗng, như mọi người vẫn thường hiểu, “thân xác cõi trời” không tồn tại ở bất kỳ một nơi cố định nào trong thân xác như hai vòng tròn đồng tâm hay nằm trùng lên nhau. Không giống như điều bên trong “đám bùn lầy lau sậy” tồn tại bên trong đó, thân xác chỉ xuất hiện ra ngoài khi nào được lôi ra khỏi đó. Nhưng “thân xác cõi trời” không tồn tại bên trong thân xác của ta như vậy, nó được sinh ra một cách đột ngột. Ngay sau khi quyết tâm được thực hiện. Rất có thể, sau khi phân tích ta hiểu là “thân xác cõi trời” chỉ là một bản sao hay là một phó bản của thân xác . Một vị “đồng hành” nếu từ đồng hành có thể được dùng. Ta có thể thấy như trong trường hợp chụp một tấm hình. Bức ảnh được chụp không tồn tại trước đó, nó chỉ có xuất hiện ngay lúc người thợ chụp làm việc. Bức ảnh đó giống y như bản nguyên thủy, có nghĩa là người được chụp trong bức ảnh đó, vì bức ảnh được dựa trên chính con người đó. Điều giống hệt đó cũng được nói đến trong việc tác tạo ra “thân xác cõi trời”, chỉ xuất hiện khi được tạo thành. Ở khía cạnh này các đoạn văn của Đức Phật tỏ ra dễ hiểu hơn khi ngài nói tới hiệu quả vị tỳ khưu với tâm được bảo đảm, không lay chuyển và hướng tới tạo ra một thân xác khác từ thân xác của mình. Giống như một người được lôi ra từ trong đám bùn lầy lau sậy.

---o0o---


Làm quyết tâm thông qua tuệ giác (Ñāṇa)


Trong phạm vi mười phép thần thông (Iddhi Viddhi) liên quan. Có một đoạn thường hay được nhắc đến, đó là thực hiện quyết tâm thông qua trí hay tuệ giác. Theo nghĩa đen, điều này có nghĩa là thông qua trí hay tuệ giác. Một ví dụ có thể làm rõ việc giải thích phép lạ (thần thông) thứ nhất là tạo nhiều người hay nhiều thân xác từ một người hay một thân thể nguyên thủy. Như sau:

“Vị tỳ khưu, sau khi đã hoàn tất tu luyện như đã dự liệu, hỗ trợ, đặt nền móng và căn bản cho các phép lạ (thần thông) xảy ra. Ngài liền trú vào nhập thiền làm bệ phóng để thực hiện các phép lạ (thần thông), rồi từ đó thoát ra, muốn nhân lên một trăm người từ chính thân xác của mình. ngài sẽ tụng trong tâm của mình như sau: “Sataṃ homi, sataṃ homi” Tôi muốn tự nhân lên một trăm người, tôi muốn tự nhân lên một trăm người.’ Rồi ngài trú vào nhập thiền Jhana như là một sức bật để thực hiện các phép lạ (thần thông). Sau khi đã thoát ra với tâm vẫn còn đang thực hiện quyết tâm, ngài liền biến thành một trăm người. Qui trình này có thể được áp dụng cho việc tạo ra cả ngàn người hay còn hơn thế nữa.

Tuy nhiên trong trường hợp không có gì xảy ra sau một qui trình như vậy, ngài lại “tụng” một lần nữa. “Tôi muốn tự biến thành một trăm người khác” Rồi ngài lại trú vào nhập thiền Jhana và sau khi đã thoát thiền Jhana và thực hiện quyết tâm như trên. Qui trình này lại được lặp lại nhiều lần cho đến khi phép lạ (thần thông) xảy ra đáp ứng với quyết tâm của ngài.

Giải thích trên trích từ Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) (2/122) trong khi đó Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) cũng có những đoạn tương tự (được dịch nguyên bản như sau:

“Thường thường một vị tỳ khưu đạt được phép thần thông: trong lúc vẫn là một con người. Nếu ngài muốn nhân thành một trăm người, hay cả ngàn người hay một trăm ngàn người tuỳ theo ý ngài muốn. Sau khi đã làm những điều trên, ngài liền chú tâm quyết định qua trí tuệ giác hay do tài tháo vát (resourcefulness), “Tôi muốn được nhân lên thành nhiều người” thế rồi ngài sẽ được nhân lên thành nhiều, như trong trường hợp Trưởng Lão Cūlapanthaka.

Đoạn văn nguyên thuỷ bằng tiếng Pali dành cho những người nào muốn tham khảo như sau: “Pakatiyā eko bahukaṃ āvajjati sataṃ va sahassaṃ vā satasahassaṃ vā āvajjati āvajjitvā ñāṇena adhiṭṭhāti bahulo homītu bahuka hoti yathāyasamā cūlapanthako ekopi hutvā bahudhā hoti evameva so idhhimā cetovasippatto eko hutvā hoti, -- trích từ. . . .

Từ Pali ‘āvajjati’ nghĩa đen là ‘nghĩ’ được Trưởng lão tác giả Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) giải thích là “tụng”. Như vậy, tỳ khưu phải “Tụng” (trong tâm) số người ngài muốn nhân lên trở thành nguyên bản như là “Sataṃ homi, Satam homi”. Khi ngài muốn trở thành một trăm người.

Sau khi đã “tụng” như vậy rồi, ngài liền rút vào nhập thiền Jhana như là một sức bật thực hiện các phép lạ (thần thông) có nghĩa là thiền Jhana bậc bốn. Vì nếu bậc thiền thấp hơn không thể thực hiện được mục tiêu này.

Sau khi trú vào nhập thiền Jhana, ngài có thể nổi lên, hạ quyết tâm bằng cách sử dụng trí (Ñāṇa) hay tuệ giác, “Tôi sẽ muốn chính mình được nhân lên một trăm lần” Ngay sau đó ngài sẽ lập tức được nhân thành một trăm người như ý ngài đã quyết tâm

Câu, “Hạ quyết tâm nhờ trú(Ñāṇa) hay tuệ giác” trong đoạn tiếp theo sau đây: Ñāṇena adhiṭṭhātīti abhiññāñāṇavasena vutaṃ—(Vi. 2/ 219) Điều này có nghĩa là trí trong Phép Thần Thông (Abhinnā) có nghĩa là tuệ giác hay ra tài tháo vát (resourcefulness) có liên quan để việc áp dụng vào các phép thần thông. Một vị tỳ khưu coi như đạt được trí yêu cầu phải trang bị với năm điều Vasi hay là thuần thục trong thiền bậc bốn. Điều này ngụ ý muốn nói lên sự thật là: một con người như vậy phải có khả năng nắm rõ thiền Jhana là gì, tâm của người đó ra sao vào thời điểm này, đâu là đặc điểm của tâm được cơ động và linh hoạt đủ để có thể đáp ứng được với quyết tâm được thực hiện và thực hiện bằng cách nào để thực hiện được phép lạ (thần thông) này hay phép lạ (thần thông) kia. Điều tiếp theo là không phải hết mọi người trong điều kiện Thiền Jhana có thể thực hiện được quyết tâm và có được tâm đáp ứng đủ ý muốn của người đó. Thiếu năm khả năng thuần thục và trí được nói đến ở trên, một quyết tâm không thể có ý vọng tạo ra được kết quả như mong muốn ví một cuộc hành thiền chưa đáp ứng đủ tiểu chuẩn hay mức cường độ cần thiết cho cuộc thực hiện như vậy, đó là ý nghĩa của câu: “Thực hiện quyết tâm thông qua “Ñāṇa” có nghĩa là tuệ giác hay là tài tháo vát (resourcefulness) trong ‘nghệ thuật và khoa học’ có thể nói như vậy, trong việc thực hiện các phép lạ (thần thông) cũng như vậy mà thôi.

Còn nhiều chi tiết nữa liên quan đến đề tài này rất cần được lưu ý như chúng tôi ghi lại dưới đây:

“Đang khi thực hiện quyết tâm, thì tâm đang trong hiện trạng Thiền Jhena dùng làm sức bật cho các phép lạ (thần thông) đang trong hiện trạng Nimitta, nghĩa là tầm nhìn hay hình ảnh tâm , trong khi đó tâm đang “tụng kinh” lại suy nghĩ đến các con số, cho dù là một trăm hay một ngàn, tâm muốn biến thành. . .” - - (Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) 2/219)

Điều này có nghĩa là một người có thể thực hiện quyết tâm, yêu cầu trước tiên là có khả năng trú vào nhập thiền bậc bốn. Dựa trên những Kasina (cơ bản) để đạt đến những thiền chứng có được. Hơn nữa, người đó cũng đã kinh qua tất cả các loại cơ bản (Kasiṇa).Hình ảnh tâm thiền chứng trong mức thiền Paṭithāga thuộc bậc thiền cao nhất trong các loại cơ bản (Kasiṇa) trong những sát na nhập thiền Jhana đó được gọi là ‘nimitta’ như đã được đề cập đến ở trên. Chính vì thế đối với một người thực hiện phép lạ (thần thông) từ khả năng của mình có nghĩa là mức độ hay cuờng độ các thiền chứng của mình trước khi thực hiện phép lạ (thần thông) là điều tiên quyết nhất. Cho đến khi người đó chắc chắn là khả năng ý muốn của mình có đủ sức để tin tưởng như vậy. Đến lúc này, một điều cần lưu ý là trong lúc “tụng” thiền bậc bốn (ngay cả chỉ trong thâm tâm thôi) đều không thể thực hiện được nếu thiếu Vitakka hay Vicara (nghĩa là tầm và tứ) trong giai đoạn tột đỉnh này. Chính vì thể điều cần thiết là thoát ra khỏi thiền bậc bốn, đi ngược lại về thiền Jhana bậc một, trong đó việc tụng (trong suy nghĩ) tức là Parikamma) là điều có thể diễn ra. Chính vì thế người ta kể lại rằng tâm trong suốt lúc tụng thì an vị ở nơi số người mà người đó quyết tâm tạo ra, cho dù là một trăm hay một ngàn đi chăng nữa.

“Thực hiện quyết tâm nhờ trí ñāṇa.” Từ “Ñāṇa”, như đã được giải thích, có giới hạn hay ý nghĩa nhất định, liên quan đến điều được gọi là ‘Thần thông (Abhiññā) Ñāṇa hay là quyết định trí (Adhiṭṭhāna Ñāṇa). Có nghĩa là trí (Ñāṇa) đối với việc thực hiện các phép lạ (thần thông) hay là trí (Ñāṇa) nhờ đó ta hạ quyết tâm một cách tương xứng. Việc giải thích này được rút ra từ Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) đoạn hai trang 219.

Tóm lại, người ta cho là có mười loại phép lạ (thần thông) cộng với phép biến đổi thân (Vikubbanā Iddhi) và Phép Ý Sinh Thân (Manomaya iddhi) là những điều có thể đạt đến được thông qua quyết định (Addhitthana) chính xác hơn là thông qua trí (Adhiṭṭhāna Ñāṇa), có nghĩa là Quyết Tâm Thiền Quán (tức tài tháo vát (resourcefulness), hay là lợi khẩu nếu bạn muốn. Không chỉ có hành động thực hiện quyết tâm đơn thuần do bất kỳ ai muốn thực hiện phép lạ (thần thông), nếu mức độ lợi khẩu và kinh nghiệm không hỗ trợ người đó đầy đủ thì không hy vọng có thể thực hiện được phép lạ (thần thông). 

Phẩm Chất không thể thiếu một người làm phép lạ (thần thông) cần phải đạt được

Những phẩm chất này vạch ra những yêu cầu không thể bác bỏ được sau đây được trích từ những lời dạy của Đức Phật ở nhiều nơi khác nhau, trong đó việc áp dụng khả năng ý muốn hướng về định hướng có liên quan. Chính vì thế mà ngài cho biết (như trích trong kinh phật Sāmaññaphala như sau).

“Một vị tỳ khưu với tuệ tâm ổn định, được thanh tịnh đầy đủ, toả sáng, trừ tuyệt khỏi mọi tham dục đang rình rập, không can dự vào những phiền não, do đó đã trở nên dễ dạy, và linh hoạt, cơ đông, tiện dụng, tồn tại một cách vững vàng hướng tới thực hiện những phép lạ (thần thông), thế rôì ngài có thể đạt được những thành công liên quan đến việc bầy tỏ phép thần thông như tạo ra nhiều người từ một người...”

Ta cũng cần lưu ý ở đây là, ngay cả khi ta có thể thực hiện được nhớ lại tiền kiếp, có khả năng thiên nhãn, khả năng tạo Ý Sinh Thân, và biến đổi thân, thì các đoạn trên cũng được sử dụng. Điều này có nghĩa là đầu tiên phải đáp ứng được những đòi hỏi không thể thiếu đó là đạt đến Thiền Bậc bốn, được bổ sung với năng khiếu thuần thục hay và Vasi. Với một nền tảng thiền định như vậy, thì hướng tâm về thực hiện bất kỳ phép lạ (thần thông) nào đều hy vọng có thể đạt được với nhiều kết quả khả quan. Các đoạn Pali trích chính những lời Đức Phật dạy được nói đến ở trên, dành cho những ai muốn đào sâu một cách cặn kẽ hơn như sau:

“So evaṃ samahitacitte parisuddhe pariyodāte anañgane vigatūpakilese mudubhūte kammaniyethite aneñjappatte iddhividhāya cittaṃ abhinīharati abhininnāmeti. So anekavihitaṃ paccanubhoti; ekopi hutvā hoti v.v…

Các đoạn Pali li trên được trích từ Kinh Pali 9/13; cũng trích trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) 2/204, trong đó ta thấy có lời giải thích như sau:

‘So’ có nghĩa là “Vị tỳ khưu đó” ám chỉ vị tỳ khưu đã đạt đến thiền Jhana bậc bốn (Soti so adhigatacatutthajjhāno yogī)

Samahite citte: Tâm được nhập thiền Jhana bậc bốn nghiêm túc (Samāhite citte iminā catutthajjhāna samādhinā samāhite). Từ ‘citta’ có nghĩa là tâm trong cõi thanh tịnh thuộc thiền Jhana cùng với Sắc (Citteti rūpāvacaracitte)

Parisuddhe có nghĩa là niệm được thanh tịnh thông qua xả (Upekkhā)(Parisudddhetupekkhāsatiparisuddhibhavena parisuddhe)

 “Pariyodāte” có nghĩa là toả sáng hay sáng chói thông qua tính tinh khiết của tâm (Parisuddhatāyea pariodāte pabhassati vuttaṃ hoti)

“Anañgane”, nghĩa đen là không bị tham dục giống như một mô đất’; điều này ám chỉ đến điều kiện không bị vướng mắc phải những đam mê như tham dục (raga). Điều này là vì những ảnh hưởng dẫn đến tham dục như Sukha (có thể do hạnh phúc là một mức độ hạnh phúc đem lại.) đã được chế ngự (trong các bậc thiền Jhana bước một, hai và ba.) (Sukhādīnam paccayānaṃ ghātena vihatarāgādiañgaṇattā anañgane)

Liên quan đến điểm này cũng đã được giải thích xa hơn trong tập chú giải Paramatthamañjusā cho là lạc về thân (sukha) lạc dẫn đến hỷ (somanassa) mà hỷ dẫn đến tham (Rāga). Rồi khổ thân (dukkha) dẫn đến ưu (domanassa) mà ưu dẫn đến sân hận (dosa).

Từ những phần giải thích thêm như trên, ta có thể đi đến kết luận rằng: từ “những ảnh hưởng xúi bẩy hay những đam mê không chỉ ám chỉ tới loại tham dục (raga) có nghĩa là những đam mê tham dục mà thôi, nhưng còn dẫn đến loại đau khổ nữa có nghĩa là những loại đau khổ do sân hận mà ra.

Vigatūpakilese: không có những phiền não. Đây là một thực tế mà kết quả tất yếu là thiếu vắng những ảnh hưởng súi bảy như đã được đề cập đến ở trên. Thường thì tâm bị nhơ bẩn do sự xuất hiện những ảnh hưởng sui bảy (Anañganattayeva vigatūpa-kilese…añgañena hi cittaṃ upakilissati) 

Mudhbhute: có nghĩa là dễ sai khiến hay tuân thủ theo như ý muốn. Điều này có được là nhờ tình trạng tâm được huấn luyện tốt. Chính vì thế tâm không tỏ ra bướng bỉnh nhưng rất dễ dạy (subhavitattā mudubhūte vasīhāvappateti vuttaṃ hoti… vase vattamanaṃ hi cittaṃ mudutanti vuccati)

Kammanīye: nghĩa đen là “Thích hợp để làm việc’ hàm chứa điều kiện trở nên cơ động, linh động, tiện dụng có nghĩa là tuân thủ theo ý muốn và quyết tâm của đương sự. Đây là kết quả chúng sanh đó đã trở nên ngoan ngoãn, dễ dạy. Điều này được so sánh với “vàng được thổi tốt từ phía dưới (có nghĩa là được chất trong lò luyện và được thổi bằng những ống bễ để tăng thêm độ nóng và tách được các cứt sắt ra khỏi vàng ròng). (Muduttāyeva kammaīiye kammakkhame kammayoggeti vuttaṃ hoti. Muduṃ hi cittaṃ kammanīyaṃ, hoti subhantamiva suvaññaṃ). Chính vì vậy Đức Phật đã phán, “ Đây là điều ta đã nghiên cứu, nhưng không bao giờ ta thấy bất cứ điều gì đang phát triển và được tăng cường. Được linh động và dạy như tâm này.” Nānaṃ Bhikkhave aññaṃ ekadhammampi samanupassāmi yaṃ evaṃ bhāvitaṃ bahulīkataṃ muduñca hoti kammaūiyañca yathayidaṃ bhikkhavae cittanti. – trích trong Ekanipāta thuộc Tăng chi Bộ Kinh (Añguttaranikaya 20/21.)

Ṭhiṭhe, nghĩa đen là tồn tại. Ám chỉ tâm tồn tại hay cư ngụ một cách an toàn trong điều kiện như vậy như tâm hồn được thanh tịnh và sáng chói (Etesu parisuddhabhavadisuthitatta ṭhiṭe) nói cách khác, điều này ám chỉ một thực tế là tâm được thiết lập trong chính khả năng của nó. Vì hiện nay đã trở nên dễ dạy và linh động (Mudukammaññabhāvena vā attano vase ṭhitattā ṭhite)

Āneñjappatte: đã đạt đến được điều kiện không lay chuyển. Điều này tiếp theo là một kết quả thuộc những đặc tính đã kể ra ở trên (ṭhitattāyeva āneñjappatte acale niriñjaneti vuttaṃ hoti) nói cách khác, có thể được giải thích như sau:

a. Tâm ổn định trong niềm tin sẽ không bị xáo trộn bằng cách làm cho lung lay vì thiếu niềm tin.

b. Một khi tâm ổn định trong nỗ lực không bị xáo trộn do tình trạng bơ phờ vì lười biếng mà ra (Viriyapariggahitaṃ kasajjjena na iñjati)

c. Một khi tâm ổn định trong niệm (mindfulness) sẽ không bị xáo trộn do bởi quá cả tin (Satipariggahitaṃ pamādena na iñjati)

d. Một khi tâm ổn định trong hành thiền sẽ không còn bị xáo trộn do phải phân tâm (samādhipariggahitaṃ uddhaccena na iñjati)

e. Một khi tâm ổn định trong tuệ không bị xáo trộn do vô minh ngu dốt (Paññapariggahitaṃ avijjāya na iñjati)

f. Một tâm toả sáng sẽ không bị xáo trộn do bóng tối những vẩn đục đem lại (Obhāsagataṃ kilesandhākārena na iñjati)

Chính vì tâm được ổn định với sáu đặc tính nêu trên mà đã đạt được điều kiện không thể lay chuyển nổi (Imehi chahi dhammehi pariggahitaṃ āneñjappattaṃ hoti)

Tóm Lại. tâm đạt được tám phẩm chất được đề cập đến ở trên là tâm được hướng tới thực hiện, thông qua trí. Trí Phật Pháp có thể thực hiện được qua trí thần thông, nghĩa là Phép Thần thông vậy (Abhiññā) evaṃ atthañga-samannāgataṃ cittaṃ abhinīhārakkhamaṃ hoti abhiññāsacchikarrānīyānaṃ dhammānaṃ abhiññāsaccha-kirriyāya. -- Trích trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) 2/ 205). 

Tám phẩm chất đề cập đến ở trên là:

1. Samāhite: được thiết lập nhập thiền Jhana bậc bốn;

2. Parisuddhe: được thanh tịnh;

3. Pariyodate: được toả sáng;

4. Añangaṇe: không bị vướng mắc do những ảnh hưởng xúi bảy;

5. Vigatūpakilese: đoạn diệt những phiền não;

6. Mudubhūte: tuân thục và dễ dạy;

7. Kammanīye: Linh hoạt, cơ đồng và tiện dụng 

8. Ṭhite āneñjappatte: tồn tại mà không bị rung động hay không bối rối – thông qua cách đạt đến được bảy phẩm chất đã bàn đến ở trên.

Trong khi tám phẩm chất kể trên là những phẩm chất cần thiết cho những ai có thể thực hiện được các phép thần thông, chúng chỉ là kết quả phải được đạt đến vào giai đoạn chót. Hệ thống để luyện tập tâm hầu đạt đến thành tích đó được giải thích trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) 2/200 như sau: 

“Một hành gi? Yogi mới tập sự hay một thiền sinh muốn bắt tay vào nhiệm vụ to lớn này trước tiên phải đạt đến tám thiền chứng (samāpatti), thuộc tám loại căn bản (Kasiṇa). Rồi ngài cũng còn phải yêu cầu theo đuổi một qui trình gồm mười bốn bước cho đến khi được thuần thục hoàn toàn trong qui trình mười bốn điểm này. mười bốn bước đó gồm:”

1. Kasinānulomato: trú nhập thiền Jhana với mười điều cơ bản (Kasiṇa)thuận từng điều một.

2. Kasināpaṭilomato: trú nhập thiền Jhana thuộc mười điều cơ bản (Kasiṇa) trong qui trình ngược lại.

3. Kasinānulomatopaṇilomato:Trú nhập thiền Jhana thuộc mười điều cơ bản (Kasiṇa) đó trong cả qui trình thuận lẫn ngược lại

4. Jhānānulomato: Trú nhập các mức thiền Jhana thuận từng loại một.

5. Jhānapaṭilomato: Trú nhập nghịch các mức thiền Jhana 

6. Jhānānulomapaṭilomato: Trú nhập thiền Jhana thuộc nhiều loại khác nhau trong cả qui trình thuận lẫn qui trình ngược lại.

7. Jhānukkantakato: rút vào một số mức thiền Jhana đa dạng thuộc một điều cơ bản (Kasina) bằng cách bỏ qua phương pháp, bỏ qua mỗi thiền khác trong qui trình đó.

8. Kasiṇukkantakato: Trú nhập một số bậc thiền Jhana bằng cách bỏ qua phương pháp, lần này thì bỏ luôn tất cả mọi điều cơ bản(Kasiṇa) trong qui trình này.

9. Jhānakasiṇukkantakato: Trú nhập thiền bằng cách bỏ qua một số phương pháp, bỏ qua cả các bậc thiền Jhana và các lọai Kasiṇa.

10. Añgasañkantito: bỏ qua (có nghĩa là rút lại) những chi thiền Jhana.

11. Ārammaṇasañkanito: Bỏ qua đề mục của một số loại thiền Jhana.

12. Añagārammaṇasañkantito: Bỏ qua cả những chi thiền Jhana lẫn các đề mục của chúng.

13. Añgavavaṭṭhāpanato: Xác định các chi thiền Jhana.

14. Ārammaṇavavaṭṭhāpanato: Xác định các đề mục Jhana/.

Tám Thiền Chứng (samāpatti) và Tám Đề Mục (Kasiṇa)

Tám thiền chứng (samāpatti) gồm bốn Thiền chỉ Jhana sắc giới (Rūpajhāna) và bốn Thiền chỉ Jhāna vô sắc giới (Arūpajhāna). Tám điều cơ bản (Kasiṇa) hay là các thiền chỉ cần chiêm ngưỡng chăm chú đó là: Paṭhavīkasiṇā: nhìn chăm chú vào đất. Āpokasiṇa: Nhìn chăm chú vào nước. Tejakassiṇa, Nhìn chăm chú vào lửa. Vāyokasiṇa Nhìn chăm vào gió. Nīlakasiṇa: Nhìn chăm chú vào màu xanh. Pītakasiṇa: nhìn chăm chú vào màu vàng; Lohitakasiṇa: nhìn chăm chú vào màu đỏ; Odātakasiṇa: Nhìn chăm chú vào màu trắng.

Theo Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) một thiền sinh có khả năng tạo ra các phép thần thông được yêu cầu phải đạt đến tám thiền chứng (samāpatti). Bao gồm cả Kasiṇa. Tuy nhiên có hai loại Kasiṇa khác bị bỏ qua đó là Alokakasina: nhìn chăm vào ánh sáng và Ākasakasiṇa: nhìn chăm vào không khí. Việc loại bỏ này được giải thích trong Paramatthamañjusā cho là Ākasakasiṇahay là nhìn chăm vo hư khơng dẫn đến thiền chứng (samāpatti) Vô Sắc (Arūpasamāpatti) trong khi đó Ālokakasiṇa: nhìn chăm vào ánh sáng lại được coi như là nhìn vào Odātakasiṇa:tức là nhìn vào màu trắng vậy.

Giải thích mười bốn bước

1. Trú nhập thiền Jhana thuộc mười Kasiṇa tương ứng. Điều này nghĩa là: Người thiền sinh (Aspirant) phải trú nhập thiền Jhana bằng cách nhìn chăm vào đất, rồi xuất khỏi thiền đó. Sau khi đã xuất khỏi thiền lại trú nhập thiền Jhana một lần nữa bằng cách nhìn chăm vào nước, trước khi xuất ra để rồi lại rút vào nhập thiền Jhana thông qua nhìn chăm vào lửa. Qui trình này được tiến hành cho đến khi hết cả mười Kasiṇa được bao trùm hết. Qui trình này có thể được nhắc lại cả trăm lần thậm chí cả ngàn lần trước khi có thể đạt được thuần thục đáng tin cậy. Và bằng cách rút nhập thiền Jhana có nghĩa là toàn bộ các Jhana tuần tự bậc một đến bậc bốn đều được thông qua một cách tuần tự.

Những giải thích thêm cũng được đưa ra để mang lại hậu quả rằng, đang khi trú nhập thiền Jhana, thiền chỉ, thí dụ như, trái đất sẽ xuất hiện sinh động trước con mắt tâm, được mở ra cho Āpokasiṇa, tức nhìn chăm vào nước, nước tức khắc lại xuất hiện một cách sinh động. Nói tóm lại, trong bất kỳ thiền chỉ nào thì tâm cũng được dừng lại, đối tượng của thiền chỉ đó lập tức xuất hiện trong tâm nhãn. Trong những giây phút như vậy, tâm đã được dừng lại trong mức thiền Jhana đó. Có thể là ở bất kỳ bậc thiền nào trong bốn bậc thiền đó, điều này tùy thuộc vào ý chí của thiền sinh.

Cũng nên hiểu một điều là theo Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) thiền sinh với cùng một mục tiêu như vậy cũng phải đạt đến thành tích bốn bậc thiền Jhana cao hơn. Bậc thiền Jhana vô sắc gíới chẳng hạn, bậc đầu tiên đặt cơ sở trên hư không (Ākāsānañcāyatanā) bậc hai dựa trên thức (Viññā-ṇañcayatana) bậc ba dựa trên vô sở hữu (ākiñ-cảngññāyatana) và bậc bốn dựa trên phi tưởng phi phi tưởng xứ (Nevasanna- Nasannayatana). Chính vì thế, trước khi trú nhập thiền Jhana vô sắc giới, Yogi (thiền sinh) phải rút vào các thiền Kasiṇa và thực hiện quyết tâm để có thể làm cho Thiền chỉ tan biến đi hay là có thể đặt trọng tâm chú ý vào thiền chỉ đó và cả tâm nữa cũng nằm trong đó thay vì lông bông bên ngoài không gian. Trước tiên, thiền sinh phải niệm “Ananto Akaso”: hư không bao la và vô tận, cho đến khi nhập vào được thiền Jhana vô sắc giới của thiền chỉ đó có nghĩa là Ākāsānañcāyatana. Sau khi đã chắc chắn đạt đến năm phép thuần thục, khi chú ý đã quay trở về với không gian thì không gian sẽ cùng lúc xuất hiện trong tâm thay vào chỗ thiền chỉ Kasiṇa hay bất kỳ hình ảnh nào khác,o chính sự thay thế này có nghĩa là từ “to drop the Kasiṇa ” cũng phải được thực hiện với toàn bộ các loại Kasiṇa khác. Như vậy bốn bước thiền Jhana sắc giới hay vô sắc giới có thể đạt đến được bằng cách nhìn chăm chú vào tám thiền chỉ Kasiṇa.

2. Trú nhập thiền Jhana mười Kasiṇa ngược lại từ dưới lên trên. Điều này ám chỉ khả năng hay thuần thục của thiền sinh có thể trú nhập thiền Jhana dựa trên mười Kasiṇa bằng cách theo một quy trình ngược lại từ dưới lên trên. Bắt đầu với loại cuối cùng của tám loại Kasiṇa kể đến ở trên từ Odāta: nhìn chăm vào màu trắng, rồi Lohita: màu đỏ, và rồi tiếp tục cho đến khi đạt đến Kasiṇa đầu tiên có nghĩa là Paṭhavī, tức là đất.

3. Trú nhập thiền Jhana trong mười Kasiṇa cả theo cách bình thường và theo cách ngược lại từ dưới lên trên. Điều này chính là kết hợp cả hai phương pháp từ một đến mười và rồi quay trở lại từ mười đến một. Có thể nhắc lại điều này như trước đó, một trăm lần hay ngay cả một ngàn lần để có thể đạt được năm thuần thục từ đó mà ra.

4. Trú các bậc thiền liên tiếp một cách tuần tự. Theo phương pháp này thiền sinh rút vào nhập thiền Jhana bậc thứ nhất và rồi xuất khỏi bậc đó và lại nhập vào giai đoạn hai. Rồi lại xuất ra để nhập vào giai đoạn thiền Jhana thứ ba. Qui trình này tiếp tục cho đến khi đạt đến bậc cuối cùng có nghĩa là phi tưởng, phi phi tưởng xứ (Nevasanna-Nasan-nayatana): tình trạng phi tưởng cũng như phi phi tưởng xứ.

5. Trú nhập vào các bậc thiền Jhana ngược lại từ dưới lên trên. Như trên ám chỉ, thiền sinh trú nhập thiền Jhana bậc cuối cùng có nghĩa là bậc phi tưởng phi phi tưởng xứ đầu tiên. Rồi thầy lại xuất ra để nhập vào các bậc trước các giai đoạn đó. Qui trình này tiếp tục ngược lại cho đến khi đạt đến được thiền Jhana bậc đầu tiên.

6. Rút nhập vào các bậc thiền Jhana cả các bậc bình thường và các bậc ngược lại từ dưới lên trên. Giống như bậc thứ ba ở trên, đây là qui trình thứ bốn và thứ năm kết hợp với nhau. Điều này có thể được nhắc lại, như bình thường một trăm lần hay cả một ngàn lần để có thể từ đó đạt đến năm điều thuần thục.

7. Trú nhập thiền Jhana bằng cách bỏ qua hay dùng phương pháp xen kẻ. Loại bỏ tất cả mọi thiền chỉ khác. Bằng phương pháp này thiền sinh trú thiền Jhana bậc một thông qua nhìn chăm vào đất. Rồi xuất ra khỏi và lại rút nhập vào bậc thiền Jhana thứ ba dựa trên cùng một loại thiền chỉ. Ngài thực hiện bậc này cho đến khi có thể “bỏ qua” Kasiṇa đất và nhập thiền Jhana Vô Sắc Giới bậc một trước khi nhập lại vào thiền Jhana vô sắc giới bậc ba. Điều này có nghĩa là chỉ có bậc thiền Jhana bị lướt qua hay bỏ qua. Nhưng đề mục Kasiṇa vẫn không thay đổi.

8. Trú thiền Jhana bằng cách bỏ qua hay xen kẽ, bỏ qua cả các bậc thiền Jhana và các loại thiền chỉ Kasiṇa. Qua phương pháp này ta có thể bắt đầu với bất kỳ loại đề mục Kasiṇa nào cũng được không nhất thiết phải bắt đầu với Kasiṇa đất. Chỉ bỏ qua phương pháp được duy trì ở đây mà thôi. Việc trú nhập thiền Jhana được thực hiện tuần tự, mà không vượt qua hay bỏ đi bất kỳ điều gì.

9. Để Trú bằng phương pháp bỏ qua, bỏ cả các bậc thiền Jhana và các loại đề mục Kasiṇa. Đối với những ai đã có thuần thục đáng tin cậy và có nhiều kinh nghiệm có thể khởi động với bất kỳ mức thiền Jhana nào tuỳ ý; cũng vậy có thể dùng bất kỳ đề mục Kasiṇa nào. Nhiều chi tiết được giải thích thêm trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) sau đây:

Thiền sinh trú nhập thiền Jhana bậc nhất dựa trên đề mục Kasiṇa đất. Rồi ngài tiếp tục nhập vào bậc thiền Jhana thứ ba (bỏ qua bậc thứ nhì) trong đề mục Kasiṇa Lửa (bỏ qua Kasina nước) bỏ qua tức là lướt qua đề mục Kasiṇa Nīla. Ngài nhập vào thiền Jhana Vô sắc giới rồi tiến xa hơn nữa đến bậc thiền Jhana vô sắc giới, Akiñcaññā - vô sở hữu dựa trên màu đỏ, có nghĩa là đề mục Kasiṇa Lohita. Phương pháp này được gọi là lướt qua hay bỏ qua cả thiền, lẫn thiền chỉ Kasina (Jhana kasi ṇukkantakaṃ).

Qui trình này chính vì thế được sắp xếp được với lợi khẩu cả về bậc thiền Jhana lẫn các đề mục Kasiṇa . Ở đây thuần thục là điều thiết yếu để thể hiện được các phép thần thông, có nghĩa là việc thực hiện các phép lạ (thần thông). Điều này ám chỉ việc trú và thoát ra khỏi bất kỳ bậc thiền Jhana nào hay bất kỳ đề mục Kasiṇa nào ngay lập tức theo ý muốn. 

10. Để lướt qua những thành tố thiền Jhana. Như đã mô tả ở trên, có năm chi hay nhân tố làm thành thiền Jhana bậc một đó là. Tầm(Vitakka), tứ (Vicāra) hỷ (Pīti) lạc(Sukha) và nhất tâm (Ekaggatā). Thiền Jhana bậc hai gồm có ba chi đó là: hỷ , lạc và nhất tâm. Trong khi đó thiền Jhana bậc ba chỉ gồm có hai chi đó là lạc và nhất tâm và thiền bậc bốn cũng chỉ có hai chi nhưng lại khác một chút đó là xả (Upekkha) và nhất tâm.

Nhờ phương pháp này thiền sinh trú nhập thiền dựa trên đề mục đất. (earth Kasiṇa) rồi tiến dần lần lượt vào thiền Jhana bậc hai, bậc ba và bậc bốn. Không cần phải thay đổi đề mục (Kasiṇa) từ Pali chỉ tình trạng này gọi là Añgasañkantikaṃ. Ta cũng cần lưu ý là phương pháp này chỉ có thể được áp dụng trong loại thiền Jhana Sắc Giới (Rūpa Jhāna) mà thôi. Chứ không thể được áp dụng cho loại thiền Jhana vô sắc giới (Arūpa Jhāna). Đó chính là toàn bộ các loại Thiền vô Sắc Giới chỉ có khác nhau về đề mục mà thôi. Nhưng lại giống nhau ở chi thiền, có nghĩa là xả (Upekkhā) và nhất tâm (Ekaggatā) 

11. Để lướt qua các đề mục thiền Jhana đa dạng. ‘Đề mục thuộc nhiều loại thiền khác nhau’ ở đây được hiểu là có tám loại đề mục (Kasiṇa) như đã nói ở trên, cùng với bốn đề mục thuộc Thiền Jhana Vô Sắc Giới như, Hư không, thức, vô sở hữu và phi phi tưởng. (Etam Santam) bằng phương pháp này thiền sinh phải trú mỗi loại thiền dựa trên cùng một đề mục (Kasiṇa) thí dụ như ngài rút vào nhập thiền Jhana bậc một dựa trên đề mục (Kasiṇa) đất, rồi cùng một bậc thiền Jhana dựa trên thiền chỉ (Kasiṇa) nước rồi cùng một bậc thiền Jhana dựa trên đề mục (Kasiṇa) gió v.v… cho đến khi ngài tới được đề mục (Kasiṇa) Odāta, là đề mục cuối cùng, từ Pali cho giai đoạn này gọi là Ārammaṇasaṇkantikaṃ 

12. Để lướt qua cả các chi thiền Jhana và các đề mục. Đây chính là hai phương pháp đã đề cập đến ở trên (mục số 10 và 11) gộp chung lại. Thí dụ thiền sinh trú nhập thiền Jhana dựa trên đề mục (Kasiṇa) đất, rồi bậc thiền Jhana thứ nhì dựa trên đề mục (Kasiṇa) nước, rồi bậc thiền thứ ba dựa trên đề mục Kasiṇa lửa, rồi đến bậc thiền Jhana bậc bốn dựa trên thiền chỉ (Kasiṇa) gió. Bỏ qua đề mục (Kasiṇa) màu xanh, ngài rút vào nhập thiền Vô sắc giới với thiền chỉ không gian rồi nhập thiền Vô Sắc Giới với thiền chỉ tâm thức từ đề mục Kasiṇa màu vàng, thiền Vô Sắc Giới với đề mục vô sở hữu xứ từ đề mục Kasiṇa màu vàng và rồi thiền chỉ vô tưởng hoặc phi phi tưởng từ thiền chỉ Kasiṇa màu trắng. Từ Pali cho loại thiền này là Añgārammaṇassañkantikaṃ.

13. & 14. Để xác định những chi thiền và các đề mục. Nhờ phương pháp này thiền sinh phải nắm được các chi thiền là gì và có bao nhiêu chi trong mỗi bậc thiền Jhana. Thiền sinh có thể xác định được rõ ràng những chi này từ ngay tuệ giác của mình. Các chi thiền Jhana và các đề mục tức là có tám thiền chỉ Kasiṇa và bốn đề mục thuộc thiền Jhana Vô Sắc Giới như đã được mô tả trước đó. Từ Pali để xác định các chi Thiền Jhana là Añgavaṭṭhapanaṃ. Còn từ dùng để xác định các đề mục lại là Ānrammaṇavavaṭṭhāpana.

---o0o---



tải về 1.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương