TÌm hiểu pháp thần thông trong phật giáO


Những Yếu Tố Duy Trì Cuộc Sống



tải về 1.59 Mb.
trang14/43
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.59 Mb.
#30821
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   43

Những Yếu Tố Duy Trì Cuộc Sống


Những yếu tố “duy trì cuộc sống” có nghĩa là cách thức các chúng sanh đó đang hiện hữu, ứng xử và suy nghĩ hay đáp ứng lại môi trường đang tồn tại. Như chim có cánh và chính vì thế chim có thể bay được. Là một ví dụ cho thấy chim hành xử như thế nào để duy trì cuộc sống của mình. Điều này có thể làm thông qua nghiệp chướng ghi khắc nơi thức của loài đó. Các nhà khoa học thường có khuynh hướng quay trở lại với “bản chất tự nhiên” thỏa mãn với điểm chung cuộc này, giống như một vỏ bọc ngoài, không chấp nhận thêm bất kỳ vấn đề hay nghiên cứu nào khác nữa. Nhưng nếu ta nhìn kỹ vào vấn đề nêu trên một cách toàn diện. Vẫn còn có một lý do cho là chim có thể bay là vì do bản năng nằm trong thức của chúng. Nhưng những ý tưởng này chỉ có thể được chấp nhận khi nào từ “bản chất tự nhiên” như thường được hiểu, xét cho cùng phải gồm cả thức trong đó. Ít nhất cũng phải tiến thêm một bước nữa, với toàn bộ sức mạnh toàn diện. Lời nói sau đây của Đức Phật trích từ Khandhavaravagga thuộc tác phẩm Samyuttaranikaya đã hỗ trợ yếu tố này.

“Hỡi các vị tỳ khưu, ta chưa từng bao giờ nhìn thấy bất kỳ điều gì tỷ mỉ cách rõ nét hơn là tâm (citta) bất kỳ điều trang nhã nào và tỷ mỉ nào thấy có nơi các tác phẩm nghệ thuật tao nhã nhất và các chúng sanh được xuất phát từ chính sự tỉ mỉ thanh nhã đó đều là cho chính tâm mà có. Chính là do sự tinh tế tỉ mỉ của tâm mà tạo ra được bản sao hay là pháp tương đương bên ngoài đó. 

Đoạn vừa nêu trên đã được trích từ tác phẩm khandhavāravagga của saṇyuttanikāya 17/184. Đoạn này cũng được trích từ tác phẩm mang tựa để Phật Tính (Buddhology) hiện thời đã được dịch sang tiếng Anh trang 80). Ai muốn biết thêm chi tiết bằng cách nào, thức có thể tạo ra được Danh và Sắc có nghĩa là cuộc sống, có thể tìm đọc cuốn sách đó.

1- Không còn nghi ngờ gì nữa, có một cuộc sống được nhiều người gọi là Hóa Sinh (opapātika) cho dù mắt trần không thể thấy được. Một cuộc nghiên cứu thấu đáo về loại hay chiều kích cuộc sống này chắc sẽ dẫn đến một hiểu biết hợp lý và một niềm tin chân tình một chân lý về tính hiện thực và chắc chắn. Về Thần thông (Abhiññā) hay là các năng lực thần thông của Đức Phật và một số đồ đệ của ngài. Có mười vấn đề thuộc Natthitadiṭṭhi. Một quan điểm cực kỳ sai trái thuộc về phái hư không (nothingness) hay là đoạn kiến, một trong số chủ đề đó nghĩa là số thứ chín được mô tả như là một niềm tin cho là chẳng hề có cuộc sống Hóa Sinh (Opapātika). Tuy nhiên điều này ngầm chứa niềm tin cho là chẳng có chúng sanh thần tiên hay hỏa ngục. Không có thiên đàng cũng chẳng có hỏa ngục. Chẳng có điều gì sống sót do những kết quả nghiệp chướng sau khi thân xác đã bị tan rã. Đây quả thật là một quan điểm vô cùng sai lầm sẽ dẫn con người đến chỗ có thể làm những điều vô cùng tồi tệ. Một điều vô cùng quan trọng là niềm tin này sẽ ngăn cản sự tiến tới của những người có niềm tin hướng tới thánh đạo, thánh quả và niết bàn.

---o0o---

Không Gì Vượt Khỏi Thiên Nhãn


Tuệ giác của Đức Phật cao siêu hơn tất cả các chúng sanh thần thánh (Adhidevanāṇadassana) như đã mô tả đến trước đó lại là một điểm khác nữa để nghiên cứu. Những chúng sanh đó có tồn tại hay không, mục tiêu Đức Phật công bố thành quả cho là bao giờ tuệ giác tám giai đoạn của Ngài chưa được thanh tịnh là gì, cho đến khi nào Ngài chưa có thể tuyên bố chính ngài là đấng Vô Thượng Toàn giác. Để cho tuệ giác này vượt lên trên hết mọi thứ khác, trước tiên Ngài phải chính mắt chứng kiến thông qua chính Thiên Nhãn của ngài hay là phép thiên nhãn thông. Để nói chuyện với các thiên thánh thông qua phép thần thông như là thiên nhĩ thông, điều quan trọng hơn hết đó là đạt được thông qua chiều sâu tuệ giác ngài, hoàn toàn là những dữ liệu liên quan đến cuộc sống hay tuổi thọ tối đa. Điều này họ chẳng có khả năng thực hiện được.

---o0o---


Tự chiếu sáng


Lại còn có ánh sáng tự phát ra từ thân xác của các chúng sanh Hóa Sinh (opapātika) xuất phát từ sáu Cõi Dục giới trở lên (kāmāvacara blūmi), đương nhiên, tuy sức mạnh và sức rạng rỡ của luồng sáng này có khác so với những luồng sáng nơi các cõi khác, tùy thuộc vào cách thanh tịnh hay là đỉnh cao của các cõi đó so với các cõi khác. Cõi càng thấp thì ánh sáng càng bớt chói chang. Cõi càng cao thì ánh sáng càng sáng chói; thân xác của họ tùy thuộc vào sự tinh tế tâm của họ. Điều này cứ tiếp tục tiến triển cho đến khi không còn “Sắc” hay thân xác được nhìn thấy nữa có nghĩa là thân xác đã thuộc Cõi Vô Sắc Giới.

Chính thông qua ánh sáng tự phát này mà các chúng sanh chư thiên có thể nhìn thấy sự vật. Đối với họ không nhất thiết cần đến bất kỳ một thứ ánh sáng bên ngoài nào cả, thứ ánh sáng này phát tỏa xa đến đâu đều tùy thuộc vào chất lượng hành thiền đem lại và sức mạnh các giới đức mỗi cá nhân đạt được. Trong trường hợp con người ta, những ai có khả năng phát tỏa được ánh sáng đó tỏa ra từ tâm của họ cần phải đạt được Bậc Thiền Jhāna. Với trí tuệ hoàn toàn thoát khỏi những triền cái (nivaraṇa) trong các giai đoạn đó. Trong trường hợp như vậy, việc đạt được thiên nhãn hay là Thiên Nhãn Thông (dibbacakkhu) cần thiết phải đạt được Thiền Jhāna Bậc Bốn.

Tuy nhiên, đối với chính những chúng sanh cõi trời đó, đặc biệt những chúng sanh ở trong sáu Cõi Dục giới (kāmāvacara bhūmi). Cho dù họ chưa đạt đến Thiền Bậc Jhana trong suốt cuộc sống như là con người, tuy vậy các chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) nơi các cõi này vẫn có khả năng tự chiếu ra một số ánh sáng từ thân xác của họ, cho dù thứ ánh sáng đó có yếu hơn một chút so với những loại ở các cõi Thiền Jhana cao hơn. Đây kết quả do chính những giới đức họ đã tích lũy được đang khi còn sống trên cõi đời này như: phân phát của bố thí hay tuân giữ một cách chân tình những Giới Luật. Thân xác của họ, kể cả các bộ phận, tứ chi và các cơ quan khác, vẫn còn được sức mạnh tâm thống lãnh. Chúng đã trở nên tinh tế hơn, không còn thô thiển hay kềnh càng như là bản sao trước kia khi còn ở sống trên trần gian nữa. Chính vì thế ngay cả các chúng sanh thần tiên thuộc các cõi thấp hơn vẫn có thể bay bổng lên được, có thể biến đổi thân xác hay khiến thân xác biến mất tùy theo ý muốn. Điều này không kể đến những khả năng sáng tạo khác. Lấy thí dụ, phận sự con mắt, còn có hiệu quả hơn nhiều so với con người, kết quả là họ có khả năng nhìn thấy được những vật ở xa tít và nhỏ bé so với khả năng con mắt của ta có thể nhìn thấy được. Đã có những thí dụ điển hình nêu trong Kinh Pali. Chính vì thế những người nào từ chối không công nhận những bằng chứng này sẽ không còn trong tư thế được biết và chấp nhận bằng cách nào và tại sao những vật này có thể trở thành một thực thể chứ không phải chỉ là tưởng tượng.

---o0o---




tải về 1.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương