Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội



tải về 0.79 Mb.
trang9/10
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích0.79 Mb.
#10407
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Ông Nguyễn Minh Cần: Lúc bấy giờ việc ký công hàm này người ta gởi cho Quốc vụ viện của TQ nhưng không công bố trên báo chí. Đó là chủ ý của người ta bởi vì họ cũng biết rằng công hàm này rất xúc phạm đến lòng dân. Đó là điều mà tôi muốn nói rõ. Mãi về sau này thì mới lộ ra công hàm đó. Khi đặt vấn đề đấu tranh để nói rõ rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam thì TQ mới công bố rằng chính trước đây dưới thời VNDCCH chính thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có công hàm như vậy rồi. Lúc bấy giờ người dân mới vỡ lẽ ra.

Điều thứ hai, theo tôi, lúc bấy giờ những người lãnh đạo Việt Nam từ ông Hồ Chí Minh cho đến thủ tướng và các cơ quan đảng và nhà nước cảm thấy rằng phải dựa vào TQ mới có thể giữ được chính quyền trước mắt cho VNDCCH. Và để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh Nam-Bắc thì phải dựa vào TQ cho nên mới có những sự nhân nhượng như vậy. Tôi không nghĩ rằng ông Hồ Chí Minh hay ông Phạm Văn Đồng hay những ông khác muốn bán nước, tôi không kết luận như vậy, nhưng hành động của họ như vậy tức là nhượng một phần chủ quyền của đất nước, của tổ quốc cho ngoại bang. Mà cái đó cũng là một tội không kém gì tội bán nước. Đó là sự nhân nhượng có tính chất cực kỳ nguy hiểm đối với tổ quốc.





ự thân giao lưu, hội nhập không phải là điều xấu. Trái lại việc đó còn cần thiết, rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên việc giao lưu, hội nhập nhằm mục đích gì, trong điều kiện nào, phương thức thực hiện ra sao là những khía cạnh cần trao đổi để làm sáng tỏ. Cách đặt vấn đề như thế hi vọng có thể dễ được mọi người chấp nhận.

Cùng một vấn đề nhưng có thể tách thành hai phần để dễ phân tích: giao lưu giữa các nhà văn và hội nhập văn học trong và ngoài nước. Hai vấn đề này không tách rời mà trộn lẫn, tác động lẫn nhau.

G
Giao lưu, hội nhập văn học Việt Nam trong và ngoài nước
25.1.2008

Tiêu Dao Bảo Cự


http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=12083&rb=0102
iao lưu ở đây theo cách tôi đặt vấn đề từ nhiều bài viết trước là những cuộc
“gặp gỡ văn nghệ tự do”. Tự do đương nhiên là… tự do, tùy thích. Trước hết văn nghệ sĩ vốn thích tự do và “đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu”. Đây là chuyện hiển nhiên trên toàn thế giới, từ đông sang tây, tự cổ chí kim. Và từ đó hình thành những xu hướng, trường phái, những nhóm hội, thi văn đoàn hay chỉ là để… chơi. Ở Việt Nam, từ xưa đã có những “văn đàn”, “thi xã”; thời tiền chiến có Tự lực Văn đoàn và một số nhóm khác đã đóng vai trò đặc biệt trong một giai đoạn văn học. Miền Nam trước 1975 có các nhóm Sáng Tạo, Ý Thức, Trình Bày, Việt - Đối Diện… quy tụ nhiều văn nghệ sĩ chung quanh các tạp chí văn học nghệ thuật, chính trị xã hội. Miền Bắc trước đây và cả nước hiện nay lại khác hẳn, chỉ có các hội của nhà nước. Văn nghệ sĩ tham gia các hội này vì gần như bắt buộc, không có chỗ nào khác để sinh hoạt, có một số quyền lợi nhất định, được nhà nước hỗ trợ nhưng lại không thể có lựa chọn riêng, không được tự do thể hiện quan điểm sáng tạo của mình nếu trái với đường lối chính sách. Mặt khác, những chuyện “đấu đá” phi văn nghệ nhằm tranh giành địa vị, quyền lợi trong các hội đã làm nhiều hội viên chán ngán.

Mấy năm gần đây, tình hình chung đã trở nên thông thoáng hơn, đặc biệt với sự phổ biến và tiện ích lớn lao của Internet, cũng như việc đi lại thuận lợi giữa trong và ngoài nước, không ít văn nghệ sĩ đã có thể công bố tác phẩm của mình, trao đổi với nhau trên mạng hay gặp gỡ trong đời thực. Một số người đã cảm thấy thoải mái trong chuyện này và không cần đặt ra thành vấn đề để hô hào hay tranh cãi. Tuy nhiên điều gọi là “gặp gỡ, hội nhập giữa các nhà văn trong và ngoài nước” không phải là vấn đề “không có thật” như có người nhận định. Nó vẫn là vấn đề và thực tế đối với đa số không dễ dàng. Có rất nhiều ngăn trở tự thân và ngoại lai làm người ta không thực hiện được.

Ngay từ cơ bản của cách đặt vấn đề đã là điều cần phải trao đổi. Không cần so sánh với tình hình xa xôi ở các nước khác, ở Việt Nam rõ ràng “thời Tự Đức” khác “thời Nông Đức Mạnh”. Và tôi không thể, không “nỡ” so sánh Tôn Thọ Tường – Phan Văn Trị với nhà văn trong nước – nhà văn hải ngoại như cách lý luận và dùng chữ của Trần Văn Tích (Ý kiến ngắn ngày 16/1/08). So sánh như thế khác nào bảo các nhà văn trong nước đều là kẻ bán nước và chỉ có nhà văn hải ngoại mới là người yêu nước. Ai có thể chấp nhận điều này? Dù đã từng đứng về hai phía trong cuộc chiến tranh, dù hiện nay kẻ ở trong guồng máy của chế độ, người ở nước ngoài, có thể nói tuyệt đại bộ phận các nhà văn bất kể trong hay ngoài nước đều là những người yêu nước. Điều khẳng định này không cần phải chứng minh. Không thể đem hận thù quốc – cộng trùm phủ lên mọi giá trị, xóa nhòa nhận thức đúng sai.

Hiện nay, ngoài các tạp chí mạng, còn có nhiều trang web và blog cá nhân của văn nghệ sĩ trong và ngoài nước. Ở đó, người ta mời gọi nhau, giới thiệu cho nhau, gặp gỡ giao lưu với nhau và đã tìm được ở nhau rất nhiều đồng cảm, hứng thú. Việc đó là cần hay không cần, nên hay không nên hô hào và nhân rộng?

Có người cho là không cần, vì tự họ đã làm. Điều đó quá tốt. Có người thích làm và cổ võ mọi người cùng làm. Nào có gì sai. Mỗi người làm theo cách của mình, đâu có gì mâu thuẫn để chống đối hay khích bác nhau. Hơn nữa, mục tiêu lại gần như đồng nhất. Gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ, đối thoại, tranh luận nhất định sẽ làm người ta hiểu thêm, thông cảm nhau, đi đến đồng thuận, kết tình thân, chung sức cho tương lai. Lẽ nào những điều này là vô ích? Lẽ nào lại không“được”gì?

Hội nhập văn học Việt Nam trong và ngoài nước nhất định là cần thiết. Văn học Việt Nam bao gồm toàn bộ tác phẩm văn học của người Việt Nam bằng tiếng Việt, bất kể ở đâu, trong hay ngoài nước, bất kể thời đại nào, ngay cả những sáng tác viết bằng chữ Hán ngày xưa, do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của dân tộc, đã được đương nhiên thừa nhận. Trên nguyên tắc, đồng thời cũng là nguyện vọng chính đáng của người đọc, người Việt Nam có quyền đọc bất cứ tác phẩm nào trong nền văn học Việt Nam.

Thế nhưng hiện nay người trong nước không được đọc hầu hết tác phẩm văn học của miền Nam trước 1975 và của hải ngoại. Ngược lại, ở hải ngoại, mấy ai được đọc tác phẩm của tác giả trong nước. Đó là một sự thiếu sót, phi lý, què quặt. Làm sao sách dịch của các tác giả nước ngoài tràn ngập mà sách của người Việt lại bị cấm? Nếu văn chương là tâm tình, là suy tưởng, là cảnh đời, là hoài niệm mang chứa diện mạo và nội tâm của con người, nhưng cùng là người Việt đồng bào, không đọc nhau làm sao hiểu được nhau, nói chi đến hòa giải hòa hợp. Chưa kể do đặc điểm của lịch sử trong giai đoạn đất nước phân ly, còn biết bao điều trong nội dung các tác phẩm này cần được nhìn nhận lại, trong bao dung và tỉnh thức. Chế độ này có thể ngăn cấm trong một thời kỳ nào đó nhưng chế độ nào cũng sẽ thay đổi, mất đi và văn học, dân tộc sẽ mãi trường tồn.

Dĩ nhiên ai cũng biết rằng có tình trạng trên trong văn học cũng như những ngăn trở trong vấn đề hòa giải hòa hợp dân tộc có cốt lõi nguyên nhân nằm ở chỗ khác. Nói rõ ra đó là do đường lối chính sách của Đảng và nhà nước hiện nay, và cả sự chi phối của một số người có ảnh hưởng trong “Cộng đồng người Việt Tự do” “chống văn hóa vận cộng sản” như có người đã phân tích (Ý kiến ngắn của Phạm Quang Tuấn ngày 11/1/08). Trong khi chưa thay đổi được đường lối chính sách và sự chi phối đó chẳng lẽ không còn con đường nào khác để thoát ra tình trạng què quặt, phi lý nói trên?

Vẫn dưới chế độ toàn trị nhưng trong 30 năm qua, có hai sự kiện lớn làm thay đổi tình hình đất nước, đó là việc khoán trong nông nghiệp và sự thắng thế của kinh tế thị trường. Hai sự kiện này đã giúp đưa đất nước ra khỏi nạn đói và sự suy thoái bên bờ vực thẳm, khơi dậy tiềm lực của nhân dân và từng bước hội nhập vào thế giới. Kết quả này, Đảng Cộng sản nói nhờ Đảng lãnh đạo đổi mới nhưng thực tiễn là do chính nhân dân xé rào, chống lại các chủ trương giáo điều, duy ý chí của Đảng, buộc Đảng phải đi theo thực tiễn, ý chí và trí tuệ của nhân dân. Việc giao lưu, hội nhập văn học nằm trong ý nghĩa đó. Bằng mọi cách sáng tạo của mình, các nhà văn và người đọc hoàn toàn có thể “xé rào” để hội nhập văn học trong và ngoài nước, góp phần vào việc hòa giải hòa hợp dân tộc, dân chủ hóa đất nước. Làm được như thế, chúng ta sẽ “được” rất nhiều, cho nhà văn và cho nhân dân mà không cần ai “phát vé” (chữ dùng của Trần Trọng Hoàng Bách). Trong tinh thần tự do, “xé rào” này, ai đâu muốn vào nhà hát, hội trường nào mà cần đến vé.

Không phải chỉ cần giao lưu, hội nhập trong văn học mà trên tất cả mọi lãnh vực. Chúng ta nói đến văn học ở đây vì chúng ta là những người cầm bút và vì văn học nghệ thuật là lãnh vực nhạy cảm nhất, dễ có hiệu quả nhanh nhất, trong việc tiến đến hòa giải hòa hợp của toàn dân tộc.

Nghe nói đến “hòa giải hòa hợp”, “giao lưu, hội nhập trong ngoài”, một số người chỉ coi đó là chiêu bài của cộng sản. Đúng là đã có những chiêu bài lừa bịp nhưng không phải tất cả đều là chiêu bài và tất cả đều là độc quyền của người cộng sản. Qua kinh nghiệm lịch sử, cho đến nay, người dân đã có thể phân biệt cái gì đúng, cái gì giả và cần làm gì để cho cái đúng được thực hiện.

Trên lãnh vực chính trị, hiện nay vẫn còn những người “chống cộng đến cùng”, “không đội trời chung với cộng sản”, thậm chí “thề tiêu diệt đến người cộng sản cuối cùng”. Nhưng nếu lật đổ cộng sản không được, không muốn hòa giải hòa hợp với người cộng sản, những người chống cộng này sẽ nuôi dưỡng lòng thù hận cho đến hết đời. Trong kinh nghiệm thất bại của mình, họ còn mặc cảm sợ bị “sập bẫy cộng sản” đối với những chiêu bài hòa giải hòa hợp. Đó là nhận thức, lựa chọn của một số người, có lý do và là quyền của họ,



không ai can thiệp được nếu họ không tự nhìn nhận ra vấn đề.

Có quan niệm cho rằng việc ứng xử của con người nói chung và văn nghệ sĩ nói riêng trước hoàn cảnh lịch sử cần tuân theo một số nguyên tắc phổ quát, nhưng nguyên tắc là do con người đặt ra, lựa chọn, có thể thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh, con người…, chứ không phải bất di bất dịch. Rõ ràng châu Âu không phải là Việt Nam, thời Tự Đức khác hẳn với thời đại hiện nay, một tình hình chưa hề có tiền lệ trong lịch sử. Chân lý cũng rất tương đối. Chỉ có thực tiễn kiểm nghiệm chân lý chứ không ai có thể tự mình tuyên bố chân lý.

Có người nói nguyên tắc là khi đã ra đi “tị nạn” thì không thể trở về khi “nạn” vẫn còn. Một nguyên tắc quá đơn giản, không đáp ứng được những nhận thức đa dạng về thực tiễn lịch sử phức tạp hiện tại. Đối với đại đa số người Việt, dù hiện nay những người cộng sản đang cầm quyền, nhưng đất nước này không phải là của riêng những người cộng sản và mọi người cần làm những gì có thể làm được để dân chủ hóa đất nước, làm cho nhân dân bớt khổ, cho đất nước ngày thêm phát triển, hùng mạnh. Riêng đối với tôi, và một số người khác trong nước, có lúc đã có tâm trạng là kẻ lưu vong ngay trên chính đất nước mình (Hà Sĩ Phu và tôi đã từng nói ra điều này trong các bài viết của mình), nhưng không phải vì thế mà buông xuôi tất cả hay tìm cách bỏ nước ra đi. Những người vượt biên tỵ nạn cộng sản sau năm 1975 ở trong hoàn cảnh khác, nhưng cho đến nay, nhiều người trong số họ vẫn về nước thăm gia đình, đi du lịch, làm công tác từ thiện…, không ít người muốn trở về sống hẳn và chết trên quê hương mình. Những việc làm và ước nguyện đó có gì sai trái, “sai nguyên tắc”? Ngược lại, chính những việc làm đó đã góp phần từng bước vào việc hòa giải hòa hợp dân tộc, đi đến “giải nạn”.

Mỗi người sống theo nguyên tắc của mình nhưng không nên, không thể áp đặt, buộc người khác phải làm theo, dù chỉ trên lý luận. Chỉ có những chế độ độc tài toàn trị làm như thế. Và rõ ràng điều đó chẳng hay ho gì.



“Đáy địa ngục được lót bằng những thiện chí tốt đẹp”. Nhiều trường hợp đã là như thế, nhưng nếu không có thiện chí, bao dung, chia sẻ và yêu thương, cả thế giới này chắc chắn đã trở thành địa ngục.

Chỉ tranh cãi trên câu chữ, bắt bẻ tiểu tiết, cuộc tranh luận sẽ bất tận và không có kết quả gì nên tôi nghĩ, tốt hơn để cho cuộc sống trả lời.

Hầu như mọi người cầm bút đều biết và hiểu giá trị của câu nói nổi tiếng: “Mọi lý thuyết đều là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”.

Đà Lạt 24/1/2008

© 2008 talawas





Tiêu Dao Bảo Cự

Hiện nay, ngoài các tạp chí mạng, còn có nhiều trang web và blog cá nhân của văn nghệ sĩ trong và ngoài nước. Ở đó, người ta mời gọi nhau, giới thiệu cho nhau, gặp gỡ giao lưu với nhau và đã tìm được ở nhau rất nhiều đồng cảm, hứng thú. Việc đó là cần hay không cần, nên hay không nên hô hào và nhân rộng?

Có người cho là không cần, vì tự họ đã làm. Điều đó quá tốt. Có người thích làm và cổ võ mọi người cùng làm. Nào có gì sai. Mỗi người làm theo cách của mình, đâu có gì mâu thuẫn để chống đối hay khích bác nhau. Hơn nữa, mục tiêu lại gần như đồng nhất. Gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ, đối thoại, tranh luận nhất định sẽ làm người ta hiểu thêm, thông cảm nhau, đi đến đồng thuận, kết tình thân, chung sức cho tương lai. Lẽ nào những điều này là vô ích? Lẽ nào lại không“được”gì?

Hội nhập văn học Việt Nam trong và ngoài nước nhất định là cần thiết. Văn học Việt Nam bao gồm toàn bộ tác phẩm văn học của người Việt Nam bằng tiếng Việt, bất kể ở đâu, trong hay ngoài nước, bất kể thời đại nào, ngay cả những sáng tác viết bằng chữ Hán ngày xưa, do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của dân tộc, đã được đương nhiên thừa nhận. Trên nguyên tắc, đồng thời cũng là nguyện vọng chính đáng của người đọc, người Việt Nam có quyền đọc bất cứ tác phẩm nào trong nền văn học Việt Nam






THƯ CÁC NHÀ GIÁO VIỆT NAM ỦNG HỘ CÁC CUỘC TUẦN HÀNH, BIỂU TÌNH YÊU NƯỚC CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN



Các em học sinh, sinh viên thân mến,
Những ngày tháng vừa qua , xã hội Việt nam đã có bước đổi thay rất lớn , mang một tính chất bước ngoặt cho việc xây dựng xã hội dân sự cho nước ta. Học sinh, sinh viên đã dũng cảm bước qua được cái rào cản của sự dè dặt, thiếu tự tin để cùng nhau xuống đường tuần hành biểu tình chống sự bành trướng, xâm lấn, cướp đất đai nước ta trong những ngày 9/12 và 16/12/2007.
Hành vi của Quốc vụ viện Trung quốc trong ngày 2/12/2007 ra quyết định thành lập đơn vị hành chính Tam sa bao gồm cả hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa của nước ta là một hành động để mở đường cho việc thôn tính toàn bộ khu vực Biển đông, thềm lục địa và hai quần đảo này của nước ta một cách trắng trợn, bất chấp các công ước Quốc tế cũng như bằng chứng lịch sử về lãnh thổ bất khả xâm phạm của Việt nam ta.
Quần đảo Hoàng sa của nước ta bị Trung quốc dùng vũ lực chiếm đoạt ngày 19/1/1974 đến nay chúng ta vẫn chưa đòi lại được, thì nay chúng lại tiếp tục leo thang mức độ cao hơn để nhằm một lần nữa xâm lược đất đai của Tổ tiên chúng ta để lại. Chính phủ nước ta đã hàng trăm lần tuyên bố về chủ quyền không thể chối cãi của ta với các quần đảo này, nhưng vẫn còn rất yếu ớt và thụ động. Với sức trẻ, lòng yêu nước tột cùng và nhiệt huyết đấu tranh vì toàn vẹn lãnh thổ của toàn thể học sinh, sinh viên đã một phần nào làm cho chính phủ các cơ quan chính quyền nước ta phần nào cứng rắn lên nhiều như UBND Đà nẵng cũng đã ra nghị quyết, các cơ quan chính quyền cũng đã chuẩn bị hồ sơ để đưa ra Liên hiệp quốc giải quyết sự việc này….
Để thúc đẩy hơn nữa phong trào đấu tranh đòi Trung quốc hủy bỏ quyết định Tam sa và trả lại Hoàng sa cho nước ta, các em học sinh, sinh viên đã cùng mọi tầng lớp người dân trong nước đã quyết định đúng đắn là sẽ tuần hành, biểu tình trong ngày 19/1/2008 và những lần tiếp theo nữa để chứng tỏ lòng yêu nước và gây áp lực để đòi đất đai cho đất nước. Là những nhà giáo đã và đang cống hiến sức lực, trí tuệ cho nền giáo dục nước nhà , chúng tôi hoàn toàn ủng hộ những quyết định trên của tất cả các em , những việc làm đó hoàn toàn là hợp Hiến, hợp pháp…và với những suy nghĩ đạt đến độ chín như các em hiện nay thì việc nhận rõ việc biểu tình, tuần hành một cách ôn hòa là hành động đứng bên cạnh chính phủ, đứng bên cạnh nhân dân để giải quyết công việc chung của Tổ quốc. Vừa qua có một số văn bản, công văn của một vài trường đại học, hay của bộ đại học…gửi đến các em nhằm mục đích ngăn cản sự cống hiến công sức, trí tuệ của lớp trẻ cho đất nước, nhưng như các em biết đấy, các văn bản này hoàn toàn không phải là văn bản quy phạm pháp luật , không thể dùng các văn bản này để cấm đoán các quyền cơ bản của con người đã được quy định trong hiến pháp và các tuyên ngôn về nhân quyền mà nước ta đã ký kết. Tuy nhiên các em cũng nên thông cảm với những người thầy đã ra những văn bản trên bởi vì những đồng nghiệp đấy của chúng tôi không phải là không yêu nước, nhưng vì các thầy ấy không phải là nhà giáo đơn thuần để toàn tâm toàn ý vào việc truyền đạt tri thức, lẽ sống…cho các em mà các thầy ấy còn là những người làm chính trị độc quyền nên dù sao chăng nữa các thầy ấy cũng bị các áp lực từ phía khác nữa mà bắt buộc phải tuân theo.
Dù sao chăng nữa, chúng tôi vẫn hoàn toàn ủng hộ các em và thật tự hào khi được sát vai hòa cùng tuổi trẻ yêu nước trong các cuộc tuần hành, biểu tình sắp tới.
Rất cám ơn các em, hành động của các em đã làm cho chúng tôi trẻ lại và chúng tôi hy vọng tràn trề vào một thế hệ mới – những chủ nhân tương lai của đất nước vừa giỏi chuyên môn vừa có trách nhiệm với giang sơn gấm vóc, trách nhiệm với tương lai tiến lên phía trước của dân tộc ta.
Hà nội, ngày 15/1/2008.



Trong Số Này:

Trước Thềm Xuân Mậu Tý ... Nhà Văn Hoàng Tiến

Trang 02
Phỏng Vấn Luật Sư Trần Lâm … Phạm Đình Minh

Trang 05
Đối Thoại Giữa Sỹ Hoàng Và Phạm Thế Duyệt … Diễn Đàn Internet

Trang 12
Tôi Yêu Tổ Quốc Tôi Mà Tôi Bị Bắt … Thơ Trần Mạnh Hảo

Trang 18
Phỏng Vấn Nguyễn Khắc Toàn … Việt Luận

Trang 19
20 Sự Kiện Nổi Bật … Nhóm Phóng Viên Dân Chủ

Trang 24
Tâm Thư Đầu Năm Mậy Tý … Hoàng Minh Chính

Trang 39
Luận Cứ Của Luật Sư Trần Lâm … Ls. Trần Lâm

Trang 47
Đơn Khiếu Nại … 3 Luật Sư Dũng, Nghiêm và Định

Trang 50
Phỏng Vấn Thân Mẫu Ls. Lê Thị Công Nhân … Nguyễn Nam Phong

Trang 52
Tòa Án Phúc Thẩm Tối Cao … Tràng An - VN

Trang 58
Giao Lưu Hội Nhập … Tiêu Dao Bảo Cự

Trang 61
Thư Các Nhà Giáo Việt Nam … Các Nhà Giáo

Trang 64
Phỏng Vấn Nhà Báo Nguyễn Minh Cần … Quang Dũng (TNPHVN)

Trang 66
Phỏng Vấn TGM Ngô Quang Kiệt … J.B. Nguyễn Hữu Vinh

Trang 70



Q

TIẾNG NÓI PHỤC HƯNG VIỆT NAM phỏng vấn Nhà báo NGUYỄN MINH CẦN

"Nhân vụ Hoàng Sa - Trường Sa,

cần kết hợp tinh thần dân tộc và tinh thần yêu chuộng dân chủ tự do"
Lời giới thiệu: Ngày 2/12/2007, Trung Cộng hợp thức hóa việc lấn chiếm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa bằng cách thành lập huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam để quản trị các quần đảo này. Trước hành động ngang ngược này, nhà cầm quyền CSVN chỉ phản đối lấy lệ. Sự kiện này đã gây một làn sóng phẫn nộ tại Việt Nam cũng như trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Để tìm hiểu về ý nghĩa và hậu quả của biến cố quan trọng này, TIẾNG NÓI PHỤC HƯNG VIỆT NAM đã phỏng vấn nhà báo Nguyễn Minh Cần, một người tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền trong nhiều thập niên qua. Ông Nguyễn Minh Cần từng giữ nhiệm vụ phó chủ tịch Ủy ban Hành chánh thành phố Hà Nội nhưng đã ly khai đảng CSVN từ đầu thập niên 1960 và hiện đang cư ngụ tại Mạc Tư Khoa, Liên bang Nga.  Sau đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn do ĐPV QUANG DŨNG thực hiện và được phát trong chương trình TNPHVN 10 giờ tối (giờ Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ) ngày Thứ Năm, 3 tháng 1, 2007.

uang Dũng (QD):
Quang Dũng xin chào ông Nguyễn Minh Cần. Thưa ông, theo ông thì qua những diễn biến xung quanh vụ Hoàng Sa và Trường Sa đâu là ý nghĩa mà chúng ta đáng chú ý nhất?

Ông Nguyễn Minh Cần (NMC): Vâng, tôi xin nói rõ là vụ xảy ra vừa qua xung quanh vấn đề Trường Sa và Hoàng Sa cho chúng ta thấy mấy điều như thế này.

Thứ nhất là mưu đồ xâm lược của những người cầm quyền TQ hiện nay là rất thâm độc, trắng trợn và xấc xược đối với Việt Nam ta qua sự việc Quốc vụ viện của TQ đã phê chuẩn vào ngày 2/12/2007 việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện gọi là Tam Sa thuộc tình Hải Nam để quản trị các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thực ra các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vốn là của đất nước Việt Nam từ lâu đời. Thế mà ngay cả dưới chính quyền của những người cộng sản Việt Nam hồi những năm 50, Trung Quốc mặc dù lúc bấy giờ có quan hệ gọi là hữu nghị với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) và đảng CSVN dưới tên Đảng Lao Động Việt Nam. Mặc dù có quan hệ hữu nghị như vậy nhưng ngay từ đó họ đã âm mưu để xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta. Chắc là đồng bào Việt Nam chúng ta không quên là hồi tháng 6/1956 dưới thời ông Hồ Chí Minh là chủ tịch đảng CSVN đồng thời là chủ tịch nước Việt Nam, thì thứ trưởng Bộ ngoại giao của VNDCCH là Ung Văn Khiêm đã tuyên bố công nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về lãnh thổ của TQ. Và đặc biệt là ngày 14/9/1958 cũng dưới thời ông HCM, thủ tướng Phạm Văn Đồng của nước VNDCCH đã gửi một công hàm chính thức cho thủ tướng của TQ là Chu Ân Lai trong đó công nhận phạm vi lãnh hải của TQ, do vậy gián tiếp công nhận chủ quyền của TQ trong vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chúng ta thấy rằng ngay dưới thời VNDCCH mà TQ tự coi mình là bạn của VNDCCH cũng đã có những hành vi, âm mưu để lấn chiếm các quần đảo của chúng ta. Và như quý vị đã biết là hồi năm 1974 khi đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang còn ở dưới quyền của Việt Nam Cộng Hòa thì quân đội của TQ cộng sản đã được đưa đến để tấn công đánh chiếm Hoàng Sa. Và quân đội của VNCH đã anh dũng kháng cự lại nhưng vô vọng là vì quân lực của hai bên quá chênh lệch. Trong lúc đó thì những người lãnh đạo của VNDCCH im hơi lặng tiếng trước hành động xâm lược của TQ. Và sau khi Việt Nam được thống nhất thì chúng ta thấy hành động của TQ càng ngày càng trắng trợn hơn. Như vụ đánh chiếm lấy một số đảo ở Trường Sa cũng chính dưới thời gọi là CHXHCNVN. Rồi những vụ bắn giết các ngư dân gần đây thì cũng dưới thời kỳ mà TQ và đảng CSTQ và đảng CSVN tuyên bố với nhau là hữu nghị, thân hữu, vv… Ta thấy hành động của họ trắng trợn, xấc xược vô cùng.

Một nhận xét thứ hai là hành động xâm lược sẽ không dừng lại ở đó đâu mà nó sẽ tiếp diễn nữa. Và âm mưu lâu dài của TQ là làm thế nào thống trị Việt Nam. Điều đó để mở đường cho họ tiến chiếm Đông Nam Á. Đó là mục tiêu trước mắt của họ để họ giành chủ quyền toàn bộ biển Đông.

Nhận xét thứ ba mà tôi thấy qua vụ việc vừa qua, điều rất đáng buồn là trước những hành động trắng trợn như vậy thì những người cầm quyền Việt Nam -kể cả những người cầm quyền VNDCCH trước đây cho đến những người cầm quyền CHXHCNVN bây giờ - đã có thái độ nhu nhược, nhân nhượng quá đáng. Chúng ta đã biết hiệp định phân định biên giới và lãnh hải ký hồi những năm 1999 và 2000 các nhà cầm quyền nước ta đã nhường một phần lãnh thổ và một diện tích lớn của lãnh hải nước ta cho TQ. Nhiều người gọi thái độ đó là thái độ dâng một phần đất nước của chúng ta cho TQ. Theo tôi, nhận định đó không phải là quá đáng. Chính những nhân nhượng dưới thời ông HCM với những tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng, với thái độ của các ông này trước cuộc xâm lăng Hoàng Sa và cũng như thái độ của các vị Tổng bí thư sau này như Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh trước sức ép của TQ và trước vụ Tam Sa vừa qua thì ta thấy rằng Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nước im hơi lặng tiếng. Trong lúc đó đồng bào của chúng ta phẫn nộ, sinh viên, trí thức, các nhà báo cũng phẫn nộ đấu tranh. Những cuộc biểu tình vừa qua nhất là cuộc biểu tình ngày 9/12 cho chúng ta thấy lòng dân phẫn uất như thế nào trước hành động láo xược của TQ và đồng thời họ cảm thấy nhục nhã như thế nào trước thái độ đê hèn của những người lãnh đạo Việt Nam. Đó là điều đập vô mắt tất cả mọi người, đập vô mắt các nhà quan sát trên thế giới.

Hơn nữa, những cuộc biểu tình tiếp tục về sau này chẳng hạn như cuộc biểu tình ngày 23/12 vừa qua lại là cuộc biểu tình bị những người cầm quyền VN đàn áp. Người dân phẫn nộ trước hành động xâm lăng của nước ngoài, phẫn nộ vì công an của đảng cộng sản Việt Nam ngăn cản, đàn áp và thậm chí có những vụ bắt bớ, cách chức tổng biên tập báo đã cổ vũ cho cuộc đấu tranh đó.

Còn gì để có thể nói về thái độ của những người cầm quyền Việt Nam nữa. Đấy là một thái độ có tính cách đầu hàng, có tính cách chống lại nhân dân – những người dân cương quyết bảo vệ Tổ Quốc chính lại là những đối tượng đấu tranh của họ. Ở đây chúng ta thấy rằng những người lãnh đạo Việt Nam bây giờ lại sợ phong trào của dân chúng hơn là sợ việc mất nước của chúng ta. Đấy là điều mà tôi thấy là chúng ta cần phải rút ra, để thấy rằng những người lãnh đạo Việt Nam hiện nay - những người cộng sản nắm toàn trị đất nước - họ đã quay lưng lại với dân tộc, với những người đấu tranh để bảo vệ chủ quyền của nước ta.

Cho nên chính lúc này bà con chúng ta nhắc lại bài hát mà hồi trước cách mạng Tháng 8 nhiều sinh viên đã hát, là bài hát về Hội nghị Diên Hồng: ‘Toàn dân nghe chăng, Sơn Hà nguy biến…’ Chính giờ đây mọi người trí thức, mọi người tâm huyết đối với Tổ Quốc cần phải nghĩ rằng Sơn Hà đang nguy biến thật. Cần nghĩ như vậy, nói thế không quá đáng đâu. Vừa qua, để giảm bớt tinh thần căm tức của dân cho nên người ta tung ra một tin là ở tỉnh Nam Hải của TQ loan báo rằng không có chuyện thành lập thành phố hành chính Tam Sa đâu. Có tờ báo trong nước đã đưa tin và nói đó là công lao đấu tranh của chính phủ, của đảng, của nhà nước chúng ta. Nhưng xin thưa rằng đấy là một sự lừa bịp. Địa phương tỉnh Nam Hải không thể đưa ra một quyết định nào trong lúc Quốc vụ viện của TQ đã có quyết định phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chánh vào ngày 2/12/2007. Cho nên họ đưa ra một cái tin như vậy là chính để xoa dịu tinh thần căm phẫn của nhân dân Việt Nam chúng ta.


Каталог: TapSan
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> MỘt vài thông tin nhân sự kiện gs ngô BẢo châU ĐẠt giải thưỞng fields 2010 Huỳnh Tấn Châu Trường thpt chuyên Lương Văn Chánh
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội

tải về 0.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương