TÌm hiểu pháp thần thông trong phật giáO



tải về 1.59 Mb.
trang8/43
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.59 Mb.
#30821
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   43

Một Thái Độ Đáng Tiếc


Đối với các Phật tử nhiều điều thất lợi, hay thực tế còn là những điều ác nếu họ không tin có thể nhớ lại tiền kiếp và những tuệ giác khác hoặc giả không tin vào một số trí Thần Thông khác. Thật đáng tiếc, họ đã sao nhãng những điều này và trong nhiều trường hợp họ lại tuyên bố thẳng thừng điều thất tín như vậy một cách kiêu hãnh và tự coi mình là những người có đầu óc khoa học. Bất chấp thực tế là chính vì điều bất tín và thái độ hoài nghi như vậy đối với một bộ phận Giáo Lý của Đức Phật đã khiến xuất hiện ngày càng gia tăng những tội ác hay bạo động do tham lam và sân hận nơi những ai tự coi mình là Phật tử. Tôi xin trích dưới đây chính những lời dạy của Đức Phật khẳng định những lợi ích do niềm tin đó mang lại và những điều tai hại sẽ xảy ra nếu chối bỏ những lời dạy đó.

“Ôi các vị chủ gia nhân, đó có những vị Sa môn và các vị Bà-la-môn (Brhamin) đã phát biểu và kiên định những quan điểm sai trái cho rằng:

1- Lòng Từ Tâm chẳng đem lại hậu quả gì;

2- Bố thí đại trà cũng chẳng đem lại hậu quả nào cả.

3- Lễ Phật cũng chỉ là vô bổ mà thôi.

4- Nghiệp chướng cho dù tốt hay xấu cũng chẳng có kết quả gì đến ai cả.

5- (theo nghĩa đen) Chẳng có gì tồn tại cả, nghĩa là cõi đời này chẳng có ý nghĩa gì (ý muốn nói chẳng có ai bên ngoài cõi đời này có thể tái sanh trở lại sau khi chết vì chết là hết)

6- (theo nghĩa đen) Ngoài cõi đời này chẳng còn cõi nào khác nữa (ý muốn nói chẳng có ai sống trên cõi đời này lại có thể đầu thai vào cõi nào khác vì chẳng có gì tồn tại sau khi chết)

7- Cha mẹ chẳng để đức lại cho con cái.

8- Công đức của cha cũng chỉ lãng phí vì không thể truyền xuống tới con cái được.

9- Chẳng cho Hóa Sinh (Opapātika) (nghĩa là vô hình) nơi chiều kích cuộc sống khác ngoài cõi đời này. (gồm cả việc chối bỏ không tin có thiên đàng và hỏa ngục; chẳng có cuộc sống quá khứ lẫn tương lai, cũng chẳng có cuộc sống trước khi sanh và sau khi chết)

10- Chẳng có vị Sa môn cũng như Bà-la-môn (Brahma) nào sau khi đã theo đuổi chánh đạo và tu luyện Pháp đã có thể đạt được Chánh Pháp (có nghĩa là trí thần thông. Thánh đạo, Thánh quả và Níp-bàn). Họ chẳng có khả năng nào thể hiện được gì ở cõi đời này cũng như ở cõi đời sau nhờ vào những trí đó. Họ cũng chẳng có khả năng truyền đạt lại cho ai để đạt đến mục đích chung này cả. (Điều này có nghĩa là chẳng có các vị A-la-hán – những người đã tận diệt được hết những thụy miên phiền não trong ta; chẳng có người nào có thể đạt được phép thần thông hầu biết được cõi thiên đàng và hỏa ngục. Chẳng có ai đã tận mắt nhìn thấy được tiền kiếp, nghe được tất cả để giao tiếp được với đấng vô hình nơi cõi Hóa Sinh (Opapātika). Cũng chẳng có ai đạt đến được những phép thần thông khác, vì đối với họ, điều này chỉ là không tưởng,và đi ngược lại với bản chất con người).

“Ôi chủ gia nhân, có điều chắc sẽ xảy ra đó là những vị Sa môn và các thầy Bà-la-môn chủ trương và kiên định những quan điểm đó, chắc sẽ nhàm chán với ba nguồn nghiệp chướng thiện, nghĩa là qua thân, khẩu, ý. Thay vào đó họ sẽ chạy theo ba nguồn nghiệp chướng bất thiện cũng thông qua thân, khẩu, ý. 

“Tại sao thế? Đó là vì những vị Sa môn và các Đấng Bà-la-môn đó không nhận ra điều xấu xa, tính đê hèn và những thiếu sót nơi những nguồn nghiệp chướng bất thiện; họ cũng chẳng thấy nghiệp chướng thiện là gì. Tiền kiếp vẫn sờ sờ ra đó, thế mà họ lại kiên định quan điểm: chẳng có kiếp sau. Chính vì thế quan điểm của họ hoàn toàn sai lầm và suy nghĩ của họ cũng không đúng đắn. Trước một thực tế rõ ràng là tiền kiếp sờ sờ ra đó, họ vẫn cứ khẳng định là chẳng có kiếp nào tồn tại cả, chính vì vậy lời chứng của họ thật là sai lầm lớn.

 “Vả lại, các vị A-la-hán đã biết được kiếp sau đang tồn tại. Những kẻ nào chủ trương quan điểm chẳng có kiếp sau, thì kẻ ấy đối kháng lại các vị A-la-hán. Họ công bố Asaddhamma (những lời dạy sai lầm và vô đạo đức) họ tin là như vậy và diễn giảng cho nhiều kẻ khác cũng tin như họ. Thông qua giáo lý sai lạc đó họ tự biểu dương chính mình và nhìn người khác với con mắt khinh miệt. (là bởi vì những giáo lý sai lạc đó không thể đứng vững được trước thử thách hay có những bằng chứng quyết định) Những kẻ nào tuyên dương giáo lý đó tự bản chất chẳng phải là người hào hiệp. Khi bị chống lại họ phải dùng đến gây hấn để củng cố niềm tin) Vi phạm Giới luật đối với những hạng người này thật quá dễ dàng vì họ theo đuổi cuộc sống phi đạo đức. Thông qua những tà kiến này, Ôi các chủ gia nhân, sẽ kéo theo vô vàn điều xấu phát sinh. 

“Liên quan đến kiếp sau, ôi các chủ gia nhân, người khôn ngoan có cảm thấy nhất thiết phải nghĩ chẳng có kiếp sau tồn tại chăng; những kẻ làm điều bất thiện, liệu có bị trừng phạt hay không; nhưng thực chất kiếp sau có tồn tại hay không, những kẻ làm điều xằng bậy có phải tái sanh nơi cảnh khổ hay chăng. Gác kiếp sau sang một bên, những người theo tà kiến và những kẻ có hạnh kiểm bất hảo có chắc bị những người thiện trí thức phê phán khiển trách ngay trên cõi đời này hay không. Chắc chắn những kẻ như vậy sẽ gặp phải hai điều bất lợi: bị khiển trách nơi cõi đời này và sau khi chết sẽ phải vào khổ cảnh”. (trích trong Apannakasutta Ma.)

Một điều chúng ta phải đặc biệt lưu ý đối với những lời dạy của Đức Phật nêu trên đó là thực chất các vị Sa môn hay các Thầy Bà-la-môn chủ trương và kiên định những tà kiến đó sẽ chẳng còn khả năng thực hiện được những điều tốt lành, nhưng sẽ hoan hỷ lao vào những hành vi xấu xa và thông qua tà kiến và hành vi vô đạo đức đó, sẽ khiến cho hàng loạt những hành vi nghiệp chướng phát sanh.

Một điểm nữa, cũng cần lưu ý đó là: trong mười điều nêu trên, ta thấy đề cập đến những người kiên định tà kiến không tin sẽ có những người đắc được phép thần thông. Hiện nay,vấn đề là ở chỗ, có bao nhiêu Phật tử dám hiên ngang chối bỏ những ân đức to lớn của Đức Phật? và chẳng phải thói lơ đễnh và thái độ khinh mạn đó đã dẫn đến thái độ vô liêm sỉ và bất chấp nguyên tắc đạo đức và thực hiện bất kỳ hành động xấu xa tội ác nào chỉ vì muốn đạt được tiền tài danh vọng và sức mạnh hay sao.

Niềm tin của tôi chính là, nếu chân lý Nhớ lại Tiền Kiếp được chấp nhận và được truyền đạt đến cho mọi người biết một cách hợp lý và có hệ thống, thông qua khoa học chính thức, điều này chắc chắn sẽ đem lại niềm cổ vũ to lớn cho những người đang làm điều lành và tránh điều dữ sau khi đã thâm tín vào sức mạnh thưởng phạt của nghiệp chướng họ đã làm, bất chấp họ có nhìn thấy hoặc thông hiểu vấn đề hay không. Sớm muộn gì thì điều này cũng sẽ đi đến kết quả là trong niềm tin vào khả năng Đức Phật có thể đạt được nhiều phép thần thông, thực tế chẳng có được những kết quả mang tính hoang đường đâu – tuy nhiên qua niềm tin kiên cường vào những lời dạy của Đức Phật về Nghiệp Chướng thì cá nhân, xã hội, kinh tế sẽ kỳ vọng chắc chắn được tái sanh hạnh phúc và kết quả tất yếu của hành vi công đức cũng như hành động xấu xa.

---o0o---




tải về 1.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương