TÌm hiểu pháp thần thông trong phật giáO


Trí Nhớ Dai Và Không Thể Phai Mờ



tải về 1.59 Mb.
trang10/43
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.59 Mb.
#30821
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   43

Trí Nhớ Dai Và Không Thể Phai Mờ


Hiện thời lại có một vấn đề khác nổi lên: tại sao những chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) nói chung lại có một trí nhớ dai đến thế, hình như không thể phai mờ được cho dù thời gian có trôi qua. Câu trả lời trực tiếp và chính xác là bởi vì thân xác của chúng sanh đó được tái sanh chủ yếu do tâm (Viññāṇa) hay do thức. Có một điều ta cần lưu ý đó là thân xác như vậy không thuộc bóng tối và cũng không trống rỗng. Chúng sanh đó cũng có cả giác quan và tứ chi, hoàn toàn đầy đủ với các bộ phận nội tạng như tim gan, phèo, phổi v.v… họ cũng có nước da, máu và các bộ phận khác giống hệt một bản sao của những sắc thân thô thiển xưa kia trên cõi đời này một điều có thật là sắc thân trên cõi đời này chẳng là gì khác hơn ngoài cái thân xác ở cõi tiên, được coi như là tinh tiến (sinh lực) đang được cô đọng lại để xuất hiện như là sắc pháp. - Điều đó đươc coi như là vật chất tan rã đi và trở thành sinh lực (tinh tiến). Chính vì sự thật này một người với một mức độ thiền cao cấp mới có thể nhìn thấy được tái sinh ra với một thân xác thần tiên của một con người đang phải chết đi. Nói chung giống hệt như sắc con người vật chất trên cõi đời này. Thân xác mới được sinh ra là do tâm hữu phần (Bhavanga) tạo ra. Giống hệt như một thân xác được sinh ra bào thai người mẹ vậy. 

Thân xác thần tiên do tâm sinh ra, hay nói chính xác hơn, trạng thái hay chất lượng tâm chính là sự thể hiện hữu hình nơi tâm trong sát na ra đi. Nghĩa là giây phút chúng ta ra đi vào cõi thiên hằng. Thân xác này mang hình dáng và hình thù gì. Tiến tới hay tụt lùi là do nó đáp ứng trực tiếp những điều kiện siêu nhiên vào sát na quan trọng đó. Kinh Phật so sánh sát na đó với điều kiện thức giấc sau giấc ngủ. Như vậy sự chết giống như một giấc ngủ trong khi đó tái sanh nơi cõi thần tiên giống như lúc thức dậy vậy. Như một người khi thức dậy có thể nhớ lại được những gì xảy ra trước khi ngủ chính vì thế một người được tái sanh nơi cõi thần tiên cũng có thể nhớ được điều gì xảy ra với người đó trên trái đất này trước khi người đó ra đi.

Còn có nhiều chi tiết đáng nhớ liên quan đến bằng cách nào và tại sao chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) có thể nhớ được cả những con người và những sự kiện xảy ra lâu đến như vậy. Tôi thường hỏi một chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) để biết thêm nhiều chi tiết. Dưới đây là lời giải thích dành cho các độc giả quan tâm đến lãnh vực trí tuệ này.

Khi một chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) chưa đạt được hiện trạng thiền bậc bốn cảm thấy hiểu biết của mình về cuộc sống quá khứ cả hình thức và những nét đặc trưng đều thay đổi toàn bộ, hắn có thể nghi ngờ về thân phận con người đó. Trong trường hợp này nếu người đó sử dụng đến tuệ giác thì hắn có thể nhớ lại những trí tuệ trước kia của mình, biết được người đó là ai và khi nào và ở đâu họ đã gặp nhau trước kia. Tuy nhiên, trong trường hợp người này đã qua đi khá lâu rồi, hắn có thể biết được con người đó thường là người hắn quen biết, nhưng không thể hình dung ra những nét đặc trưng của con người ấy. Điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua trí nhớ được tích lũy trong chính tâm hữu phần. Chính ở đó và sẽ được nhớ lại và tận dụng được mà thôi. Nếu được đánh thức dậy và khơi dậy một cách đúng đắn. Nếu như người đó vừa mới qua đi, hắn sẽ nhớ được cả thân phận và hình dáng của người đó và những yếu tố có liên quan ngay tức khắc. Nhưng một người đạt đến trình độ thiền bậc bốn sẽ có thể thực hiện được tốt hơn. Người đó có thể đối mặt với đủ mọi thứ vào bất cứ lúc nào họ muốn.

---o0o---

Nắm Được Nguồn Sinh Lực Cao Nhất


Toàn bộ những dữ liệu trên đề ra những chân lý vô cùng giá trị như sau:

1- Một người nào đó muốn nhớ lại tiền kiếp thông qua hành thiền, cần phải đạt đến ít nhất thiền Jhana bậc bốn hay tốt hơn hết là đạt đến Thiền Vô Sắc Giới (Arūpa Jhāna). Lý do được nhấn mạnh ở đây chính là hành thiền cao hơn hay tinh tế hơn chính là phần sâu hơn tâm hữu phần nắm được. Điều này được biết không thông qua ý thức toàn diện về môi trường bên ngoài. Thậm chí một tiếng sét đánh xuống gần đó cũng không thể gây xáo trộn được người đang nhập bậc thiền này.

2- Một chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) được tái sanh hoàn toàn thông qua một bộ phận tâm hữu phần. Phần này là nơi tích trữ những phẩm chất của tâm – trí nhớ, những điểm yếu và mạnh, những khả năng tiềm ẩn và những điềm bất tài. Những thích thú, chán ghét và quan trọng nhất, những việc công đức và những hành vi tồi tệ. Loại hình tái sanh này chính vì thế lại có thể dễ dàng tận dụng được tâm hữu phần – dễ dàng hơn là con người, chỉ sử dụng ‘bề mặt’ của tâm, có thể nói như vậy.

3- Những ai đã đạt được trạng thái thiền Jhana cao hơn hoặc cao nhất có thể lôi kéo được nguồn sinh lực cao nhất. Họ có thể loại trừ được toàn bộ những rắc rối và những phóng dật ngoại phần, với một khả năng đem lại là có thể mở ra được phần nội phần sâu thẳm nhất, hay là phần sâu thẳm nhất trong tâm. Nếu bạn cần đến một khái niệm hàng dọc. Điều này có thể nói con người được phú bẩm cho một sức mạnh trí nhớ rất mạnh giống như các chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) chúng có thể bật tới mọi tần số đủ loại, nếu ta dùng các từ kỹ thuật hiện đại. VHF (tần số cao nhất) hay UFH (siêu tần số) UHF (tần số siêu cao) trong thực hành, hiểu theo nghĩa rộng, là những tần số siêu cao.

Ta cần lưu ý là, nói theo khoa học, chúng ta có thể nhìn thấy các vật thể qua trung gian con mắt và ánh sáng có thể tạo ra những giao động hay các chiều dài sức sóng một số loại tần số kích hoạt nhiệm vụ của óc thông qua lăng kính của mắt và các thần kinh nhãn. Nói cách khác hình ảnh hoặc bất kỳ điều gì được nhìn thấy “bên ngoài” chính do tâm chuyển đổi những sức sóng đó trở thành những vật bên trong.

---o0o---


Thôi Miên Có Vai Trò Gì Không


Có những bài tường thuật của một số người thường mơ mộng về những biến cố quá khứ, đôi khi chỉ là những sự kiện nội trong cuộc sống hiện tại nhưng đã bị quên lãng hoàn toàn và một số khác lại là những biến cố thuộc cuộc sống quá khứ. Hiện nay, tâm lý học hiện đại đã có nhiều phát triển ở một số lãnh vực khiến cho các nhà phân tâm học có thể thôi miên thân chủ của mình để nhớ lại một số biến cố vào khoảng thời gian khi họ còn là những đứa trẻ hay là các thanh thiếu niên. Hoặc ngay cả một điều hết sức ý nghĩa đó là ngay trước lúc sinh ra có nghĩa là chính ký ức tiền thọ mệnh của chúng. Có khá nhiều trường hợp này đã được tường trình và ghi lại và có rất ít nghi ngờ tất cả đều là lừa lọc hay là ảo giác cả. Chính vì vậy mà câu hỏi tại sao lại được nêu lên.

Câu hỏi không khó trả lời nếu chỉ về vấn đề đó. Mức độ thôi miên chỉ là ru ngủ thân chủ vào một giấc ngủ. Đôi khi giống như lôi kéo họ vào một trạng thái hành thiền, điểm khác nhau là giấc ngủ tự nhiên không cần phải một ai bảo đảm kiềm chế ngay cả chính họ (vì đó chính là chế độ của trí tuệ, hay là mindfulness) trong khi đó thân chủ của người thôi miên lại bị người thôi miên khống chế. Dưới một mức khống chế như vậy, sẽ không còn có ý tưởng gây trở ngại về phía thân chủ. Không tỏ ra bất kỳ kháng cự nào nhưng chỉ sẵn sàng nhận mệnh lệnh mà thôi. Trong trường hợp thiền được đưa vào đủ mạnh đến nỗi thân chủ có khả năng nhớ lại được những biến cố truớc khi được sinh ra, thế thì điều này chính là ký ức tiền thọ mệnh vậy.

Một lần nữa chúng ta nên nhớ là không phải tất cả các thân chủ đều có thể được thôi miên để làm được điều đó; không phải tất cả những người thôi miên đều có thể kiểm soát và ra lệnh cho thân chủ mình làm được điều này. Điều này tùy thuộc vào một số yếu tố nguyên nhân có liên quan đến cả hai phía đều là con người và chịu lệ thuộc vào chân lý vật chất. Tuy nhiên, liệu có thể thôi miên một số người để nhớ lại được ký ức tiền thọ mệnh chăng. Tại sao những người khác lại không thể ra lệnh để làm được những điều đó lại là một câu hỏi hết sức phức tạp vào lúc này.

---o0o---




tải về 1.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương