Tintuc caonien 08 2010



tải về 262.79 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích262.79 Kb.
#26710
1   2   3   4   5

Tác Dụng:


+Thanh nhiệt, lợi thủy, tiêu sạn, giải độc, tiêu viêm

+Lợi thủy, thông lâm, tiêu tích tụ


Chủ Trị:


+ Trị các chứng nhiệt lâm, thạch lâm, sỏi mật, hoàng đản, ung nhọt do nhiệt độc

+Trị gan mật kết sỏi, sỏi thận, tiểu buốt, hoàng đản



Mụn nhọt, ghẻ lở: Kim tiền thảo + Xa tiền thảo tươi, giã nát, cho rượu vào, vắt lấy nước cốt, lấy lông ngỗng chấm thuốc bôi vào vết thương

Sạn mật: Chỉ xác (sao) 10-15g, Xuyên luyện tử 10g, Hoàng tinh 10g, Kim tiền thảo 30g, Sinh địa 6-10g (cho vào sau). Sắc uống

Kim tiền thảo 30g, Xuyên phá thạch 15g, Trần bì 30g, Uất kim 12g, Xuyên quân (cho vào sau) 10g. Sắc uống



Sạn đường tiểu: Kim tiền thảo 30-60g, Hải kim sa (gói vào túi vải) 15g, Đông quỳ tử 15g, Xuyên phá thạch 15g, Hoài ngưu tất 12g, Hoạt thạch 15g, sắc uống

Kim tiền thảo 30g, Xa tiền tử (bọc vào túi vải) 15g, Xuyên sơn giáp (chích) 10g, Thanh bì 10g, Đào nhân 10g, Ô dược 19g, Xuyên ngưu tất 12g. Sắc uống



Sỏi đường tiểu do thận hư thấp nhiệt: Hoàng kỳ 30g, Hoàng tinh 15g, Hoài ngưu tất 15g, Kim tiền thảo 20g, Hải kim sa (gói vào túi vải), Xuyên phá thạch 15g, Vương bất lưu hành 15g. Sắc uống

Trĩ: mỗi ngày dùng toàn cây Kim tiền thảo tươi 100g (nếu khô 50g) sắc uống. Đối với trĩ nội và ngoại đều có kết quả như nhau

Đường mật viêm không do vi khuẩn: Dùng Kim tiền thảo sắc uống sáng 1 lần hoặc nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày dùng 30g, có khi 20g hoặc 10g/ ngày. 30 ngày là 1 liệu trình. Thông thường uống trong 2-3 tháng có kết quả với tỉ lệ 76,9%

Ngò gai trị bệnh ho rất công hiệu


bài thuốc của thầy Pham đình Huy\

Nếu đã uống mọi thuốc mà không hết ho thì ra chợ mua ít lá ngò gai ăn phở, cũng nấu uống như nước trà, uống ngày 3-4 lần là khỏi, rất hiệu nghiệm. Bài thuốc này đã thí nghiệm trên một số ngưởi đều mỹ mãn

Vậy ngò gai là loại thảo mộc rasao?









Ngò gai, Eryngium foetidum, thuộc họ thực vật Apiaceae, được gọi tại miền Bắc Việt Nam dưới tên Mùi Tàu, mùi gai. Tại Trung Hoa, rau có tên Thích Nguyên tuy (Ci-yan sui), Dương Nguyên tuy (Yang yan sui) và Sơn Nguyên tuy (Shan yan sui). Tại Thái Lan, rau tên là pak chee farang (cây ngò ngoại quốc). Tại Hoa Kỳ, rau có khá nhiều tên, từ tên gốc tại Trung Mỹ như Culantro (đừng nhầm với cilantro), Stinkweed đến tên tượng hình nhất là Saw leaf herb. Tên tại Pháp: Chardon etoile (star thistle) hay Chardon étoile fetide, tại Đức: Stinkdistel. Tại Mexico, rau có những tên Culantro de burro, Culantro de coyote.

Ngò gai thuộc loại cây thân thảo mọc thẳng đứng, lưỡng niên. Rễ hình thoi; thân có khía, cao 20-40 cm, toàn cây có mùi khá hăng. Lá mọc tại gốc, hình mũi mác thuôn dài, nhẵn, lớn cỡ 10-20 cm x 2-3.5 cm. Lá không có cuống, mép khía với nhiều răng cưa có gai. Lá trên thân, càng lên càng nhỏ dần, có nhiều răng cưa hơn và gai sắc hơn. Hoa mọc thành cụm rẽ làm ba, rồi chia thành xim. Hoa không cuống, cánh hoa màu trắng-xanh. Quả nhỏ cỡ 2 mm, dẹt.




Thành phần hóa học:


1- Thành phần dinh dưỡng:
100 gram lá ngò gai chứa:
- Calories 31 ;
- Chất đạm 1.24 g; - Chất béo 0.20 g
- Các khoáng chất: Calcium 49 mg; Magnesium. 17 mg; Phosphorus 50 mg
Potassium 414 mg
- Các Vitamins: - B1 0.010 mg; B2 0.032 mg; B6 0.047 mg; Vitamin C 120 mg

2- Hoạt chất: Hoạt chất chính trong ngò gai là những tinh dầu dễ bay hơi (0.02-0.04%) trong đó có các pyranocoumadins, các monoterpenes glycosides loại cyclohexanol, các aldehyd như 2,4,5-trimethylbenzaldehyde, decanal, furfural.. Ngoài ra còn có alpha-pinene, p-cymene; các acid hữu cơ như benzoic acid, capric acid..; các flavonoids.
Nhóm hoạt chất thứ nhì mới được nghiên cứu trong phần trích bằng hexane là nhóm terpenic chứa alpha-cholesterol, brassicasterol, campe sterol, stigmasterol (phần chính, chiếm đến 95%), clerosterol, beta-sito sterol, delta 5-aveasterol..
Trong rễ có các Saponins loại triterpene, các esters của caffeic acid...

Dược tính và Công dụng:

Ngò gai được dân quê miền Đông Nam Hoa Kỳ trồng gần cửa ra vào vì cho rằng mùi hăng của cây đuổi được rắn.


Người Việt, Trung Mỹ dùng làm gia vị, tăng hương vị cho càc món ăn như phở, canh chua , sofrito (Mễ). Khác với ngò tây và ngò ta, thường mất mùi khi khô, ngò gai khô vẫn giữ được mùi hăng.

Theo Đông Y, ngò gai có vị cay, hơi đắng; tính ấm, tác dụng vào các kinh mạch thuộc thuộc Phế với các tính cách sơ phong thanh nhiệt, kiện tỳ hành khí, tiêu thũng.

- Trị cảm mạo, đau ngực, ho và trẻ em lên sởi : Dùng 10-15 gram lá ngò gai, sắc trong nước ấm và uống.
- Trị ăn không tiêu, ăn mất ngon: Uống 15 gram nước sắc lá ngò gai, hoặc ăn lá tươi trộn với dầu mè. Có thể dùng với Cam thảo nam để giúp dễ tiêu.
- Trị sưng đau té ngã: xay 15 gram lá, lấy nước cốt, trộn với rượu trắng và uống. Đắp phần bã trên vết thương.
- Cùng với bồ kết tạo mùi thơm khi gội đầu.

Những nghiên cứu mới về ngò gai:


- Rễ ngò gai có khả năng trị các chứng sưng bàng quang, sạn thận và sưng đường tiểu. Cách dùng: Rễ phơi khô, tán thành bột, làm thành trà; dùng 1 thìa cà phê bột rễ, trong 30-40 ml nước, đun sôi, uống mỗi ngày 2-3 lần. Tác dụng này được xem là do những ester của caffeic acid như chlorogenic acid trong rễ.
- Tác dụng chống sưng viêm cấp tính và kinh niên: Nghiên cứu trên chuột tại Khoa Dược Đại học Universidad de Sevilla (Tây Ban Nha) ghi nhận khả năng chống sưng của phần trích bằng hexane từ lá ngò gai( tai chuôt bị gây sưng phù bằng 12-0-tetradecanoylphorbol acetate (TPA)). Tác dụng chống sưng mạnh hơn stigmasterol và tương đối hiệu nghiệm trên các chứng sưng đỏ tại chỗ

Thìền : Phương thuốc trị bệnh

Tác giả Hổng Quang



Con người ai cũng muốn khỏe mạnh không bệnh hoặc ít bệnh, nhưng không ai tránh khỏi hiểm họa nầy. Bác sĩ, Y tá được đào luyện, bệnh viện được xây cất, y dược được chế biến cũng nhằm phục vụ sức khoẻ con người. Nhưng bệnh viện không phải là nơi miễn phí mà bệnh nhân luôn luôn được tự do đến đó, và thuốc cũng không phải là thần dược trị được bá bệnh và an toàn không bị phản ứng phụ Hơn hai ngàn năm tôn giáo Đông phương có một loại thần dược vô giá không tốn tiền mà nhiều người chưa biết đến, hoặc có biết, có nghe nhưng không chứng minh được lợi ích của loại “thuốc” nầy. Loại thần dược đó là THIỀN.










Khoảng 50 năm qua, nhiều bệnh viện và bác sĩ người Âu không những dùng Thiền để chữa trị bệnh tâm thần mà còn chữa nhiều loại bệnh khác, ngay cả bệnh AIDS (bệnh Sida), bệnh ung thư… Dưới đây sẽ dẫn chứng mười thứ bệnh căn bản được điều trị bằng thiền bởi bệnh viện và y giới trên thế giới. 

1. Bệnh tim (Heart disease): 

Nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống. Thức ăn có quá nhiều mỡ, dầu, muối, quá nhiều thịt và cá nhưng ít rau quả. Về tinh thần thì vì quá lo âu phiền muộn và hay nóng nảy giận hờn. Chế độ ăn uống và tinh thần bất ổn là hai nguyên nhân chính tạo ra nhiều thứ bệnh nhất là bệnh tim. Bác sĩ Dean Ornish viết nhiều tác phẩm trình bày cách chữa bệnh tim như cuốn “Dr. Dean Ornish’s Program for Reversing Heart Disease” (Chương trình phục hồi bệnh tim của Bác sĩ Dean Ornish).

Hơn 10 năm trước đây một bài trên Nhật báo Los Angeles Times cho biết, BS Dean Ornish chữa những bệnh tim hiểm nghèo cần phải mổ, nhưng ông không mổ mà chỉ áp dụng ba phương pháp là cho bệnh nhân ăn chay, tập thể dục và ngồi thiền. Kết quả đạt 85%. Các hãng bảo hiểm sức khỏe lớn như Blue Cross, Blue Shield, Mutual of Omaha tài trợ cho mỗi người bệnh 3.500 Mỹ kim để chữa bệnh tim theo phương pháp nầy.Bác sĩ Herbert Benson và các đồng nghiệp của ông làm việc trong các phòng thí nghiệm và giảng dạy tại đại học y khoa Harvard (Mỹ), thường khuyến khích thực hành lối THƯ GI Ãn để chữa bệnh. Trong cuốn sách có tựa đề “Kết quả việc thư giãn” (The Relaxation Response) chứng minh rằng một người ngồi thiền từ 10 đến 20 phút mỗi lần, ngày hai lần là có thể chữa trị được các chứng bệnh về tim, cao áp huyết, đau nhức kinh niên, mất ngủ thường trực và nhiều loại tâm và thân bệnh khác. Các bệnh nầy sinh ra do tình trạng căng thẳng nơi những con người quá ham muốn; ham giàu, ham quyền, ham của. 













2. Viêm gan (Hepatitis)


Ba loại vi khuẩn gây viêm gan là Hepatitis A, B và C. Loại A không nguy hiểm nhưng hai loại kia rất đáng ngại. Nguyên do của bệnh gan được khoa học khám phá là do tình trạng căng thẳng tinh thần làm gan tiết ra kháng chất để đối trị và làm cho hệ thống miễm dịch của gan yếu dần rồi dẫn đến tình trạng viêm gan.

Trong bài viết nhan đề “Tại sao Thiền có thể giúp chữa trị bệnh gan loại C” (Why Meditation May Help Hepatitis C ) trên trang web
(http://www. hepatitis- central.com/ mt/archives/ 2008/10/why_ meditation. html).

tác giả Nicole Cutler đã giải thích làm sao thiển lại ngăn chặn được viêm gan C

.
3. BAO TỬ, TIÊU HÓA (Stomach, Digestion):
Bệnh bao tử có nhiều chứng như loét bao tử, bao tử có nhiều acid, ăn khó tiêu…Cách chữa trị bằng thuốc Nam là uống bột nghệ đen, hoặc Âu dược như Tums, antacid / calcium supplement. Về chứng khó tiêu hóa thì nhiều bác sĩ quốc tế áp dụng phương pháp THIỀN như thông tin dưới đây cho biết



Thin mang lại những lợi ích cho con người tr ên khắp thế giới, vì thiền làm giảm căng thẳng (stress)giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng.  Những kỹ thuật về thiền giúp sự tiêu hóa, được đón nhận nồng nhiệt bởi các chuyên gia y tế toàn cầu, vì hằng ngàn kết quả thành công đãđược công bố…”









 

4. Bệnh phổi (Lung Disease)

Bệnh phỗi có nhiều loại như ung thư phổi, suyễn và lao phổi(tuberculosis)

Việc chữa trị bệnh lao phổi cần có bác sĩ chuyên khoa cho chích thuốc trụ sinh.













Mới đây vào tháng 12 năm 2009, các đại học Leicester v à Nothingham đã tỉm khám phá ra năm biến di truyền (genetic variants) liên hệ đến sự lành mạnh của phổi người (human lung). Nghiên cứu đã được thực hiện với sự hợp tác cũa 96 nhà khoa học thuộc 63 trung tâm nghiên cứu tại Âu châu và Úc châu, và đã chiếu rọi một tia sáng mới lên nển tảng phân tử của bệnh phổi. Khám phá mới nầy hy vọng sẽ dẫn đến một phượng cách chữa trị tốt hơn cho các các bệnh phổi như chứng tắc nghẽn phổi kinh niên (Chronic Obstructive Pulmonary Disease) và bệnh suyễn (ashma)”.

Bệnh suyển do khí quản bị viêm, làm bệnh nhân khó thở, cổ bị khò khè, ngộp thở, buồng ngực có cảm giác chật lại và phổi giảm hoạt động. Suyển không chỉ xãy ra cho người lớn mà cho mọi lứa tuổi. Ngày nay, nhiều người dùng Thiền không những để giảm căng thẳng, lo âu, phiền muộn để hạ áp huyết, hồi phục giấc ngủ, tiêu hóa dễ dàng… mà còn giảm bớt bệnh suyễn, sống đời vui vẽ hạnh phúc.
Tuần báo “The New York Times” số ra ngày14.8.2003 đã có bài viết nhan đề  Phải chăng đạo Phật là tốt cho sức khỏe? (Is Buddhism Good for Your Health?)  đại cương như sau

 “….Thiền Phật giáo không những ảnh hưởng đến những cảm xúc mà còn đặc biệt cho cơ thể nữa. Thiền cũng có thể áp dụng cho những người không phải Phật tử để giảm căng thẳng, giảm buồn chán, phát triển những điều tốt cũng như tăng cường hệ miễn dịch.  Sức mạnh cũa tinh thần (mind) ảnh hưởng ra sao đến hoạt dộng của cơ thể là điều mà các khoa học gia quan tâm, đặc biệt là sự kểt nối giữa các hệ thần kinh, miễn dịch và nội tiết…”

Đoạn văn trên, một lần nữa, cho thấy tâm (mind) ảnh hưỡng rất nhiều đến thân (body), đặc biệt là tăng cường hệ miễn dịch nhằm bảo vệ các tế bào trong cơ thể,  tăng sức khỏe chống bệnh tật. Và thiền giúp con người có được khả năng đó. 


Các em người Phi châu trong một khóa thiền
5. Thận (KIDNEYS)

Bệnh thận có nhiều loại sạn thận. Cách chữa  là giải phẫu hoặc dùng Âu dược. Một trong những loại thuốc hiệu nghiệm thông thường là Pipérazine (thuốc Pháp), thuốc nầy có thể làm cho sạn vỡ và ra theo đường tiểu. Ngày nay, theo lối tân tiến, y khoa dùng phương pháp bắn sạn bằng tia laser.













 

Thận cũng thường dễ bị suy yếu nếu người bị tiểu đường. Thận yếu hoặc bị bệnh sẽ tạo nên tình trạng hiếm muộn, gia đình thiếu hạnh phúc

Trong cuốn sách “Hiệu quảcũa Thư dãn “( The Relaxation Response) bác sĩ Benson thuộc Đại học Harvard đã giới thiệu khái niệm về thiền cho nhiều người Mỹ. Ông viết rằng “ thiền có thể chữa được nhiều thứ bệnh như ung thư, vì thiền giúp bệnh nhân giảm căng thẳng, gia tăng sức đề kháng chống ung thư và biết cách điều tiết cuộc sống”. Ông tìm thấy, buồn, chán nản, cô đơn và tuyệt vọng, những điều kiện về tâm lý thường thấy nơi những người tây phương--- có thể được thuyên giảm nhờ thiền. Một phần của sự giảm căng thẳng sẽ giúp cải thiện các bệnh tim và cao áp huyết. Nhưng điều thú vị nhất là thiền có thể giúp chữa bệnh hiếm muộn, khó có con. BS Benson nói những người hiếm muộn là vì họ buồn, lo và nóng nảy giận hờn, nên khi hành thiền đều đặn họ sẽ trở nên khỏe và mạnh, nhiều phấn khởi và dễ có con. Thiền mà BS Benson đề cập, với những kết quả tốt như đã nói, là thiền thở và thiền chú. Lặp lại nhiều lần câu thần chú sẽ mang lại an bình. BS Benson cho rằng thiền minh sát (insight meditation) có thể là tốt nhất

6. HIV (Sida) (Human immunodeficiency virus)

.

HIV (Human immunodeficiency virus) là một loại vi khuẩn lentivirus thuộc nhóm retrovirus, chúng tàn phá hệ thống miễn dịch (acquired immunodeficiency syndrome: AIDS) làm cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng vì vi khuẫn HIV giết dần bạch huyết cầu CD4+T (a type of white blood cell or leukocyte). Những người căng thẳng thần kinh cũng dễ làm cho nhóm bạch huyết cầu CD4+T nầy bị suy giảm; làm tăng gia tốc độ phá hoại hệ miễn dịch. Loại vi khuẩn nầy lan truyền qua bốn đường: đường máu, đường sinh dục, sữa người mẹ và kim chích (Nguồn: Wikipedia).

Tháng 7.2008 đại học UCLA có cuộc thí nghiệm của Giáo sư Tiến sĩ Jon Kabat-Zinn về chữa trị bệnh AIDS, chương trình 8 tuần “Thiền Chánh niệm Giảm căng thẳng MBSR (Mindfulness- Based Stress Reduction). Trung bình, người ngồi thiền có số lượng bạch huyết cầu CD4+T tăng lên 20, còn người không ngồi thiền bị sụt giảm mất 185 CD4+T*. Với kết quả nầy cho thấy Thiền Chánh niệm (Mindfulness Meditation) làm gia tăng bạch huyết cầu CD4+T; là loại bạch huyết cầu có khả năng làm chậm hay chận đứng sự phát triển của bệnh AIDS. 

7. Ung thư  (Cancer)
Nguyên nhân của ung thư là do một nhóm tế bào bộc phát bất bình thường vượt quá giới hạn, xâm nhập phá hủy các mô kế cận và lan truyền đến những nơi khác của cơ thể tạo thành các ung bướu (tumors)
Bác sĩ phân tâm học, Ainslie Meares, công bố những nghiên cứu liên tục trong các năm 1960 với tựa đề Giảm bệnh không cần thuốc (Relief Without Drugs). Trong bản công bố ông ghi lại những kỹ thuật thiền đơn giản (từ Ấn giáo, vì có lẽ ông chưa biết thiền Phật Giáo, HQ), là các phương cách hữu hiệu có khả năng chữa trị các bệnh lo âu, sợ hải, giảm căng thẳng và đau nhức thường trực làm cho cơ thể hoạt đồng bình thường, hệ miễn dịch tăng trưởng giúp bệnh nhân ung thư thư giản, thoải mái, bớt bệnh.

 

Khoa học gia Jon Kabat-Zinn, tại đại học UCLA, Los Angeles, California, cũng  sử dụng thiền chánh niệm trong chương trình Thiền thư dãn MBSR (Mindfulness- Based Stress Reduction)  để trị  bệnh ung thư. Một thí nghiệm 90 bệnh nhân được công bố cho thấy 31% giảm được sư căng thẳng buồn lo và 67% giảm tâm tính bất thường làm gia tăng sức đề kháng của hệ miễn dịch, giúp bệnh ung thư thuyên giảm.


8. Viêm đa khớp dạng thấp (Rhumatoid Arthritis)

Bệnh viêm khớp (Arthrititis) là một loại bệnh kinh niên, có thể gây viêm cho một hay nhiều khớp. Các triệu chứng như sau : chỗ khớp bị đau, bịsưng, hoặc bị cứng đặc biệt vào buổi sáng; da xung quanh khớp bị đỏ, bị nóng ; bệnh nhân khó di chuyển. Có trên 100 loại viêm khớp khác nhau”. 



Cách chữa trị ngày nay là dùng thuốc, châm cứu, đấm bóp. Nhưng có nhiều thứ thuốc gây phản ứng phụ như mòn xương, hại thận…
Nhiều nhà khoa học cũng đã thí nghiệm và khám phá ra một loại trĩ liệu rất công hiệu, mà nhiều người trong nhà Phật đã áp dụng hơn hai ngàn năm qua, đó là Thiền. Thiền giúp người bệnh thoải mái, vui vẻ, an lạc, yêu đời nên tránh được rất nhiều thứ bệnh.

9. Bừng nóng vào thởi kỳ mãn kinh (Hot Flashes)

 

Cơn bửng nóng xẩy ra cho phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh do kích thích tố estrogen bị giảm lúc lớn tuổi gây mệt mỏi, chán nản, mất ngủ, ra mồ hôi, nhức đầu, buồn nôn, mặt cổ ngực bị đỏ và có cảm giác nóng hoặc máu chạy rân trong người. Bệnh có thể kéo dài nhiều năm. Tây y chữa bằng phép trị liệu thay thế chất hormone (Hormone Replacement Therapy). Ngày nay khoa học sử dụng thiền Quán niệm, hoặc thiền Chánh niệm làm cho bệnh nhân cảm thấy giảm căng thẳng buồn phiền và cảm thấy yêu đời, quên luôn bệnh tật.



10. Tiểu đưởng (Diabetes)
Tiểu đường thường xẩy ra ở những người mập (không hạn định tuổi tác), ít hoạt động và ăn nhiều chất ngọt.

Thức ăn tiêu hóa biến thành chất đường glucose (công thứ hóa học: C6H12O6), chất nầy được hấp thụ vào máu để nuôi dưỡng các tế bào, nhưng để vào được tế bào, cần phải có chất xúc tác insulin. Tụy tạng có chức năng sản xuất insulin, nhưng vì một biến chứng nào đó cơ thể không sử dụng hiệu quả lượng insulin nên đường glucose không vào tế bào mà tồn đọng trong máu. Sau nhiều năm lượng đường gia tăng trong máu gây bệnh tiểu đường. Bệnh nầy dễ gây ra các bệnh tim, cao áp huyết, bệnh thận, mất ngủ và nhức mỏi.


Để chữa trị bệnh nhân thường được khuyên nên đi bộ, tập thể dục và ăn kiêng; tránh các thức ăn có nhiều đường và uống thuốc theo toa bác sĩ. 

Nhưng nhiều năm qua, bác sĩ và các khoa học gia đã thí nghiệm THIỀN giúp người bệnh vui vẻ, yêu đời giảm căng thẳng, vì mỗi lúc căng thẳng thì lượng đường trong máu gia tăng. Một bài viết đăng thấy trên mạng đề ngày 24.7.2006 có tựa đề “Meditation and the Art of Diabetes Management } (Thiền và Kỷ thuật Quản lý bệnh Tiểu đường) tác giả Jeseph B. Nelson ngồi thiền 34 năm và dạy thiền 9 năm qua cho biết mỗi ngày ngồi thiền khoảng 20 phút sẽ làm bệnh nhân thư thái, yêu đời, giảm căng thẳng, ổn định tâm thần nên giảm hoặc tránh được nhiều thứ bệnh. Các cuộc thí nghiệm của bác sĩ Dean Ornish, tiến sĩ Jon Kabat-Zinn như đã trình bày trong mục bệnh tim cũng cho thấy điều đó.


Qua mười chứng bệnh và cách chữa trị như trình bày cụ thể trên đây , do các nhà khoa học chứng nghiệm, cho thấy Đức Phật nói đúng “Vạn pháp do tâm tạo” bệnh tật cũng thế. Sanh già bệnh chết không ai tránh khỏi, nhưng ba độc tố Tham Sân Si là đội quân chính quy mạnh nhất (three poisons), giết dần các tế bào sống trong cơ thể làm hại hệ thống miễn dịch, cơ thể suy yếu tạo cơ hội cho các bệnh tật phát sinh, giảm tuổi thọ và gia tăng đau khổ. Thiền hoặc pháp môn Niệm Phật sẽ giúp con người sống hài hòa, thân tâm an lạc, giảm thiểu hầu hết các bệnh tật, tạo một đời sống hạnh phúc và có ý nghĩa. Những người không tin Phật cũng có thể Tu Thiền hoặc niệm danh hiệu một lãnh tụ nào đó mà mình ưa thích, nhưng phải là một lãnh tụ không tham sân si, mới mong có kết quả.
THIỀN, LÀM SAO THỰC HIỆN?
Có nhiều phương pháp ngồi thiền để thư giãn, giảm căng thẳng, tăng gia sức khỏe và sống đời an vui .Quí độc giả nên tìm kiếm một vị sư hay một người biết về thiền để hướng dẫn.
Trong khả năng và kinh nghiệm giới hạn, tôi chỉ trình bày khái lược 4 cách ngồi thiền giản dị, (thực hành một trong bốn cách).
1. Thiền thở (Breath Meditation): là một trong những pháp thiền giản dị, thông dụng và hiệu quả nhất cho người mới bắt đầu thiền. Mỗi lần chỉ cần 20 phút, ngày hai lần. Nhưng ít nhất là 10 phút mỗi lần.

Hành giả nên bận áo quần rộng, thoải mái, giây thắt lưng lỏng vừa phải để máu huyết lưu thông dễ dàng. Kiếm một chỗ ngồi yên tĩnh để dễ tập trung tư tưởng. Ngồi kiết già (hai bàn chân gác lên bắp vế), bán già (gác một bàn chân..) hay ngồi trên ghế cũng được nhưng kết quả kém hơn hai cách ngồi vừa kể. Lưng, đầu và cổ thẳng, hai bàn tay chồng lên nhau, hai ngón tay cái vừa đụng vào nhau. Mắt nhắm lim nhim, chót lưỡi đụng nhẹ vào phía trên răng cửa.


Bắt đầu, tâm theo dõi hơi thở. Hơi thở đầu tiên: Hít vào, đếm 1, thở ra đếm 1. Tiếp theo là hít vào rồi thở ra mơí đếm 1 và cứ tiếp tục hít vào thở ra đếm 1 cho đến 10. Rồi bắt đầu trở lại đếm 1. Luôn luôn để tâm theo giỏi hơi thở đừng nghĩ những chuyện khác. Nếu trường hợp tâm chạy tán loạn thì nhẹ nhàng đem trở lại. Thiền là nhẹ nhàng, tự nhiên, không cưởng bách, thoải mái. Thân và tâm trong tư thái: “Hít vào tâm tỉnh lặng, Thở ra mĩm miệng cười. Vui sống trong hiện tại, Đem tình thương cho đời”.
Lúc xả thiền: Hai bàn tay xoa vào nhau nhiều lần rồi xoa vào mặt, cổ, tay chân và lưng để máu huyết thư giãn.

2. Quán tưởng hay Thiền quán (Visualisation Meditation): Tâm hành giả nghĩ vào một điểm giữa hai ch ạ n mày, hay mắt hé mở nhìn vào một điểm đen, trắng… treo trên tường, hay đèn nến, một ảnh tượng treo trên tường, tượng Phật, hay tượng một lãnh tụ mà mình hâm mộ. Rồi tập trung tư tưởng (mind) vào đó, đừng nghĩ những vấn đề gì khác.


3. Thiền chánh niệm (Mindfulness Meditation): Đi đứng, nằm ngồi…luôn luôn tỉnh thức. Lúc đi biết mình đang đi, đứng, ăn… biết mình đang đứng hay đang ăn…(Be mindfulness, you know what you doing).
4. Thiền chú (Mantra Meditation): Đọc chú hay niệm danh hiệu Phật. Hành giả có thể niệm danh hiệu Phật, Bồ tát, hay bài chú sáu chữ: “Um ma ni bát mê hồng”, lặp đi lặp lại như thế (niệm trong cổ nhưng vẫn nghe được tiếng. Tập trung tư tưởng nghe tiếng niệm đó, không nghĩ gì khác hơn.)

Điều quan trọng hàng đầu của thiền là tập trung tư tưởng (focus your mind, concentrate yourself) đừng để t â m (mind) dong ruổi như con khỉ; leo cành nầy qua cành khác; (tâm viên ý mã: tâm như con vượn, ý như con ngựa là điều không nên). Tâm hồn luôn an lạc, thảnh thơi, vui vẽ, không lo âu phiền muộn. Quá khứ đã qua rồi, tương lai chưa đến, vui sống với hiện tại, nhìn tất cả vạn loại hữu tình lẫn vô tình bằng con mắt thương yêu. Nhà Phật gọi là “Từ nhãn thị chúng sanh


 

Làm sao hết đau lưng một cách tự nhiên
Trong mười người Mỹ thì có đền tám người bị---hoặc sớm muộn cũng bị ---đau lưng (back pain) do cuộc sống vất vả đem lại. Dĩ nhiên mỗi khi đau uống một viên thuốc giảm đau thì quá dễ, nhưng tại sao lại không tránh các phản ứng phụ cũa thuốc bằng cách thử chữa trị bẳng phượng cách tự nhiên? Bạn nào muốn biết phượng cách này ra sao xin hãy đọc tiếp.
Theo y học Trung hoa thì cầu trúc bộ xượng, các xương và lưng dưới là một phẩn cũa mạng lưới của thận (kidney network). Năng lực của thận yếu dẩn khi chúng ta già đi, và sự suy yếu này càng nhanh nếu chế độ ăn uống không lành mạnh, cố gẳng quá sức và cuộc sống buông thả lúc trẻ như nghiện thuốc, nghiên rượu. Sự suy yếu cũa mạng lướicủa thận dẫn đến những triệu chứng đau lưng dưới, cũng như sự suy yếu toàn diện, mệt mỏi và những dầu hiệu khác của sự già trước tuổi.( premature aging). Bồi bổ năng lực cũa thận là một quá trình khó khăn và lâu dài, vì vậy chúng ta cẩn phải bảo toàn năng lực của thận Rất mạy là với môn tâp khí công, các thảo mộc , một chế độ ăn uống và một nếp sống thích ứng chúng ta có thể làm chậm lại sự suy thoái và ngay cả tái tạo một vài dạng cũa năng lực của thận và qua đó giảm được phẩn nào bệnh đau lưng.

1- Đỗ trọng trị chứng đau lưng

Đỗ trọng (eucommia) là vị thuốc được kê trong các đơn thuốc bắc trị bệnh đau lưng và đau khớp và giúp củng cố các xượng, gân cốt và dây chẳng. Các nghiên cứu Tây phượng thực hiện trên chuột đã phát hiện là lá và võ cây đỗ trọng chứa một hợp chất kích thích sự phát triển chất collagen , một thành phần quan trọng của các mô liên kết như da, gân và dây chằng. Liều lượng điển hình là 350 mg , hai lần một ngày. Bạn cũng có thể thử dùng các bài thuốc truyển thống trị viêm khớp/khớp xượng cũa Trung hoa (traditional Chinese Arthritis/Joint formula) có chứa đỗ trọng và những dược thảo khác hỗ trợ lưng cho khoẻ mạnh



2- Bấm huyệt để giảm đau

Châm cứu (acupuncture) tỏ ra hữu hiệu trong việc giảm đau. Giống như châm cứu, bấm huyệt (acupressure) là một thuật châm cứu không dùng tới kim châm mà chỉ dủng ngón tay để kích thích một huyệt thích ứng nào đó.

Sự kết hợp hai huyệt dưới đây giúp củng cố thận và giảm đau lưng

Huyệt “Forceful Torrent” (Ki-3) nẳm ỡ chỗ lõm giữa xượng trong cũa cổ chân và gân gót chân









Dủng ngón tay cái bấm mạnh vào huyệt này cho to82i khi thẩy đau, giữ như vậy trong ba phút. Lẩn lượt làm bên chân phài rồi chân trái

Huyệt “Supporting the Core” nẳm ở giữa nếp gấp kheo (popliteal crease) vể phía sau đầu gối









Dủng ngón tay giữa bấm mạnh vào huyệt này cho tới khi thấy đau. Giự lâu chùng ba phút. Lẩn lượt làm chân bên phải rổi chân bên tráì

Bạn cũng có thể xoa bóp vùng lưng bị đau. Dầu bổ, gổm có các dẩu bach phiến camphor, bạc hà (peppermint), khuynh diệp ( eucalyptus) , tiểu hồi hượng (fennel) và lộc để thào (wintergreen) có thề dùng đễ xoa lên lưng khi bị đau nhẹ.



-Thuốc uống trị đau lưng

Pha một cốc-tay chống viêm bằng cách trộn một phẩn nước trái black cherry với một phẩn nước trái dark grape , không bỏ đường. Uống tử 3 tới 6 ly một ngày cho tới khi bớt đau. Ngoài ra nên them dứa vào trong thực chế, vỉ dứa chứa một enzyme gọi là bromelain là một chất thiên nhiên chống viêm chữa đau lưng cũng như đau cơ bắp và khớp xượng

4- Tập thể dục để giảm đau

Trong hâu hết các trưởng hợp , đau lưng là hâu quả cũa cuộc sống vất vả hàng ngày lâu dẩn làm suy yếu kễt cấu bộ xượng dưới dạng hao mòn xương hoặc đĩa xượng bị lệch vị. Nghiên cứu đã khẵng định là thể dục ngay tử lúc còn trẻ tạo dựng được khối lượng xượng và củng cố được kết cấu bộ xượng, như vậy ngăn ngừa được những tỗn thượng trong suốt đời người. Điều đáng mừng là khi tuỗi càng cao mà bạn tập thễ dục đểu đặn thì sự phát triễn các rối loạn thoái hóa xượng có thễ sẽ chậm lại. Thường ra đối với những người lưng còn khoẻ tôi khuyện họ phối hợp 30 phút đi bộ mỗi ngày với tập ta vừa phải đễ tăng cường xương và cơ bắp, và tai chi hoặc khí công (tai chi or qigong) để thêm sức bển bĩ và dẻo dai.. Còn nếu mà đau lưng cấp tính thì tập thễdục có thễ khó khăn hoặc quá đau đớn, vì vậy cẫn phãi nẳm nghĩ ngơi trước đã.

Natural Pain Relief for Back Pain- Maoshing Ni- 01/27/2010

Phụ nữ với bệnh tim









Tại Hoa kỳ bệnh tim là nguyên nhân tử vong hàng đầu đối với phụ nữ thuộc bất cứ d ân tộc hay chủng tôc nào. Cứ trong ba phụ nữ thì có một ngưỡi bi chết vì bệnh tim, trong khi đó cứ 30 phụ nữ mới có một người chết vì ung thư vú. Do đó từ năm 1963, Quốc Hội đã yêu cẩu Tỗng thống tuyên bố tháng hai là tháng “American Heart Month’ để cảnh báo dân chúng về sự nguy hiểm của bệnh tim đối với phụ nữ và khuyến khích mọi người quan tâm phòng ngừa chống căn bệnh này.

Tử vong không phải là hậu quả duy nhất của bệnh tim. Bệnh tim cũng còn làm tổn hại tim--và đời sống cũa bạn. Bệnh tim có thể gây trỡ ngại cho các hoạt động của bạn và còn giới hạn cả khả năng làm những công việc hàng ngày của bạn. Nểu không được đ ều trị thì bênh tim có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng này bao gồm chứng đau thắt làm đau ngực , chứng suy tim theo đó tim mất khả năng hoạt động tốt, và cơn đau tim. Khoảng hai phần ba phụ nữ bị lên cơn đau tim không thễ hồi phục hoàn toàn. Sư kiện đơn giản là nhiểu phụ nữ không cho bệnh tim là mối đe dọa sức khoẻ hàng đầu đối với họ “Bệnh tim là một vấn để phải được giải quyết tức thời, nếu không thì có thể sẽ quá trễ”

Bệnh tim phát triển trong thời gian k éo d ài cả nhiểu năm. Tiến trình phát triển này gọi là vữa động mạch (atherosclerosis). Điều xẩy ra là những mảng (plaques) hay những chất béo tụ đóng trên thành các mạch máu. Tiến trình này có thể xẩy ra bất cứ chỗ nào trong cơ thể , nhưng trong bệnh tim thì nó xẩy ra trong các động mạch vành của tim. Mảng tụ đóng làm cho các đông mạch thu hẹp lại. Mảng có thể vỡ ra và một cục đông máu sẽ được tạo thành. Sự việc này làm động mạch hẹp lại hơn nữa, và tiến trình cứ như thế tiếp diễn, Với thời gian, đông mạch cứ hẹp dẩn hẹp dần và luồng máu chảy cứ thế yếu dần đi. Việc tụ đóng mảng bên trong các động mạch sẽ tiềp tục mỗi ngày một nhiểu cho tới khi bệnh được chữa trị. Điểu chủ yếu là phải nhận thức rẳng bệnh tim không thễ chữa trị nhanh chóng được

Đáng mừng là bệnh tim có thể phòng ngừa được hoặc kiểm soát bẳng cách thay đổi nếp sống. Vấn để quan trọng là tất cả các phụ nữ phải hành đông để bão vệ sức khoẻ của tim . Điều này rất hệ trọng đối với những phụ nữ từ 40 tuổi trở lên. Trong khoảng tuổi từ 40 đền 60 rủi ro bị bệnh tim bằt đầu tăng. Trong những năm này, nhiểu phụ nữ lại vướng vào một hay nhiểu yếu tố rủi ro của bệnh tim. Các yếu tố rủi ro này là: hút thuốc, cao huyết áp, cholesterol cao, béo mập v à mập phì, ít vận động, tiểu đường, tiểu sử sờm bi bệnh tim của gia đình, tuổi tác đối với các phụ nữ từ 55 tuổi trỡ lên

Rất may là các phụ nữ có thể phòng ngừa hay kiễm soát hầu hết các yếu tố rủi ro trên đây. Các rũi ro mà phụ nữ không thể kiểm soát được là tuổi tác và tiễu sữ y lý của gia đình. Tuy nhiên, dù bạn bao nhiêu tuổi, dù bạn có vướng mắc vào bao nhiêu yếu tố rủi ro, bạn vẫn có thễ cải thiện đươc sức khoẻ tim của bạn. Phòng ngừa có tính cách quan trong bởi vì hai phần ba phụ nữ lên cơn đau tim không thể hồi phục hoàn toàn.

Như đối với đàn ông, các triệu chứng thông thường nhất cũa cơn đau tim đối với phụ nữ là đau hay khó chịu nợi ngực. Tuy nhiên, phụ nữ cũng có thễ không thấy đau ngực khi lên cơn đau tim. Một số những triệu chứng khác mà phụ nữ có thể có là

tức (khó) thở

đau nơi cổ, hàm và phần lưng trên

buồn nôn, ói mửa, hoặc không tiêu

đổ mồ hôi (không giãi thích được)

mệt mõi bất thẩn hay hết sức mệt

choáng váng

Bác sĩ Wendy Austin, chuyên về trị bệnh tim cho phụ nữ, nói “ Hảy còn có nhiều ýniệm sai lầm về bệnh tim. Vấn đề là bệnh tim không phải chì là căn bệnh của đàn ông. Bệnh tim ảnh hượng đồng đểu lên cà nam lẫn nữ, và 85 phần trăm chúng ta sẽ bĩ bệnh này khi tới tuồi 80. Chúng ta có thể hành động và thay đổi nếp sống để ngăn ngửa hay làm chậm lại sự phát triển của bệnh tim. Bạn cần phải duyệt xét cùng với bác sĩ của bạn những yếu tố rủi ro (cao huyết áp, cholesterol cao, bệnh tiểu đưởng) dễ dẫn đến bệnh tim và phải đảm bảo là nhựng yếu tố này, nếu có, đều được kiểm soát tốt. Ngay cả khi bạn đã mắc phải bệnh tim, rủi ro bị nhựng biến chứng trong tượng lai cũng có thể đươc giảm bớt nhở vào thuốc men và một đời sống lành mạnh cho tim”

Sau hết bạn phải học thuộc các dầu hiệu của bệnh tim và phải nhớ là: ngay cả khi không chắc là bị lên cơn đau tim, bạn vẩn cần đi bác sĩ để kiểm tra lại. Thời gian là vàng! Hành động nhanh có thể cứu được mạng ngưởi—mà biết đâu ngưởi đó lại chẳng là bạn. Hãy gọi ngay cấp cứu 9-1-1, đửng để trễ quá năm phút. Gọi 9-1-1 là cách nhanh nhất để được cứu sống. Các nhân viên cấp cứu có thể bắt đầu chãy chữa ngay khi tới—có khi sớm h7n cả tiếng đồng hồ so với khi bệnh nhân được chở tới bệnh viện bẳng xe riêng




tải về 262.79 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương