TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 6615-1: 2009



tải về 1.13 Mb.
trang8/16
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.13 Mb.
#14120
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   16

12.1.3. Các dây dẫn tích hợp phải là ruột dẫn cứng, được cố định hoặc được cách điện sao cho trong sử dụng bình thường khe hở không khí và chiều dài đường rò không thể bị giảm xuống thấp hơn các giá trị qui định trong Điều 20.

Cách điện như trên, nếu có, phải là cách điện không thể bị hư hại trong quá trình lắp đặt cũng như trong sử dụng bình thường.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng các thử nghiệm của Điều 20.

Ruột dẫn được coi là dây trần nếu cách điện tối thiểu của ruột dẫn không tương đương về điện so với cáp hoặc dây dẫn phù hợp với tiêu chuẩn IEC tương ứng và không phù hợp với thử nghiệm độ bền điện môi được thực hiện giữa dây dẫn và lá kim loại bọc bên ngoài cách điện, trong các điều kiện được qui định trong Điều 15.



12.1.4. Đối với thiết bị đóng cắt bằng điện tử có kết hợp các thiết bị đóng cắt bán dẫn và thiết bị đóng cắt cơ khí, tiếp điểm được nối nối tiếp với thiết bị đóng cắt bán dẫn phải phù hợp với các yêu cầu đối với cách ly hoàn toàn hoặc cách ly rất nhỏ.

12.1.5. Đối với thiết bị đóng cắt cơ khí được nối song song với thiết bị đóng cắt bán dẫn, không đưa ra các yêu cầu liên quan đến kiểu cách ly.

12.2. Các yêu cầu về kết cấu liên quan đến an toàn trong quá trình lắp đặt và vận hành bình thường

12.2.1. Các nắp đậy, tấm đậy, bộ phận thao tác có thể tháo rời và các chi tiết tương tự để đảm bảo an toàn phải được cố định sao cho không bị xê dịch hoặc tháo ra khi có sử dụng dụng cụ. Các chi tiết cố định nắp đậy hoặc tấm đậy không được dùng để cố định bất kỳ bộ phận nào khác, trừ bộ phận thao tác.

Các bộ phận có thể tháo rời, ví dụ như các tấm đậy đỡ bộ chỉ thị hoặc núm xoay phải làm sao để không thể lắp sai, khiến cho vị trí đóng cắt căn cứ theo bộ chỉ thị, không tương ứng với vị trí đóng cắt thực tế của thiết bị đóng cắt.



12.2.2. Các vít cố định nắp đậy hoặc tấm đậy phải không bị rơi.

Sử dụng các vòng đệm mút chặt bằng cactông hoặc vật liệu tương tự được coi là đủ để giữ vít không bị rơi.



12.2.3. Thiết bị đóng cắt không được hỏng khi bộ phận thao tác của nó được tháo rời đúng cách.

Kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu của 12.2.1, 12.2.2 và 12.2.3 bằng cách xem xét và đối với các bộ phận thao tác không cần đến dụng cụ tháo rời thì kiểm tra bằng thử nghiệm của 18.4.



12.2.4. Dây giật phải được cách điện với các phần mang điện và được thiết kế sao cho có thể lắp vào, hoặc thay thế mà không phải tháo các bộ phận dẫn đến có thể chạm tới phần mang điện.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.



12.2.5. Nếu thiết bị đóng cắt có bộ phận chỉ thị bằng đèn thì đèn phải chỉ thị đúng với công bố của nhà chế tạo.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách nối thiết bị đóng cắt vào điện áp với sai lệch không quá ±10% điện áp ghi nhãn của mạch đèn hoặc thông số của thiết bị đóng cắt, chọn giá trị nào thích hợp.



12.3. Yêu cầu kết cấu liên quan đến lắp đặt thiết bị đóng cắt và liên quan đến đấu dây nguồn.

12.3.1. Thiết bị đóng cắt phải được thiết kế sao cho các phương pháp lắp đặt phù hợp với công bố của nhà chế tạo không ảnh hưởng bất lợi đến sự phù hợp với tiêu chuẩn này.

12.3.1.1. Các phương pháp lắp đặt này phải sao cho thiết bị đóng cắt không thể xoay hoặc xê dịch và không thể tháo rời khỏi thiết bị nếu không có dụng cụ. Nếu tháo một bộ phận, ví dụ như chìa khóa, là cần thiết trong sử dụng bình thường thì các yêu cầu của Điều 9, 15 và 20 phải được đáp ứng trước và sau khi tháo rời.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và thử nghiệm bằng tay.

a) Các thiết bị đóng cắt được cố định bằng một đai ốc và một ống lót duy nhất đồng tâm với bộ phận thao tác được coi là phù hợp với yêu cầu này, với điều kiện khi xiết chặt và nới lỏng đai ốc phải sử dụng dụng cụ, và các bộ phận này phải có đủ độ bền cơ.

b) Thiết bị đóng cắt kiểu phối hợp được lắp đặt bằng phương pháp không bắt ren được coi là phù hợp với tiêu chuẩn này nếu có sử dụng dụng cụ mới tháo rời được thiết bị đóng cắt ra khỏi thiết bị.



13. Cơ cấu truyền động

Đối với thiết bị đóng cắt bằng điện tử, các yêu cầu này chỉ áp dụng với các thiết bị đóng cắt bằng điện tử nào được cung cấp với thiết bị đóng cắt cơ khí.



13.1. Đối với các thiết bị đóng cắt dòng điện một chiều, tốc độ đóng và cắt tiếp điểm phải không phụ thuộc vào tốc độ điều khiển, trừ các thiết bị đóng cắt có điện áp danh định không quá 28 V hoặc dòng điện danh định không quá 0,1 A.

Kiểm tra sự phù hợp bằng các thử nghiệm theo Điều 17.



13.2. Các thiết bị đóng cắt phải có kết cấu sao cho các tiếp điểm động chỉ có thể ở tư thế nghỉ ở vị trí “đóng” và vị trí “cắt”. Có thể cho phép có vị trí trung gian, nếu vị trí này tương ứng với vị trí trung gian của bộ phận thao tác, miễn là điều đó không dẫn đến hiểu lầm đó là vị trí “cắt” được ghi nhãn và các tiếp điểm khi đó đã đủ cách ly.

Thiết bị đóng cắt được coi là ở vị trí “đóng” một khi lực tiếp xúc là đủ để đảm bảo phù hợp với các yêu cầu của Điều 16.

Thiết bị đóng cắt được coi là ở vị trí “cắt” nếu khoảng cách ly của các tiếp điểm đủ để đảm bảo phù hợp với các yêu cầu của Điều 15.

Khoảng cách ly của các tiếp điểm ở vị trí trung gian được xem là đủ nếu được xác định là phù hợp với các yêu cầu của Điều 15 qui định cho vị trí “cắt” liền kề.



13.3. Bộ phận thao tác, khi được thả ra phải tự động trở về vị trí ban đầu hoặc dừng lại ở vị trí tương ứng với vị trí của tiếp điểm động, tuy nhiên, đối với các thiết bị đóng cắt chỉ có một vị trí nghỉ, bộ phận thao tác có thể trở về vị trí nghỉ bình thường của nó.

Kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu của 13.2 và 13.3 bằng các thử nghiệm bằng tay, thiết bị đóng cắt được lắp đặt theo hướng dẫn của nhà chế tạo và bộ phận thao tác được điều khiển như trong sử dụng bình thường.

Khoảng cách ly đủ của các tiếp điểm ở vị trí trung gian, nếu cần, được xác định bằng thử nghiệm độ bền điện môi theo 15.3, điện áp thử nghiệm được đặt giữa các đầu nối liên quan, không tháo rời nắp đậy.

13.4. Thiết bị đóng cắt kiểu dây giật phải có kết cấu sao cho, sau khi điều khiển thiết bị đóng cắt rồi thả dây ra, các phần liên quan của cơ cấu truyền động phải ở vị trí mà từ đó cho phép thực hiện ngay di chuyển tiếp theo trong chu kỳ điều khiển.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng thử nghiệm sau:

Thiết bị đóng cắt kiểu dây giật phải được điều khiển vị trí bất kỳ, đến vị trí tiếp theo bằng cách đặt và nhả từ từ một lực kéo không quá 45 N theo phương thẳng đứng hướng xuống dưới, hoặc 70 N theo góc 450 so với phương thẳng đứng, thiết bị đóng cắt được lắp đặt như được công bố.

13.5. Các thiết bị đóng cắt loại nhiều cực phải đóng cắt hầu như đồng thời tất cả các cực liên quan trừ khi có công bố khác theo 6.2 của Bảng 3. Đối với các thiết bị đóng cắt có đóng cắt trung tính thì trung tính có thể được đóng trước và cắt sau các cực khác.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và nếu cần, bằng thử nghiệm.



14. Bảo vệ chống sự xâm nhập của các vật rắn, của bụi và nước và bảo vệ chống ẩm

14.1. Bảo vệ chống sự xâm nhập của vật rắn từ bên ngoài

Thiết bị đóng cắt phải có cấp bảo vệ, như trong 13.3 của TCVN 4255 (IEC 60529), chống sự xâm nhập của vật rắn từ bên ngoài khi được lắp đặt và sử dụng như được công bố.

Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm thích hợp qui định trong TCVN 4255 (IEC 60529).

Các bộ phận tháo rời được thì tháo rời. Thiết bị đóng cắt mà để có được cấp bảo vệ chống sự xâm nhập của vật rắn như được công bố phải lắp sẵn hoặc lắp trên thiết bị thì phải được lắp một cách thích hợp trong hoặc lắp trên một hộp kín để mô phỏng thiết bị và các thử nghiệm phải được thực hiện với cụm mô phỏng này.

Đối với chữ số đặc trưng 5 và 6, thử nghiệm được thực hiện theo loại 2 với mẫu ở tư thế bất lợi nhất có xét đến công bố của nhà chế tạo, liên tục trong 8h. Trong thời gian 8h đó, mẫu cần thử nghiệm phải được nạp tải luân phiên trong 1h với dòng điện danh định lớn nhất và trong 1h không có dòng điện.

Đối với thử nghiệm chữ số đặc trưng thứ nhất là 5, thiết bị đóng cắt được coi là đáp ứng nếu

- mọi thao tác được thực hiện như công bố;

- độ tăng nhiệt tại các đầu nối không lớn hơn 550C khi được thử nghiệm theo 16.2, tuy nhiên thử nghiệm độ tăng nhiệt tại các đầu nối được thực hiện ở dòng điện danh định và ở nhiệt độ môi trường là 250C ± 100C;

- áp dụng yêu cầu về độ bền điện môi của 15.3 tuy nhiên mẫu không chịu xử lý ẩm trước khi đặt điện áp thử nghiệm. Điện áp thử nghiệm phải bằng 75% điện áp thử nghiệm tương ứng qui định trong 15.3;

- không có bằng chứng về việc xảy ra sự cố quá độ giữa bộ phận mang điện và kim loại nối đất, bộ phận kim loại chạm tới được hoặc các cơ cấu thao tác.

Đối với thử nghiệm con số đặc trưng thứ nhất là 6, bảo vệ được coi là thỏa đáng nếu không có lắng đọng bụi có thể quan sát được bên trong thiết bị đóng cắt tại thời điểm kết thúc thử nghiệm.

14.2. Bảo vệ chống sự xâm nhập của nước

Các thiết bị đóng cắt phải có cấp bảo vệ chống sự xâm nhập có hại của nước được công bố, khi được lắp đặt và sử dụng như được công bố.

Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm thích hợp qui định trong TCVN 4255 (IEC 60529) với thiết bị đóng cắt được đặt ở vị trí bất kỳ trong sử dụng bình thường. Các thiết bị đóng cắt được giữ ở nhiệt độ 250C ± 100C trong 24 h trước khi chịu các thử nghiệm thích hợp.

Sau đó thực hiện thử nghiệm theo TCVN 4255 (IEC 60529) như sau:

- thiết bị đóng cắt IPX1 như mô tả trong 14.2.1 với lỗ thoát được mở ra;

- thiết bị đóng cắt IPX2 như mô tả trong 14.2.2 với lỗ thoát được mở ra;

- thiết bị đóng cắt IPX3 như mô tả trong 14.2.3 với lỗ thoát được đóng lại;

- thiết bị đóng cắt IPX4 như mô tả trong 14.2.4 với lỗ thoát được đóng lại;

- thiết bị đóng cắt IPX5 như mô tả trong 14.2.5 với lỗ thoát được đóng lại;

- thiết bị đóng cắt IPX6 như mô tả trong 14.2.6 với lỗ thoát được đóng lại;

- thiết bị đóng cắt IPX7 như mô tả trong 14.2.7 với lỗ thoát được đóng lại;

Ngay sau khi chịu thử nghiệm thích hợp, thiết bị đóng cắt phải chịu thử nghiệm điện môi được qui định trong 15.3, và không được có vết nước nhìn thấy được trên cách điện có thể làm giảm chiều dài đường rò và khe hở không khí xuống thấp hơn các giá trị qui định trong Điều 20.

a) Thiết bị đóng cắt không được mang tải điện trong các thử nghiệm này. Nhiệt độ nước không được khác so với nhiệt độ thiết bị đóng cắt quá 50C.

b) Các bộ phận tháo rời được thì tháo rời.

c) Các thiết bị đóng cắt có các miếng đệm riêng rẽ, các ống luồn dây có ren, gioăng đệm hoặc các phương tiện chèn kín khác được chế tạo bằng cao su hoặc vật liệu nhiệt dẻo được lão hóa trong tủ nhiệt có thành phần không khí và áp suất như không khí môi trường và được thông gió bằng lưu thông tự nhiên.

d) Các thiết bị đóng cắt không có đặc trưng T được đặt trong tủ nhiệt ở nhiệt độ 700C ± 20C, còn các thiết bị đóng cắt có đặc trưng T được đặt trong tủ nhiệt ở nhiệt độ T + 300C trong thời gian 240h. Các thiết bị đóng cắt có ống luồn dây hoặc gioăng được lắp và nối với ruột dẫn như qui định trong Điều 11. Ống luồn dây được xiết với mômen qui định trong Bảng 21. Các vít cố định vỏ được xiết với mômen qui định trong Bảng 20.

e) Ngay sau thử lão hóa, các bộ phận thử được lấy ra khỏi tủ và được để ở nhiệt độ 250C ± 100C trong ít nhất 16 h, tránh tác động trực tiếp của ánh sáng ban ngày.

f) Thiết bị đóng cắt mà để có được cấp bảo vệ chống sự xâm nhập có hại của nước như được công bố phải lắp sẵn hoặc lắp trên thiết bị thì phải được lắp một cách thích hợp trong hoặc trên một hộp kín để mô phỏng thiết bị và các thử nghiệm phải được thực hiện trên cụm mô phỏng này.

g) Đối với các thử nghiệm chữ số đặc trưng thứ hai là 3 và 4, tốt nhất là sử dụng vòi phun cầm tay qui định trong TCVN 4255 (IEC 60529).

14.3. Bảo vệ chống các điều kiện ẩm

Mọi thiết bị đóng cắt phải chịu được các điều kiện ẩm có thể xuất hiện trong sử dụng bình thường.

Kiểm tra sự phù hợp bằng thử ẩm được miêu tả trong điều này, sau đó tiến hành ngay các thử nghiệm 15.2 và 15.3. Các lỗ đi cáp vào ra, nếu có và các lỗ thoát nước được để hở. Nếu có lỗ thoát nước dùng cho thiết bị đóng cắt loại kín nước thì để lỗ mở.

a) Các bộ phận tháo rời được thì tháo ra và phải chịu thử ẩm cùng với phần chính, nếu cần thiết.

b) Xử lý ẩm được thực hiện trong tủ ẩm chứa không khí có độ ẩm tương đối từ 91 % đến 95%. Nhiệt độ không khí ở tất cả các chỗ có thể đặt mẫu thử được duy trì trong khoảng ± 10C giá trị tiện lợi (t) giữa 200C và 300C.

c) Trước khi đặt trong tủ ẩm, mẫu được đưa về nhiệt độ trong khoảng t và t + 40C.

Mẫu được đặt trong tủ trong 96h.

d) Ngay sau phép thử này, các thử nghiệm của 15.2 và 15.3 được tiến hành hoặc trong tủ ẩm hoặc trong phòng mà các mẫu trước đó đã được đưa về nhiệt độ qui định, sau khi lắp lại các bộ phận có thể tháo rời.

Thiết bị đóng cắt không được có bất kỳ hư hại nào dẫn đến không phù hợp với tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH 1: Thông thường, mẫu có thể được đưa về nhiệt độ qui định bằng cách giữ mẫu ở nhiệt độ qui định trong ít nhất là 4 h trước khi thử ẩm.

CHÚ THÍCH 2: Để đạt được các điều kiện qui định bên trong tủ, phải đảm bảo sự lưu thông không khí không ngừng và nói chung, sử dụng tủ có cách nhiệt.

15. Điện trở cách điện và độ bền điện môi

15.1. Thiết bị đóng cắt phải đảm bảo điện trở cách điện và độ bền điện môi.

Kiểm tra sự phù hợp bằng các thử nghiệm của 15.2 và 15.3, các thử nghiệm đó được tiến hành ngay sau thử nghiệm 14.3.

Điện áp thử nghiệm theo Bảng 12 được đặt vào trong các trường hợp

- cách điện chức năng: giữa các cực khác nhau của thiết bị đóng cắt. Trong thử nghiệm này, tất cả các bộ phận của mỗi cực được nối với nhau;

- cách điện chính: giữa tất cả các phần mang điện nối với nhau và lá kim loại bọc bề mặt bên ngoài chạm tới được của cách điện chính và các phần kim loại chạm tới được tiếp xúc với cách điện chính;

- cách điện kép: giữa tất cả các phần mang điện nối với nhau và lá kim loại bọc các bề mặt ngoài bình thường không chạm tới được của cách điện chính và các phần kim loại không chạm tới được; rồi sau đó là giữa hai lá kim loại bọc riêng rẽ bề mặt phía trong bình thường không chạm tới được của cách điện phụ và nối đến các phần kim loại không chạm tới được, và bề mặt phía ngoài chạm tới được của cách điện phụ và nối đến các phần kim loại chạm tới được.

- cách điện tăng cường: giữa tất cả các phần mang điện nối với nhau và lá kim loại bọc bề mặt ngoài chạm tới được của cách điện tăng cường và các phần kim loại chạm tới được;

- các tiếp điểm: giữa các tiếp điểm đang mở của từng cực của thiết bị đóng cắt.

Lá kim loại không được nhét vào trong các lỗ thủng nhưng được đẩy vào các góc hoặc tương tự bằng que thử tiêu chuẩn.

Trong trường hợp không thử nghiệm riêng rẽ cách điện chính và cách điện phụ được thì cách điện phải chịu nhiệt áp thử nghiệm qui định cho cách điện tăng cường.

Đối với thiết bị đóng cắt bằng điện tử, thử nghiệm được thực hiện ngang qua cách ly hoàn toàn và cách ly rất nhỏ chỉ trên thiết bị đóng cắt bằng điện tử với thiết bị đóng cắt cơ khí nối nối tiếp với thiết bị đóng cắt bán dẫn.

Đối với thiết bị đóng cắt bằng điện tử, không thực hiện thử nghiệm ngang qua trở kháng bảo vệ và các cực được nối với nhau bằng các linh kiện.



15.2. Điện trở cách điện được đo bằng nguồn điện áp một chiều khoảng 500 V, phép đo được thực hiện sau khi đặt điện áp 1 min.

Điện trở cách điện không được thấp hơn các giá trị cho trong Bảng 11.



Bảng 11 - Điện trở cách điện nhỏ nhất

Cách điện được thử nghiệm

Điện trở cách điện
M

Cách điện chức năng

Cách điện chính

Cách điện phụ

Cách điện tăng cường



2

2

5



7

CHÚ THÍCH: Vật liệu sứ hoặc gốm được coi là đủ điện trở cách điện và không phải chịu các thử nghiệm điện trở cách điện.

15.3. Cách điện phải chịu điện áp dạng sóng về cơ bản là hình sin, tần số 50 Hz hoặc 60 Hz. Điện áp thử nghiệm này được tăng đều từ 0 V đến giá trị qui định trong Bảng 12 trong thời gian không quá 5 s và được giữ ở giá trị này trong 5s.

Không được xuất hiện phóng điện bề mặt hoặc phóng điện đánh thủng. Phóng điện mà không gây sụt áp thì được bỏ qua.



Bảng 12 - Độ bền điện môi

Cách điện hoặc cách ly cần thử nghiệm 2)

Điện áp thử nghiệm hiệu dụng 1)

Điện áp danh định đến và bằng 50 V

Điện áp danh định lớn hơn 50 V đến và bằng 130 V

Điện áp danh định lớn hơn 130 V đến và bằng 250 V

Điện áp danh định lớn hơn 250 V đến và bằng 480 V

V

V

V

V

Cách điện chức năng 3)

500

1 300

1 500

1 500

Cách điện chính 4)

500

1 300

1 500

1 500

Cách điện phụ 4)




1 300

1 500

1 500

Cách điện tăng cường 4) 5)

500

2 600

3 000

3 000

Ngang qua cách ly điện tử

100

400

500

700

Ngang qua cách ly rất nhỏ

100

400

500

700

Ngang qua cách ly hoàn toàn

500

1 300

1 500

1 500

CHÚ THÍCH 1: Đến 50 V: Không thích hợp để nối trực tiếp đến nguồn lưới và không dự kiến phải chịu quá điện áp tức thời như định nghĩa trong IEC 61140.

CHÚ THÍCH 2: Trên 50 V: Các giá trị này dựa trên IEC 61140.

- Đối với cách điện chức năng, cách điện chính và cách điện phụ, và đối với cách ly hoàn toàn, các giá trị được tính bằng công thức: UN + 1 200 V và được làm tròn.

- Đối với cách ly rất nhỏ và cách ly điện tử, các giá trị được tính bằng công thức: UN + 250 V và được làm tròn.

CHÚ THÍCH 3: Trong tiêu chuẩn này, điện áp lớn nhất giữa pha và trung tính là UN = 300 V.


1) Máy thử cao áp dùng cho thử nghiệm phải được thiết kế sao cho, khi đầu nối bị ngắn mạch sau khi điện áp ra đã được điều chỉnh đến điện áp thử nghiệm thì dòng điện đầu ra không nhỏ hơn 200 mA. Rơle quá dòng không được tác động khi dòng điện đầu ra nhỏ hơn 100 mA. Cần chú ý giá trị hiệu dụng của điện áp ra đo được phải nằm trong phạm vi ± 3%.

2) Các bộ phận cấu thành đặc biệt có thể làm cho thử nghiệm không thực hiện được ví dụ như các đèn loại phóng điện, cộn dây hoặc tụ điện phải được tách ra một cực, hoặc nối tắt thích hợp để thử nghiệm cách điện. Với các mẫu để thử nghiệm ở Điều 16 và Điều 17, nếu không thực hiện được điều này thì thử nghiệm của 15.3 phải thực hiện trên các mẫu bổ sung. Các mẫu này có thể là các mẫu đặc biệt không có các bộ phận cấu thành này.

3) Ví dụ là cách điện giữa các cực (xem định nghĩa 3.7.5).

4) Đối với các thử nghiệm trên cách điện chính, cách điện phụ và cách điện tăng cường, tất cả các phần mang điện được nối với nhau và phải chú ý để đảm bảo rằng tất cả các bộ phận chuyển động được đặt ở vị trí gây khó khăn nhất.

5) Đối với các thiết bị đóng cắt có cả cách điện tăng cường và cách điện kép thì cần chú ý đặt điện áp lên cách điện tăng cường, không gây ứng suất điện quá mức lên các phần cách điện chính hoặc cách điện phụ của cách điện kép.


16. Phát nóng

16.1. Yêu cầu chung

Thiết bị đóng cắt phải được chế tạo sao cho trong sử dụng bình thường không phát nóng quá mức. Vật liệu được sử dụng phải sao cho tính năng của thiết bị đóng cắt không bị ảnh hưởng bất lợi do làm việc trong sử dụng bình thường ở dòng điện danh định lớn nhất và nhiệt độ danh định của thiết bị đóng cắt.



16.2. Các tiếp điểm và đầu nối

16.2.1. Các tiếp điểm và đầu nối phải được thiết kế và được chế tạo từ vật liệu sao cho không có ảnh hưởng bất lợi cho hoạt động và tính năng của thiết bị đóng cắt do bị ôxy hóa hoặc do những hỏng hóc khác.

16.2.2. Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng thử nghiệm sau.

Các thử nghiệm được thực hiện như sau.

a) Thiết bị đóng cắt có đầu nối dùng cho ruột dẫn không chuẩn bị trước được lắp với các ruột dẫn có chiều dài nhỏ nhất là 1 m và có mặt cắt trung bình cho trong Bảng 4.

b) Thiết bị đóng cắt có đầu nối dùng cho ruột dẫn chuẩn bị trước được lắp với các ruột dẫn có chiều dài 1 m và có mặt cắt thích hợp được công bố bởi nhà chế tạo.

c) Các vít và/hoặc đai ốc của đầu nối được xiết với mômen bằng 2/3 giá trị được qui định trong cột tương ứng của Bảng 20.

d) Bộ phận thao tác của thiết bị đóng cắt có định hướng được lắp cố định ở vị trí “đóng” được công bố.

e) Thiết bị đóng cắt có đấu nối không bắt ren, phải chú ý để đảm bảo ruột dẫn được lắp chính xác vào đầu nối phù hợp với Điều 11.

f) Các cực của thiết bị đóng cắt loại đóng đồng thời có thể được mắc nối tiếp bằng ruột dẫn. Chiều dài nhỏ nhất của ruột dẫn giữa hai cực phải là 1 m trừ khi nhà chế tạo công bố chiều dài nhỏ hơn 1m.

g) Thiết bị đóng cắt được đặt hoặc lắp đặt như được công bố trong tủ nhiệt hoặc tủ lạnh thích hợp, không có đối lưu cưỡng bức hoặc được thử nghiệm ở nhiệt độ môi trường không có gió lùa.

CHÚ THÍCH 1: Tủ đối lưu cưỡng bức có thể sử dụng với điều kiện mẫu thử nghiệm không bị ảnh hưởng bởi đối lưu cưỡng bức này.

CHÚ THÍCH 2: Thiết bị đóng cắt bằng điện tử không cần đặt vào tủ nhiệt hoặc tủ lạnh.

h) Thiết bị đóng cắt có đại lượng T đến và bằng 550C được thử nghiệm ở nhiệt độ 250C ± 100C không có đối lưu cưỡng bức. Thiết bị đóng cắt có đại lượng T lớn hơn 550C được đặt trong tủ nhiệt không có đối lưu cưỡng bức và nhiệt độ được tăng đến giá trị T của thiết bị đóng cắt. Nhiệt độ trong tủ được duy trì ở T ± 50C hoặc T ± 0,05 T, chọn giá trị nào lớn hơn.

Đối với thiết bị chỉ thích hợp một phần đối với nhiệt độ môi trường danh định cao hơn 550C, các bộ phận có khả năng tiếp cận khi thiết bị đóng cắt được lắp như công bố không phải chịu nhiệt độ vượt quá 550C.

i) Nhiệt độ không khí nơi đặt mẫu phải được đo ở càng gần tâm của không gian chứa mẫu càng tốt và ở cách mẫu xấp xỉ 50 mm.

j) Mạch thử nghiệm được thể hiện trên hình 18. Tải được đặt vào với thiết bị đóng cắt A đóng lại.

Sau đó cho mẫu chịu 20 chu kỳ thao tác không có dòng điện. Bộ phận thao tác được để ở vị trí “đóng” bất lợi nhất và thiết bị đóng cắt được mang tải với dòng điện bằng 1,06 lần dòng điện danh định lớn nhất dùng cho tải thuần trở. Nếu có nhiều hơn một vị trí “đóng” thì sau đó việc kiểm tra phải thực hiện ở vị trí bất lợi nhất. Điện áp dùng cho mạch tải này có thể là điện xoay chiều hoặc điện một chiều thuận tiện bất kỳ.

Trong trường hợp có nghi ngờ về kết quả thử nghiệm, thử nghiệm phải được thực hiện ở điện áp danh định và dòng điện tải điện trở danh định. Đối với thiết bị đóng cắt thiết kế cho điện áp xoay chiều và thiết bị đóng cắt được thiết kế cho điện áp một chiều trong đó không cho trước cực tính, thử nghiệm thực hiện với điện áp một chiều phải được thực hiện ở cả hai cực tính và giá trị trung bình tính được.

Thiết bị đóng cắt nhiều ngả được phân loại theo 7.1.13.4.1 đến 7.1.13.4.5 được nạp tải như qui định trong 17.2.1.1 tạo ra gia nhiệt lớn nhất.

Sự phân chia các tải riêng rẽ đối với thiết bị đóng cắt có tải đặc biệt theo công bố phải theo công bố của nhà chế tạo.

k) Các bộ phận cấu thành (không phải là tiếp điểm và các bộ phận mang dòng mắc với chúng) nếu có thể sinh nhiệt hoặc gây ảnh hưởng đến nhiệt độ của đầu nối thì không được mang điện trong quá trình thử nghiệm. Các bộ phận cấu thành này phải được tháo ra hoặc điện áp thử nghiệm phải chọn để đảm bảo ảnh hưởng phát nóng là nhỏ nhất.

l) Dòng điện được duy trì trong ít nhất là 1h hoặc cho đến khi đạt được ổn định nhiệt ở đầu nối. Nhiệt độ được coi là ổn định khi ba lần đo kế tiếp mỗi lần cách nhau 5 min mà số đọc không chênh nhau quá ± 20C.

CHÚ THÍCH: Cần lưu ý để duy trì dòng điện ổn định trong quá trình thử nghiệm.

m) Nhiệt độ tại các đầu nối được xác định bằng nhiệt ngẫu dây nhỏ được đặt sao cho không ảnh hưởng đáng kể đến nhiệt độ cần xác định. Điểm đo được đặt trên đầu nối sao cho càng sát với thân của thiết bị đóng cắt càng tốt. Nếu nhiệt ngẫu không đặt trực tiếp được trên đầu nối thì có thể cố định nhiệt ngẫu trên dây dẫn càng sát thiết bị đóng cắt càng tốt.

n) Độ tăng nhiệt ở các đầu nối không được lớn hơn 450C.

o) Đối với thiết bị đóng cắt bằng điện tử, áp dụng các điều kiện thử nghiệm bổ sung sau:

- đối với các thử nghiệm tiếp điểm điện nối nối tiếp với thiết bị đóng cắt bán dẫn, thiết bị đóng cắt bán dẫn được nối tắt;

- thiết bị đóng cắt lắp trên dây nguồn phải được thử nghiệm bằng cách đặt thiết bị đóng cắt lên bề mặt tấm gỗ dán được sơn đen mờ ở tư thế bình thường.

- nếu thiết bị đóng cắt có tiếp điểm cơ được nối song song với thiết bị đóng cắt bán dẫn thì độ tăng nhiệt được đo ngay trước khi các tiếp điểm này đóng lại. Hoặc độ tăng nhiệt của thiết bị đóng cắt có thể được đo trên mẫu được chuẩn bị đặc biệt.

● thiết bị đóng cắt được phân loại theo 7.1.17.1, 7.1.17.2 và 7.1.17.4 được thử nghiệm như qui định trong các điểm từ a) đến n), sử dụng tải điện trở;

● thiết bị đóng cắt đối với các điều kiện thử nghiệm qui định của ứng dụng cuối cùng (xem 7.1.17.3) được thử nghiệm trong hoặc cùng với thiết bị.




tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương