TÌm hiểu pháp thần thông trong phật giáO


Bàn Thêm Về Chất Lượng Của Não Bộ



tải về 1.59 Mb.
trang18/43
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.59 Mb.
#30821
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   43

Bàn Thêm Về Chất Lượng Của Não Bộ


Căn cứ vào Kammajjarūpa (kết quả của nghiệp chướng), thì chất lượng của não bộ và hệ thống thần kinh đã được xác định ngay từ khi chúng được gắn vào với trứng được thụ tinh trong lòng mẹ. Tốt xấu ra sao, mạnh yếu như thế nào và sự phát triển của nó hướng về phía nào hay được đảm nhận đã được thiết lập ngay từ khoảng không gian và thời gian đó. (tuy nhiên, cho dù cũng phải trải qua thay đổi hay được điều chỉnh sau này; với điều kiện là ảnh hưởng hạn chế lớn hơn) điều này giống hệt như một cây sẽ mọc lên như thế nào, tốt hay xấu đều đã được tiền định bởi chất lượng được gắn kết trong hạt giống cây đó. Rõ ràng là phải có “điều gì” trong hạt giống đó, cho dù là gì đi chăng nữa, có khả năng kiểm sóat được sức tăng trưởng của cây, sự phát triển của nó và cuối cùng là cả quãng đời tồn tại của cây đó. Nếu đối với một hạt giống là như thế chắc hẳn cũng như vậy đối với khả năng của trứng được thụ tinh trong bào thai người mẹ vậy. Điều mang đầy “sức mạnh to lớn phi thường” được Phật giáo gọi là “Thức” giúp tái sanh (patisandhi). Chúng tôi mời các bạn quay trở lại với lời dạy của Đức Phật : “Ôi ngài  Ānanda, liệu thức không muốn đầu thai vào trong lòng mẹ có thể khiến cho danh và sắc được nẩy nở ra trong đó hay chăng? “ trả lời câu hỏi này thì vị trưởng lão đã cho là điều không thể.

Cũng giống như “đôi điều bí hiểm” nằm trong hạt giống lại có khả năng kiểm soát suốt cả tuổi thọ tối đa của cây đó. Cũng vậy điều kỳ diệu bí hiểm này gọi là thức cũng khống chế thân xác chúng ta, không những chỉ trong giai đoạn còn ở trong lòng mẹ, nhưng còn trong suốt cả quãng đời con người đó. Trong mọi tế bào của thân xác đều có thức ở đó. Mọi hoạt động có chủ đích như hấp thụ, loại trừ, tiêu hóa và đốt cháy tự nhiên (toàn bộ những hành vi chủ ý hay vô ý thức) đều nằm trong vùng kiềm tỏa của thức cả, với một trung tâm sinh học nằm trong não bộ. Một công việc luyện tập thiền đầy nhiệt tình và phấn khởi với những hoàn cảnh thuận lợi sẽ đem lại kết quả trong trí óc và hệ thống thần kinh được “ khỏe mạnh” có nghĩa là sẽ được năng động cho đến tận tuổi già hay cả cho đến khi chết. Tất cả các vị A-la-hán nghĩa là những vị đã được giải thoát toàn bộ” cho dù đã sống được hàng trăm tuổi hay ngay cả còn nhiều hơn nữa đều được cho là có khả năng duy trì trí óc của họ khỏe mạnh cho đến khi họ qua đi vĩnh viễn. Nhưng nếu những sinh hoạt đó chỉ bắt đầu ở tuổi già thì khó lòng có thể hy vọng được kết quả như vậy (cho dù vẫn tốt hơn là không làm gì cả.) điều này giống như một người bắt đầu luyện tập thân xác vào lúc tuổi già. Cho dù vẫn tốt hơn là chẳng luyện tập gì cả. Tuy nhiên ta sẽ không kỳ vọng có được một kết quả đầy ý nghĩa giả như họ đã tập luyện sớm hơn, ngay từ thuở còn trẻ hay ở vào tuổi trưởng thành.

---o0o---

Những lợi ích vật chất do ánh sáng thiền đem lại


Một thí nghiệm được tiến hành để xem ánh sáng thiền có giúp gia tăng trí nhớ hay không. Người ta thực hiện nơi một đứa trẻ có khả năng tạo ra nguồn sáng đang khi nhập thiền. Đứa trẻ được thí nghiệm yều cầu quan sát và nhớ một trăm đồ vật được đánh số từ một đến một trăm và chỉ được phép nhìn có một lần duy nhất mà thôi. Thí dụ số 1 là chiếc bút, số 2 là chiếc bút chì, số 3 là một cây thước kẻ v.v… và cứ tiếp tục cho đến số 100, điều này có nghĩa là 100 vật dụng khác nhau được đánh số cẩn thận. Sau đó người ta yêu cầu cậu bé trả lời những câu hỏi, tỷ dụ như số 15 là gì, số 45 là gì, v.v…. cậu bé đều trả lời đúng hết, chẳng sai một lần nào. Cậu nói đúng tất cả các số và đồ vật được đánh số. Cho dù những vật đó không theo một thứ tự nào cả. Một điều thật ý nghĩa đó là cậu bé trả lời ngay lập tức, không chần chừ gì cả. Cậu ta cho biết, sở dĩ cậu làm được như vậy là vì cậu đã nhìn thấy được cả con số và đồ vật đó cùng một lúc ngay khi được hỏi. Cậu làm được vậy là nhờ vào ánh sáng do sức mạnh nhập thiền đem lại. Chính vì thế cậu đã trả lời trót lọt những câu hỏi đó.

Kinh Phật chúng ta biết Trưởng lão Ānanda có khả năng tiếp thu thuộc lòng, nghĩa là nhớ được bất kỳ điều gì Đức Phật nói với ngài cho dù ngài chỉ được nghe một lần mà thôi. Trí nhớ của ngài không hề sai lầm như thể những lời của Đức Phật được ghi lại trên băng ghi âm sẵn sàng phát trở lại bất kỳ lúc nào, với những chi tiết liên quan những gì Đức Phật đã thuyết pháp hay diễn giải Kinh Phật đó ở đâu, khi nào và ngài nói với ai. Đây là bằng chứng cho thấy ngài là một người chuyên có khả năng đạt đến mức độ trí nhớ vượt trội hơn hẳn do bởi ngài đã tu luyện được ở mức độ cao nhất, khiến ngài trở thành thần đồng trong lãnh vực đặc biệt này.

Một tâm đã được thiền kiểm soát đến như vậy lại tỏ ra rất bình thản, thanh tịnh và thanh lọc khỏi mọi triền cái. Chính vì thế tâm của ngài đã trở thành nhậy bén có nghĩa là ngài quan sát rất nhanh, nhận biết, am hiểu và nhớ lại được hay là hồi cố lại, có nghĩa là khơi dậy được những gì đã chìm ngập và tích tụ tận nơi sâu thẳm thức. Một cuộc nghiên cứu về Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) đặc biệt phần nói về Sở Hữu Biến Hành (Sabbasādhārana Cetasika) còn tiến xa hơn là chỉ làm rõ về điểm này. Trong trường hợp có bất kỳ sai sót nào xảy ra trong qui trình được đề cập đến ở trên, chính là do tâm sát na đó đã không được bình thản cũng như thanh tịnh đúng mức. Giống như một máy quay phim (camera) có chất lượng không hoàn như ý muốn, không hy vọng tạo ra được kết quả tối ưu theo ý muốn. . . Điều này dẫn đến một sự thật là đàng sau những khác biệt đa dạng hay những bất bình đẳng trong cuộc sống, cho dù là cuộc sống con người, loài vật hoặc cả thảo mộc trên cõi đời này hay ở bất kỳ cõi nào khác, được gọi chung là các cõi Hóa Sinh (Opapātika). Nhân duyên xác định chính là sự thiếu sót đó, trước tiên là ngay tại cội nguồn sinh vật đó, thứ hai là tại những công cụ hay những nguồn thể hiện hay hành động. Nhân duyên này có thể thấy rõ, chẳng hạn như nơi người mù, người điếc hay người câm. . . Một khi những cơ quan giác quan này được điều trị khỏi thì người đó vẫn có thể nhìn thấy được nghe được và nói được. Nhân duyên trước đó lại ám chỉ những khác biệt vô tận nơi các sinh vật sống trên cõi đời này, với những khác biệt thật là da dạng về chất lượng của bộ não và hệ thống thần kinh, những điều này phản ảnh sự khác biệt ngay tận nguồn gốc có nghĩa là chất lượng hay là sự trưởng thành của thức. Đến đây chất lượng hay mức độ trưởng thành có thể được cải thiện dưới nhiều hoàn cảnh thuận tiện được hướng tới đích đúng đắn. Theo Phật giáo thì đường hướng “đúng đắn” này hiểu theo một nghĩa nào đó chính là việc nắm giữ “Giới” (Sīla) Định (samādhi) và Tuệ (paññā). Đây chính là những điều một khi chúng ta đã kết hợp và trộn lẫn được một cách hoàn chỉnh, thì đây chính là đường lối duy nhất dẫn đến thanh tịnh tuệ giác. Chẳng còn con đường nào khác. Dưới đây là đoạn trích trong Kinh Pali “Eseva maggo natthañño dassanassa visuddhiyā” (trích trong Pháp Cú Kinh –Dhammapada-) 

---o0o---




tải về 1.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương