TÌm hiểu pháp thần thông trong phật giáO


SANH TỬ THÔNG HAY THIÊN NHÃN THÔNG  Cutūpapātañāṇa (Dibbacakkhu)



tải về 1.59 Mb.
trang12/43
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.59 Mb.
#30821
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   43

SANH TỬ THÔNG HAY THIÊN NHÃN THÔNG 
Cutūpapātañāṇa (Dibbacakkhu)

Đệ nhị Tuệ Giác


Đệ Nhị Tuệ giác của Đức Phật trong nhóm Tam Minh tiếng Pali gọi là Cutūpapātañāṇa hay là Dibbacakkhuñāṇa vì không tìm được từ tương đương ở tiếng Anh nên có thể gọi là Clairvoyance tạm thời được dịch sang tiếng Việt là Sanh tử thông, Thiên Nhãn Thông. Có điều cần lưu ý là, ý nghĩa thực sự của Tuệ giác này còn rộng rãi và sâu xa hơn nhiều. So với ý nghĩa thực sự ở tiếng Anh. Ta sẽ giải thích ý nghĩa từ này rõ hơn sau này.

Trung thực mà nói, tôi cũng chẳng có nhiều trí cũng như tuệ nhiều về tuệ giác này của Đức Phật. Cho đến khi tôi thực hiện chuyến đi đến vùng thánh địa có thánh tháp bên Ấn Độ và kể từ đó tôi mới thu thập thêm được một số dữ liệu. Tôi mới nẩy ra ý định liều viết một đôi điều về trí này (ñāṇa), có thể coi như là một ý nghĩa nào đó về trí Nhớ Lại Tiền Kiếp được thảo luận đến trong bài luận án trên. Đương nhiên, không hy vọng là trí này là hoàn thiện dưới mọi khía cạnh. Tuy nhiên, cố gắng thực hiện điều đó thật không uổng công chút nào, liệu tôi phải chờ cho đến mức hoàn thiện hay không điều đó sẽ chẳng xảy ra cho đến khi tôi từ giã cõi đời này.

Tuy nhiên bài tiểu luận sau đây không chỉ là một bản phiên bản của những gì được ghi lại nhiều đoạn khác nhau trong Kinh Phật. Chắc chắn sẽ thấy xuất hiện nhiều trích đoạn rải rác đây kia để đảm bảo cho các độc giả đây là những lời của Đức Phật, chứ không phải là của tôi. Nhưng, cũng theo lý luận và những hiểu biết riêng tư, tôi có thể coi đó như là những món ăn bổ ích để suy luận . Đây là những món ăn bổ ích được tiêu hóa do đức tin chân thành và toàn tâm của tôi rằng chính Đức Phật đã có được Phép Thần Thông hay tuệ giác có thể phải được hiểu từng chữ một và không thể coi đó như là một hình ảnh diễn giải hay biểu tượng ẩn dụ nào đó. Với những lý lẽ và bằng chứng được đệ trình trong các trang tiếp theo sau đây, tôi tin là một số người sẽ có thể theo và rồi chia sẻ tính thuyết phục nơi nhận thức của tôi. Điều đó sẽ đảm bảo rằng cố gắng của tôi sẽ không bị uổng phí.

---o0o---


Thiên Nhãn Thông


Trước tiên chúng ta hãy nghiên cứu những trích đoạn từ Kinh Phật sau đây, đã ghi lại chính những lời của Đức Phật:

“Một vị tỳ khưu nhập thiền định (samādhi), do đó tâm của ngài được thanh tịnh và sinh động, gạt bỏ được hết những ảnh hưởng phiền não, tâm tỳ khưu trở nên ổn định, linh hoạt, không gì lay chuyển nổi, chỉ một mực hướng tới nhập tuệ giác do vậy ngài có thể quan sát thấy các giống hữu tình “sinh” và “diệt” ngài còn quan sát thấy chúng “diệt” rồi tái “sinh,” một số chúng sanh vẫn còn thô thiển, số khác đã đạt đến tinh xảo, một số có màu da rất đẹp, số khác thì không. Một số chúng sanh đã đạt đến phát triển, số còn lại vẫn đang tình trạng khổ cảnh. Tỳ khưu nhận ra điều này thông qua thiên nhãn đã được thanh tịnh, trổi vượt hơn hết mọi chúng sanh nhân loại bình thường, ngài nhận ra các giống hữu tình sinh sống làm sao cho hợp với nghiệp chướng riêng của mỗi chủng loại. Bằng cách nào các giống hữu tình này thực hiện điều xấu xa bằng hành động, lời nói và suy nghĩ. Nói xấu các Vị Chí Tôn, ấp ủ tà kiến và hành động theo kết quả từ đó mà ra, rồi sau khi đã tan rã khỏi xác liền gia nhập vào các khổ cảnh là như thế nào.

Trong khi đó các giống hữu tình khác lại thực hiện được nghiệp chướng tốt qua hành động, lời nói và suy nghĩ, không xúc phạm đến các vị Tôn Giả. Ấp ủ chánh kiến và hành động theo thành quả đó phát sinh ra. Rồi sau khi thân xác đã tan rã liền nhập vào nhàn cảnh như thế nào. Như thế đó tỳ khưu đã nhận ra các giống hữu tình “sinh” và “diệt” như thế nào, một số vẫn còn thô thiển, một số đã đạt đến độ tinh tiến hoàn hảo, số khác có làn da hoàn hảo, số khác lại rất tồi, một số phát triển số còn lại thì rơi vào đọa xứ. Ngài nhận thấy điều này thông qua thiên nhãn đã được thanh tịnh, vượt trội trên tất cả những con người bình thường”. Ngài nhận ra bằng cách nào các giống hữu tình đó sống hòa hợp với chính nghiệp chướng của mình. 

Giống như có một thành trì ngay ngã tư đường, giữa thành phố. Một người mắt sáng đang đứng trong lâu đài đó có thể quan sát thấy bất kỳ người nào thâm nhập vào tòa nhà của mình, người khác lại bỏ ra đi, số người khác lại đi dọc theo một hàng trên đường phố đó hay lại ngồi ngay tại ngã tư đường đó ...”

Tương tự như những trích đoạn trong bài tiểu luận trước, đoạn này cũng được trích trong một bài giảng thuyết mang tựa đề Sāmañña Sa Môn Quả, trong tác phẩm Sīlakhandhavagga Giới uẩn thuộc tập Trường Bộ Kinh (The Long Sayings, tr. 108 (bản tiếng Thái). Những trích đoạn này cho chúng ta biết hai điều: thứ nhất, khả năng nhìn thấy được những người chết được tái sanh vào nơi nào và tình trạng của họ ra sao. Điều này cần phải có Thiên Nhãn ta mới nhìn thấy những chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) vô hình. Thứ hai là khả năng biết được lý do tại sao họ được tái sanh ở đó và phải chịu hoặc được hưởng trong một hoàn cách như thế. Điều này cần phải có trí về những hậu quả nghiệp chướng dẫn họ đến hoàn cảnh như vậy. Thiếu việc quan sát hay khả năng Nhớ Lại Tiền Kiếp, trí này không thể được khẳng định và được chứng minh. Chính vì thế trong Kinh Phật chúng ta đọc thấy vào canh nhất trong đêm Đức Phật đã đạt đến Pubbenivāsānussatiñāṇa: đó là Tuệ giác nhờ đó có thể Nhớ Lại Tiền Kiếp. Rồi vào canh hai ngài đạt đến Cutūpapātañāṇa. Đó tuệ giác giúp ngài nhận ra “Sanh tử” có nghĩa là người chết và “sinh” có nghĩa là tái sinh của chúng hữu tình. Chính vì thể mà hai Tuệ giác này bổ sung cho nhau, luôn xuất hiện cùng với nhau. Khả năng Nhớ Lại Tiền Kiếp luôn được đi kèm theo với việc quan sát thấy những người ra đi (tử) và những người được tái sanh (sinh) của chúng sanh và ngược lại. Cả hai hàm chứa việc quan sát trực tiếp hay phát lại, giống như Băng Video được ghi lại những biến cố và những hoàn cảnh liên quan đến từng cá nhân một. Đây không phải là những sản phẩm tưởng tượng, suy luận hay ảo tưởng.

---o0o---


Ánh sáng dành cho “Thiên Nhãn Thông”


Ta có thể nói đối với một người sắp sửa đạt đến Thiên Nhãn. Phải có một luồng sáng chói chang xuất hiện đang khi hành thiền. Thiếu thứ ánh sáng này hay chỉ có ánh sáng không đủ sáng thì ta không đủ khả năng đạt được Thiên Nhãn. Những lời dạy sau đây của Đức Phật có thể xác định được điều này. Những đoạn sau đây được trích trong cuốn Catukkanipata thuộc tác phẩm Tăng Chi Bộ Kinh (Aṇguttaranikāya) 21/57) 

“Ôi tỳ khưu, loại thiền nào sẽ giúp cho tỳ khưu phát triển và tăng cường được khả năng “thiên nhãn”. (ñāṇadassana)?

 “Một Tỳ Khưu trong tổ chức tôn giáo này. phải xác định được nguồn sáng nội tâm, làm cho nó tỏa sáng giống như ánh sáng ban ngày. Tỳ khưu phải thực hiện điều này cả ban ngày lẫn ban đêm. Bất kỳ điều gì Ngài thực hiện ban ngày ngài cũng làm như thế vào ban đêm. Bất kỳ điều gì ngài thực hiện vào ban đêm thì ngài cũng làm luôn vào ban ngày. Tâm của tỳ khưu được thanh thản, không bị những cản trở tâm che khuất. Ngài tu luyện tâm chan hòa trong ánh sáng. Ôi Chư vị tỳ khưu loại thiền này, nếu được tu luyện và phát triển sẽ dẫn đến Thiên nhãn (Ñ ā ṇadassana) “

Đối với những người nào không thỏa mãn với cách dịch này nhưng lại muốn có bản gốc tiếng Pali để so sánh. Chúng tôi cho ghi lại bản gốc bằng tiếng Pali sau đây:

Katamā ca Bhikkhave samādhibhāvanā bhāvitā bahulīkatā ñ āṇadassana paṭilābhāga saṃvattati? Idha Bhikkhave bhikkhu ālokasaññaṃ manasikaroti divasaññaṃ adhiṭṭhāti. Yathā divā tathā rattiṃ; yathā rattiṃ tathā divā. Iti vivittena cetasā apariyonaddhena sappabhāsaṃ cittam bhāveti. Ayaṃ Bhikkhave samādhibhāvanā bhāvitā bahulīkatā nāṇadassanapaṭilābhāya saṃvattati . 

Như là một phụ chú cuối trang, cần quan sát từ “Ñāṇadassana” ở trên nghĩa là “Thiên nhãn thông (dibbacakkhu)”theo nghĩa đen là Thiên Nhãn. Dưới đây là chứng cứ xác định ý nghĩa trên. Điều này gồm rất nhiều đoạn trích từ Navakanipāta thuộc bộ Tăng Chi Bộ Kinh (Aṇguttaranikāya) 23/331. 

“Đã có thời, khi Đức Phật đang lưu lại tại thảo nguyên trên đỉnh một ngọn núi Gāyāsīsa gần ngôi làng Gayā, ngài nói với các tỳ khưu.

“Hỡi chư vị tỳ khưu, trước khi được giác ngộ. Khi đó ta vẫn còn là một Bồ Tát, ta chỉ có thể xác định được ánh sáng nhưng chưa có thể nhìn ra “cảnh sắc” (quang cảnh) của thứ ánh sáng đó. Một tư tưởng vội nẩy sanh ra trong tâm ta. Nếu như ta có thể xác định được cả luồng ánh sáng đó lẫn cảnh tượng thì thiên nhãn của ta sẽ phải được thanh tịnh nhiều hơn.

“Chính vì thế, sau này cộng với nhiều nỗ lực tập luyện ta đã chú ý đến điều đó, và cố gắng đem hết cố gắng của mình. Sau đó ta đã thành công nhìn thấy cả ánh sáng lẫn cảnh vật. Nhưng ta vẫn chưa có thể lưu lại nhập thiền (đủ lâu) để tiếp chuyện với những chúng sanh trong cảnh thần tiên đó. Một ý tưởng lại xuất hiện trong tâm ta, nếu như ta có thể xác định luồng sáng đó và nhìn thấy cả cảnh tượng diễn ra đồng thời nhập thiền đủ lâu để có thể đàm đạo với các chúng sanh trong cảnh thần tiên đó, thì thiên nhãn của ta sẽ phải được thanh tịnh nhiều hơn.

“Chính vì thế, sau này với nhiều khổ luyện ta đã tập trung chú ý. Cố gắng đem hết sức bình sinh của mình ra tập luyện. Thế rồi sau đó ta có thể nhập thiền lâu hơn để có thể đàm đạo với được với các chúng sanh nơi cảnh thần tiên, nhưng vẫn chưa biết được các chúng sanh đó từ cõi nhàn cảnh nào xuất hiện…

“Rồi sau này... ta đã có thể... biết được cõi nhàn cảnh thần tiên nào các chúng sanh đó xuất hiện. Nhưng vẫn không thể biết được nơi nào mỗi vị thần tiên cá biệt đó từ giã cõi đó (chết) sẽ tái sanh vào cõi nào và thông qua những thành quả nghiệp chướng nào của họ.

“Rồi sau này ta lại có thể... biết được nơi nào các vị thần tiên cụ thể đó đã tái sanh và thông qua những kết quả nghiệp chướng nào, nhưng vẫn chưa biết được thứ thức ăn nào mỗi chư thiên đó đã sử dụng để duy trì cuộc sống ở đó và niềm vui và đau khổ nào họ đang cảm nghiệm được nơi cõi đó.

“Rồi sau này... ta lại có thể... .biết được thực phẩm mỗi chúng sanh đó đã sử dụng để tồn tại. Và niềm hạnh phúc cũng như đau khổ họ đang cảm nghiệm được nơi cõi đó. Nhưng vẫn không thể biết được tuổi thọ tối đa bình quân và của từng người họ được hưởng.

“Rồi lại nữa... ta lại có thể... biết được tuổi thọ tối đa bình quân của một chư thiên đó kéo dài trong bao lâu. Nhưng vẫn chưa có thể biết được ta có được sống với họ trong quá khứ hay không.

“Sau này, với nhiều tập luyện ta đã biết được, tận dụng nhiều cố gắng hơn, ta đã có thể xác định được.

1- Xác định được nguồn ánh sáng.

2- Thấy ra “cảnh Sắc”

3- Có thể đàm đạo với Chư thiên đó.

4- Biết được họ từ nhàn cảnh nào mà đến.

5- Biết được nơi nào chư thiên đó “diệt” khỏi cõi đó, và rồi tái “sanh” vào một cõi khác ở đâu - những cõi đó là do kết quả nghiệp chướng tạo thành.

6- Biết được chư thiên đó sống bằng thứ thực phẩm nào, niềm hạnh phúc và đau khổ nào họ đang phải trải qua.

7- Biết được tuổi thọ tối đa của mỗi chư thiên đó kéo dài trong bao lâu nơi cõi đó.

8- Rồi biết luôn ta đã từng chung sống với họ trong quá khứ như thế nào.

“Hỡi các vị tỳ khưu, cho đến khi nào tám giai đoạn Thiên Nhãn của ta được gọi là Adhidevañāṇadassanaṃ (tuệ giác siêu vượt hơn hẳn tuệ giác của chư thiên) chưa được thanh tịnh, thì ta chưa thể khẳng định được mình đã đạt đến Vô Thượng Chánh Đẳng Giác trên cõi đời này, ở cõi Ma-vương (Māra) nơi cõi Phạm Thiên (Brahma), và nơi cõi thuộc các chúng sanh có tri thức, kể cả các Sa môn, các vị Bà la môn, và chư thiên và loài người nữa.

“Hỡi các vị tỳ khưu, nếu như đến thời điểm này, tám giai đoạn thiên nhãn của ta đã được thanh tịnh, ta có thể tuyên bố là đã đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Giác. (với những kết quả như đã nói ở trên.) lúc này thì Thiên Nhãn đã lộ rõ nơi ta khiến cho tâm của ta được giải thoát vĩnh viễn – cuộc sống này trở thành kiếp sống chung cuộc của ta, và ta chẳng còn phải tái sanh nữa.” 

Những trích đoạn trên đây cho thấy từ Ñāṇādassana (all kinds of seeings) chắc chắn ngụ ý đến “Thiên Nhãn” hay là từ Pali gọi là Thiên Nhãn Thông (dibbacakkhu). Nghĩa đen ám chỉ con mắt siêu nhiên hay là con mắt thần tiên. Điểm trên tiên ta nên chú ý đó là để có thể nhìn thấy được các Chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika), các vị Thiền Nhân được yêu cầu phải tu luyện được ánh sáng tâm đến mức độ ánh sáng đó trở nên như ánh sáng ban ngày chiếu sáng trong bầu trời trong sáng. Những trích đoạn trên nhấn mạnh đến yêu cầu này.

Đoạn cuối cùng mang nhiều ý nghĩa nhất. Đoạn này cho thấy một yếu tố là Ñāṇādassana của Đức Phật vượt trội hẳn các bậc chư thiên. Bằng không thì ngài chẳng tuyên bố được ngài là đấng toàn giác được.

Ngoài việc ngài có Thiên Nhãn trổi vượt hơn hết mọi chư thiên, đoạn “. . . vượt hơn hẳn mọi người” cũng đáng được tra cứu. Bản dịch từng chữ một theo văn bản Pali phải như sau “. . .vượt hơn hẳn mọi cái nhìn của một con người bình thường.” Điểm này cho thấy một sự thật là thiên nhãn này có thể nhìn thấy vượt quá những gì con mắt người đời có thể nhìn thấy. Cho dù vật đó có nhỏ đến đâu, cho dù người đó có xa cách biết bao nhiêu. Và các biến cố đó hay hoàn cảnh đó có xa xưa đến mức độ nào đi chăng nữa. 

Sau khi đã thực hiện được thiên nhãn như vậy, Đức Phật phán, ngài đã hiểu được vấn đề của họ. Rồi ngài đưa ra tất cả những vấn đề của chính mình cũng như của chúng sanh,và cách thức giải quyết cho ba vị tỳ khưu như sau: ở đây lại thấy có ba trích đoạn khá dài, sau đây chúng tôi xin tóm lược, và loại bỏ một số đoạn nhắc đi nhắc lại, để tiện cho bạn đọc được rõ.

“Ôi ngài Anuruddha thân mến, vào thời điểm trước lúc giác ngộ thầy cũng đã có khả năng xác định được nguồn sáng và nhận ra được “cảnh sắc”. Nhưng cả hai không tồn tại được lâu trước khi chúng biến mất. Ta suy nghĩ đâu là duyên khởi sự biến dạng này.

1- “Sau đó ta nhận ra nghi ngờ đã khiến cho công việc thiền của ta bị dao động. Hậu quả là ánh sáng và sắc đó biến mất. Sau khi biết được điều đó ta đã cố gắng ngăn cản không cho nghi ngờ đó xuất hiện.

 Nhưng cản trở hay trở ngại bình ổn nhập thiền này lại không do nghi ngờ mà ra. một lần khác, Đức Phật cho biết, có một số cản trở hay trở ngại xuất hiện, gây trở ngại sức mạnh phát triển nhập thiền như sau,

2- Thiếu tác ý để nhập thiền. (Amanasikāra)

3- Hôn trầm và thụy miên (Thīnamiddha) 

4- Sợ hãi do giật mình mà ra (Chambhitatta)

5- Sự kích động (Ubbilam). Ở đây ta có sự so sánh với hậu quả của một người đang đi lùng kiếm kho tàng ẩn dấu phải vượt qua năm địa danh chính vì thế kho tàng này khiến cho người tự nhiên trở thành kích động không thể cưỡng lại được, là nhân duyên khiến cho người đó không thể nhập thiền và biến mất.

6- Thân xác bị bối rối và bồn chồn áy náy. (Duṭṭhullaṃ)

7- Quá căng thẳng trong luyện tập, (Accāraddhaviriyaṃ) Ở đây ta có thể so sánh hậu quả tạo ra nơi một người cầm trong tay một con chim và xiết mạnh quá đến nỗi giết chết con chim đó.

8- Quá lỏng lẻo trong luyện tập. Ở đây ta cũng có thể so sánh với hậu quả một người cầm một con chim nhỏ trong tay quá lỏng đến nỗi con chim vuột bay mất.

9- Tham lam (Abhijappa)

10- Xác định quá nhiều loại tưởng (nānattasaññā)

11- Xác định quá nhiều đối tượng “sắc” hoặc những hình ảnh tâm linh (rūpānaṃ atinijjhāyittaṃ)

Cường độ ánh sáng đòi hỏi quan sát và đàm đạo với chư thiên cũng phải gia tăng với việc tăng cường hay hoàn thiện nơi các cõi chư thiên đó. Đến nỗi Đức Phật có thể công bố thiên nhãn của ngài trổi vượt hẳn khỏi chư thiên chính là vì cường độ ánh sáng siêu nhiên đó mạnh hơn so với ánh sáng của chư thiên đó, cho dù ta có thể nói bất kể các cõi xa xăm của họ có ở tận tít những giải ngân hà xa xôi.

---o0o---




tải về 1.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương