TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 6615-1: 2009



tải về 1.13 Mb.
trang2/16
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.13 Mb.
#14120
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

3.1.28. Chế độ (duty)

Việc công bố (các) tải mà thiết bị đóng cắt bằng điện tử có thể chịu, bao gồm đóng, điều khiển và cắt, kể cả thời gian và trình tự của các thao tác này.

[IEV 411-21-07, có sửa đổi]

3.1.29. Kiểu chế độ (duty-type)

Chế độ liên tục, ngắn hạn hoặc chu kỳ, gồm một hoặc nhiều tải duy trì không đổi trong khoảng thời gian qui định, hoặc chế độ không chu kỳ trong đó chung tải thay đổi trong dải làm việc cho phép.

[IEV 411-21-13, có sửa đổi]

3.1.30. Hệ số thời gian chu kỳ (cyclic duration factor)

Tỷ số giữa thời gian mang tải, kể cả đóng và cắt, và thời gian của chu kỳ chế độ, được thể hiện bằng phần trăm.

[IEV 411-21-10, có sửa đổi]

3.1.31. Trở kháng bảo vệ (protective impedance)

Trở kháng nối giữa các phần mang điện và phần dẫn chạm được, có giá trị sao cho dòng điện trong sử dụng bình thường và trong các điều kiện sự cố có thể xảy ra trong thiết bị đóng cắt bằng điện tử được giới hạn ở giá trị an toàn; trở kháng này được kết cấu sao cho duy trì được độ tin cậy trong suốt tuổi thọ của thiết bị đóng cắt bằng điện tử.

CHÚ THÍCH: Nội dung cụ thể về các điều kiện sự cố có thể xảy ra, dòng điện an toàn và các yêu cầu về độ tin cậy được cho trong tiêu chuẩn này.

[IEV 411-21-10, có sửa đổi]



3.2. Các định nghĩa liên quan đến điện áp, dòng điện và công suất

CHÚ THÍCH: Nếu không có qui định nào khác thì thuật ngữ “điện áp” và “dòng điện” là các giá trị hiệu dụng.



3.2.1. Điện áp, dòng điện, tần số, công suất danh định (rated voltage, curent, frequency, wattage)

Điện áp, dòng điện, tần số hoặc công suất được nhà chế tạo ấn định cho thiết bị đóng cắt. Đối với nguồn ba pha, điện áp danh định là điện áp dây.



3.2.2. Điện áp cực thấp an toàn (SELV) (safety extra low voltage)

Điện áp hiệu dụng không có 50 V xoay chiều giữa các ruột dẫn hoặc giữa ruột dẫn bất kỳ và đất trong mạch điện được cách điện với nguồn chính.



3.2.3. Quá dòng (over-current)

Dòng điện bất kỳ vượt quá dòng điện danh định.

[IEV 441-11-06]

3.2.4. Quá tải (overload)

Các điều kiện làm việc trong mạch điện chưa bị hư hại gây ra quá dòng.

[IEV 441-11-08]

3.2.5. Dòng điện ngắn mạch (short-circuit current)

Quá dòng do ngắn mạch mà nguyên nhân là sự cố hoặc đầu nối sai trong mạch điện.

[IEV 441-11-07]

3.2.6. Điện áp làm việc (working voltage)

Giá trị hiệu dụng cao nhất của điện áp xoay chiều hoặc giá trị cao nhất của điện áp một chiều có thể xuất hiện, đặt lên bất kỳ cách điện nào khi thiết bị đóng cắt được nối đến nguồn điện danh định, bỏ qua các giá trị quá bộ, trong điều kiện mạch hở hoặc trong điều kiện làm việc bình thường.



3.2.7. Quá điện áp (overvoltage)

Điện áp bất kỳ có giá trị đỉnh vượt quá giá trị đỉnh tương ứng của điện áp ổn định lớn nhất ở các điều kiện làm việc bình thường.



3.2.8. Điện áp đỉnh tuần hoàn Urp (recurring peak voltage)

Giá trị đỉnh lớn nhất của phần lệch có chu kỳ của dạng sóng điện áp gây ra do méo điện áp xoay chiều hoặc do các thành phần xoay chiều xếp chồng lên điện áp một chiều.

CHÚ THÍCH: Quá điện áp ngẫu nhiên, ví dụ do đóng cắt không thường xuyên, không được coi là điện áp đỉnh tuần hoàn.

3.2.9. Quá điện áp tạm thời (temporary overvoltage)

Quá điện áp ở tần số nguồn trong thời gian tương đối dài.



3.2.9.1. Quá điện áp tạm thời ngắn hạn (short-term temporary overvoltage)

Quá điện áp tạm thời trong khoảng thời gian không quá 5 s.

CHÚ THÍCH: Giá trị điện áp đối với quá điện áp tạm thời ngắn hạn cao hơn giá trị điện áp đối với quá điện áp tạm thời dài hạn (xem 3.3.3.2.2 của IEC 60664-1).

3.2.9.2. Quá điện áp tạm thời dài hạn (long-term temporary overvoltage)

Quá điện áp tạm thời trong khoảng thời gian vượt quá 5s.



3.2.10. Điện áp chịu xung (impulse withstand voltage)

Giá trị đỉnh cao nhất của điện áp xung có dạng và cực tính qui định mà không gây ra phóng điện đánh thủng cách điện trong các điều kiện qui định.



3.2.11. Cấp quá điện áp (overvoltage category)

Con số xác định tình trạng quá điện áp quá độ.

CHÚ THÍCH: Sử dụng quá điện áp cấp I, II và III (xem Phụ lục K).

3.2.12. Tải danh định (rated load)

Loại phụ tải được nhà chế tạo ấn định cho thiết bị đóng cắt.



3.2.13. Tải nhỏ nhất (minimum load)

Tải tại đó thiết bị đóng cắt bằng điện tử vẫn tác động đúng.



3.2.14. Dòng điện nhiệt (thermal current)

Dòng điện thuần trở liên tục mà, trong điều kiện thử nghiệm do nhà chế tạo công bố (có thể cũng bao gồm cả nhiệt độ môi trường), khi không có làm mát cưỡng bức, có thể phát ra nhiệt giống như khi thiết bị đóng cắt bằng điện tử đang làm việc trong các điều kiện môi trường qui định ở tải danh định, và/hoặc kiểu chế độ trong thiết bị có làm mát cưỡng bức, nếu có.

CHÚ THÍCH: Khái niệm “dòng điện nhiệt” cho phép thử nghiệm đơn giản hóa các thiết bị đóng cắt bằng điện tử mà trong ứng dụng bình thường có các điều kiện làm mát phức tạp. Dòng điện nhiệt thường được xác định bằng các thử nghiệm thiết bị đóng cắt được đặt trên bàn hoặc trong thiết bị thử nghiệm đơn giản và các thử nghiệm so sánh trong thiết bị cần thử nghiệm. Do đó, dòng điện nhiệt thường thấp hơn dòng điện danh định. Điều này đòi hỏi các thử nghiệm bổ sung trên các đầu nối, tiếp điểm v.v... để kiểm tra khả năng mang dòng danh định, khi lắp thiết bị đóng cắt bằng điện tử vào thiết bị. Các thử nghiệm bổ sung này được qui định trong Điều 16 và Điều 17.

3.3. Các định nghĩa liên quan đến các loại thiết bị đóng cắt khác nhau

3.3.1. Thiết bị đóng cắt loại kết hợp (incorporated switch)

Thiết bị đóng cắt dùng để kết hợp bên trong thiết bị hoặc được cố định vào thiết bị nhưng nếu cần có thể thử nghiệm riêng rẽ.



3.3.2. Thiết bị đóng cắt loại tích hợp (integrated switch)

Thiết bị đóng cắt có chức năng phụ thuộc vào việc lắp đặt và cố định đúng vị trí của nó trong thiết bị và chỉ có thể thử nghiệm cùng với các phần liên quan của thiết bị.



3.3.3. Thiết bị đóng cắt kiểu xoay (rotary switch)

Thiết bị đóng cắt có bộ phận thao tác là một trục xoay, có thể xoay đến một hay nhiều vị trí được đánh dấu để đạt được sự thay đổi trạng thái tiếp xúc.

CHÚ THÍCH: Việc xoay bộ phận thao tác có thể không bị hạn chế hoặc bị hạn chế theo cả hai hướng.

3.3.4. Thiết bị đóng cắt kiểu đòn bẩy (lever switch)

Thiết bị đóng cắt có bộ phận thao tác là đòn bẩy, có thể di chuyển (nghiêng đi) đến một hay nhiều vị trí được đánh dấu để đạt được sự thay đổi tình trạng tiếp xúc.



3.3.5. Thiết bị đóng cắt kiểu bập bênh (rocker switch)

Thiết bị đóng cắt có bộ phận thao tác là đòn bẩy có mức nghiêng thấp, có thể chúi xuống một hoặc nhiều vị trí được đánh dấu để đạt được sự thay đổi tình trạng tiếp xúc.



3.3.6. Thiết bị đóng cắt kiểu nút ấn (push-button switch)

Thiết bị đóng cắt có bộ phận thao tác là núm có thể ấn để đạt được sự thay đổi tình trạng tiếp xúc.

CHÚ THÍCH: Thiết bị đóng cắt có thể có một hoặc nhiều bộ phận thao tác.

3.3.7. Thiết bị đóng cắt kiểu dây giật (cord-operated switch)

Thiết bị đóng cắt có bộ phận thao tác là một sợi dây mà khi kéo thì đạt được sự thay đổi tình trạng tiếp xúc.



3.3.8. Thiết bị đóng cắt kiểu đẩy kéo (push-pull switch)

Thiết bị đóng cắt có bộ phận thao tác là một cần gạt có thể đẩy hoặc kéo đến một hay nhiều vị trí được đánh dấu để đạt được sự thay đổi tình trạng tiếp xúc.



3.3.9. Thiết bị đóng cắt kiểu ưu tiên (biased switch)

Thiết bị đóng cắt có các tiếp điểm và bộ phận thao tác trở về vị trí định trước khi bộ phận thao tác được nhả ra khỏi vị trí điều khiển.



3.4. Các định nghĩa liên quan đến thao tác của thiết bị đóng cắt

3.4.1. Thao tác (actuation)

Sự chuyển dịch bộ phận thao tác của thiết bị đóng cắt hoặc bằng tay, chân hoặc bằng bất kỳ tác động nào khác của con người.



3.4.2 Thao tác gián tiếp (indirect actuation)

Sự chuyển dịch bộ phận thao tác của thiết bị đóng cắt một cách gián tiếp nhờ một bộ phận của thiết bị mà thiết bị đóng cắt được phối hợp hoặc tích hợp, ví dụ như cánh cửa của thiết bị.



3.4.3. Bộ phận thao tác (actuating member)

Phần được kéo, đẩy, xoay hoặc dịch chuyển bằng cách nào đó để dẫn đến thao tác.



3.4.4. Phương tiện thao tác (actuating means)

Bộ phận bất kỳ có thể được đặt giữa bộ phận thao tác và bộ phận truyền động của tiếp điểm để đạt được hoạt động của tiếp điểm.



3.4.5. Cách ly (disconnection)

Sự ngắt mạch điện trong một cực để tạo ra cách điện giữa nguồn cung cấp và các bộ phận cần cách ly với nguồn cung cấp.



3.4.6. Cách ly rất nhỏ (micro disconnection)

Cách ly để đảm bảo thực hiện đúng chức năng bằng sự tách ra của tiếp điểm trong trường hợp quá điện áp tạm thời dài hạn.



3.4.7. Cách ly bằng điện tử (electronic disconnection)

Cách ly để đảm bảo thực hiện đúng chức năng không chu kỳ được thực hiện bởi cơ cấu đóng cắt bán dẫn trong trường hợp quá điện áp tạm thời dài hạn.



3.4.8. Cách ly hoàn toàn (full disconnection)

Cách ly để đảm bảo thực hiện đúng chức năng bằng sự tách ra của tiếp điểm trong trường hợp quá điện áp tạm thời ngắn hạn và dài hạn và điện áp chịu xung tương đương với cách điện chính.



3.4.9. Cách ly tất cả các cực (all-pole disconnection)

Đối với thiết bị xoay chiều một pha và thiết bị một chiều, sự cách ly của cả hai dây nguồn diễn ra hầu như đồng thời nhờ một tác động chuyển mạch duy nhất, hoặc đối với thiết bị được nối đến nhiều hơn hai dây nguồn thì sự cách ly của tất cả các dây nguồn, không kể dây nối đất, diễn ra hầu như đồng thời nhờ một tác động chuyển mạch duy nhất.



3.4.10. Thao tác (operation)

Việc di chuyển (các) tiếp điểm động từ vị trí này sang vị trí liền kề.

[IEV 441-16-01]

3.4.11. Chu kỳ thao tác (operation cycle)

Toàn bộ thao tác từ vị trí này sang vị trí khác rồi trở về vị trí ban đầu qua tất cả các vị trí khác, nếu có.

[IEV 441-16-02]

3.4.12. Cơ cấu thao tác bằng điện tử (electronic actuating member)

Bộ phận, linh kiện hoặc nhóm linh kiện, ví dụ bộ cảm biến quang hoặc bộ cảm biến âm, dùng để điều khiển các phương tiện thao tác hoặc thiết bị đóng cắt.



3.4.13. Phương tiện thao tác bằng điện tử (electronic actuating means)

Bộ phận, linh kiện hoặc nhóm linh kiện điều khiển bằng điện tử các thiết bị đóng cắt.



3.4.14. Điều kiện không bình thường (abnormal conditions)

Điều kiện có thể xuất hiện trong thiết bị hoặc trong thiết bị đóng cắt trong làm việc bình thường.



3.4.15. Bộ cảm biến (sensing unit)

Bộ được kích hoạt bằng hiện tượng vật lý bất kỳ hoặc kết hợp các hiện tượng này.



3.5. Các định nghĩa liên quan đến đầu nối thiết bị đóng cắt

3.5.1. Dây dẫn ngoài (external conductor)

Dây cáp, dây bện, dây trần hoặc dây dẫn bất kỳ mà một phần nằm ở bên ngoài thiết bị đóng cắt hoặc bên ngoài thiết bị có lắp thiết bị đóng cắt. Dây dẫn này có thể là dây nguồn hoặc dây nối trung gian giữa các bộ phận riêng rẽ của thiết bị hoặc có thể là bộ phận của hệ thống dây cố định.



3.5.2. Dây dẫn tích hợp (integrated conductor)

Dây dẫn nằm bên trong thiết bị đóng cắt hoặc dây dẫn dùng để nối một cách vĩnh viễn các đầu nối hoặc mối nối của thiết bị đóng cắt.



3.5.3. Dây dẫn bên trong (internal conductor)

Bất kỳ dây cáp, dây bện, dây trần hoặc dây dẫn nào nằm bên trong thiết bị nhưng không là dây dẫn ngoài cũng không là dây dẫn tích hợp.



3.5.4. Các phương pháp đấu nối dùng cho dây dẫn

3.5.4.1. Đấu nối kiểu X (type X attachment)

Phương pháp đấu nối sao cho dây dẫn có thể thay thế mà không cần dụng cụ đặc biệt bằng một dây dẫn không chuẩn bị trước.



3.5.4.2. Đấu nối kiểu Y (type Y attachment)

Phương pháp đấu nối sao cho dây dẫn chỉ có thể thay thế nhờ dụng cụ đặc biệt mà bình thường nhà chế tạo hoặc đại lý của họ có sẵn.

CHÚ THÍCH: Phương pháp đấu nối này có thể sử dụng với dây dẫn thông thường hoặc với dây dẫn đặc biệt.

3.5.4.3. Đấu nối kiểu Z (type Z attachment)

Phương pháp đấu nối sao cho dây dẫn không thể thay thế nếu không phá hỏng tính nguyên vẹn của thiết bị đóng cắt.



3.6. Các định nghĩa liên quan đến đầu nối và mối nối

3.6.1. Đầu nối (terminal)

Bộ phận dẫn của thiết bị đóng cắt, cho phép lặp lại sự đấu nối điện mà không cần sử dụng dụng cụ đặc biệt hoặc phương pháp đặc biệt.



3.6.2. Đầu nối kiểu bắt ren (screw type terminal)

Đầu nối dùng để nối một hoặc nhiều ruột dẫn và/hoặc nối với nhau sau đó lại tháo ra, việc đấu nối được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp nhờ vít hoặc đai ốc loại bất kỳ.



3.6.3. Đầu nối kiểu trụ (pillar terminal)

Đầu nối kiểu bắt ren mà ruột dẫn (các ruột dẫn) được luồn vào lỗ hoặc hốc và được kẹp bên dưới đầu vít. Lực kẹp có thể ép trực tiếp bằng đầu vít hoặc thông qua cơ cấu kẹp trung gian chịu lực ép của đầu vít.

Ví dụ về đầu nối kiểu trụ cho trên Hình 1.

3.6.4. Đầu nối bắt vít (screw terminal)

Đầu nối kiểu bắt ren mà ruột dẫn (các ruột dẫn) được kẹp bên dưới mũ vít. Lực kẹp có thể ép trực tiếp bằng mũ vít hoặc thông qua chi tiết trung gian như vòng đệm, tấm kẹp hoặc cơ cấu giữ dây không tở ra.

Ví dụ về đầu nối bắt vít cho trên Hình 2.

3.6.5 Đầu nối bulông (stud terminal)

Đầu nối kiểu bắt ren mà ruột dẫn (các ruột dẫn) được kẹp bên dưới đai ốc. Lực kẹp có thể đặt trực tiếp nhờ đai ốc có hình dạng thích hợp hoặc thông qua chi tiết trung gian như vòng đệm, tấm kẹp hoặc cơ cấu giữ dây không tở ra.

Ví dụ về đầu nối bulông cho trên Hình 2.

3.6.6. Đầu nối dạng yên ngựa (saddle terminal)

Đầu nối kiểu bắt ren mà ruột dẫn (các ruột dẫn) được kẹp bên dưới một tấm kẹp dạng yên ngựa nhờ hai hay nhiều vít hoặc đai ốc.

Ví dụ về đầu nối dạng yên ngựa cho trên Hình 3.

3.6.7. Đầu nối kiểu lỗ (lug terminal)

Đầu nối kiểu bắt ren được thiết kế để kẹp đầu cốt của cáp hoặc thanh dẫn nhờ vít hoặc đai ốc.

Ví dụ về đầu nối kiểu lỗ cho trên Hình 4.

3.6.8. Đầu nối măng sông (mantle terminal)

Đầu nối kiểu bắt ren mà ruột dẫn (các ruột dẫn) được luồn qua rãnh xẻ trên thân bulông và được kẹp chặt áp xuống đáy rãnh xẻ bằng một đai ốc. Ruột dẫn được kẹp chặt áp xuống đáy rãnh xẻ nhờ một vòng đệm có hình dáng thích hợp đặt bên dưới đai ốc hoặc một cái nêm nếu là đai ốc có mũ hoặc bằng cách khác tương tự để truyền lực ép từ đai ốc đến ruột dẫn bên trong rãnh.

Ví dụ về đầu nối măng sông cho trên Hình 5.

3.6.9. Đầu nối không bắt ren (screwless terminal)

Đầu nối dùng để nối và/hoặc nối với nhau và sau này tháo được một hay nhiều ruột dẫn, sự đấu nối này được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp không phải bằng vít.

CHÚ THÍCH: Các đầu nối sau đây không coi là các đầu nối không bắt ren:

- các đầu nối yêu cầu cố định các cơ cấu đặc biệt với ruột dẫn trước khi kẹp ruột dẫn vào đầu nối, ví dụ như các đầu nối nối nhanh dạng dẹt;

- các đầu nối yêu cầu băng ruột dẫn ví dụ như băng các mối nối;

- các đầu nối tạo nên tiếp xúc trực tiếp với ruột dẫn bằng các gờ hoặc các điểm xuyên qua cách điện.

Ví dụ về đầu nối không bắt ren cho trên Hình 6.

3.6.10. Đầu nối (termination)

Việc nối hai hay nhiều bộ phận dẫn mà chỉ thực hiện nối hay thay thế nhờ dụng cụ đặc biệt hoặc phương pháp đặc biệt.



3.6.11. Đầu nối nối nhanh dạng dẹt (flat quick-connect termination)

Mối nối điện gồm cọc cắm và cơ cấu nối dạng lỗ cắm có thể cắm vào hoặc rút ra có sử dụng hoặc không sử dụng dụng cụ.



3.6.12. Cọc cắm (tab)

Phần của đầu nối nối nhanh tiếp nhận cơ cấu nối dạng lỗ cắm và là bộ phận cấu thành của thiết bị đóng cắt.

Ví dụ về cọc cắm được cho trong IEC 61210 và Phụ lục U.

3.6.13. Cơ cấu nối dạng lỗ cắm (female connector)

Phần của đầu nối nối nhanh ấn vào cọc cắm.

Ví dụ về cơ cấu nối dạng lỗ cắm được cho trên Hình 8.

3.6.14. Đầu nối kiểu hàn (solder terminal)

Phần nối của thiết bị đóng cắt cho phép tiến hành nối bằng cách hàn.



3.7. Các định nghĩa liên quan đến cách điện

3.7.1. Cách điện chính (basic insulation)

Cách điện được đặt lên các phần mang điện để bảo vệ chống điện giật.



3.7.2. Cách điện phụ (supplementary insulation)

Cách điện độc lập được đặt bổ sung cho cách điện chính để bảo vệ chống điện giật trong trường hợp cách điện chính bị hỏng.



3.7.3. Cách điện kép (double insulation)

Cách điện gồm cả cách điện chính và cách điện phụ.



3.7.4. Cách điện tăng cường (reinforced insulation)

Hệ thống cách điện duy nhất, đặt đến các phần mang điện để đạt cấp bảo vệ chống điện giật tương đương cách điện kép.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ “hệ thống cách điện” không hàm ý cách điện phải là một khối đồng nhất. Cách điện có thể gồm nhiều lớp không thể thử nghiệm riêng biệt được như cách điện phụ hoặc cách điện chính.

3.7.5. Cách điện chức năng (functional insulation)

Cách điện giữa các phần mang điện có điện thế khác nhau và cần thiết để thiết bị đóng cắt làm việc tốt trong suốt thời hạn sử dụng.



3.7.6. Lớp phủ (coating)

Vật liệu cách điện rắn nằm trên một hoặc cả hai phía của bề mặt tấm mạch in. Lớp phủ có thể là vecni, màng khô đặt vào tấm mạch in hoặc có thể có được bằng cách cho lắng đọng nhiệt.

CHÚ THÍCH: Lớp phủ và vật liệu nền của tấm mạch in tạo thành hệ thống cách điện mà có thể có các đặc tính tương tự với cách điện rắn.

3.7.7. Cách điện rắn (solid insulation)

Vật liệu cách điện được đặt vào giữa hai phần dẫn.

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp cụm lắp ráp tấm mạch in có lớp phủ, cách điện rắn có thể gồm bản thân tấm mạch in cùng với lớp phủ. Trong các trường hợp khác, cách điện rắn gồm vật liệu bọc ngoài.

3.7.8. Thiết bị cấp 0 (class 0 appliance)

Thiết bị trong đó việc bảo vệ chống điện giật dựa trên cách điện chính; điều này có nghĩa là không có phương tiện nối các bộ phận dẫn điện có thể chạm tới được, nếu có, đến dây dẫn bảo vệ của hệ thống lắp đặt cố định, như vậy trong trường hợp hỏng cách điện chính, việc bảo vệ chống điện giật dựa vào môi trường xung quanh.



3.7.9. Thiết bị cấp I (class I appliance)

Thiết bị trong đó việc bảo vệ chống điện giật không chỉ dựa vào cách điện chính mà còn có thêm biện pháp an toàn bằng cách nối các bộ phận dẫn điện (không phải là các phần mang điện) đến dây nối đất bảo vệ của hệ thống lắp đặt cố định, sao cho khi hỏng cách điện chính thì các bộ phận này không bị mang điện.



3.7.10. Thiết bị cấp II (class II appliance)

Thiết bị mà trong đó việc bảo vệ chống điện giật không chỉ dựa vào cách điện chính mà còn có thêm các biện pháp an toàn bổ sung, ví dụ như cách điện kép hoặc cách điện tăng cường, ở đây không có đầu nối đất bảo vệ hoặc dựa vào điều kiện lắp đặt.

CHÚ THÍCH: Thiết bị cấp II có thể có phương tiện duy trì liên tục mạch bảo vệ với điều kiện phương tiện đó nằm bên trong thiết bị và được cách điện với các phần mang điện chạm tới được như yêu cầu đối với cấp II.

3.7.11. Thiết bị cấp III (class III appliance)

Thiết bị trong đó việc bảo vệ chống điện giật dựa vào nguồn ở SELV (điện áp an toàn cực thấp) và trong thiết bị đó điện áp cao hơn SELV là không tạo ra.



3.8. Các định nghĩa liên quan đến nhiễm bẩn

3.8.1. Nhiễm bẩn (pollution)

Bất kỳ sự bổ sung nào về chất rắn, lỏng, khí từ bên ngoài có thể dẫn đến suy giảm vĩnh viễn độ bền điện môi hoặc điện trở suất bề mặt.



3.8.2. Môi trường hẹp (micro-environment)

Môi trường trực tiếp bao quanh cách điện có ảnh hưởng đặc biệt đến việc xác định kích thước của chiều dài đường rò.

CHÚ THÍCH: Đối với nhiễm bẩn tự tạo ra trong buồng hồ quang của thiết bị đóng cắt, xem Phụ lục L.

3.8.3. Môi trường rộng (macro-environment)

Môi trường của phòng hoặc các vị trí khác nơi mà thiết bị đóng cắt được lắp đặt hoặc sử dụng.



3.8.4. Độ nhiễm bẩn (pollution degree)

Con số đặc trưng cho nhiễm bẩn dự kiến của môi trường hẹp.

CHÚ THÍCH: Sử dụng nhiễm bẩn độ 1, 2 và 3 (xem 7.1.6 và Phụ lục L).

3.9. Các định nghĩa liên quan đến thử nghiệm của nhà chế tạo

3.9.1. Thử nghiệm thường xuyên (routine test)

Thử nghiệm mà từng thiết bị đóng cắt phải chịu trong và/hoặc sau quá trình chế tạo để xác định chắc chắn là thiết bị đóng cắt đó đáp ứng các yêu cầu liên quan của tiêu chuẩn này.

[IEV 151-04-16, có sửa đổi]

CHÚ THÍCH: Thử nghiệm thường xuyên được qui định trong Phụ lục R.



3.9.2. Thử nghiệm lấy mẫu (sampling test)

Thử nghiệm thực hiện trên một số thiết bị đóng cắt được lấy ngẫu nhiên trong một mẻ.

[IEV 151-04-17, có sửa đổi]

CHÚ THÍCH: Thử nghiệm lấy mẫu được qui định trong Phụ lục S.



3.9.3. Thử nghiệm điển hình (type test)

Thử nghiệm một hoặc nhiều thiết bị đóng cắt được chế tạo theo một thiết kế nhất định để cho thấy rằng thiết kế này đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nhất định.

[IEV 151-04-15, có sửa đổi]

4. Yêu cầu chung

Thiết bị đóng cắt phải được thiết kế và chế tạo sao cho trong sử dụng bình thường được an toàn, không gây nguy hiểm cho người hoặc môi trường xung quanh ngay cả khi sơ ý có thể có trong sử dụng bình thường, như đã qui định trong tiêu chuẩn này và bất kỳ qui định thích hợp nào của Phần 2.

Nói chung, kiểm tra sự phù hợp bằng cách thực hiện tất cả các thử nghiệm liên quan.

5. Lưu ý chung đối với các thử nghiệm

5.1. Thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn này là thử nghiệm điển hình.

5.2. Nếu không có qui định nào khác trong tiêu chuẩn này, các mẫu thử nghiệm là mẫu được giao và thử nghiệm ở nhiệt độ môi trường là 250C ± 100C. Mẫu được lắp đặt như công bố của nhà chế tạo, nhưng tốt nhất là sử dụng phương pháp bất lợi nhất nếu có nhiều hơn một phương pháp được công bố.

CHÚ THÍCH: Nếu có nghi ngờ, thử nghiệm được tiến hành ở nhiệt độ môi trường là 200C ± 50C.



5.3. Thiết bị đóng cắt được sử dụng với ruột dẫn không tháo rời được thì phải thử nghiệm với ruột dẫn thích hợp đã được nối.

5.4. Nếu thiết bị đóng cắt có các cọc cắm thì sử dụng các cơ cấu nối dạng lỗ cắm mới để thử nghiệm theo Điều 16 và 17.

Kích thước ngoài của cơ cấu nối dạng lỗ cắm dùng cho đầu nối nối nhanh dạng dẹt được sử dụng để thử nghiệm phải phù hợp với Hình 8.

CHÚ THÍCH: Phương pháp lựa chọn cơ cấu nối dạng lỗ cắm thử nghiệm dùng cho đầu nối nối nhanh dạng dẹt được cho trong Phụ lục H (tham khảo).

Cơ cấu nối dạng lỗ cắm phải là kiểu dùng được ở nhiệt độ môi trường danh định của thiết bị đóng cắt và các ruột dẫn được kẹp phải được hàn thiếc hoặc hàn điện ở khu vực kẹp của cơ cấu nối dạng lỗ cắm, nếu có.



5.5. Nếu không có qui định nào khác trong Phần 1 thì các thử nghiệm phải được thực hiện theo thứ tự các điều của phần này.

Số lượng mẫu thử nghiệm yêu cầu và các điều liên quan được cho như sau:

CHÚ THÍCH: Số lượng mẫu thử nghiệm yêu cầu và các điều liên quan cho trong Bảng 1.



tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương