TÌm hiểu pháp thần thông trong phật giáO


Một Quá Trình Phát Triển Tiệm Tiến



tải về 1.59 Mb.
trang13/43
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.59 Mb.
#30821
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   43

Một Quá Trình Phát Triển Tiệm Tiến


Ngoài sự phát triển tiệm tiến sức mạnh nhập thiền như đã chứng minh ở trên, còn có một đoạn giải thích sự phát triển tiệm tiến và thêm vào đó, cho biết lý do tại sao và bằng cách nào những qui trình phát triển tiệm tiến đó có thể đạt được. Chúng xuất hiện trong kinh Upakkilesa, và trong kinh Uparipaṇṇāsaka thuộc tác phẩm Trung Bộ Kinh (Middle length Sayings 14/302). Một lần nữa ta lại gặp một trích đoạn thật dài và đỏi hỏi nghiên cứu một cách nghiêm túc. Đoạn văn đó như sau đây: 

“Vào thời điểm khi Trưởng lão Anuruddha đã dùng hết cố gắng Pācīnavaṇsadāya trong rừng cùng với hai vị tỳ khưu khác là Trưởng lão Nandiya và Kimbila. Ngài chưa đạt đến Thiên Nhãn. Một ngày kia Đức Phật đến gặp họ và nghe biết về việc luyện tập của cả ba người đã dùng hết khả năng của mình. Trưởng lão Anuruddha lúc đó đã có thể xác định được nguồn sáng và nhận ra được “Sắc”. Nhưng nguồn sáng ngài có được vẫn chưa tồn tại được lâu. Rồi lại biến mất mau chóng. Khi nguồn sáng biến mất, các sắc thái hay cảnh tượng cũng biến theo sau. Ngài không hiểu tại sao, chính vì thế ngài đem trình bầy sự việc với Đức Phật, và hỏi tại sao nguồn sáng đó không tồn tại đủ lâu và tại sao những “sắc thái” hay cảnh tượng lại biến mất cùng với nguồn sáng đó.”

Thêm vào đó lại có hai điều luật chung do Đức Phật tóm tắt như sau:

“Ôi Anuruddha, khi tập trung chú ý và tận dụng mọi cố gắng. Có khi thầy cũng có thể nhận được nguồn sáng, nhưng không nhận ra được cảnh vật. Đang khi những lần khác thì lại ngược lại. điều này diễn ra liên tục vào ban ngày, lần khác lại vào ban đêm. Trong khi đó cũng có những khi lại xảy ra cả ngày lẫn đêm. Thầy suy nghĩ trong tâm không hiểu tại sao lại như vậy.

“Sau đó Thầy mới phát hiện ra bất kỳ khi nào thầy muốn tập trung chú ý vào nguồn sáng lúc đó thầy nhận ra nguồn sáng, chứ không phải là cảnh vật. Ngược lại, nếu thầy không chú ý vào cảnh vật mà chỉ muốn nhìn thấy nguồn sáng thì thầy chỉ nhìn thấy cảnh vật và chẳng nhìn thấy ánh sáng. Đôi khi điều này xảy ra vào ban ngày, có lúc lại vào ban đêm và có những lần khác lại xảy ra cả vào ban ngày lẫn ban đêm.

(2). Tập trung chú ý và tận dụng mọi cố gắng của thầy, ôi Anuruddha, có đôi khi thầy nhìn thấy nguồn sáng và một ít vật thể 3 trong khi đó lúc khác thầy lại thấy nguồn sáng rất mạnh và rất nhiều hình ảnh 4. Một ý tưởng vội lóe ra trong tâm thầy tại sao vậy.

“Thế rồi thầy có thể nhận ra rằng.

“Khi nào việc thầy nhập thiền chưa mạnh đủ. Thì con mắt (tâm) của thầy thật là sơ sài. Chính vì thế mà thầy nhìn thấy rất ít ánh sáng và sắc thái.

“Bất cứ khi nào thầy nhập thiền quyết liệt và mạnh mẽ. Thì con mắt (tâm) của thầy xem ra mạnh mẽ hơn. Điều này đôi khi xảy ra vào ban ngày, lần khác lại vào ban đêm. Và lai có đôi khi xảy ra cả ngày lẫn đêm.”

---o0o---


Nhìn Thấy điều gì


Đây chính là những phương pháp tập luyện hành thiền để đạt đến Thiên Nhãn Thông (dibbacakkhu) hay là Thiên Nhãn Thông qua đó ta có thể nhận ra được chúng sanh HóaSinh (opapātika). Và những thực tại của chúng. Điều quan trọng hơn cả là điều này ở thời Đức Phật đã có nhiều đồ đệ của ngài đã có thể thực hiện được sức mạnh thần thông này ở mức độ đáng kể. Tuy nhiên cũng chưa đủ sâu rộng và mạnh mẽ như chính Đức Phật. Chính vì thế không có vấn đề về khả năng và tính khả thi để đạt đến một kết quả thỏa đáng nào. Vì thế tiếp theo đây là quan điểm của riêng tôi xin được trình bầy và đệ lên các bậc học giả cứu xét.

1- Khả năng con người nhìn được sự vật hoàn toàn tùy thuộc vào nhiệm vụ bình thường của con mắt, điều này ám chỉ là con mắt không bị mờ, bị bệnh hay là mù.

2- Phải có đủ ánh sáng như là một nguyên nhân tác thành công cụ, không có mắt cho dù là bình thường thì không thể nhìn thấy được.

3- Cũng cần phải chú ý một điều là không phải chính mắt mới nhìn thấy. Điều chúng ta nhìn thấy chính là tâm. Đây là điều khó nhất để hiểu và chấp nhận được. Lý do là bất kỳ xuất hiện một sự khác thường nào cho mắt lập tức liền ảnh hưởng ngay đến việc thấy của chúng ta. Điều này là đúng, nhưng không phải là toàn bộ sự thật là như thế. Lý do chứng tỏ điều này là chúng ta có thể nhìn thấy trong một giấc mơ, trong đó người mơ mộng có thể nhìn thấy vạn vật thật sống động như thể khi tỉnh thức. Có đôi khi người mơ mộng còn có những tư tưởng kéo dài ngay sau khi đã tỉnh dậy, là điều đó chẳng phải là mơ mộng gì cả điều này cho thấy rõ ràng một điều là: ngay cả khi nhục nhãn không hoạt động bình thường con người ta vẫn có thể nhìn thấy sự vật – đó chính là thấy bằng tâm.

Những ai có khả năng tu luyện hành thiền đến một mức độ tạm đủ có thể nhìn thấy hình ảnh của tưởng rất sống động cho dù có trong bóng tối hay mắt đã nhắm lại trong trường hợp đang ngủ. Trong những trường hợp như vậy ánh sáng cũng vẫn xuất hiện. Điều này chứng tỏ xét cho cùng thì khả năng nhìn của chúng ta vẫn được thực hiện, thông qua tâm chứ không chỉ thông qua con mắt mà thôi, mắt chỉ là một nhân tố tác thành dụng cụ mà thôi. Chính vì thế vị thế của tâm như là một thực thể rạch ròi và có thể tách biệt được khỏi thân xác. Nếu điều này đúng trong trường hợp nhìn, thì cũng đúng trong trường hợp chúng ta nghe, đối với mũi, lưỡi và thân xác như là một toàn khối cũng trong cùng một trạng thái như vậy. Nói cách khác, có những kênh thông qua đó tâm có thể thấy được những cảnh tượng bên ngoài.

1- Toàn bộ các hệ thống thần kinh trong Phật giáo được coi như là kamajjarūpa, những Sắc được tạo thành do nghiệp chướng mà ra. Điều này có nghĩa là tùy thuộc vào điều kiện (hay chất lượng) của các hệ thống đó, cùng với các phần khác có liên quan đến chúng đều tùy thuộc vào nghiệp chướng ở kiếp trước của mỗi cá nhân đó. Đây là một yếu tố được thêm vào và lại là một yếu tố rất có ý nghĩa. Chưa đựơc chú ý và nghiên cứu đầy đủ. Hiện nay mới chỉ có yếu tố sinh vật học là được công nhận mà thôi.

2- “Các php” đều là sản phẩm của tâm tạo, từ “tâm” ở đây có nghĩa là “viññāṇa" có nghĩa là thức. Điều này phát xuất từ y tương sinh khởi (paṭiccasamuppāda). Cho là “Viññāṇapaccayā nāmarūpaṃ” “Có thức thì nhất thiết danh và sắc xuất hiện”. Điều này có thể được coi như bao gồm trọn ý nghĩa. Trong “pháp” nơi mọi chúng sanh, như con người, loài vật, và cây cối. Từ nhỏ nhất, nhìn thấy được bằng mắt trần của chúng ta, cho đến những gì lớn nhất. Điều này cũng bao gồm tất cả Chúng sanh Hóa Sinh (opapātika) nơi các cõi khác nhau, ta không thể thấy được không do nguyên nhân vì chúng có kích cở nhỏ, nhưng là do tình trạng tinh tế của chúng mà ra. Những “pháp” xuất hiện và duy trì cuộc sống theo đúng nghiệp chướng của chúng. Hay chính xác hơn là do quả báo nghiệp chướng (Karmic Vipāka) nghĩa là kết quả của nghiệp chướng mà ra.

---o0o---




tải về 1.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương