TÌm hiểu pháp thần thông trong phật giáO



tải về 1.59 Mb.
trang40/43
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.59 Mb.
#30821
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   43

Cậu Bé Tên Là Bhūtapāla


 Cậu bé sinh ra trong một gia đình nghèo khổ tại thành phố Rājagaha. Một ngày kia cha cậu bé mang cậu đi theo trên chiếc xe bò vào rừng kiếm củi về bán. Sau khi đã chất củi đầy xe, hai cha con lên đường về nhà cho tới khi họ vừa tới cổng thành vào lúc nhá nhem tối. Ngay lúc đó mấy con bò kéo xe tuột khỏi ách và biến mất vào trong thành phố trước khi ông bố có thể khống chế nổi chúng. Người cha liền nói với con trai ngồi chờ trên chiếc xe chất đầy củi, để ông chạy vào thành đuổi bắt lại mấy con bò, tuy nhiên cổng thành đã đóng truớc khi người cha có thể trở lại. Trong tình huống đó ông buộc phải bỏ lại cậu bé một mình bên ngoài cổng thành. Người ta kể lại rằng cậu bé chẳng hề hấn gì kể cả đau ốm và bầy quỉ ma thường rong ruổi khắp nơi trong vùng đó, do cậu bé có sức mạnh thần thông Ñāṇa vippharā, tức là Sức Mạnh Bảo Trợ Ñāṇa hay là tiềm năng tuệ giác.

Đây là bản tường trình ngắn gọn kể về cậu bé. Cũng còn có nhiều chi tiết cần được nghiên cứu thêm nữa. Nhưng rất tiếc Trưởng Lão tác giả không cho chúng ta biết tìm thấy ở đâu những chi tiết này. Theo ý kiến của tôi, bài tường thuật ngắn ngủi trên không liên can gì tới Sức Mạnh Bảo Vệ của cậu bé và sức mạnh tuệ giác cũng chẳng mấy thuyết phục và gây linh cảm là bao nhiêu. Tuy nhiên trong đoạn thứ bảy Pháp Cú Kinh (Dhammapada) có một câu chuyện viết về một cậu bé có tên là Dārusākatika – Rất có thể câu chuyện ám chỉ cậu bé Bhūtapāla kể lại ở trên. Câu chuyện như sau:

Tại thành phố Rājagaha, có hai cậu bé, một đứa là con trai của ông bố Sammādiṭṭhi (nghĩa là Chính Kiến) trong khi đó cậu bé kia lại là con trại của người cha theo Micchaditthi (nghĩa la Tà Kiến). Cả hai đứa trẻ đều thích chơi trò thảy súc xắc với nhau. Trong hai đứa bé, thì cậu nhỏ con trai của người cha theo chánh kiến, trước khi thảy lục lạp, thường đặt cho mình một qui luật là nghĩ đến Đức Phật, nói rằng “Nam mô Phật” có nghĩa là “lạy Đức Phật kính yêu” cậu nhỏ thứ hai là con của người cha theo tà kiến lúc nào cũng nghĩ đến Titthiya, có nghĩa là những tên theo tà đạo. và trước khi thảy lục lạp cậu lại kêu lên “Na-mô A-la-hán.” có nghĩa là “Lạy các vị A-la-hán.((Từ “A-la-hán” được sử dụng từ trước thời Đức Phật ám chỉ một thiền sư rất được dân chúng trọng vọng) Kết quả là cậu bé con của người cha theo chánh kiến thường thắng cuộc chơi. Lúc này cậu nhỏ thua cuộc nhận ra điều này và sau này liền theo gương người bạn của mình. Chính vì thế mà cả hai đã tích lũy được nhiều niệm tưởng về Đức Phật.

Một ngày kia, cậu nhỏ có cha theo chánh kiến đã đi theo cha trên chiếc xe bò vào rừng kiếm củi. Sau khi đã chất củi đầy xe, người cha liền đánh xe về nhà. Trên đường về hai cha con đã tới bên ngoài cổng thành gần một nghĩa địa, người cha liền thả cặp bò ra cho đi ăn cỏ trong vùng đó. Trong lúc người cha bận bịu sửa soạn bữa ăn cho cả hai cha con, ông không để ý đến mấy con bò.

Lúc này mấy con bò được thả rong liền nhập vào đàn bò đang trên đường về chuồng vào buổi chiều. Lúc đó ông Dārusākatīka- tên người cha theo chánh kiến. – sau khi đã dùng bữa xong và muốn lên đường về nhà trong thành phố, ông đi tìm mấy con bò nhưng không thể tìm thấy. Lần theo dấu chân vào trong thành phố, cuối cùng thì ông cũng tìm thấy cặp bò và cố gắng dẫn chúng trở lại chỗ xe củi bỏ lại bên ngoài thành phố. Nhưng cổng thành đã đóng lại trước khi ông tới nơi. Như vậy ông phải bỏ lại cậu nhỏ một mình bên ngoài cổng thành suốt đêm.

Người ta kể lại rằng tại thành phố Rājagaha cố đầy ma quái, nghĩa là những kẻ vô hình, đặc biệt là trong vùng gần nghĩa trang, nơi cậu bé đã bị bỏ lại một mình. Lúc đó có một ma quái đang theo đuổi tà kiến nhìn thấy cậu bé liền nói. “Thật là tuyệt, đứa bé này là bữa ăn quá ngon cho chúng ta đây. Hãy thưởng thức bữa ăn tuyệt với thịt cậu bé.” Nhưng cũng có cả những chư thiên theo đuổi chánh kiến có mặt. Họ cố ngăn cản tên kia, bảo hắn không được làm thế, nhưng tên ma quái xấu xa nhất định không nghe. Hắn thình lình giật chân đứa bé và lôi cậu bé đi theo.

 Lúc đó cậu bé đang ngủ ngon giấc, cảm thấy bị kéo chân lôi đi, tự nhiên cậu kêu lên như vẫn thường làm, nói rằng, “Nam-mô Phật.” Nghe thấy vậy, ma quái xấu xa hoảng sợ và biến mất. 

Thế là những chư thiên tốt nói với ma quái xấu xa, “Nhà ngươi đã làm điều không nên chút nào, nhà ngươi sẽ phải bị phạt về hành vi này.” Rồi chư thiên tốt đứng trân nhìn cậu bé, ma quái xấu xa nhìn thấy như vậy, liền đi vào thành phố và mang lại cho cậu bé một mâm đầy thức ăn chọn lọc dành cho nhà vua. Cả hai chư thiên đều hành động như thể họ là cha mẹ của cậu bé. Họ đã đánh thức cậu bé dậy và cho cậu dùng bữa. Sau đó họ còn ghi một câu trên chiếc khay đựng đồ ăn, kể lại bằng cách nào và tại sao họ lại lấy cắp chiếc khay của nhà vua khỏi hoàng cung. Rồi họ quyết tâm muốn cho nhà vua nhìn thấy đoạn ghi trên đó. Sau khi cậu bé đã ăn bữa xong và lăn ra ngủ, thế là cả hai liền biến mất.

Có một cuộc bạo loạn xảy ra vào buổi sáng ngày hôm sau, khi sự việc được khám phá ra là chiếc khay đựng đồ ăn cho nhà vua đã bị kẻ trộm đánh cắp. Toàn bộ cổng thành được lệnh đóng lại, trong khi đó quân lính đi sục sạo tất cả các nhà trong thành phố. Sự việc không đem lại kết quả gì, họ tiếp tục đi lục soát bên ngoài thành phố và cuối cùng họ đã tìm thấy chiếc khay vàng trên chiếc xe củi của hai cha con Dārusākaṭika . Đứa bé bị bắt và bị kết án đánh cắp chiếc khay của nhà vua và bị điệu tới nhà vua, nhìn thấy dòng chữ ghi trên chiếc khay nói rằng,” có điều gì thế con trai của ta.”

“Tâu bệ hạ, thần chẳng hay biết gì hết. thần chỉ biết có một điều là đêm hôm qua cha mẹ thần đem lại cho thần một chút đồ ăn và đứng canh cho thần ăn. Chính vì thế mà thần không chút sợ hãi gì cả, rồi sau đó thần lại ngủ thiếp đi, đây là tòan bộ những gì thần biết, thưa hoàng thượng.”

Cha mẹ của cậu bé lúc này cũng được điệu vào hoàng cung. Sau khi nghe thấy sự việc xảy ra, Nhà vua liền dẫn cậu bé cùng với cha mẹ đến đến gặp Đức Phật. Cậu bé kể lại toàn bộ sự việc cho Đức Phật nghe nói rằng. “Có phải chỉ có một điều duy nhất, là niệm tưởng tới Đức Phật có thể đem lại sức bảo vệ cho ta không? hay niệm tưởng đến Giáo pháp và tăng già cũng có thể đem lại sức bảo vệ cho trẫm?” Để trả lời câu hỏi của nhà vua, Đức Phật liền đáp lại, nói rằng:

“Không chỉ có thế, tâu bệ hạ. Một thiền sinh có được tâm luyện tập đến nơi đến chốn, dựa trên sáu điều căn bản sẽ không cần đến sức mạnh bảo vệ nào khác nữa cho chính mình, người đó chẳng cần đến bất kỳ kinh kệ nào, hay thuốc men làm chi.” (Mahārājja na kevalaṃ Buddhānussatiyeva rakkhā, yesaṃ pana chabbihena cittaṃ subhavitaṃ, tesaṃ aññena rakkhāvaraṇeva vā mantosadhehi vā kiccaṃ natthi) sáu điều cơ bản đó là:

“Suppabuddhaṃ pabujjhanti 
Sadā gotamasāvakā 
Yesaṃ divā ca ratto ca 
Niccaṃ Buddhagatā Sati.

Suppabuddhaṃ pabujjhanti 


Sadā gotamasavaka 
Yeaṃdivā ca ratto ca 
Niccaṃ Dhammagatā Sati.

Suppabuddhaṃ pabujjhanti 


Sadā gotamasāvakā 
Yesaṃ divā ca ratto ca 
Niccaṃ Sañghagatā Sati.

Suppabuddhā pabujjhanti  


Sadā gotamasāvakā 
Yesaṃ divā ca ratto ca 
Niccaṃ kāyagatā sati 

Suppabuddhaṃ pabujjhanti 


Sadā gotamasāvakā 
Yesaṃ divā ca ratto ca 
Ahiṃsāya rato mana

Suppabuddhaṃ pabujjhanti 


Sadā gotamasāvakā 
Yesaṃ divā ca ratto ca 
Bhāvanāya rato mano.” 

Các đồ đệ của Đức Cồ Đàm (Gotama) được giác ngộ toàn diện, với tâm lúc nào cũng chăm chú đêm ngày vào:

1. Niệm tưởng về Đức Phật 

2. Niệm tưởng về Giáo Pháp

3. Niệm tưởng về Tăng già

4. Niệm tưởng về Thân xác

5. Không làm hại đến chúng sanh và

6. Tu luyện thiền chỉ và tâm .

Giải thích: Theo các tập chú giải. Từ “Suppabuddham pabujjhanti: có nghĩa là được giác ngộ kỹ càng.’ Ám chỉ sự kiện cho là một thiền sinh niệm tưởng đến các việc ân đức của Đức Phật trước khi đi ngủ sẽ tỉnh dậy khoẻ mạnh (có nghĩa là được bồi bổ tươi tỉnh) (Buddhagataṃ satiṃ gahetvā supantāyeva pabujjhantā suppabuddhaṃ pabujjhanṭi nāma) Đoạn này có ý nghĩa tương tự như những lời Đức Phật dạy liên quan đến những lợi ích của việc tu luyện Mettā , có nghĩa là lòng từ tâm. Từ đó phát sinh ra mười một điều như là Sukham supati: ngủ ngon. Sukham patbujjhati:thức dạy khỏe khoắn và Na pāpakṃ supinam passati: không bị ác mộng.v.v. 

Một điều cần chú ý là những lời giảng dạy của Đức Phật được đề cập đến ở trên không công bố rõ ràng về niệm tưởng đến những đề mục như vậy như về Đức Phật có đem lại sự hỗ trợ chống lại những nguy hiểm cho thiền sinh. Những điều được nói đến trong đó chỉ là hiện thực là những suy tưởng như vậy có thể đem lại những điều kiện để được “Giác Ngộ Toàn Diện” điều đó ám chỉ những việc như ngủ ngon và tỉnh tảo khoẻ khoắn có nghĩa là được tỉnh táo và sung sướng.

Điều Trưởng Lão tác giả cuốn Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) kể về cậu bé Bhūtapāla như là một ví dụ điển hình cho những ai được bảo vệ do tuệ giác tiềm năng hiện tại ở sự kiện được nhắc đến trong Pháp Cú Kinh (Dhammapada) so với hiệu quả sau khi cậu nhỏ và cha mẹ của cậu đã nghe bài thuyết pháp của Đức Phật thì tất cả họ đã đạt đến Quả Nhập Lưu. Sau này họ đã được ban thọ đại giới và đạt đến bậc A-la-hán. Điều này xảy ra là do tiềm năng đạt đến bậc A-la-hán của họ. Chính vì thế mà họ đã vượt qua mọi khó khăn và nguy hiểm một cách an toàn. Chính vì thế đây là một ví dụ về điều được gọi là Ñāṇavipphārā Iddhi: có nghĩa là phép lạ (thần thông) đạt được thông qua sức mạnh bảo vệ nhờ tuệ giác tiềm năng.

Samādhivipphārā Iddhi: (Phép lạ (thần thông) nhờ sức mạnh bảo vệ do thiền định đem lại). Theo Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) điều này là kết quả tuyệt vời nhất là kết quả Samatha (thiền chỉ) đem lại, nghĩa là an bình nội tâm có được trước, đang khi và ngay cả sau thời gian rút vào nhập thiền.

Từ lời giải thích nêu trên, thiền sinh đã đạt được thiền ở mức độ cao nhất với năm pháp thuần thục luôn được bảo vệ do sức mạnh thiền định mà ra. Điều này có nghĩa l không những trong giai đoạn thiền sinh đó trú nhập ở hiện trạng cao nhất, nhưng còn trước và sau giai đoạn đó nữa. Điều này có thể thấy nơi trường hợp thầy Sa-di Sañkicca là người đã được bảo vệ bằng chính sức mạnh này ngay từ thời ngài vẫn còn ở trong bụng mẹ. Trưởng Lão Bākula cũng được bảo vệ đang khi ngài bị con cá to nuốt trọng và nằm ở trong bụng cá trong một khoảng thời gian tương đối lâu. Cả hai đã được bảo vệ giống như thế là nhờ vào tiềm năng đạt đến bậc A-la-hán của hai người, cho dù họ chưa đạt đến bậc A-la-hán vào thời điểm đó. Sức mạnh bảo vệ đó cũng giống hệt như vậy trong trường hợp hành thiền. Đối với những ai đã đạt đến tình trạng thiền ở mức độ đó, luôn có một cây dù bảo vệ che chở cho họ trong suốt thời gian dài, cả trước và sau giai đoạn họ rút vào tình trạng sảng khoái tâm cao độ đó. Đoạn văn viết bằng tiếng Pali duới đây được trích trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga):”Samādhito pubbe vā pacchā vā tañkhaṇe va satthānubhāvanibbatto viseso samādhivippharā Idḍhi (2/209) và nơi cả hiện trạng kể trên có nghĩa là:Ñāṇa ppavatiti pana pubbe vā pacchā vā tañkhaṇe va ñāṇanubhavanibbatto viseso ñāṇavippha-ra Iddhi nāma (2/208).

Nhờ Trưởng Lão tác giả Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) còn nhiều trích đoạn được liệt kê ra từ Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) như sau: từ ‘Iddhi’ có nghĩa là thành công (từ này có ý nghĩa tương đương với từ Jhana). Như vậy một thiền sinh đã loại bỏ được hết năm triền cái nhờ đạt đến được thiền Jhana bậc nhất cũng có thể được cho là đã đạt đến Samādhivipphārā Iddhi (Paṭhamajjhānena nīvaraṇānaṃ pahānattho ijjhatīti samādhivipphārā Iddhi) không kể đến việc đạt đến những thứ bậc cao hơn từ hành thiền Jhana bậc hai đến bậc bốn có nghĩa là đạt đến hiện trạng phi tưởng phi phi tưởng (Nether-Perception-Nor.Non.Perception) như trong trường hợp của Trưởng lão Sārīputta) Trưởng lão Khāṇukondañña, cận sự nữ (upasikas) Uttarā và cận sự nữ (upasikas) Samāvatī (Khu. Pa. 31/598) 

Những đoạn trên trích từ Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) cho thấy từ ‘Iddhi’ không nhất thiết phải có nghĩa là thực hiện những phép lạ (thần thông) như ta thường hiểu. Những ví dụ điển hình nơi các thiền sinh hay các vị thánh đệ tử đã đề cập đến ở trên, cho ta thấy như sau:

---o0o---




tải về 1.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương