TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 6615-1: 2009



tải về 1.13 Mb.
trang7/16
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.13 Mb.
#14120
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   16

Bảng 5 - (để trống)

11.1.1.4. Các đầu nối thích hợp để nối ruột dẫn mềm phải được bố trí hoặc được che chắn sao cho nếu có sợi dây của ruột dẫn mềm tuột khỏi đầu nối khi ruột dẫn đã được lắp thì không có nguy cơ tiếp xúc giữa các phần mang điện và các phần kim loại chạm tới được, và, đối với thiết bị đóng cắt dùng cho thiết bị cấp II, không có nguy cơ tiếp xúc giữa các phần mang điện và các phần kim loại được cách ly với phần kim loại chạm tới được chỉ bằng cách điện phụ.

Ngoài ra, không được có nguy cơ ngắn mạch các đầu nối được nối điện với nhau bằng thao tác đóng cắt.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng thử nghiệm sau:

a) ruột dẫn mềm có mặt cắt nhỏ nhất qui định trong Bảng 4, ở đầu ruột dẫn, gọt bỏ đoạn cách điện khoảng 8 mm. Mỗi sợi dây của ruột dẫn mềm được để tự do và phần còn lại được luồn hoàn toàn vào đầu nối và kẹp lại;

b) sợi dây tự do được uốn cong, theo mọi hướng có thể mà không làm rách cách điện phía sau, nhưng cũng không uốn gập theo hình dáng của các gờ ngăn cách.

Sợi dây tự do của ruột dẫn mềm không được chạm tới các bộ phận liên quan đã nói ở trên. Ngoài ra, sợi dây tự do của dây dẫn mềm được nối đến đầu nối đất phải không chạm tới bất kỳ phần mang điện nào.



11.1.1.5. Các đầu nối phải được thiết kế sao cho kẹp chặt được ruột dẫn mà không làm hư hại quá mức ruột dẫn.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

CHÚ THÍCH: Thử nghiệm để kiểm tra hiện đang được xem xét.

11.1.1.6. Các đầu nối phải được thiết kế sao cho việc luồn ruột dẫn vào được ngăn chặn bằng bộ phận chặn dây, nếu như luồn sâu hơn nữa có thể dẫn đến giảm chiều dài đường rò và/hoặc khe hở không khí hoặc ảnh hưởng đến cơ cấu truyền động của thiết bị đóng cắt.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và trong quá trình thực hiện các thử nghiệm của 11.1.1.3 và 11.1.1.4.



11.1.2. Các đầu nối kiểu bắt ren dùng cho ruột dẫn không chuẩn bị trước

11.1.2.1. Các đầu nối kiểu bắt ren phải cho phép nối các ruột dẫn có mặt cắt cho trong Bảng 4.

Đối với các đầu nối được phân loại theo 7.2.1, dải kẹp phải đáp ứng được cho cả ruột dẫn mềm và ruột dẫn cứng.

Đối với các đầu nối được phân loại theo 7.2.2, các giá trị này phải đáp ứng được cho mặt cắt và kiểu dây được công bố

CHÚ THÍCH: Ví dụ về đầu nối kiểu bắt ren được cho trong các Hình 1, 2, 3, 4 và 5.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét, bằng cách đo và bằng cách luồn các ruột dẫn mềm và ruột dẫn cứng có mặt cắt theo Bảng 4.

Các ruột dẫn phải có thể luồn vào lỗ đầu nối đến độ sâu thiết kế của đầu nối mà không cần lực quá mức.



11.1.2.2. Các đầu nối kiểu bắt ren phải được thiết kế để kẹp chắc chắn ruột dẫn giữa các bề mặt kim loại.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng thử nghiệm sau đây:

a) Các đầu nối được lắp vào các ruột dẫn có mặt cắt nhỏ nhất và lớn nhất được qui định trong Bảng 4, đầu nối bắt ren được xiết với mômen bằng hai phần ba mômen cho trong cột tương ứng của bảng 20.

b) Nếu vít đầu lục giác có xẻ rãnh thì đặt mômen bằng hai phần ba mômen cho trong cột 3 của Bảng 20.

c) Mỗi ruột dẫn phải chịu lực kéo cho trong Bảng 6, đặt từ từ, không giật, trong 1 min theo hướng trục của không gian dành cho ruột dẫn.

Bảng 6 - Lực kéo dùng cho các đầu nối kiểu bắt ren

Cỡ đầu nối

0

1

2

3

4

5

6

7

Lực kéo, N

35

40

50

60

80

90

100

135

d) Nếu đấu nối được công bố thích hợp dùng cho hai hay nhiều ruột dẫn thì lực kéo thích hợp được đặt lần lượt vào từng ruột dẫn.

Trong quá trình thử nghiệm, ruột dẫn không được dịch chuyển đến mức nhìn thấy được trong đầu nối.



11.1.2.3. Vít và đai ốc dùng để kẹp ruột dẫn không được dùng để cố định bất kỳ bộ phận nào khác, mặc dù vít và đai ốc có thể giữ bộ phận kẹp đúng vị trí hoặc chống xoáy bộ phận kẹp.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và trong quá trình các thử nghiệm 19.2.



11.1.3. Đầu nối không bắt ren dùng cho ruột dẫn không chuẩn bị trước

11.1.3.1. Đầu nối không bắt ren, tùy theo phân loại đầu nối, phải cho phép nối đúng các ruột dẫn có mặt cắt cho trong Bảng 4 đến và bằng 2,5 mm2 đối với ruột dẫn mềm, đến và bằng 4 mm2 đối với ruột dẫn cứng.

Cách lắp vào tháo ra đúng cách các ruột dẫn phải dễ hiểu, hiển nhiên.

CHÚ THÍCH: Ví dụ về đầu nối không bắt ren được cho trên Hình 6.

Việc tháo ruột dẫn đúng cách phải đòi hỏi phải có thao tác, không được kéo ruột dẫn mà phải thao tác bằng tay, có hoặc không có dụng cụ trong sử dụng bình thường.

Các lỗ dành cho dụng cụ lắp và tháo ruột dẫn phải phân biệt được rõ ràng không nhầm với lỗ dành cho ruột dẫn.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét, bằng cách đo và bằng cách lắp các ruột dẫn mềm/hoặc cứng thích hợp có mặt cắt theo Bảng 4.

Ruột dẫn phải luồn được vào lỗ đầu nối đến độ sâu thiết kế của đầu nối mà không cần lực quá mức.

11.1.3.2. Các đầu nối không bắt ren phải chịu được các ứng suất cơ học xuất hiện trong sử dụng bình thường.

Ruột dẫn phải được kẹp chắc chắn giữa các bề mặt kim loại, riêng đầu nối dùng trong mạch có dòng điện không quá 0,2 A có thể có một mặt không phải là kim loại.

Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm sau đây thực hiện trên ruột dẫn đồng không có vỏ bọc, đầu tiên thử với mặt cắt lớn nhất, sau đó thử với mặt cắt nhỏ nhất cho trong Bảng 4:

a) hoặc ruột dẫn cứng: năm lần lắp vào tháo ra đối với ruột dẫn một sợi và một lần lắp vào tháo ra đối với ruột dẫn bện;

b) hoặc ruột dẫn mềm: năm lần lắp vào tháo ra;

c) hoặc ruột dẫn cứng và ruột dẫn mềm: nếu đầu nối có thể chấp nhận cả hai loại ruột dẫn thì các thử nghiệm được thực hiện với ruột dẫn cứng và ruột dẫn mềm với số lần lắp vào tháo ra như đã nói ở trên.

Ruột dẫn được lắp vào tháo ra với tần số nói trên, sử dụng ruột dẫn mới cho mỗi lần, trừ lần cuối cùng, nếu ruột dẫn dùng để nối lần cuối không kẹp ở cùng vị trí. Với mỗi lần lắp vào, các ruột dẫn hoặc được đẩy hết cỡ vào trong đầu nối hoặc được lắp sao cho việc đấu nối đúng là hiển nhiên.

Sau mỗi lần lắp vào, ruột dẫn được xoắn một góc 900 theo chiều trục và sau đó chịu lực kéo qui định trong Bảng 6; lực đặt vào không giật trong 1 min theo chiều trục của không gian dành cho ruột dẫn.

Nếu đầu nối được công bố là phù hợp với hai hay nhiều ruột dẫn thì lực kéo thích hợp được đặt lần lượt cho từng ruột dẫn.

Trong quá trình đặt lực vào, ruột dẫn phải không tuột khỏi đầu nối.

Sau thử nghiệm, không một đầu nối hay một phương tiện kẹp nào bị nới lỏng.

CHÚ THÍCH: Thử nghiệm uốn đối với ruột dẫn cứng đang được xem xét.



11.1.3.3. Đầu nối không bắt ren dùng để nối hai hay nhiều ruột dẫn phải được thiết kế sao cho

- sau khi lắp vào, hoạt động của phương tiện kẹp ruột dẫn này là độc lập với hoạt động của phương tiện kẹp ruột dẫn khác;

- quá trình tháo ra, các ruột dẫn có thể được tháo đồng thời hoặc từng ruột dẫn một.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng các thử nghiệm với các ruột dẫn thích hợp trong tổ hợp bất kỳ.



11.1.3.4. Đầu nối không bắt ren phải chịu được các ứng suất nhiệt xuất hiện trong sử dụng bình thường.

Khi phương tiện kẹp của đầu nối không bắt ren không phải là bộ phận của đường dẫn đi qua thiết bị đóng cắt, kiểm tra sự phù hợp trong quá trình thử nghiệm của Điều 17.

Khi thiết bị đóng cắt có số chu kỳ thao tác dưới 10 000, hoặc khi phương tiện kẹp của đầu nối không bắt ren là bộ phận của đường dẫn đi qua thiết bị đóng cắt thì kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm độ bền nhiệt dưới đây.

Thử nghiệm này áp dụng cho các thiết bị đóng cắt được phân loại theo 7.1.3.2 và 7.1.3.3 ba mẫu thiết bị đóng cắt riêng rẽ, mới, được lắp đặt và đấu nối như được công bố rồi đặt vào tủ nhiệt có nhiệt độ ban đầu được giữ ở 250C ± 20C.

Thiết bị đóng cắt phân loại theo 7.1.3.3 được lắp đặt như trong sử dụng bình thường.

Đối với các thiết bị đóng cắt phân loại theo 7.1.3.1, ba thiết bị đóng cắt riêng rẽ mới được giữ ở 250C ± 100C trong suốt thử nghiệm này và chỉ phải chịu các chu kỳ có dòng điện.

Trong quá trình thử nghiệm, cho dòng điện danh định lớn nhất chạy qua thiết bị đóng cắt.

Sau đó, thiết bị đóng cắt phải chịu 192 chu kỳ thử nghiệm, mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 1h, như sau:

a) Nhiệt độ trong tủ được tăng đến nhiệt độ môi trường lớn nhất trong khoảng 20 min. Duy trì nhiệt độ này với dung sai ±50C trong thời gian 10 min.

b) Thiết bị đóng cắt sau đó được để nguội trong khoảng 20 min đến nhiệt độ xấp xỉ 300C, cho phép làm nguội cưỡng bức bằng không khí. Duy trì nhiệt độ này trong khoảng 10 min. Trong thời gian làm nguội, không cho dòng điện chạy qua các mẫu.

c) Nhiệt độ trong tủ nhiệt phải được đo ở cách cụm các thiết bị đóng cắt ít nhất 50 mm.

Sau 192 chu kỳ thử nghiệm, độ tăng nhiệt độ ở các đầu nối không được quá 550C khi đó theo qui định ở 16.2.2, tuy nhiên, thử nghiệm độ tăng nhiệt ở các đầu nối phải thực hiện ở dòng điện danh định và trong nhiệt độ môi trường là 250C ± 100C.

Nếu có một đầu nối không phù hợp với thử nghiệm thì thử nghiệm được lặp lại trên bộ mẫu thứ hai, khi đó tất cả các mẫu phải phù hợp với yêu cầu thử nghiệm.

11.1.4. Các đầu nối xuyên thủng cách điện dùng cho ruột dẫn bằng đồng không chuẩn bị trước

CHÚ THÍCH: Các yêu cầu và các thử nghiệm dựa trên IEC 60998-2-3 đang được xem xét.



11.2. Đầu nối dùng cho ruột dẫn đồng chuẩn bị trước và/hoặc phải dùng dụng cụ đặc biệt

11.2.1. Yêu cầu chung

11.2.1.1. Các đầu nối phải phù hợp với mục đích khi việc đấu nối được thực hiện như được công bố.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và trong quá trình thử nghiệm của Điều 16 và Điều 19.



11.2.1.2. Đầu nối phải nối được các ruột dẫn có mặt cắt như được công bố.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng cách lắp các ruột dẫn thuộc loại và có mặt cách được công bố.



11.2.1.3. Đầu nối phải được thiết kế sao cho việc nối được thực hiện chắc chắn giữa các bề mặt kim loại và không làm hư hại đến ruột dẫn.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và trong quá trình thử nghiệm của Điều 16 và Điều 19. Kết quả chỉ được xem xét khi ruột dẫn được kẹp trực tiếp trong đầu nối và/hoặc khi phương pháp chuẩn bị đặc biệt đúng như được công bố. Trong các trường hợp còn lại khác, độ tin cậy được xác định bằng sử dụng sau cùng.



11.2.1.4. Các đầu nối phải được thiết kế sao cho việc lắp ruột dẫn vào được giới hạn bằng bộ phận chặn dây, nếu luồn sâu hơn nữa có thể làm giảm chiều dài đường rò và/hoặc khe hở không khí hoặc ảnh hưởng đến cơ cấu truyền động của thiết bị đóng cắt.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng các quá trình thử nghiệm của 11.2.1.2 và 11.2.1.3.



11.2.2. Đầu nối kiểu bắt ren dùng cho ruột dẫn, có chuẩn bị trước.

Không có yêu cầu đặc biệt gì khác.



11.2.3. Đầu nối không bắt ren dùng cho ruột dẫn bằng đồng, có chuẩn bị trước

11.2.3.1. Đầu nối không bắt ren phải kẹp được ruột dẫn giữa các bề mặt kim loại, tuy nhiên, đối với các đầu nối sử dụng trong mạch có dòng điện không quá 0,2 A cho phép một trong các bề mặt không phải là kim loại.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.



11.2.3.2. Các đầu nối không bắt ren phải chịu được các ứng suất nhiệt xuất hiện trong sử dụng bình thường.

Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm thích hợp theo 11.1.3.4.



11.2.3.3. Cách luồn vào hoặc tháo ruột dẫn ra được xem là có hiệu quả phải rõ ràng.

Kiểm tra bằng cách xem xét và bằng cách luồn các ruột dẫn mềm và/hoặc cứng thích hợp có kiểu và mặt cắt theo công bố.



11.2.4. Đầu nối không bắt ren không tháo ra được

11.2.4.1. Đầu nối không bắt ren không tháo ra được phải kẹp được ruột dẫn giữa các bề mặt kim loại, ngoài ra, đối với đầu nối được thiết kế để sử dụng trong các mạng mang dòng không quá 0,2 A thì một trong các bề mặt có thể không phải là kim loại.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.



11.2.4.2. Đầu cực không bắt ren phải chịu được ứng suất nhiệt xuất hiện trong sử dụng bình thường.

Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm thích hợp theo 11.1.3.4.



11.2.4.3. Cách luồn vào hoặc tháo ruột dẫn ra được xem là có hiệu quả phải rõ ràng.

Kiểm tra bằng cách xem xét và bằng cách luồn các ruột dẫn mềm và/hoặc cứng thích hợp có kiểu và mặt cắt theo công bố.



11.2.5. Cọc cắm của đầu nối nối nhanh dạng dẹt

11.2.5.1. Cọc cắm là một phần của thiết bị đóng cắt phải phù hợp với kích thước theo Bảng 10.1 và Hình 1 (ngoại trừ các lỗ nung và lỗ là tùy chọn) của IEC 61210, hoặc phải là phù hợp với Phụ lục U.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách đo.

CHÚ THÍCH 1: Không nên sử dụng Phụ lục U đối với thiết bị mới.

CHÚ THÍCH 2: Cho phép có các thiết kế khác đối với điểm đi vào thiết bị đóng cắt, với điều kiện là duy trì liên kết cơ và duy trì chức năng ăn khớp với cơ cấu nối dạng lỗ cắm.

Các cọc cắm có kích thước khác với kích thước theo IEC 61210 hoặc Phụ lục U chỉ được phép nếu với kích thước và hình dạng như trong sử dụng bình thường, chúng làm việc an toàn với cơ cấu nối dạng lỗ cắm cho trên Hình 8 hoặc qui định cơ cấu dạng lỗ cắm đặc biệt.

11.2.5.2. Vật liệu và lớp mạ của cọc cắm phải phù hợp với nhiệt độ lớn nhất của cọc cắm cho trong Bảng 7.

Bảng 7 - Vật liệu và lớp mạ của cọc cắm

Vật liệu và lớp mạ của cọc cắm

Nhiệt độ lớn nhất của cọc cắm
0C

Đồng trần

Đồng thau trần

Đồng và hợp kim đồng mạ thiếc

Đồng và hợp kim đồng mạ niken

Đồng và hợp kim đồng mạ bạc

Thép mạ niken

Thép không gỉ


155

210


160

185


205

400


400

CHÚ THÍCH: Vật liệu hoặc lớp mạ không phải loại qui định trên đây có thể được sử dụng, miễn là các đặc tính điện và cơ của chúng có độ tin cậy không kém, đặc biệt về khả năng chống ăn mòn và độ bền cơ.

11.2.5.3. Cọc cắm phải có khả năng cắm vào và rút ra khỏi cơ cấu nối dạng lỗ cắm mà không làm hư hại thiết bị đóng cắt đến mức không phù hợp với tiêu chuẩn này.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách đặt lực dọc trục với các giá trị cho trong Bảng 8. Lực đặt từ từ, không giật. Không được có dịch chuyển đáng kể hoặc gây hư hại.



Bảng 8 - Lực kéo và lực đẩy đối với cọc cắm

Cỡ cọc cắm

Lực đẩy a
N

Lực kéo a
N

2,8

4,8


6,3

9,5


64

80

96



120

58

98 b

88

110


a Lực lớn nhất cho phép đối với cọc cắm đơn.

b Giá trị cao hơn giá trị của cỡ lớn nhất tiếp sau của cọc cắm theo thiết kế thực của cơ cấu nối dạng lỗ cắm trong IEC 60760.

11.2.5.4. Cọc cắm phải có đủ chỗ để nối với cơ cấu nối dạng lỗ cắm không có cách điện thích hợp theo công bố của nhà chế tạo.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách lắp cơ cấu nối dạng lỗ cắm thích hợp vào từng cọc cắm theo hướng khó khăn, vướng víu nhất; trong quá trình thao tác này, không được gây căng hoặc làm biến dạng bất kỳ cọc cắm nào hay bộ phận liền kề với cọc cắm, chiều dài đường rò hoặc khe hở không khí không được giảm xuống thấp hơn các giá trị trung bình trong Điều 20.

CHÚ THÍCH: Cơ cấu nối dạng lỗ cắm thích hợp được cho trong Hình 8.

11.2.6. Đầu nối kiểu xuyên qua cách điện dùng cho ruột dẫn đồng có cách điện bên trong

CHÚ THÍCH: Các yêu cầu và các thử nghiệm đang được xem xét.



11.2.7. Đầu nối hàn

11.2.7.1. Đầu nối hàn phải có đủ khả năng để hàn.

Kiểm tra sự phù hợp bằng các thử nghiệm liên quan theo IEC 60068-2-20.

Để thử nghiệm Ta, áp dụng các điều kiện của Bảng 9.

Sự phù hợp với 11.2.7.2 của đầu nối hàn có khả năng chịu nhiệt hàn trung bình phải được kiểm tra ngay sau thử nghiệm này.



Bảng 9 - Điều kiện thử nghiệm đối với Ta

Các điều của IEC 60068-2-20

Điều kiện

4.3.2/4.8.3

Không yêu cầu tẩy dầu mỡ

4.4

Không đo ban đầu

4.5

Không lão hóa

4.6/4.7

Phương pháp thử nghiệm 1; Nhúng thiếc ở 2350C hoặc phương pháp thử nghiệm 2: Mỏ hàn ở nhiệt độ 3500C được áp dụng tùy theo loại đầu nối như qui định trong 7.2.10 và 7.2.11.

4.6.2/4.8.2.3

Chất trợ dung không hoạt hóa

4.6.3/4.9.2

Thời gian ngâm: 2s đến 3s

4.6.3

Không dùng màn chắn nhiệt

4.7.3

Mỏ hàn cỡ “B”

4.7.3

Không dùng biện pháp làm nguội

4.7.3

Thời gian áp mỏ hàn: 2s đến 3s

4.8.4

Thời gian hàn: lớn nhất là 2s

4.9

Không chảy thiếc

4.10

Phép đo cuối cùng: đo độ tăng nhiệt theo Điều 16.

Bề mặt lõm phải được phủ một lớp thiếc hàn nhẵn sáng bóng, khuyết tật nếu có chỉ được có ít, rải rác ở dạng các lỗ châm kim hoặc chỗ không bám hoặc chảy thiếc. Các khuyết tật này không được tập trung vào một chỗ.

11.2.7.2. Đầu nối hàn phải có đủ khả năng chịu nhiệt hàn.

Đối với các đầu nối có khả năng chịu nhiệt hàn loại 1 (phân loại theo 7.2.14.1), kiểm tra sự phù hợp trong quá trình các thử nghiệm của 11.2.7.1.

Sau các thử nghiệm, đầu nối hàn không bị nới lỏng hoặc có những dịch chuyển làm phương hại đến sử dụng tiếp theo và đầu nối hàn vẫn phải phù hợp với các yêu cầu của Điều 20.

Đối với các đầu nối hàn có khả năng chịu nhiệt loại 2 (phân loại theo 7.2.14.2), kiểm tra sự phù hợp bằng các thử nghiệm theo IEC 60068-2-20.

Để thử nghiệm Tb, áp dụng các điều kiện trong Bảng 10.

Bảng 10 - Điều kiện thử nghiệm đối với Tb

Các điều của IEC 60068-2-20

Điều kiện

5.3

Không đo ban đầu

5.4/5.5

Phương pháp thử nghiệm 1A: Nhúng thiếc ở 2600C hoặc phương pháp thử nghiệm 2: Mỏ hàn ở nhiệt độ 3500C được áp dụng tùy theo loại đầu nối được công bố.

5.4.3

Thời gian ngâm: 5s ± 1s

5.4.3

Không dùng màn chắn nhiệt

5.6.1

Mỏ hàn cỡ “B”

5.6.3

Không dùng biện pháp làm nguội

5.6.3

Thời gian áp mỏ hàn: 5s ± 1s

Sau các thử nghiệm, đầu nối hàn không bị nới lỏng hoặc có những dịch chuyển làm phương hại đến sử dụng tiếp theo và đầu nối hàn vẫn phải phù hợp với các yêu cầu của Điều 20.

11.2.7.3. Các đầu nối hàn theo phân loại ở 7.2.12 phải có phương tiện để giữ ruột dẫn nằm trong vị trí, không phụ thuộc vào mối hàn.

Phương tiện đó có thể là:

- lỗ thích hợp để móc ruột dẫn;

- các gờ định hình của đầu nối để cho phép quấn ruột dẫn quanh đầu nối trước khi hàn.

- phương tiện kẹp liền kề với mối hàn.

11.2.8. Đầu nối hàn

Không có yêu cầu thêm.



11.2.9. Đầu nối kẹp

Không có yêu cầu thêm.



11.3. Các yêu cầu bổ sung đối với các đầu nối dùng cho các mối nối dây nguồn và mối nối các dây dẫn ngoài

Mỗi đầu nối phải được bố trí gắn với đầu nối khác cực tính tương ứng của nó và gắn với đầu nối đất, trừ khi có lý do kỹ thuật chính đáng trái ngược với qui định này.

CHÚ THÍCH: Theo TCVN 5699-1 (IEC 60335-1), dây nguồn được lắp ráp vào thiết bị bằng một trong các phương pháp nối dây sau đây:

- nối dây kiểu: X;

- nối dây kiểu: Y;

- nối dây kiểu: Z.



12. Kết cấu

12.1. Yêu cầu kết cấu liên quan đến bảo vệ chống điện giật

12.1.1. Khi dùng cách điện kẹp, phải thiết kế sao cho cách điện chính và cách điện phụ có thể thử nghiệm riêng, trừ khi sự phù hợp về tính chất của cả hai cách điện được đảm bảo bằng cách khác.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

a) Nếu cách điện chính và cách điện phụ không thể thử nghiệm riêng được, hoặc nếu sự phù hợp về tính chất của cả hai cách điện không thể thực hiện được bằng cách khác thì cách điện được coi là cách điện tăng cường.

b) Các mẫu được chuẩn bị đặc biệt, hoặc các mẫu bộ phận cách điện, được coi là các cách cung cấp phương tiện xác định sự phù hợp.



12.1.2. Thiết bị đóng cắt phải được thiết kế sao cho khe hở không khí và chiều dài đường rò không thể bị suy giảm, do bị mòn, đến mức thấp hơn các giá trị qui định trong Điều 20. Thiết bị đóng cắt phải có kết cấu sao cho nếu bộ phận dẫn bất kỳ bị nới lỏng hoặc rời ra khỏi vị trí thì trong sử dụng bình thường, bộ phận này cũng không thể rơi vào vị trí khiến cho khe hở không khí hoặc chiều dài đường rò đi qua cách điện phụ hoặc cách điện tăng cường bị giảm xuống.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét, bằng cách đo và thử nghiệm bằng tay.

Đối với thử nghiệm này:

- không tính đến trường hợp hai chi tiết cố định độc lập bị nới lỏng cùng một lúc;

- các bộ phận cố định bằng vít hoặc đai ốc có vòng đệm hãm được coi là không có khả năng bị nới lỏng, với điều kiện các vít và đai ốc này không phải tháo ra khi người sử dụng bảo dưỡng hoặc lau chùi;

- các lò xo và các bộ phận đàn hồi không coi là có khả năng bị nới lỏng hoặc bị rơi khỏi vị trí nếu chúng không bị như vậy trong quá trình các thử nghiệm ở Điều 18 và Điều 19.




tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương