Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội



tải về 0.79 Mb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích0.79 Mb.
#10407
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Ls Trần Lâm: Kính chào các bạn và chúc các bạn mọi sự đều như ý





Ls Trần Lâm: 16 chữ vàng là 2 ông TQ và Việt Nam nhất trí với nhau là sự quan hệ giữa hai nước là chúng ta thực hiện theo 16 chữ vàng là của ông Hồ Cẩm Đào nêu ra là tình hữu nghị anh em, đối tác thân thiện… tôi mà nhớ cái đó làm gì. 16 chữ vàng mà lại đánh nhau tùm lum mà vàng bạc cái gì.




Toàn văn phần đối thoại giữa  Sỹ Hoàng và Ông Phạm Thế Duyệt





Buổi nói chuyện giữa Ông Sỹ Hoàng và Ông Phạm Thế Duyệt đã đượcđưa lên các diễn đàn và các trang web từ nhiếu tuần nay trong bối cảnh :



  • Đảng CSVN đang im lặng trong việc đối phó với Trung Quốc

  • Ông Phạm Thế Duyệt vừa rời vị tri chủ tịch Mặt Trận

  • Ông Tổng Biên Tập Báo Đại Đoàn Kết, tờ báo cuả Mặt Trận Tổ , vừa gởi thư công khai phản đối quyết đinh cuả ban Tuyên giáo trung ương

  • Phong trào thanh niên sinh viên VN và đồng bao hải ngoại liên tục phản đối Trung quốc cũng như tố cáo nhà nước VN và đảng CSVN đã hành xử bất thường nhưmột âm mưu nhượng đất nhượng biển cho Trung quốc

Phải chăng nhà nước và đảng CSVN muốn giải thích những điều họ đã , đang và sẽ làm ?



Sỹ Hoàng: Tôi muốn hỏi thăm tình hình trong nước từ khi bộ ngoại giao Trung Quốc tuyên bố thành lập huyện đảo Tam Sa thì các anh trong nước có quyết định gì chưa thưa anh ?

Phạm Thế Duyệt: Vấn đề đó thì ta đều có chủ trương cả, thái độ của mình phải rõ ràng trong chủ quyền quốc gia, cái đó là làm việc ngoại giao thẳng thắng với Trung Quốc thôi!

Sỹ Hoàng: Anh theo dõi bên trung ương đảng thì sau khi quan hệ ngoại giao, nói chuyện với họ thì thái độ của họ như thế nào cho tới ngày hôm nay, thưa anh?

Phạm Thế Duyệt: Cái đó về kỹ lưỡng thì tôi cũng chưa đươc. thông tin nhưng vấn đề đó là vấn đề lâu dài chớ không phải đơn giản đâu, đó không phải là chuyện được, thua ngay được đâu, ta mềm rồi rắn cũng tỏ thái độ đúng mức của nó chớ không phải là mình nhân nhượng một cách vô nguyên tắc đâu, các bác yên tâm

Sỹ Hoàng: Tôi cũng có hỏi thăm là vấn đề không đơn giãn giống như anh nói, có nghĩa là kế hoạch xâm chiếm mấy khu vực lãnh hải và thềm lục địa mình thì TQ họ đã từ lâu rồi nhưng mà bây giờ họ công khai xác nhập 2 quần đảo này thuộc 1 hải đảo là Hải Nam rồi tôi mới theo dõi cuộn phim tài liệu của cơ quan tình báo Mỹ họ chụp khi lữ đoàn 164 được xác nhập cho lực lượng hạm đội Hải Nam đổ lên Trưòng Sa tôi có nghe tin hải quân Việt Nam cũng vừa ra thì bị nó bắn cho mấy phát rồi mình bỏ mình chạy thì tôi không biết rằng quân đội chỗ anh Hiến không biết ảnh có bảo vệ bờ biến và vùng hải đảo như thế nào? Anh có nghe tin trung ương đảng họp về vấn đề mình sẽ làm gì trong vấn đề phạm vi của mình trong lúc này có được hay không anh?

Phạm Thế Duyệt: Cái đó thì tôi chưa có thông tin gì mới nhưng bác cứ yên tâm, vấn đề đó có nguyên tắc rồi, đụng đến chủ quyền là không thể đươc. với nhau rồi, làm gì có chuyện đơn giản thế được, còn vấn đề xử sự thế nào thì ....

Sỹ Hoàng: Tôi hiểu ý của anh nhưng mà nếu mà mình cứ đàm phán với nó mà họ không chấp nhận cái nguyên tắc phân chia và tôn trọng chủ quyền thì mình sẽ có thái độ như thế nào anh? Tại gì tôi đang nghĩ tới việc phải trình với Liên Hiệp Quốc về việc này để cho các nước trong khu vực đang thượng nghị thì anh có đồng ý việc này hay không?

Phạm Thế Duyệt: Tôi cũng chưa dám nghĩ như thế đâu, vấn đề ở đây không phải đồng tình hay không đồng tình, mà vấn đề đó đối nội, đối ngoại phải đa dụng, mục tiêu phải đạt được điều kiện nhất định mà mình phải là chính chớ không phải ngoài giúp gì mình giải quyết cái đó một cách đơn giản đâu, tôi thì quan niệm như vậy. LHQ muốn can thiệp nọ kia cũng không dễ gì, không phải nó bênh vực mình cách đơn giản đâu. LHQ là ai thì bác biết rồi, cho nên là đừng có hy vọng ở ngoài mà thái độ của mình tỏ chính kiến kiên quyết.

Tôi đã ra Trường Sa rồi, tất cả các biển đảo mình vẫn giữ hết, nói gì thì nói chớ đâu phải dễ



Sỹ Hoàng: Tôi cũng có theo dõi và có trao đổi với một số các nước tranh chấp như Gana, rồi Austra, rồi Nhựt Bản cũng đang tranh chấp ba hòn đảo trên vùng cosia, vùng mà 14/8/1945 hồng quân Liên sô đóng thì bây giờ Nga sô cũng nhờ sự trao đổi công khai trước LHQ mà bây giờ Nga sô họ cữ ông ....... tới Nhật Bản để thảo thuận. Tại sao mình không đưa vấn đề này ra LHQ vì anh biết là Đông Timor và Indonesia mới đây cũng tranh chấp rồi bây giờ LHQ cũng lập ban tham vấn và họ đã cử một ban giám sát về quy hoạch thì cái này mình làm được lắm chứ anh?

Phạm Thế Duyệt: Cái đó thì mình không phải là không làm được nhưng tôi nghĩ là bước đi thôi chớ giải pháp cụ thể chỉ đạo bây giờ thì bác biết tôi không tham gia công việc trực tiếp của trung ương nên không biết hết ý định chỉ đạo trong bước đi như thế nào ? Vấn đề đó thuộc nguyên tắc tôi yên tâm vấn đề nhà nước mình tỏ rõ thái độ rành mạch chớ không có chuyện nhân nhượng hay chuyện gì từ thiện đâu, các bác cứ yên tâm. Bên ngoài bây giờ có nhiều cái cũng hết sức cẩn thận, mình làm việc gì cũng vững vàng, chắc chắn chớ không để bị lợi dụng rồi nó phức tạp

Sỹ Hoàng: Tôi cũng hỏi thăm và theo dõi tình hình thì các em sinh viên bây giờ các trường theo anh thấy việc xuống đường trước tòa đại sứ và tổng lãnh sự thì theo anh có đồng ý hay không?

Phạm Thế Duyệt: Cái đó thì tôi không nghĩ điều hay nhất đâu, thái độ thì tưởng là hăng hái, cương quyết nhưng mình biết biểu tình thì người ta cũng biết biểu tình chứ!, có phải mình mình đâu, bác biết rồi việc ngay bên cạnh có phải đâu bằng lý lẽ đấu tranh rồi bằng thực lực của mình giữ gìn biên cương cho tốt, cái đó là chính để tỏ thái độ cho thế giới bênh vực, tỏ thái độ ủng hội chính nghĩa của mình, cái đó trước hết phải làm cái đó đã chớ còn nếu mình đụng chạm đến nhau thì chuyện Việt Nam đã có bài học rồi, Mỹ còn chả ớn chớ chuyện gì, tôi nói gì các bác cũng khó có thể thông cảm hết được vì tôi cũng không có điều kiện, có hỏi gì thì hỏi trực tiếp mấy anh bên ngoại giao đó

Sỹ Hoàng: Bên ngoại giao tôi có nói chuyện với mấy ảnh rồi và mấy ảnh nói là tình hình bây giờ cũng khó mà sao tôi hỏi ai cũng khó, tôi hỏi anh Trần Đình Đàn đang làm ở quốc hội thì ảnh cũng nói "khó lắm bác ơi!", bây giờ tôi nói ai cũng khó thì bây giờ tôi thích nói chuyện với anh vì anh nói chuyện điềm đạm, nói chuyện cũng ba phải một chút có nghĩa là ..., thôi thì mình cũng chịu nó đi nhưng mà thế này: tôi thấy việc sinh viên biểu tình, tôi coi các đoạn video thấy công an dùng dùi cui, rồi bắt bớ như vậy sao tôi thấy không có được anh ạ!

Phạm Thế Duyệt: Nghe thì có vẻ thế nhưng thực tế các bác cũng hiểu cho vấn đề phải cẩn thận, các thế lực chống đối tìm mọi cách đẩy vấn đề mâu thuẩn, việc này, việc kia không đáng nói lên thì đó là bước đi mà, chớ còn ta có lúc biểu tình bao nhiêu vạn người chớ đâu không biết biểu tình nhưng biểu tình để được cái gì và sẽ đạt như thế nào thì chuyện ấy đều phải tính toán cả, tôi nghĩ bác cứ tin tưởng sự chỉ đạo của trung ương, riêng tôi thì thấy vấn đề gì cũng trao đỗi tham gia nhưng tôi tin chuyện ....

Sỹ Hoàng: Tôi biết vai trò của anh rất quan trọng trong lúc này bởi vì anh là người nối tiếp giữa dân với đảng mà anh là người hiện nay có uy tín, có nhiều tổ chức quốc tế và tổ chức trong nước anh đều có mặt cho nên tôi theo dõi hết nên tôi nói chuyện với mấy anh kia thì mấy gải đầu, gải taì

Tôi có gởi thư cho Nguyễn Tấn Dũng trình bày những trường hợp đàn áp sinh viên ở Hà Nội và Sài Gòn đến bây giờ mấy ảnh chưa lên tiếng một cách công khai là mình ủng hộ dân mình hay ủng hộ TQ, tôi rất bực mình chuyện đó nhưng ....



Phạm Thế Duyệt: Dứt khoát ủng hộ dân mình chứ ủng hô TQ sao được, TQ đương có cái sai sao lại ủng hộ TQ. Tôi nói với bác có việc gì đó đảng khuyên ta nên êm chớ nói là đàn áp thì quá đáng đi thì cái đó cũng phải chú ý, bên ngoài sẽ tìm mọi cách nó kích trong lúc chưa cần thiết mà dẫn tới việc không hay thì bất lợi ..trong vấn đề quan hệ. Không có việc gì mình ớn ai cả, bao nhiêu kẻ thù của mình đều đánh thắng cả chớ đâu phải mình yếu mà mình cứ chịu đâu. Tôi là người đã đi hết cả quần đảo Trường Sa các thứ thì tôi yên tâm là chỗ anh em mình có ‘một tất không ly, một ly không dời đâu’ – làm gì có chuyện nhân nhượng thế được. Còn đụng đến nhau là chuyện không phải đơn giản đâu. Đã có lúc đụng rồi, nhưng sự thực lịch sử thì nó sẽ phán quyết điều phải về ai, không sợ cái đó.

Sỹ Hoàng: Tôi hiểu anh. Tôi nói hồi đó, lúc mà họ chưa tuyên bố sát nhập chủ quyền quốc gia của mình vào đất của họ thì anh còn nghe được, chứ lúc này thì hải quân mình ra chưa tới nơi thì nó bắn rồi là mình chịu thua. Anh nhớ năm 1988 không, nó bắn mình chìm 3 chiếc tàu, 78 người chết rồi mình cũng đâu có làm gì nó. Rồi bây giờ nó đưa một lữ đoàn hơn 7.000 quân đổ lên Trường Sa rồi. Dĩ nhiên là cái này khó lắm, một khi nó xây dựng phi trường, căn cứ quân sự, bây giờ nó lập thêm những cơ sở dân cư…. Bây giờ mình làm sao mà nói đây anh. Mà mình càng chậm thì nó càng củng cố vững chắc địa phương của nó. Nó kêu liên hiệp quốc tới và nói bây giờ dân tôi đang ở đây, đang kinh doanh…

Phạm Thế Duyệt: Trong các đảo ở chiếm đóng ở Trường Sa, đâu có đảo như thế đâu…

Sỹ Hoàng: Ồ, anh thấy đảo tiếng Tây người ta gọi là ??? , ngày xưa ở miền Nam người ta gọi đảo đó là đảo Bãi Chài 2 mà bây giờ là thuộc Trung Quốc rồi. Trên bản đồ hoạch định, tôi mới nói chuyện với anh Lại Côn San ( ?) là nhà sử học TQ thì anh nói rằng việc này không thể chối cãi được bởi vì bây giờ TQ họ có phi trường… Tôi nói thôi chết ồi anh ơi ! . . .

Phạm Thế Duyệt: Phi trường là ở Hoàng Sa.

Sỹ Hoàng: Hoàng Sa. Mà bây giờ anh biết là phi đạo để cho trực thăng hải quân nó đáp là ngay trên đảo Cát Chài bây giờ là nằm ngay Trường Sa, bây giờ nó rãi những tấm ri. Chắc mấy bửa nay Anh không theo dõi. Tôi theo dõi từng ngày. Bây giờ lực lượng đổ bộ 164 làm một phi trường để cho hải quân trực thăng TQ dùng. Bây giờ nó xây thêm một cái tháp sắt để quan sát, nó đặt cái đó là trạm quan sát tiềm tiêu của lực lượng trinh sát biển.

Tôi không biết là bây giờ nếu nó càng ngày cứ mỗi đảo nó đóng một chốt như vậy làm sao mà mình đòi lại đây chớ.

Bây giờ tôi trở lại nói chuyện. Tôi có nói chuyện với anh Hoàng Cường bên Bộ tư pháp thì tôi thấy rằng tình trạng người dân mình xuống đường thì tại sao mình không có một hướng dẫn, hoặc mình tổ chức làm sao đó để cho… anh có coi đài Bắc Kinh hôm qua không ạ ?

Phạm Thế Duyệt: (cười…) có chứ.

Sỹ Hoàng: Hôm qua ở Bắc Kinh người ta cũng nói về cuộc biểu tình của mình, dĩ nhiên nó cũng đâu dám làm gì. Tôi theo dõi báo chí Bắc Kinh thì họ chỉ nói rằng ‘Việt Nam phản đối việc sát nhập các quần đảo của Việt Nam’, nó nói như vậy thôi.

Phạm Thế Duyệt: Hình như Tam Sa đó.

Sỹ Hoàng: Như vậy tôi thấy rõ ràng là TQ nó cũng theo dõi. Nhưng nếu cả nước mình xuống đường thì ít ra nó cũng hiểu được chứ anh.

Phạm Thế Duyệt: Trung Quốc thì nó hiểu quá chứ bác.

Sỹ Hoàng: Thì nó hiểu nó mới chiếm đất mình. Nó đâu có sợ đâu anh.

Phạm ThếDuyệt: Đó là trịch thượng, là bá quyền thôi.

Sỹ Hoàng: Nhưng anh thấy nó đâu có dám đụng Philipine. Trong khi nó ký một thỏa ước với Philipine thành lập khu thăm dò khai khác chung… đó là đất của mình, gần Vũng Tàu của mình. Anh thấy không ? đất của mình nó lại đi hợp tác với nước khác. Tại vì Philipine mạnh, lực lượng hải quân thì có những căn cứ của Mỹ đóng ở đó. Cho nên Nga, Tàu ngại đụng với lực lượng tuần dương Mỹ.

Đất của mình mà nó lại kêu là thăm dò khai thác chung là làm sao ? Trong khi đó Vịnh Bắc bộ của mình thì nó yêu cầu mình phải ký một hiệp định về vấn đề khai thác chung trong vòng 25 năm, hết bà nó tôm cá của mình rồi… Tôi nghe mà sao tôi không hiểu được, chuyện này anh có ý kiến gì không ?



Phạm Thế Duyệt: Tôi thì bao giờ nhất trí được cái đó. Chỉ có vấn đề là xử lý thế nào từng bước đi cho nó vững chắc, đừng để sơ hở thế thôi. Chưa đáng thì đừng có làm, vấn đề thái độ thì phải dứt khoát.

Sỹ Hoàng: Tôi biết là dĩ nhiên mình có chết thì cũng phải để cho tổ quốc còn. Nhưng anh em sinh viên họ tức lắm, tôi thấy anh em sinh viên biểu tình…

Phạm Thế Duyệt: Thanh niên thì bao giờ cũng có bức xúc. Nhưng tôi nói với bác là còn phải chú ý đến vế thứ hai, không thì bị mắc mưu nữa thì chết dỡ.

Sỹ Hoàng: Sao mắc mưu, đất của mình thì mình phải giữ chớ anh.

Phạm Thế Duyệt: Không mắc mưu TQ nhưng mắc mưu người khác đấy chứ. Phức tạp lắm đấy, nó có để mình yên đâu. Về bản chất sự việc thì ai cũng hiểu như thế. Như bác nói, ai mà chịu nổi chuyện nó đụng đến. Nhưng tôi nói là cách chỉ đạo và phương pháp ứng xử là phải hết sức khôn ngoan. Nó phải phù hợp với thực tế, với những điều kiện mình có thể làm tốt hơn, không nên vội vàng như thế, những việc không cần thiết. Năm 1979 thì phải chiến đấu, chớ sao không chiến đấu.

Sỹ Hoàng: Không, lúc năm 1979 là tại vì mình với nó không còn gì nữa rồi. Đàn em của nó là Khmer đỏ mình quýnh là phải rồi, thằng Pol Pot mình đập là phải rồi, lúc đó đâu còn anh em. Chính vì nó bảo về Pol Pot mà nó mới đánh mình đó chớ. Nhưng sau khi nó đánh mình không xong rồi nó mới kêu mình hòa với nó, mình mắc mưu nó, nó lừa mình. Lúc nó đánh mình nó là kẻ thù, mình cho nó là bành trướng. Khi nó để mình qui phục nó rồi thì nó lại đâm vào sau lưng mình.

Phạm Thế Duyệt: Không phải là qui phục nó một cách tùy tiện đâu. Tôi cũng là người có ít nhiều điều kiện trực tiếp và gián tiếp. Những việc đối với TQ tôi cũng hiểu, đâu có phải dám coi mình là chư hầu đâu, không phải đơn giản đâu.

Sỹ Hoàng: Anh thì cứ tin nó. Tôi thì tôi thấy thằng Tàu này…

Phạm Thế Duyệt: Tôi có tin nó đâu, tin thế nào được. Chuyện đảo Tam Sa mà tin thế nào được.

Sỹ Hoàng: Anh nói chung là biết rõ tụi nó hơn. Nhưng vấn đề thế này, bây giờ ở trong nước tôi coi mấy cái cảnh quay anh em họ biểu tình tôi cũng xốn xang quá. Tôi nói bây giờ vậy thì phải tổ chức cho thanh niên người ta làm thế nào để cho lòng dân người ta phải có khí thế, ngày xưa Trần Quốc Toản 16 tuổi mà còn làm được chuyện lớn… Bây giờ tôi với anh già cả rồi, ai cũng xấp xỉ 80 cả rồi thế nhưng điều quan trọng là ở chỗ bây giờ mình không làm mình phải để cho tuổi trẻ nó làm, phải khuyến khích tuổi trẻ nó làm, phải không anh ?

Phạm Thế Duyệt: Dứt khoát là tuổi trẻ nó làm đúng thì mình phải ủng hộ, nhưng tuổi trẻ nó hăng hái những cái chưa cần thiết thì phải ‘khuyên bảo’ anh em. Không phải vấn đề là cái gì cũng đơn giản đâu bác ơi. Tôi đồng tình về quan điểm với bác lắm chớ không có gì khác lắm đâu, nhưng tôi chỉ nói là vấn đề là phương pháp, xử lý và cái ứng xử cho nó thích đáng, cho nó phù hợp, có hiểu quả mới là quan trọng. Việt Nam cần phải khôn ngoan ở cái đó. Bây giờ cần hô anh em xuống biểu tình thì chắc hàng triệu người xuống ngay. Nhưng tôi nói vấn đề là phải tùy theo cái ứng xử, mức độ thế nào, đến lúc nào cần. Chỗ đó thì còn phải tính toán chớ không phải đơn giản.

Sỹ Hoàng: Anh thấy không, Nhật Bản chơi thân với Mỹ như vậy mà khi tới ngày kỷ niệm 2 trái bom nguyên tử ném xuống Hiroshima, Kawasaki hàng triệu người xuống đường… anh thấy không, nó hay như vậy đó, tinh thần ái quốc. Mỹ nó cũng ngán đấy chứ. Bây giờ tao chơi với mày nhưng tao vẫn nhớ tới những chuyện mày làm với đất nước tao.

Anh thấy không, bây giờ thằng Tàu nó chơi với mình chẳng có tốt đẹp mình, bây giờ nó còn xỏ lá mình. Tôi mới đọc lại nội dung việc trao trả 3 hòn đảo Nhật của Nga Xô. Bộ ngoại giao Nga Xô tới gặp thủ tướng Nhật Bản đề nghị ký một hiệp thương về vấn đề thương mại và ngoại giao bình thường. Anh thấy ông thủ tướng Nhật nói thế này, trước khi giải quyết bình thường vấn đề giữa Nga và Nhật, điều đầu tiên là Nga Xô phải trả 3 hòn đảo này ngay lập tức, không có điều gì có thể bàn thảo được. Anh có nghe ông Bộ trưởng ngoại giao (Nga) nói làm sao: là trước sau gì Nga Xô cũng trả do đó bây giờ chỉ cần Nhật đồng ý trên nguyên tắc là giải quyết vấn đề. Thủ tướng Nhật nói vấn đề này không có gì khó hiểu cả, ai muốn ở lại nước Nhật, Nhật cho ở lại, cho nhập quốc tịch Nhật Bản luôn, còn những cơ sở nào mà Nga Xô xây dựng, Nga Xô muốn đòi bao nhiêu Nhật Bản cho tiền coi như để đền bù kinh phí xây dựng. Nga Xô nói làm sao, các anh rộng rãi quá bây giờ nước Nga chúng tôi mà trả thì chúng tôi lấy đi hết chứ cần gì mà đền bù.



Nhưng thật sự ra lúc này tôi thấy bài học nước Nga-Nhật. Họ mạnh mẽ lắm anh, nghĩa là họ muốn nói chuyện gì thì chuyện tiên quyết là chủ quyền của quốc gia họ là họ đòi. Hơn nữa cái thằng TQ, mấy bửa nay là mình bảo vệ nó không. Tôi hỏi ông Hảo bên bộ ngoại giao TQ là tại sao các anh lại làm như vậy đối với Việt Nam chúng tôi thì ổng nói cái này cũng là chuyện trung ương. Tôi nói bên nào cũng trung ương. Tôi hỏi, anh cũng trong trung ương, ông Hảo cũng trong trung ương mà ổng không có ý kiến, ông nói cái này là do ông Hồ Cẩm Đào. Bây giờ tôi hỏi anh cũng là người trong trung ương đảng. Bây giờ anh về hưu, anh làm công tác trong Mặt trận thì còn quan trọng lắm, anh là bên ban tài chánh của trung ương và anh lên Mặt trận trung ương nữa. Cho n6n tôi nói chuyện với Anh thì nó thân mậthơn là nói chuyện với Ông Hà Hùng Cường, với Ông Dũng hay là nói chuyện với Anh Lê Dũng. Nói chuyện với mỗi Anh mỗi khác. Tôi thích nói chuyện với Anh là bởi vì bây giờ anh là gạch nói, bây giờ bên Mặt trận Tổ quốc mình, thanh niên có sai anh cũng phải có ý kiến, anh có ý kiến gì hay không ?

Phạm Thế Duyệt: Ủng hộ anh em việc làm đúng và những quan điểm đúng. Nhưng cái phương pháp xử lý, căn cứ và phải tin tưởng sự chỉ đạo của trung ương. Bây giờ mình tự phát lên thì có lúc nó chưa cần thiết. Ý tôi nói là chỗ cách ứng xử, cách giải quyết từng bước một làm sao cho nó phù hợp. Bác cũng thông cảm với tôi ý đó chớ không phải vô nguyên tắc. Vấn đề nhúng nhường, chịu lép vế này kia thì không phải chuyện đó đâu. Việt Nam làm sao chịu nổi được cái đó.

Sỹ Hoàng: Nhưng những người như anh, chẳng hạn như anh lên tiếng thì anh có tiếng lắm chứ. Chẳng hạn như trong Mặt trận Tổ quốc trung ương mà lên tiếng thì tôi nghĩ là người ta sẽ nghe anh bởi vì anh là người làm công tác dân vận. Nhưng tôi thấy chuyện công an đánh đập, bắt nhốt sinh viên là tôi không đồng ý rồi. Tôi có nói chuyện với ông Hà Hùng Cường, Bộ trưởng tư pháp về chuyện này. Tôi hỏi rằng luật của mình đâu có luật nào mà dân mình tỏ bày tinh thần yêu nước mà mình lại đàn áp bao giờ, nếu như vậy thì có nghĩa là mình đi bênh thằng Tàu rồi.

Phạm Thế Duyệt: Không, nói thế chớ không phải đàn áp đâu bác ơi, ‘khuyên bảo’ anh em thôi, đàn áp nói ra nghe nặng lời quá. Đó là vấn đề của một số ít trong phương pháp lãnh đạo, bác thông cảm, bác đừng có nghĩ rằng đấy là đàn áp rồi nó thành ra phức tạp.

Sỹ Hoàng: Anh thấy ông cựu đại tá Bùi Sang không, ông ta bị bẻ quẹo cánh tay rồi bị nhốt trong phòng tối 2 ngày, rồi thẩm vấn. Ổng chỉ là người cán bộ hồi hưu, thấy sinh viên họ làm thì ổng ra đứng coi, rồi ổng vỗ tay thế mà mấy anh em trong câu lạc bộ cựu quân nhân kháng chiến thấy vậy thì ra… cuối cùng công an nó nói mấy ông đứng đây làm gì, ổng nói thanh niên người ta biểu tình ủng hộ bảo vệ quốc gia thì anh em quân nhân phải ủng hộ. Thế là công an nó trói hết, nó đưa lên xe chở về phường Đa Kao. Anh thấy chuyện đó nó kỳ cục không ?

Phạm Thế Duyệt: Nhắc nhở vậy chớ nếu không cẩn thận thì nó đâm ra không đơn giản thì chết. chớ làm gì có chuyện đấy.

Sỹ Hoàng: Tôi có phone hỏi ông thiếu tá công an trưởng phường Đa Kao thì anh ta nói cái này chúng cháu làm theo lệnh thôi bác ơi. Tôi nói ở đâu cũng lệnh hết, mà không biết ai ra cái lệnh mất dạy như vầy. Tôi nói thật, cái này mà tôi viết bài hoặc tôi gọi cho tất cả các tòa đại sứ mà nói chuyện thì tôi nói bây giờ các anh trung ương mà làm được gì để bảo vệ quốc gia thì tôi hoan nghênh hết mình và tôi quỳ xuống tôi lạy luôn. Nhưng chuyện đàn áp sinh viên cũng như bắt bớ những anh em cựu cán bộ sĩ quan đã từng phục vụ bảo vệ tổ quốc. Bây giờ họ thấy sinh viên muốn tỏ tinh thần yêu nước mà lại bị bắt bỏ tù thì tôi thấy chuyện này bên an ninh thì họ bênh thằng Tàu chớ còn gì nữa.

Phạm Thế Duyệt: (cười…) cái đó thì không bao giờ có ý gì bênh thằng Tàu đâu. Bác yên chí. Đó là vấn đề sự lãnh đạo cho nó nhất quán, cái gì mà chưa đáng làm thì cũng phải ‘khuyên bảo’ anh em, rồi cũng phải hướng anh em đi vào cách xử sự theo lãnh đạo. Nếu không, mình có cái gì sơ xuất thì nó không có lợi, thế thôi. Bác yên tâm, chuyện dĩ bất biến ứng vạn biến tất hồ nó dậy rồi, không ai dại gì đâu. Bác hỏi thêm mấy anh lãnh đạo trực tiếp ở trên, tôi cũng nhất trí với bác về quan điểm của bác.

Sỹ Hoàng: Tôi thấy anh cũng có tinh thần quốc gia, cũng yêu dân tộc, cũng mến tổ quốc cho nên tôi cũng thích lắm. Nhưng tôi hỏi nhỏ anh, tôi không biết là cương vị chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc trung ương thì công việc của anh hiện nay thì anh giải quyết được những vấn đề gì ? Bởi vì anh lãnh đạo luôn cả các cơ sở quần chúng…

Phạm Thế Duyệt: Giải thích với bác trên điện thoại chắc cũng không có điều kiện nói được đâu. Khi bác có điều kiện thì bác đọc lại điều lệ của Mặt trận Tổ Quốc VN, luật làm sao thì chúng tôi làm theo thế đó.

Sỹ Hoàng: Tôi làm công việc ngoại giao cho nên tôi tìm hiểu kỹ. Cái này tôi mới nghe hồi tối hôm qua, người ta nói với tôi mà tôi chưa gọi về để hỏi thăm các Anh ở HàNội. Chuyện đồng bào Thiên Chúa Giáo ở Hà Nội họ xuống đường hôm 18 đòi đất đai ở Sáu Cát là nó xảy ra như thế nào vậy anh ?

Phạm Thế Duyệt: Cái đó là vấn đề nhóm anh em, các bà con chỗ này chỗ kia thì bao giờ cũng có chuyện đấy từ trước chớ không phải mới. Đấy là vấn đề nó cũng muốn lấy đất nhà thờ chỗ này chỗ kia, nhưng ‘khuyên bảo’ họ thì họ thôi, chớ không phải có gì căng thẳng mới đâu. Chuyện đấy thì ở đâu cũng có những cái đó bác à, không phải ở riêng Hà Nội đâu.

Sỹ Hoàng: Tại vì anh ở Hà Nội, mà chuyện này tôi coi được nguyên văn là ông Tổng giám mục Hà Nội có lên tiếng là chấm dứt ngay việc xây dựng những bãi đậu xe, cửa hàng ăn uống… đại khái vậy. Mà chỗ đó là chỗ đất của họ, đất của giáo xứ, nhà thờ gì đó. Hơn 2.000 người đốt nến đi tuần hành đòi hỏi, mà tôi không biết bây giờ mình giải quyết thế nào về vụ này ?

Phạm Thế Duyệt: Không có chuyện tuần hành 2.000 người đâu. Hoàn toàn không có chuyện đấy.

Sỹ Hoàng: Cái này thì chút nữa tôi gọi về bên Hà Nội để tôi hỏi thử bên Tổng giám mục bên đó. Tại vì cái này thì các giáo xứ họ biết rồi.

Phạm Thế Duyệt: Hôm qua tôi mới vào làm việc, chúc mừng ông Tổng giám mục mà. Ông ấy là tổng thư ký của Hội đồng giám mục VN. Không có chuyện mấy nghìn người đâu, bác nghe nó tung ra thế nào đấy. Một vài chục người, mấy anh em chỗ này chỗ kia nhưng mấy hôm nay cũng yên ổn, không có vấn đề gì đâu.

Sỹ Hoàng: Còn vụ mấy anh em sinh viên biểu tình ngày 9 và 16 thì có bao nhiêu người vậy anh ?

Phạm Thế Duyệt: Cái đó thì tôi không đếm được nhưng chắc cũng chỉ có 1 vài trăm người gì đó chớ không thể có đông lắm đâu.

Sỹ Hoàng: Nhưng tại sao mình cứ kệ, để họ cứ đi, cứ làm mất tinh thần mấy thằng TQ… mình đóng cửa không cho mấy anh em đó tới gần là làm sao vậy anh ?

Phạm Thế Duyệt: Tôi đã nói với bác rồi. Vấn đề ở đây là chỉ đạo có bước đi, có cách làm và có ứng xử cho nó đúng. Bác cũng thông cảm, như tôi thì giải thích làm sao được thứ đó. Trung ương bấm nút điều khiển cái đó. Tôi cũng tin cái đó chứ không phải ngộ nhận gì.

Каталог: TapSan
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> MỘt vài thông tin nhân sự kiện gs ngô BẢo châU ĐẠt giải thưỞng fields 2010 Huỳnh Tấn Châu Trường thpt chuyên Lương Văn Chánh
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội

tải về 0.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương