TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 6615-1: 2009



tải về 1.13 Mb.
trang6/16
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.13 Mb.
#14120
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

8.4. Các thông tin về dòng điện danh định và điện áp danh định có thể ghi hoàn toàn bằng số, giá trị đòng điện danh định đặt trước hoặc đặt trên giá trị danh định và cách nhau bằng một đoạn thẳng.

Trong trường hợp khi thiết bị đóng cắt được đặc trưng cho từ hai loại phụ tải trở lên như qui định trong 7.1.2.2., 7.1.2.3 và 7.1.2.4 thì được phép ghi một số dòng điện khác nhau trong dấu ngoặc đơn thích hợp.



8.4.1. Đối với các mạch dùng cho tải điện trở và tải động cơ, dòng điện danh định dùng cho tải động cơ được đặt trong ngoặc đơn nằm ngay sau dòng điện danh định của tải điện trở. Ký hiệu loại nguồn điện được đặt sau hoặc đặt trước dòng điện và điện áp danh định.

Do đó, dòng điện, điện áp và loại nguồn có thể được ghi tương ứng như sau:

16(3) A 250 V ~

hoặc 16(3) / 250 ~

hoặc

8.4.2. Đối với các mạch dùng cho tải điện trở và tải điện chung, ký hiệu dòng điện đột biến đỉnh ghi tách rời ký hiệu dòng điện danh định dùng cho tải điện trở bằng nét gạch chéo và ngay sau dòng điện danh định của tải điện trở. Ký hiệu loại nguồn điện được đặt sau dòng điện và điện áp danh định.

Do đó, dòng điện tải điện trở, dòng điện đột biến đỉnh, điện áp và loại nguồn điện có thể được ghi tương ứng như sau:

2/8 A 250 V~

hoặc



8.4.3. Đối với các mạch dùng cho tải điện trở và tải đèn sợi đốt vônfram, việc ghi nhãn phải theo phương án a hoặc b;

CHÚ THÍCH: Ghi nhãn theo phương án “a” không được coi là thiết kế mới.

a) dòng điện đột biến đỉnh đối với tải bóng đèn sợi đốt vônfram được đặt trong dấu ngoặc vuông, ngay sau dòng điện danh định của tải điện trở. Ký hiệu dùng cho loại nguồn điện được đặt sau dòng điện và điện áp danh định.

Do đó, dòng điện tải điện trở, dòng điện đột biến đỉnh, điện áp và loại nguồn điện có thể được ghi tương ứng như sau:

6[16] A 250 V~

hoặc 6[16] / 250 ~

h oặc

b) dòng điện danh định đối với tải bóng đèn sợi đốt vônfram được đặt sau ký hiệu dùng cho bóng đèn sợi đốt vônfram và ngay sau dòng điện danh định của tải điện trở. Ký hiệu dùng cho loại nguồn điện được đặt sau dòng điện và điện áp danh định.

Do đó, dòng điện tải điện trở, dòng điện đột biến đỉnh, điện áp và loại nguồn điện có thể được ghi tương ứng như sau:

6  1 A 250 V~

hoặc 6  1 / 250 ~

hoặc ~


8.4.4. Thông tin liên quan đến tải đặc biệt được công bố có thể nêu bằng cách tham khảo bản vẽ hoặc kiểu, ví dụ như:

“Động cơ điện, bản vẽ số ...., bản kê chi tiết số .... , chế tạo bởi ...” hoặc “tải đèn huỳnh quang 5 x 80 W”.



8.4.5. Dòng điện nhiệt, nếu thuộc đối tượng áp dụng, cũng như các điều kiện thử nghiệm để kiểm tra dòng điện nhiệt phải được qui định.

Thông tin liên quan đến dòng điện nhiệt phải được cho trước, cùng với dòng điện danh định lớn nhất và được ghi như ví dụ sau đây:

3 < 12 / 250 ~

Nếu qui định công suất tối thiểu, công suất này phải được thể hiện cùng với công suất lớn nhất và được ghi như ví dụ dưới đây:

20 W / 100 W

CHÚ THÍCH: Trong ví dụ này, chữ số 3 thể hiện giá trị dòng điện nhiệt.



8.5. Thông tin về nhiệt độ môi trường danh định phải được cung cấp bằng cách nêu các giá trị nhiệt độ thấp trước chữ cái “T”, giá trị nhiệt độ cao ghi sau chữ cái “T”. Nếu không ghi giá trị thấp thì giá trị nhiệt độ thấp là 00C.

25 T 85 (nghĩa là 250C đến 850C)

T 85 (nghĩa là từ 00C đến 850C).

Nếu không ghi thông tin thì dải nhiệt độ môi trường danh định đối với thiết bị đóng cắt cơ khí và thiết bị đóng cắt bằng điện tử là 00C đến 550C.

CHÚ THÍCH: Đối với thiết bị đóng cắt lắp trên dây nguồn và thiết bị đóng cắt bằng điện tử được lắp đặt độc lập, dải nhiệt độ môi trường danh định là 00C đến 350C.

8.5.1. Đối với các thiết bị đóng cắt chỉ thích hợp một phần đối với nhiệt độ môi trường danh định cao hơn 550C (theo 7.1.3.3) thì phải cung cấp các thông tin ở dạng sau đây:

T 85/55 (nghĩa là đến 850C đối với thân thiết bị đóng cắt và đến 550C đối với bộ phận thao tác)



8.5.2. Đối với các thiết bị đóng cắt chỉ thích hợp một phần đối với nhiệt độ môi trường danh định cao hơn 350C (xem 7.1.3.3 và 7.1.3.4) thì phải cung cấp các thông tin ở dạng sau đây:

T 85/35 (nghĩa là đến 850C đối với thân thiết bị đóng cắt và đến 350C đối với bộ phận thao tác)



8.6. Ký hiệu đối với thiết bị cấp II không được sử dụng cho thiết bị đóng cắt (ký hiệu IEC 60417-5172 (2003-02)).

8.7. Các thông số về chu kỳ thao tác danh định phải được cung cấp bằng cách sử dụng chữ cái “E” và chỉ thị số mũ. Đối với các thiết bị đóng cắt dùng cho 10 000 chu kỳ thao tác theo 7.1.4.4, thông tin này là không bắt buộc:

1E3 = 1 000 25E3 = 25 000 1E5 = 100 000



8.8. Nội dung cần phải ghi nhãn trên thiết bị đóng cắt, tốt nhất nên được ghi trên thân của thiết bị đóng cắt. Tuy nhiên, nội dung ghi nhãn có thể được ghi trên các phần không tháo rời được mà không đặt trên các vít, các vòng đệm có thể tháo rời hoặc các bộ phận khác có thể tháo rời khi nối ruột dẫn và trong quá trình lắp đặt thiết bị đóng cắt. Nội dung ghi nhãn đặc tính của bất kỳ cầu chảy tháo rời được nào lắp sẵn thiết bị đóng cắt bằng điện tử phải được đặt trên đùi cầu chảy hoặc gần cầu chảy. Đặc tính này có thể được ghi dưới dạng các ký hiệu (xem IEC 60417).

Đối với các thiết bị đóng cắt kích thước nhỏ, nhãn có thể ghi trên các bề mặt khác.



8.9. Nội dung cần phải ghi nhãn phải dễ đọc và bền.

Kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu từ 8.1 đến 8.8 bằng cách xem xét và bằng cách dùng tay chà sát lên nhãn như sau:

a) 15 lần chà sát đi-về trong khoảng 15s bằng giẻ thấm đẫm nước cất, sau đó

b) 15 lần chà sát đi-về trong khoảng 15s bằng giẻ thấm đẫm xăng nhẹ.

Trong quá trình thử nghiệm, miếng vải ướt phải tỳ lên nhãn với lực ấn khoảng 2 N/cm2.

Sau các thử nghiệm này, nhãn vẫn phải đọc được.



8.10. Đối với các thiết bị đóng cắt có vỏ bọc riêng và không dùng để kết hợp trong thiết bị, vị trí “cắt” phải được chỉ rõ. Các thiết bị đóng cắt có cách ly rất nhỏ hoặc cách ly điện tử không được ghi nhãn bằng ký hiệu “O” cho vị trí “cắt”. Đối với các thiết bị đóng cắt mà vị trí đóng cắt không thể ghi nhãn được hoặc dẫn đến hiểu nhầm, ví dụ như thiết bị đóng cắt kiểu bập bênh hoặc thiết bị đóng cắt kiểu nút ấn có nhiều hơn một nút ấn một hướng thì hướng điều khiển phải được ghi nhãn. Đối với các thiết bị đóng cắt có nhiều hơn một cơ cấu điều khiển, nhãn của các cơ cấu điều khiển phải được ghi cho từng cơ cấu điều khiển theo kết quả đạt được khi thao tác.

Đối với thiết bị đóng cắt kiểu nút ấn có một nút thì không cần ghi nhãn vị trí “cắt”

CHÚ THÍCH: Ký hiệu “O” chỉ được sử dụng cho cách ly hoàn toàn.

8.11. Đối với các thiết bị đóng cắt bằng điện tử lắp trên dây nguồn và thiết bị đóng cắt bằng điện tử lắp độc lập, nếu có nhiều hơn hai đầu nối thì đầu nối tải phải được đánh dấu bằng mũi tên chỉ hướng đi ra khỏi đầu nối, nếu thích hợp, sử dụng ký hiệu đề cập trong 8.3 đối với các đầu nối đến tải điều chỉnh còn đầu nối khác bất kỳ của thiết bị đóng cắt bằng điện tử lắp độc lập phải được ghi nhãn tương ứng với hướng dẫn lắp đặt.

Nếu việc lắp đặt thiết bị đóng cắt bằng điện tử không được chỉ ra rõ ràng bằng các nhãn đầu nối thì phải có sơ đồ đấu dây cho từng thiết bị đóng cắt.



9. Bảo vệ chống điện giật

9.1. Các thiết bị đóng cắt phải có kết cấu sao cho có đủ khả năng bảo vệ chống chạm vào phần mang điện ở bất kỳ vị trí nào của quá trình sử dụng khi thiết bị đóng cắt được lắp đặt và vận hành như trong sử dụng bình thường ngay cả khi tháo rời các bộ phận có thể tháo rời, trừ các bóng đèn có đầu đèn.

Đối với các thiết bị đóng cắt dùng cho thiết bị cấp II, yêu cầu này cũng áp dụng cho tiếp xúc với các bộ phận kim loại được cách ly với các phần mang điện chỉ bằng cách điện chính hoặc với bản thân cách điện chính.

CHÚ THÍCH: Với mục đích của tiêu chuẩn này, các bề mặt cảm biến bằng kim loại nối với phần mang điện bằng trở kháng bảo vệ (xem 9.1.1) được coi là cần có bảo vệ chống điện giật.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng thử nghiệm sau:

a) thử nghiệm được đặt đến các bộ phận chạm tới được của thiết bị đóng cắt khi được lắp đặt ở vị trí bất kỳ phù hợp với hướng dẫn của nhà chế tạo, với các bộ phận có thể tháo rời được bất kỳ được tháo rời ra, trừ bóng đèn có đầu đèn;

b) que thử chuẩn theo TCVN 4255 (IEC 60529) được đặt nhẹ, vào mọi vị trí có thể. Các lỗ mà que thử không lọt qua được thì thử nghiệm tiếp bằng que thử thẳng có kích thước giống que thử chuẩn nhưng không có khớp với lực đặt vào là 20N. Nếu que thử này lọt qua được thì thử nghiệm với que thử chuẩn được lặp lại, que thử lọt qua lỗ. Nếu que thử thẳng không lọt qua được thì tăng lực đặt đến 30N. Nếu khi đó nắp bảo vệ bị đẩy ra hoặc lỗ bị biến dạng đến mức que thử chuẩn có thể lọt vào không cần ấn thì thử nghiệm với que thử chuẩn được lặp lại. Bộ chỉ thị tiếp xúc điện được sử dụng để thể hiện có sự tiếp xúc;

c) ngoài ra, các lỗ thủng của vật liệu cách điện và của các bộ phận kim loại không nối đất được thử nghiệm bằng cách đặt đầu thử nghiệm theo hình 13, không được ấn, vào mọi vị trí có thể;

d) nếu có nghi ngờ, các thử nghiệm được lặp lại trong các điều kiện dùng cho thử nghiệm của 16.2.2.

Không được xảy ra tiếp xúc của que thử chuẩn hoặc đầu thử nghiệm với các phần mang điện trần.

Đối với các thiết bị đóng cắt có bộ phận nào đó có kết cấu cách điện kép thì không thể dùng que thử chuẩn chạm tới phần kim loại không nối đất chỉ được cách ly với phần mang điện bằng cách điện chính hoặc bằng bản thân cách điện chính.

Không được coi tính chất cách điện của sơn, emay, giấy, bông, màng ôxit trên phần kim loại, hạt cườm và các hợp chất gắn mềm ra khi bị nóng lên là đảm bảo yêu cầu bảo vệ chống tiếp xúc với phần mang điện.

Nếu không có qui định nào khác thì các bộ phận nối đến nguồn SELV không quá 24 V không được coi là phần mang điện.

CHÚ THÍCH: Nên sử dụng bóng đèn báo tiếp xúc ở điện áp không nhỏ hơn 40V.

9.1.1. Các bộ phận bằng kim loại chạm tới được mà cần cho hoạt động của thiết bị đóng cắt bằng điện tử (ví dụ, các bề mặt nhạy) có thể được nối với các phần mang điện bằng trở kháng bảo vệ.

Trở kháng bảo vệ có thể gồm điện trở và/hoặc tụ điện và phải phù hợp với một trong các điều kiện sau:

a) ít nhất hai điện trở độc lập có cùng giá trị danh nghĩa nối tiếp nhau. Điện trở phải phù hợp với các yêu cầu cho trong 24.3;

b) ít nhất hai tụ điện độc lập có cùng giá trị nối tiếp nhau. Tụ điện phải phù hợp với các yêu cầu đối với cấp Y2 theo IEC 60384-14;

c) ít nhất một điện trở phù hợp với 24.3 và một tụ điện phù hợp với các yêu cầu đối với cấp Y2 theo IEC 60384-14 nối tiếp với nhau.

Phải không thể tháo trở kháng bảo vệ hoặc nối tắt chúng nếu không phá hỏng thiết bị đóng cắt bằng điện tử hoặc làm cho thiết bị đóng cắt bằng điện tử hiển nhiên là không thể sử dụng được nữa. Trở kháng bảo vệ phải được thiết kế và bố trí sao cho dọc theo bề mặt và giữa các bề mặt của chúng, các yêu cầu theo Điều 20 phải được đáp ứng.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng các thử nghiệm trong 24.3.

9.1.2. Nếu nắp đậy hoặc tấm đậy hoặc cầu chảy có thể tháo ra mà không sử dụng dụng cụ hoặc nếu hướng dẫn sử dụng qui định rằng, khi thay cầu chảy để bảo dưỡng, nắp đậy và tấm đậy phải được giữ chặt bằng dụng cụ thì phải được tháo ra, phải đảm bảo bảo vệ chống tiếp xúc với các phần mang điện ngay cả khi tháo nắp đậy hoặc tấm đậy.

CHÚ THÍCH: Nếu yêu cầu này đạt được sau khi lắp thiết bị đóng cắt vào thiết bị thì bản thân thiết bị đóng cắt không phải phù hợp với yêu cầu này.

Kiểm tra sự phù hợp bằng que thử tiêu chuẩn, que thử B theo IEC 61032.

9.1.3. Nếu thiết bị đóng cắt có lỗ để người sử dụng có thể tiếp cận - khi được lắp đặt như công bố - để điều chỉnh giá trị đặt của thiết bị đóng cắt và lỗ này cũng được chỉ thị như vậy thì việc điều chỉnh không được dẫn đến rủi ro điện giật.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách đưa chốt thử nghiệm theo IEC 61032, Hình 3, que thử C, vào lỗ. Chốt này không được chạm tới các phần mang điện.



9.2. Bộ phận thao tác phải được cố định chắc chắn nếu như tháo bộ phận thao tác ra sẽ dẫn đến chạm được vào phần mang điện. Bộ phân thao tác được coi là cố định chắc chắn nếu muốn chạm tới phần mang điện thì phải đập vỡ, cắt bỏ hoặc tháo ra nhờ dụng cụ.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét, trong các thử nghiệm theo 18.4 và bằng cách đặt que thử B theo IEC 61032 nhưng không ấn.



9.3. Đối với thiết bị đóng cắt dùng cho các thiết bị khác với thiết bị cấp III, các phần chạm tới được của bộ phận thao tác phải làm bằng một trong các loại sau:

a) vật liệu cách điện;

b) kim loại được cách ly với các bộ phận có cách điện chính bằng cách điện phụ;

c) kim loại được cách ly với phần mang điện bằng cách điện kép hoặc cách điện tăng cường;

d) kim loại được cách ly với các phần mang điện bằng trở kháng bảo vệ, đối với thiết bị đóng cắt bằng điện tử.

Kiểm tra sự phù hợp của các điểm từ a) đến c) bằng cách xem xét, bằng cách đo và bằng thử nghiệm thích hợp.

Kiểm tra sự phù hợp của điểm d) bằng cách sau:

Phép đo được thực hiện giữa một bộ phận kim loại duy nhất tiếp cận được hoặc tổ hợp bất kỳ của các bộ phận kim loại chạm tới được và đất, thông qua điện trở thuần trở 2 k ở điện trở danh định (và tải danh định ở trạng thái ON), ở trạng thái ON và OFF, và/hoặc ở giá trị đặt thấp nhất và cao nhất. Trong khi đó, từng điện trở và tất cả các linh kiện khác, nếu có, trong trở kháng bảo vệ được nối tắt lần lượt.

Trong tất cả các phép đo, dòng điện không được vượt quá 0,7 mA (giá trị đỉnh) đối với điện xoay chiều đến 1 kHz hoặc 2 mA đối với điện một chiều.

Đối với tần số trên 1 kHz, giới hạn 0,7 mA được nhân với giá trị tần số tính bằng kHz nhưng không được vượt quá 70 mA.



9.4. Tụ điện không được nối đến các phần kim loại không nối đất mà các phần kim loại này có thể chạm tới được khi thiết bị đóng cắt được lắp đặt theo công bố của nhà chế tạo. Vỏ kim loại của tụ điện phải được cách ly bằng cách điện phụ với các phần kim loại không nối đất chạm tới được, khi thiết bị đóng cắt được lắp đặt theo công bố của nhà chế tạo.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và theo yêu cầu của các Điều 15 và Điều 20.



10. Yêu cầu nối đất

10.1. Các thiết bị đóng cắt dùng cho thiết bị cấp II không qui định để nối đất thiết bị đóng cắt hoặc các bộ phận của thiết bị đóng cắt. Cho phép mạch nối liên kết để duy trì mạch nối đất.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.



10.2. Các đầu nối đất, mối nối đất và các phương tiện nối đất khác không được nối điện đến đầu nối trung tính.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.



10.3. Các phần kim loại chạm tới được của thiết bị đóng cắt dùng cho thiết bị cấp I mà các phần kim loại này có thể trở nên mang điện nếu cách điện bị hỏng thì phải có cơ cấu nối đất.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.



10.3.1. Các phần cách ly với phần mang điện bằng cách điện kép hoặc cách điện tăng cường, và các bộ phận được cách ly vói các phần mang điện bằng bộ phận kim loại nối đến đầu nối đất, mối nối đất hoặc phương tiện nối đất khác thì không được coi là trở nên mang điện khi cách điện bị hỏng.

10.3.2. Các phần kim loại chạm tới được của thiết bị đóng cắt có thể được nối đất thông qua phương tiện cố định thiết bị đóng cắt, với điều kiện là phải có bề mặt kim loại sạch ở các điểm nối.

10.4. Mối nối giữa đầu nối đất, mối nối đất hoặc các phương tiện nối đất khác, và các phần cần nối vào đó thì phải có điện trở nhỏ.

Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm sau:

a) đặt dòng điện bằng 1,5 lần dòng điện danh định nhưng không nhỏ hơn 25 A từ nguồn điện xoay chiều với điện áp không tải không quá 12 V chạy qua đầu nối đất, mối nối đất hoặc phương tiện nối đất khác và lần lượt từng phần có yêu cầu nối đất;

b) đo điện áp rơi giữa đầu nối đất, mối nối đất hoặc phương tiện nối đất khác và từng phần được nối vào đó khi các điều kiện đã đạt đến trạng thái ổn định và điện trở được tính trên cơ sở dòng điện và điện áp rơi.

Trong mọi trường hợp điện trở không được vượt quá 50 m.

CHÚ THÍCH: Phải chú ý để điện trở tiếp xúc giữa đầu que đo và phần kim loại trong thử nghiệm không làm ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.



10.5. Tất cả các loại đầu nối đất dùng cho ruột dẫn không chuẩn bị trước phải có kích cỡ bằng hoặc lớn hơn kích cỡ được yêu cầu đối với đầu nối mang dòng tương ứng. Không thể nới lỏng phương tiện kẹp nếu không có dụng cụ và phải có phương tiện hãm thích hợp để chống nới lỏng ngẫu nhiên.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét, thử nghiệm bằng tay và bằng các thử nghiệm thích hợp của Điều 11.



10.5.1. Nói chung, các thiết bị thường dùng cho các đầu nối theo 11.1 và 11.2 là có đủ độ đàn hồi để phù hợp với yêu cầu về hãm chống nới lỏng ngẫu nhiên.

10.5.2. Nếu thiết bị đóng cắt phải chịu những rung sóc quá mức hoặc chu kỳ nhiệt độ quá mức thì có thể cần thiết phải có những dự phòng đặc biệt như sử dụng bộ phận có đủ độ đàn hồi (ví dụ như tấm ép) nếu sử dụng đầu nối kiểu trụ.

10.6. Các vít cắt ren và vít tạo ren có thể sử dụng để tạo nối đất liên tục, miễn là không phải động chạm đến mối nối này trong sử dụng bình thường và có ít nhất hai vít cho mỗi mối nối.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và trong quá trình thử nghiệm của 19.2.



10.7. Tất cả các bộ phận của đầu nối đất không được có nguy cơ bị ăn mòn do tiếp xúc giữa các bộ phận của đầu nối với ruột dẫn nối đất bằng đồng hoặc do bất kỳ kim loại nào khác tiếp xúc với các bộ phận của đầu nối đất.

10.8. Thân của đầu nối đất phải làm bằng đồng thau hoặc kim loại khác có khả năng chịu ăn mòn không kém đồng thau, trừ khi thân của đầu nối là một phần của vỏ bọc, khi mà tất cả các vít hoặc đai ốc phải bằng đồng thau, thép mạ phù hợp với 19.3, hoặc kim loại khác có khả năng chịu ăn mòn và chống gỉ không kém.

10.9. Nếu thân của đầu nối đất là một phần của khung hoặc vỏ bọc bằng nhôm hoặc hợp kim nhôm, phải có biện pháp dự phòng để tránh nguy cơ bị ăn mòn do tiếp xúc giữa đồng và nhôm hoặc hợp kim nhôm.

Kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu của 10.7, 10.8 và 10.9 bằng cách xem xét và trong trường hợp nghi ngờ thì kiểm tra bằng cách phân tích vật liệu và lớp phủ hoặc lớp mạ của chúng.



11. Các đầu nối và các mối nối

CHÚ THÍCH: Sơ đồ phân loại các đầu nối được cho trong Phụ lục G.



11.1. Đầu nối dùng cho dây dẫn bằng đồng

11.1.1. Yêu cầu chung

11.1.1.1. Các đầu nối phải được thiết kế sao cho việc đấu nối được thực hiện bằng các vít, đai ốc, lò xo, nêm, cam lệch tâm, côn hoặc các phương pháp có hiệu quả tương đương, nhưng không đòi hỏi dụng cụ đặc biệt để nối vào hay tháo ra.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.



11.1.1.2. Các đầu nối phải được cố định sao cho đầu nối không bị nới lỏng khi xiết chặt hay nới lỏng phương tiện kẹp.

Yêu cầu này không loại trừ các đầu nối loại nổi hoặc các đầu nối được lắp lên các chi tiết lắp nối, như sử dụng trong các thiết bị đóng cắt kiểu nhiều tầng, miễn là việc chuyển dịch không ảnh hưởng đến hoạt động đúng của thiết bị đóng cắt.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xiết chặt rồi nới lỏng 10 lần ruột dẫn có mặt cắt lớn nhất qui định trong Bảng 4, đối với đầu nối kiểu bắt ren, mômen xoắn thích hợp được qui định trong Bảng 20.

11.1.1.3 Các đầu nối được thiết kế hoặc được bố trí sao cho ruột dẫn không thể tuột ra ngoài trong khi đầu nối hoặc khi thiết bị đóng cắt hoạt động đúng thiết kế.

Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm sau:

a) các đầu nối được lắp với ruột dẫn có mặt cắt lớn nhất theo Bảng 4 và phương tiện kẹp được xiết hết mức với mômen theo Bảng 20. Thử nghiệm được lặp lại với đầu nối lắp vào ruột dẫn có mặt cắt nhỏ nhất theo Bảng 4;

b) đối với các đầu nối dùng để nối hai hay nhiều ruột dẫn, thử nghiệm được lặp lại với đầu nối được lắp vào số lượng ruột dẫn được công bố;

c) trước khi luồn vào đầu ruột, các sợi của ruột dẫn cứng được nắn thẳng và ruột dẫn mềm được xoắn lại theo một hướng sao cho tạo ra mối xoắn đồng nhất đủ để vòng trên đoạn thẳng 2 cm;

d) ruột dẫn được luồn vào đầu nối với đoạn thẳng bằng kích thước nhỏ nhất qui định, hoặc nếu không có qui định về kích thước này thì luồn vào tới khi bị chặn hoặc tới khi ruột dẫn vừa nhô ra khỏi phía bên kia của đầu nối và ở vị trí dễ tuột ra nhất;

e) đối với ruột dẫn mềm, thử nghiệm được lặp lại trên ruột dẫn mới, ruột dẫn này được xoắn như đã nêu ở trên nhưng theo chiều ngược lại.

Sau thử nghiệm, ruột dẫn không được tuột vào trong hoặc tuột khỏi khe hở giữa phương tiện kẹp và cơ cấu giữ.



Bảng 4 - Khả năng mang dòng tải điện trở của đầu nối và mặt cắt ngang liên quan của đầu nối dùng cho ruột dẫn không chuẩn bị trước

Khả năng mang dòng tải điện trở của đầu nối

Ruột dẫn mềm

Mặt cắt
mm2

Cỡ đầu nối

Lớn hơn

Đến và bằng

Nhỏ nhất

Trung bình

Lớn nhất

-

3

6



10

16

25



32

40


3

6

10



16

25

32



40

63


0,5

0,75


1,0

1,5


2,5

4,0


6,0

0,5

0,75


1,0

1,5


2,5

4,0


6,0

10,0


0,75

1,0


1,5

2,5


4,0

6,0


10,0

16,0


0

0

1



2

4

5



6

7


Khả năng mang dòng của đầu nối

Ruột dẫn cứng

Mặt cắt
mm2

Cỡ đầu nối

Lớn hơn

Đến và bằng

Nhỏ nhất

Trung bình

Lớn nhất

-

3

6



10

16

25



32

40


3

6

10



16

25

32



40

63


0,5

0,75


1,0

1,5


2,5

4,0


6,0

10,0


0,75

1,0


1,5

2,5


4,0

6,0


10,0

16,0


1,0

1,5


2,5

4,0


6,0

10,0


16,0

25,0


0

1

2



3

4

5



6

7



tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương