TÌm hiểu pháp thần thông trong phật giáO


Nhân Duyên phát sinh đối lại nhân duyên tác thành dụng cụ



tải về 1.59 Mb.
trang15/43
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.59 Mb.
#30821
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   43

Nhân Duyên phát sinh đối lại nhân duyên tác thành dụng cụ


Để tóm lại, lấy thí dụ, khả năng nhìn thấy cũng có nguồn gốc, hay nguồn mạch phát xuất từ tâm mà ra được gọi là thức, nếu bạn muốn thế, với con mắt, hệ thống thần kinh có liên quan bên trong đó và não bộ chủ là những công cụ. Điều này giống như giây điện công tắc và đui đèn chỉ là những công cụ hay là cách lắp đặt để cho dòng điện được truyền dẫn. Chúng không thể tạo ra dòng diện. Chính vì thế, ngắm nhìn cũng không thể tạo ra được thông qua khí cụ vật chất mà thôi.

Một thí dụ khác nữa: chúng ta dư biết đất trồng không thể tạo ra được một cây. Sự tăng trưởng của cây tùy thuộc vào hạt giống, là một thành tố tác thành. Đất trồng độ ẩm và nhiệt độ chỉ là nguyên nhân công cụ chứ không phải là đấng tạo hóa cho cây. Thí dụ như nhìn có thể được thục hiện thông qua tâm hay là thức. Các việc tạo thành tâm hành khác như là tư tưởng. Thọ và xúc cũng đều xuất hiện như là một thành quả từ đó mà ra.

Thức và hình sắc có nghĩa là thân xác hoàn toàn khác biệt và chính vì thế có thể tách biệt ra được. Điều trước đó được gọi là Nāma hay là phi sắc hay danh trong khi đó điều còn lại là rūpa “sắc” hay là vật chất. Không thế có thức tưởng và xúc. Một bào thai trong lòng mẹ chỉ được phát triển thông qua sự hiện diện của thức trong một trứng đã được thụ thai. Chính vì lý do đó một thân xác đã bị tan rã hay là chết. Sự chết cụ thể chỉ diễn ra đối với thân xác mà thôi chứ không bao giờ diễn ra với thức cho đến khi nào thức vẫn còn tràn ngập với những điều phiền não hay là Kilesa, nó chỉ có thể xảy cho mình một trong trường hợp này tạo ra một thân xác khác như là một lớp áo choàng cho mình mà thôi. Một thân xác mới được tạo thành hay được gói lại lần này phải được thích ứng với cải tiến và chiều kích cuộc sống, nghĩa là thuộc cõi Hóa Sinh (Opapātika). Không giống như thân xác trên cõi đời này thân xác ở đây hoàn toàn đáp ứng chất lượng thức vào thời điểm đó – không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khí hậu, độ ẩm và ở trong thai bào người mẹ. Nó có được việc sanh ra thành một con người trưởng thành ngay tức khắc, với đầy đủ tứ chi và nội tạng có thể hoạt động bình thường. Hay trong những trường hợp chung, tốt hơn bản sao chúng để lại trên cõi đời này, chính việc từ chối không công nhận những yếu tố cụ thể này đã khiến cho họ chối bỏ luôn chân lý Thiên Nhãn. Họ cũng vẫn coi “thiên nhiên” như là tuyệt đối cho dù họ không hiểu rõ thiên nhiên đã ảnh hưởng đến mức độ nào . Chính vì tính tự mãn đó khiến họ đã tạo ra một tổ kén hay bức tuờng ngăn cách. Ngăn cản bất kỳ cuộc nghiên cứu hay đào sâu nào tiếp theo sau đó.

Một lần nữa lại có một vấn đề nổi lên, chấp nhận thức là tạo hóa và các sinh vật được tái sanh dưới nhiều dạng căn hay xứ khác nhau. như mắt, tai v,v…. cũng như nhiều phẩm chất của trí óc. Hơn thế nữa lại cũng nổi lên một sự khác biệt lớn nơi hiệu quả của mắt tai và nhiều pháp khác nữa. Một con diều hâu hay con đại bàng chẳng hạn, có thể nhìn thấy những vật ở rất xa vượt khỏi khả năng thấy của con mắt người ta. Một con cú có thể nhìn thấy những vật trong bóng tối. Những khác biệt này và vô số những khác biệt khác chính là những thể hiện do kết quả nghiệp chướng nơi từng trường hợp và theo từng mức độ thức khác nhau. Như thế đã tạo ra một sức mạnh sáng tạo tương tự, chỉ khác nơi những cách thức mà thôi. Đó chính là những chất lượng khác nhau, những khuynh hướng và mức độ trưởng thành đã tạo ra khác biệt đó.

Chúng ta biết được qua ngành học y khoa: luôn có những thay đổi nơi các tế bào của hệ thống thần kinh trong não bộ của chúng ta. Liên quan đến định lý của Đức Phật trong y tương sinh. “Nếu có thức thì tức khắc sẽ nổi lên danh và sắc. (có tương quan trực tiếp đến đặc tính của thức) và ngược lại. Nhân tố khiến tạo ra được sự biến đổi này không là gì khác ngoài đặc tính. Ta gọi là tự nhiên. Điều này chứng tỏ để xác định được đặc tính của bộ não. Một điều bó buộc là đặc tính của tâm cũng cần được cứu xét đến.

---o0o---


Danh và Sắc đối lại các xứ hay căn


Một định lý khác trong nguyên lý đề cập đến ở trên cũng cần phải nghiên cứu đó là “Có danh và sắc thì cũng có sáu xứ”. Định lý này cũng cần phải được cứu xét. Điều này ám chỉ một sự thật là hệ thống thần kinh có thể phát triển theo bất kỳ hướng nào, tùy thuộc vào chất lượng của khối óc tương ứng. Những kết quả nhiều hơn và cao hơn sẽ được đạt đến một khi hiện trạng thiền bậc bốn được đạt đến và với thiên nhãn được tu luyện cộng với việc tập luyện kiên trì và đều đặn cho đến khi điều kiện cao nhất của tâm được đạt đến theo ý muốn bất kỳ lúc nào và bất kỳ nơi nào. Có điều chắc chắn là sau khi thân xác bị tan rã, để nhập vào cõi phạm thiên, thì bộ óc của họ sẽ bị thay đổi hoàn toàn. Nếu như đến cuối tuổi thọ tối đa một lần nữa họ quay trở lại cõi đời này họ sẽ được trang bị với một khối óc của nhà thần đồng cao hơn hẳn những người đồng lứa tuổi. Một kết quả phụ nữa: chính nhờ thông qua những tàn dư của các sức mạnh thiền từ bấy lâu nay đã tích lũy được họ sẽ có thể nhận thấy và có khả năng giao tiếp với các chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) và không cần phải được huấn luyện thêm do bất kỳ người nào khác nữa. Điều này hoàn toàn đúng đặc biệt là khi họ vẫn còn nhỏ. Đó là thời gian vẫn chưa phải chịu ảnh hưởng chi phối hay bị phân tán và lệch hướng do những cảm tình và kinh nghiệm ngoài đời. Họ vẫn thừa hưởng do điều kiện tâm của họ như những cõi thượng đẳng và đã được thanh tịnh. Họ có thể được gọi là các cõi nhậy cảm và thanh tịnh. Trong trường hợp họ vẫn còn thiếu một số phẩm chất phụ nào đó, chỉ cần tập luyện trong một khoảng thời gian ngắn là đủ để hoàn thành được mục tiêu. 

---o0o---


Vấn Đề Di Truyền Nơi Lãnh Vực Của Thức


Ảnh hưởng của nghiệp chướng được tích lũy đều đặn trong một khoảng thời gian dài, ngay cả khi hiện trạng thiền Jhana vẫn chưa đạt đến. Bất kỳ hạnh kiểm hay cung cách sống nào một chúng sanh đã đạt đến thông qua việc kiên trì lập đi lập lại trong một thời gian dài như vậy đã bám rễ sâu nơi thức. Cho đến khi trở thành một thói quen, các năng khiếu khuynh hướng hay khả năng đặc biệt. Sau này trở thành thói quen. Khuynh hướng, khả năng xuất hiện như là một chúng sanh thường xuyên đựợc ấn định cho tới khi có thế được gọi là bản chất của chúng sanh đó. Tuy nhiên thời gian cần thiết cho một qui trình như vậy được gọi là theo một nghĩa nào đó, như là một qui trình tiến hóa chắc chắn là phải lâu dài. Có đôi khi vô cùng to lớn. Phẩm chất này có thể được chuyển hóa do hai đường truyền tải một là thông qua tương quan máu mủ và hai là thông qua sự chết và tái sinh của thức. Điều thứ nhất là do di truyền thì quá rõ ràng và đã được khoa sinh học chấp nhận. Điều thứ hai đòi hỏi phải có một mức độ thiền tiên tiến nào đó. Vấn đề nhờ đó mà quan sát được chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) để có thể minh chứng được sự thật. Đối với những ai đã đạt đến một mức thiền như vậy họ sẽ có thể nhìn thấy được thân xác thanh tịnh, hay một thân thể thiên giới, nếu bạn muốn gọi như thế, dưới dạng một chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) thoát ra khỏi thân xác một người chết. Đây là một bằng chứng rõ ràng cho thấy những đặc điểm của “Danh và Sắc” đã được chuyển hóa sang một dạng khác, được gọi là di truyền tâm linh hay siêu nhiên tùy ở chúng ta muốn, thân xác vừa mới được tái sanh thành một chúng sanh hóa sinh. Thường thường chỉ là một bản sao thô thiển, tuy nhiên sau một giai đoạn, khi người chết đã “tiến triển xa hơn một chút” được gia nhập vào một cõi thích hợp với từng cá nhân, thân xác đó sẽ trải qua một biến đổi thích hợp theo như người đó ước muốn. Tuy nhiên thân xác đó vẫn chỉ là một thân xác không hơn không kém. Điều này chứng tỏ những đặc tính và điều kiện của thân xác đó phản ánh rõ nét hiệu quả của người tạo ra nó. Đó là tâm hay là thức. Điều này có thể được gọi là bản chất “tự nhiên.” Gồm cả bản chất của tâm, là điều (tương đối) được ấn định vĩnh viễn rất khó có thể trải qua những thay đổi cơ bản nào khác. Lẽ đương nhiên nếu có điều gì đó mạnh mẽ hơn bản chất tự nhiên tác động lên đó. Bản chất tự nhiên đó đã được thấm nhuần sâu xa vào tâm hữu phần, đã trở thành một phần hay một gói hay là “cuộc sống hay máu của tâm đã gắn chặt với chính tâm đó. Đây chính là tính tham lam, đã trở thành “thói quen” có thể nói như thế trong trường hợp tâm tự gắn kết với một khái niệm sai trong một thời gian dài. Một điều rõ ràng là thật khó khăn biết mấy để có thể gột rửa được cho sạch khỏi những sai lầm đó.

---o0o---




tải về 1.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương