TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 9226 : 2012



tải về 2.27 Mb.
trang8/18
Chuyển đổi dữ liệu10.02.2018
Kích2.27 Mb.
#36300
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   18

Chú dẫn

Ký hiệu

Tên

Ghi chú

C

Bộ phận dẫn điện ngoại lai




C1

Ống dẫn nước, kim loại bên ngoài

Hoặc ống hơi nước sưởi khu vực

C2

Ống nước thải, kim loại bên ngoài




C3

Ống dẫn khí ga có chèn cách điện, kim loại bên ngoài




C4

Đường ống điều hòa không khí




C5

Hệ thống gia nhiệt (sưởi ấm)




C6

Ống nước, kim loại ví dụ trong nhà tắm

xem IEC 603 64-7-701 70 1.415.2:2 006

C7

Ống nước thải, kim loại ví dụ: trong nhà tắm

xem IEC 603 64-7-701 70 1.415.2, năm 2006

D

Chèn cách điện




MDB

Bảng phân phối chính




DB

Bảng phân phối

Cung cấp từ bảng phân phối chính

MET

Đầu nối đất chính

xem 5 42.4

SEBT

Đầu liên kết đẳng thế phụ




T 1

Conc ret e- emb edd ed f ou nd ati on ear th el ec trod e or soil- emb edd ed f ound ati on earth electrode

xem 5 42.2

T 2

Điện cực tiếp đất cho LPS nếu cần thiết

xem 5 42.2

LPS

Hệ thống chống sét (nếu có)




PE

Đầu nối đất bảo vệ PE trong bảng phân phối




PE/PE N

Đầu nối PE/PE N trong bảng phân phối




M

Bộ phận dẫn điện hở




1

Dây nối đất bảo vệ (PE)

xem điều 543

Diện tích mặt cắt ngang, xem điều 543.1

Kiểu dây dẫn bảo vệ, xem điều 543.2

Tính liên tục nối điện s ee 543. 3

1a

Dây dẫn nối đất bảo vệ, hay dây dẫn P EN nếu có, tạo thành mạng cung cấp điện




2

Dây dẫn liên kết để nối tới đầu nối đất chính

Xem điều 5 44.1

3

Dây dẫn liên kết cho liên kết phụ

Xem điều 5 44.2

4

Dây dẫn dưới của hệ thống chống sét (LPS) nếu có




5

Dây nối đất

Xem điều 5 42.3

Khi hệ thống chống sét được lắp đặt, các yêu cầu bổ sung cho trong điều 6 của IEC 62305-3:2006, cụ thể trong điều 6.1 và 6.2.

CHÚ THÍCH: Dây dẫn nối đất chức năng không trình bày trong Hình B.1.



Hình B.1 - Ví dụ về bố trí nối đất đối với điện cực tiếp nền móng, các dây dẫn bảo vệ và dây dẫn liên kết bảo vệ
Phụ lục C

(Tham khảo)



Lắp đặt điện cực nối đất nhúng trong bê tông

C.1 Khái quát chung

Bê tông sử dụng làm nền móng công trình xây dựng có độ dẫn điện nhất định và nhìn chung có diện tích tiếp xúc lớn hơn đất. Bởi vậy, điện cực kim loại trần nhúng hoàn toàn trong bê tông có thể sử dụng cho mục đích nối đất, ngoại trừ bê tông bị cách ly với đất do sử dụng cách điện nhiệt đặc biệt hoặc các biện pháp khác. Do hiệu ứng lý hóa học, thép trần hay mạ kẽm nóng và các kim loại nhúng trong bê tông ở độ sâu lớn hơn 5 cm được bảo vệ chống ăn mòn tốt, thông thường trong toàn bộ thời gian tồn tại của công trình. Ở mọi nơi có thể, nên sử dụng hiệu ứng dẫn điện tăng cường của công trình.

Sản phẩm điện cực tiếp đất nhúng trong nền móng bê tông trong quá trình xây dựng công trình có thể trở thành giải pháp kinh tế để đạt được điện cực nối đất tốt và bền lâu vì:

- không đòi hỏi các công việc đào hầm hố cần thiết,

- được lắp ráp tại độ sâu thông thường, không bị ảnh hưởng xấu của điều kiện thời tiết mùa vụ,

- đảm bảo tiếp xúc tốt với đất,

- Thực tế, có thể sử dụng toàn bộ bề mặt tiếp xúc của nền móng công trình và tạo nên điện kháng tiếp xúc tối thiểu do có bề mặt tiếp xúc lớn,

- Đảm bảo Hệ thống nối đất tối ưu cho mục đích hệ thống chống sét IT, và

- ngay từ khi bắt đầu xây dựng công trình, loại điện cực này có thể được sử dụng như điện cực nối đất cho hệ thống điện của công trường xây dựng.

Ngoài hiệu ứng nối đất, điện cực nối đất nhúng trong nền móng bê tông tạo ra nền tảng tốt cho liên kết bảo vệ chính.

Áp dụng các yêu cầu và lời chỉ dẫn dưới đây để xây dựng điện cực nối đất nhúng trong nền móng bê tông.

C.2 Các vấn đề khác cần quan tâm khi sử dụng điện cực nối đất nhúng trong bê tông

Nếu nền móng công trình xây dựng được bảo vệ chống tổn thất nhiệt toàn phần bằng các biện pháp cách nhiệt sử dụng vật liệu cách điện, hay nếu nền móng định sử dụng biện pháp chống thấm v.v. bằng các tấm nhựa có độ dầy lớn hơn 0,5 mm, khả năng nối đất bằng nền móng bê tông là không thực tế. Trong trường hợp này, phải sử dụng hiệu ứng dương của các thanh dẫn liên kết kim loại tăng cường, và cho mục đích nối đất phải sử dụng Hệ thống nối đất khác, ví dụ: điện cực nối đất nền móng nhúng trong bê tông bổ sung bên dưới nền móng bị cách ly, hay Hệ thống nối đất xung quanh công trình xây dựng hoặc điện cực nối đất kiểu nền móng nhúng trong đất.



C.3 Xây lắp các điện cực nối đất nền móng nhúng trong bê tông

C.3.1 Đối với nền móng bê tông không sử dụng cốt thép, các điện cực nối đất nền móng nhúng trong bê tông phải được bố trí phối hợp với kiểu và kích thước nền móng. Một hoặc nhiều vòng tròn hay hình chữ nhật có kích thước đến 20 m, và tốt nhất cần được kết nối với nhau.

C.3.2 Để tránh không nhúng các điện cực vào trong bê tông ít nhất ở độ sâu nhỏ hơn 5 cm, phải sử dụng phương tiện thuận lợi để giữ khoảng cách lắp đặt điện cực bên trên mặt đất. Nếu sử dụng điện cực kiểu dải băng, nó có thể được cố định một đầu trên cạnh biên để tránh các lỗ không có bê tông bên dưới dải băng. Nếu có cốt tăng cường, có thể được lắp đặt cố định tại các khoảng cách không xa nhau hơn 2 m. Các mối nối phải được làm phù hợp với điều 542.3.2. Tránh không sử dụng các mối nối bằng chốt nêm.

C.3.3 Kết nối điện cực nối đất nền móng nhúng trong bê tông phải có ít nhất một đầu quai để nối vào hệ thống điện của công trình xây dựng, hoặc chừa bê tông lại bên trong công trình tới điểm nối thích hợp (ví dụ: tới đầu nối đất chính) hay kết thúc tại đầu nối dạng kìm đặc biệt nhúng trong bê tông của tường, tại bề mặt của tường. Tại điểm kết nối, quai đầu nối phải dễ tiếp cận cho mục đích bảo trì và đo lường.

Đối với bảo vệ chống sét cho công trình có yêu cầu đặc biệt liên quan đến công nghệ thông tin, có thể phải cần nhiều hơn 1 quai nối của điện cực tiếp đất nền móng, ví dụ: có thể cần cho dây dẫn xuống của hệ thống chống sét điện.

Đối với các quai đầu nối cần thiết bên ngoài nền móng bê tông đi qua đất, vấn đề ăn mòn đối với dây thép cần được quan tâm (xem điều C.4). Các mối nối được khuyến cáo đưa vào bê tông phía trong công trình, hoặc để bên ngoài tại độ cao thích hợp trên mặt đất.

C.3.4 Đối với diện tích mặt cắt ngang tối thiểu của điện cực bao gồm cả quai đấu nối, áp dụng các trị số cho trong Bảng 1. Các chỗ nối phải được làm chắc chắn và thỏa mãn về tính dẫn điện (xem điều 5.3.2).

C.3.5 Cốt thép tăng cường của nền móng công trình xây dựng có thể được sử dụng như điện cực được nối chắc chắn theo điều 5.3.2. Đối với các mối nối hàn, phải được phép thực hiện của người có trách nhiệm về thiết kế và phân tích kết cấu của công trình. Các mối nối chỉ được làm bằng cách vặn các dây dẫn bằng sắt không phù hợp cho mục đích bảo vệ, nhưng có thể đủ cho mục đích tương thích điện từ EMC cho công nghệ thông tin. Không sử dụng cốt thép ứng lực trước làm điện cực.

Nếu sử dụng lưới hàn làm từ dây dẫn có đường kính bé hơn để làm cốt thép, có thể sử dụng chúng làm điện cực nhưng phải đảm bảo được nối chắc chắn tại nhiều điểm khác nhau tới quai đấu nối hay bộ phận khác của điện cực để đảm bảo ít nhất diện tích mặt cắt ngang theo yêu cầu trong Bảng 1. Đường kính tối thiểu của dây dẫn đơn của lưới này phải bằng 5 mm với ít nhất 4 chỗ nối giữa đầu quai đấu nối với lưới tại một số điểm của mỗi lưới.



C.3.6 Dây kết nối các điện cực không được đi qua các chỗ nối giữa các bộ phận khác nhau của nền móng lớn hơn. Tại các chỗ này, để thuận tiện nên dùng các đầu nối dát mỏng dễ uốn đi bên ngoài bê tông để đảm bảo tính nối điện.

C.3.7 Các điện cực nối đất nền móng nhúng trong bê tông của nền móng đơn (ví dụ: đối với kết cấu các phòng lớn) có thể nối tới các bộ phận khác của điện cực tiếp đất nền móng nhúng trong bê tông của nền móng bằng cách sử dụng các dây nối đất thích hợp. Để nhúng như các mối nối như vậy trong đất, xem điều C.4.

C.4 Khả năng ăn mòn đối với các hệ thống nối đất khác bên ngoài các điện cực nền móng nhúng trong bê tông

Phải lưu ý tới thực tế là thép thông thường (để trần hay mạ thiếc nóng) nhúng trong bê tông gây ra điện thế tương đương với điện thế của đồng nhúng trong đất. Do vậy, xuất hiện nguy cơ ăn mòn điện hóa đối với các tổ hợp nối đất khác làm từ thép nhúng trong đất, nằm gần các nền móng được nối với điện cực nối đất nhúng trong bê tông. Hiệu ứng này cũng có thể bắt gặp với nền móng bê tông của các công trình xây dựng lớn.

Mỗi điện cực thép phải không lắp đặt trực tiếp từ nền móng bê tông dưới đất, ngoại trừ đối với điện cực làm từ thép không rỉ hay được bảo vệ chống lại sự ẩm ướt bằng lớp bảo vệ thích hợp. Mạ kẽm nóng hay bảo vệ bằng lớp phủ hay vật liệu tương tự phủ lên là không đủ cho mục đích này. Các hệ thống nối đất bổ sung ở lân cận hay gần các công trình xây dựng kiểu này phải được làm từ vật liệu khác thép mạ kẽm nóng, sao cho đảm bảo tuổi thọ đủ bền lâu cho bộ phận này của hệ thống tiếp đất.

C.5 Hoàn thành các điện cực nối đất nền móng nhúng trong bê tông

C.5.1 Sau khi chuẩn bị các điện cực và/hoặc kết nối cốt thép, nhưng trước khi đổ bê tông, phải phân công người có kỹ năng quan sát ghi chép lập hồ sơ, bao gồm các sơ đồ mô tả, mặt bằng và hình ảnh v.v. bộ phận hợp thành của toàn bộ hồ sơ về hệ thống lắp đặt (xem IEC 60364-6).

C.5.2 Bê tông được sử dụng làm nền móng phải được làm từ ít nhất 240 kg xi măng trên m3 bê tông. Bê tông phải có độ sệt thích hợp để đổ đầy các lỗ hỏng bên dưới các điện cực.
Phụ lục D

(Tham khảo)



Xây lắp các điện cực nhúng trong đất

D.1 Khái quát chung

Điện trở điện cực tiếp đất phụ thuộc vào kích thước, hình dạng và điện trở suất của đất trong đó nhúng điện cực. Điện trở suất của đất thay đổi khác nhau ở các vị trí khác nhau và phụ thuộc vào độ sâu của lớp đất.

Điện trở suất của đất, biểu thị bằng m; trị số chỉ điện trở tính bằng , của khối đất hình trụ có diện tích mặt cắt ngang 1 m2 với chiều dài 1 m.

Dấu hiệu bên ngoài và tính chất bên trong thể hiện một số chỉ tiêu ít nhiều đặc trưng lợi ích của đất để thực hiện chức năng của điện cực nối đất. Thực tiễn cho thấy, các điện cực nối đất được lắp đặt trong đất đồng nhất, đảm bảo có các chỉ số tốt hơn.

Điện trở suất của đất phụ thuộc vào độ ẩm ướt và nhiệt độ của đất, cả hai đều biến động trong suốt cả năm. Về mình, độ ẩm phụ thuộc vào sự kết hạt và độ sốp của đất. Trong thực tế, điện trở suất của đất tăng khi độ ẩm giảm.

Các lớp đất ở nơi có dòng nước chảy qua, như ở gần dòng sông, không phù hợp để lắp đặt các điện cực nối đất. Trong thực tế, các lớp này hợp thành từ đất đá, rất dễ thấm nước và trở thành túi nước lọc sạch tự nhiên và có điện trở suất cao. Có thể phải sử dụng cọc điện cực cắm sâu vào đất để có điện trở suất tốt hơn.

Băng giá làm tăng đáng kể điện trở suất của đất, có thể đạt tới vài nghìn m trong lớp băng. Độ dày của lớp băng có thể đạt 1 m hay dày hơn ở một số nơi.

Tương tự, khô hạn cũng làm tăng điện trở suất của đất. Hiệu ứng khô hạn ở độ sâu tới 2 m có thể gặp ở một số vùng. Trị số điện trở suất của đất trong một số trường hợp có thể có độ lớn tương đương với điều kiện băng giá.



D.2 Điện trở suất của đất

Bảng D.1 cho thông tin về điện trở suất của đất của một số đất điển hình.

Bảng D.2 cho thấy điện trở suất của đất thay đổi trong phạm vi lớn, với cùng một loại đất.

Bảng D.1 - Điện trở suất của một số loại đất


Đặc tính của đất

Điện trở suất của đất, m

Đất đầm lầy

Từ vài đơn vị đến 3 0

Đất bồi phù sa

20 to 100

Đất mùn

10 to 150

Than bùn ướt

5 to 1 00

Đất sét mịn

50

Đất sét cứng, đá vôi

100 t o 200

Đá vôi kỷ Jura

30 to 40

Đất cát pha sét

50 to 500

Đất cát silic

20 t o 3 000

Đất đá cuội

1 500 đến 3 000

Đất đá phủ cỏ

300 t o 500

Đá vôi mềm

100 t o 300

Đá vôi đặc

1 000 t o 5 000

Đá vôi vụn

500 t o 1 000

Đá phiến

50 to 300

Đá phiến mica

800

Đá hoa cương và đá cát tùy thuộc vào thời tiết

1 500 t o 10 00 0

Đá hoa cương và đá phong hóa

100 t o 600

Để ước lượng lần đầu gần đúng điện trở tiếp đất của điện cực nối đất, cần tính theo giá trị trung bình cho trong Bảng D.2.

Hiển nhiên, các giá trị tính toán này chỉ cho kết quả gần đúng về điện trở tiếp đất của điện cực nối đất. Sau khi sử dụng công thức cho trong điều D.3, kết quả đo điện trở này cho phép ước lượng gần đúng hơn điện trở suất của đất. Hiểu biết này có thể sử dụng cho công việc sau này thực hiện trong các điều kiện tương tự.



Bảng D.2 - Biến động điện trở suất của đất đối với các loại đất khác nhau

Đặc tính của đất

Điện trở đất trung bình, m

Đất bùn trồng trọt, Đất gò ẩm đặc

50

Đất trồng trọt bạc màu, đá cuội, đất gò thô

500

D.3 Điện cực nối đất chôn trong đất

D.3.1 Các bộ phận cấu thành

Các điện cực nối đất có thể bao gồm các phần tử chôn ngầm trong đất như

- thép mạ kẽm nóng,

- thép bọc đồng,

- thép có lớp phủ đồng điện hóa,

- thép không rỉ,

- đồng trần.

Các mối nối giữa kim loại có tính chất khác nhau phải không được tiếp xúc với đất. Nhìn chung, không sử dụng các loại kim loại và hợp kim khác nhau.

Độ dầy tối thiểu và đường kính của các bộ phận sau đây phải quan tâm đến các nguy cơ ăn mòn cơ học và hóa học thường gặp. Tuy nhiên, các kích thước này có thể không đủ bền trong các trường hợp có nguy cơ bị ăn mòn đáng kể. Các nguy cơ này có thể phải tính đến trong đất ở nơi có dòng rò và dòng tản mạn khép mạch, ví dụ: dòng điện một chiều (DC) của mạch điện lực hay vì nằm gần hệ thống bảo vệ catốt. Trong các trường hợp như vậy phải đưa ra cảnh báo.

Các điện cực tiếp đất phải được nhúng trong các phần ẩm ướt của đất hiện có, đồng thời phải được bảo vệ tránh các đống rác, ở đó chúng có thể bị ăn mòn do hiện tượng thẩm thấu của phân bón, nước phân, sản phẩm hóa học, than cốc v.v. Các điện cực phải được xây lắp càng xa càng tốt các vị trí rắc rối trên.



D.3.2 Đánh giá điện trở của điện cực nối đất

a) Dây dẫn chôn nằm ngầm ngang



Điện trở của điện cực tiếp đất (R) đạt được với dây dẫn chôn ngầm nằm ngang (xem điều 5.2.3 và Bảng 1: ), có thể tính gần đúng bằng biểu thức:

R =

trong đó:  là điện trở suất của đất (m) và L là chiều dài của đoạn hào chiếm chỗ bởi các dây dẫn (m).

Có thể thấy rằng lắp đặt dây dẫn theo đường hình sin trong rãnh hào không cải thiện được điện trở của điện cực nối đất.

Trong thực tế, các dây dẫn này có thể được lắp đặt dưới rãnh hào theo hai cách khác nhau:

- điện cực nối đất nền móng của công trình xây dựng: các điện cực này được làm từ mạch vòng nền móng, khép kín toàn bộ chu vi của công trình. Chiều dài có thể được xem là bằng chu vi công trình xây dựng;

- rãnh hào nằm ngang: dây dẫn được chôn ngầm tại chiều sâu khoảng 1 m trong rãnh hào đào trước cho mục đích này.

Các rãnh hào có thể không gia cố bằng đá, xỉ than hay vật liệu tương tự, như vậy có khả năng duy trì được độ ẩm từ đất.

b) Tấm điện cực chôn ngầm

Để duy trì tiếp xúc tốt của hai bề mặt với đất, toàn bộ tấm điện cực nên được bố trí theo chiều thẳng đứng.

Tấm điện cực có thể được chôn ngầm sao cho cạnh trên được đặt ở độ sâu khoảng 1 m so với mặt đất.



Điện trở R của tấm điện cực chôn ngầm ở vị trí đủ sâu được tính theo công thức:

R =

Trong đó:  là điện trở suất của đất (m) và L là chu vi của tấm điện cực (m).

c) Điện cực được chôn ngầm thẳng đứng

Điện trở R của điện cực tiếp đất chôn ngầm thẳng đứng (xem điều 5.2.3 và Bảng 1) có thể tính gần đúng theo biểu thức:



R =

Trong đó:  là điện trở suất của đất (m) và L là chiều dài của cọc hay ống điện cực (m).

Ở nơi có nguy cơ băng giá hay khô hạn chiều dài của cọc phải tăng thêm 1 m đến 2 m.

Có thể giảm điện trở điện cực nối đất bằng cách đóng một số cọc điện cực nối song song, riêng rẽ cách nhau một khoảng bằng chiều dài của cọc, trong trường hợp có hai cọc 2 điện cực, và cách nhau xa nhau hơn nếu có nhiều hơn 2 cọc.

Cần lưu tâm đến yếu tố là khi đóng các cọc dài hơn, nếu đất không đồng nhất các cọc như vậy có thể chạm tới lớp đất có điện trở suất thấp hoặc không đáng kể.



tải về 2.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương