Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội



tải về 0.79 Mb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích0.79 Mb.
#10407
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Sỹ Hoàng: Tôi rất mến anh, bởi vì công việc của anh mà làm tốt thì giống như tổng thống vậy. Bởi vì anh là trong dân vận, mà nếu lòng dân được rồi thì cái gì cũng có thể làm được hết. Mà hễ lòng dân đã phẫn nộ rồi thì chuyện gì cũng có thể xảy ra hết.

Phạm Thế Duyệt: Cho nên mấy hôm nay đại hội thanh niên tôi phải sang làm việc.

Sỹ Hoàng: Trong khi mình đại hội đoàn mà ở ngoài biên cương thì tụi nó lấy. Nếu mà đại hội đoàn mình mà hướng mục tiêu ra biển đông thì cái đó hay biết mấy.

Phạm Thế Duyệt: Cái hô thì không khó đâu bác ơi, nhưng làm được thì mới quan trọng. Làm đến đâu thì được đến đấy, tỏ chính kiến gì mà thể hiện đượcsức mạnh đấy ,cái đó mới làcái quantrọng chứ hô bây giờ mình đả đảo các thứ thì có gì khó, mình có kinh nghiệm…

Sỹ Hoàng: Chuyện dễ mà mình không làm được thì làm chuyện khó làm sao được….

Bây giờ cứ mỗi ngày chủ nhật đồng bào Việt Nam mình ở đâu cũng xuống đường đả đảo việc xâm lược của TQ thì TQ nó cũng e chớ. Hơn nữa, như trường hợp của Nhật Bản, bây giờ không giao thương với Nga, yêu cầu ký một hiệp thương về ngoại giao bình thường mà Nhật Bản nói không, bây giờ chưa nói chuyện đó, đất đai tao còn mất mà. Anh thấy không, nó làm mạnh như vậy.



Anh nói giống như hồi nãy là bây giờ khó giải quyết lắm thì bao giờ mới giải quyết được đây.

Phạm Thế Duyệt: Tôi không bảo vấn đề khó là theo nghĩa không giải quyết được. Nhưng tôi chỉ nóiđi nói lại là vấn đề cách xử lý phải phù hợp, bước đi phải đúng mức đừng diễn ra những gì phức tạp không đáng có. Đất nước này đã chịu đựng bao nhiêu đau thương vẫn giải quyết được.

Sỹ Hoàng: Tôi nói chung là đảng cộng sản mình cũng vì ân nghĩa với đảng cộng sản TQ mấy chục năm rồi cho nên mình cũng nhân nhượng. Nhưng mình nhân nhượng nó lấn tới. Trong khi nó chưa ký xong hiệp định phân chia biên giới với Nga, nó lại bắt mình ký rồi nó lại ép mình cắm cột móc. 1.350 cây số đường dài trên biên giới thì nó muốn cấm làm sao nó cắm.

Phạm Thế Duyệt: Bác nói cáiđó đâm ra khó. Xin lỗi bác cái đó thì tôi cũng có trách nhiệm…

Sỹ Hoàng: Mình chịu thì nó mới làm chứ. Bây giờ chẳng hạn như vịnh Bắc bộ của mình, nó nói thôi bây giờ khai thác chung đánh cá chung trong vòng 25 năm. Tài nguyên của mình, mình để dành cho con cháu mình khai thác. Nó nói thôi cứ khai thác chung đi, nó thì tàu lớn mình thì ghe nhỏ, anh thấy nó chơi khôn không. Rồi nó dùng mọi phương pháp khoa học nó khoét, nó càu suốt 25 thì còn gì. Biển của mình không còn san hô nữa chớ đừng nói đến cá tôm. Rồi 25 năm, con cháu mình lúc đó ra biển chỉ còn nước không. Rồi bây giờ nó nói trong lãnh thổ mình, trên rừng trên núi mình không khai thác thì nó nói cắm móc. Cắm móc mà mình không có công khai một bản đồ, trước đây là tui như vậy bây giờ anh phải cắm như vậy, nó đâu có chịu, nó nói bất hợp lý. Bây giờ nó cắm lại rồi mình cũng im để cho nó cắm.

Phạm Thế Duyệt: Không phải thế đâu bác ơi. Có bàn bạc các thứ cụ thể, cái đó là thời kỳ tôi chịu trách nhiệm, làm sao đơn giản thế được.

Sỹ Hoàng: Tôi vừa nói chuyện với anh Vũ Hoàng Hà. Tôi hỏi là anh có coi được bản đồ thực địa hiện nay không ? Ảnh nói đâu có đâu bác, tới bây giờ mình cũng chưa có. Tôi nói tại sao trong năm 2008 là TQ yêu cầu phải chấm dứt cắm cho xong vụ 1350 cây số trên đường bộ.

Phạm Thế Duyệt: Đấy là hai bên thống nhất chớ đâu một mình nó. Đấy là mình đã thống nhất theo những vấn đề đã ký kết, xác định.

Sỹ Hoàng: Chính vì mình thống nhất cho nên nó mới làm giống như mình cho phép nó khai thác 25 năm trong vịnh Bắc Bộ mình.

Phạm Thế Duyệt: Bác bức xúc bác mới nói thế chớ không phải thế đâu. Ở Hà Giang bao nhiêu điểm rồi ở các nơi bao nhiêu điểm. Tôi cũng là người được tham gia biết cả hết.

Sỹ Hoàng: Anh là nhân vật số một trong vấn đề dân vận. Chủ tịch mặt trận ủy ban Tổ quốc trung ương.

Phạm Thế Duyệt: Đấy thì tôi xin chịu trách nhiệm.

Sỹ Hoàng: Trách nhiệm anh là ở chỗ đó. Bởi vì các hội nghị nào quan trọng cũng có mặt anh hết. Hội nghị tôn giáo, hội nghị đoàn thể, hội nghị quần chúng… cái gì cũng có anh. Hễ nói đến cái gì thì trung ương đảng cũng nói ông Duyệt ngồi đó, hỏi ổng đi. Nghĩa là trung ương đảng không dám chịu trách nhiệm với dân. Bởi vì anh là người đại diện dân, thế nhưng khi hỏi đến anh thì anh nói hỏi anh trung ương. Có phải như vầy là anh chơi tui rồi.

Phạm Thế Duyệt: Tôi bảo là những vấn đề thuộc đường lối chỉ đạo, bác đừng bảo tôi là chỉ đạo được. Tôi chịu trách nhiệm mối quan hệ giữa trung ương với dân….

Sỹ Hoàng: Anh được đề cử giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc trung ương. Đúng ra anh phải lớn chớ. Mặt trận Tổ quốc mà, các đảng phái phải dưới anh.

Phạm Thế Duyệt: Nhưng phải đặt dưới sự lãnh đạo của đảng chứ.

Sỹ Hoàng: Trời đất ơi. Như vậy thì đặt anh ra đâu được. Anh là Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc.

Phạm Thế Duyệt: Bác nói thế thì có chỗ bác cũng không nhớ hết rồi. Điều 4 hiến pháp, thế rồi luật Mặt trận. Đảng lãnh đạo Mặt trận chớ sao lại.

Sỹ Hoàng: Thôi chết rồi. Anh thấy không, bây giờ tôi nhắc anh lần nữa. Ngày xưa phong trào Việt Minh. Đại diện phong trào Việt Minh là tổ chức cao nhất để lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp. Sau khi phong trào Việt Minh giải tán thì thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Như vậy phong trào, tổ chức Việt Minh mới đưa đến sự thắng lợi cho toàn dân. Là bởi vì người ta tin vào phong trào Việt Minh. Chớ nếu lúc đó đảng A đảng B mà ra kêu gọi thì tôi nói là chắc cũng giống như bây giờ mỗi người một gốc rồi.

Thế bây giờ anh là chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Trung ương, tức anh chủ Việt Minh rồi chớ còn gì nữa. Anh nhớ không, lịch sử anh có học không. Thứ hai là như thế này, bây giờ anh là chủ tịch Mặt trận Tổ quốc trung ương thì anh tương đương là tổng thống rồi, tức là anh đại diện cho toàn dân rồi. Mà bây giờ anh lại nói là phục tùng theo điều 4 hiến pháp. đảng lãnh đạo luôn anh như vậy thì thôi, đâu cần anh nữa, khỏi cần Mặt trận nữa đúng không.



Phạm Thế Duyệt: (cười…) cái đó thì tùy theo bác nói thôi. Nhưng theo nguyên tắc hai cái đó đừng nên lẫn lộn. Trách nhiệm tập hợp đoàn kết thì tôi có trách nhiệm, nhưng vấn đề lãnh đạo thì phải tôn trọng sự lãnh đạo của đảng, chớ bác nói thế làm sao được.

Sỹ Hoàng: Tôi mà như anh tôi không làm đâu nha. Bởi vì đã là chủ tịch Mặt trận Việt Minh (bây giờ tôi gọi là Việt Minh đi cho đồng bào dễ hiểu)…

Phạm Thế Duyệt: Bác nói thế thì nó có những cái không thuận về vấn đề luật pháp…

Sỹ Hoàng: Cái này anh nói thì tôi cũng thắc mắc. Việc đưa ra như vậy thì chẳng qua đưa ra để cho có thôi chớ Mặt trận đâu có cần. Bởi vì cái gì cũng đảng mà.

Phạm Thế Duyệt: Nói như bác thì đấy là tùy theo bác. Nhưng đảng đâu bảo thì mình không cần , đảng giao nhiệm vụ cho mình có những trách nhiệm lớn để làm những việc nhất định nhưng sự lãnh đạo đất nước này là phải đảng cộng sản phải làm chớ không phải ai khác được.

Sỹ Hoàng: Ối trời ơi, chết rồi. Cái này nếu có mấy anh… để tôi hỏi anh Hoàng Công Hải. Anh Hoàng Công Hải bây giờ lên làm phó thủ tướng rồi. Mấy nước khác nó đâu cần các đảng đâu, ba chớp ba nhoáng thì nó búa bổ liền. Thế tại sao mình cứ phải đảng, đảng. Tôi nói bây giờ nếu ai mà có tài, ai mà có trí mình cứ đề cử lên, người ta đâu cần phải vào đảng mới làm được việc. Anh thấy đi học đâu cần phải có đảng viên mới học giỏi đâu. Chẳng hạn như bây giờ con tôi nó giỏi hơn tôi là bởi vì con tôi thế hệ sau này, nó văn minh quá. Tôi còn mò mẫn, chớ còn nó tốt nghiệp thì nó là ông này bà nọ rồi. Nói giỏi hơn mình, anh thì giỏi hơn Hồ Chí Minh, anh cứ khiêm tốn hoài. Anh học cao hơn Hồ Chí Minh mà anh cứ nói ‘bác’ hoài. Tôi nói thật sự, 80 tuổi rồi, anh có một vị trí rất quan trọng trong lúc này. Ngày xưa thì anh nổi đình nổi đám lắm, bây giờ tôi thấy anh cũng mệt mỏi, cũng già cả nhưng ở đâu cũng có mặt anh hết cho nên tôi hay hỏi chuyện anh lắm.

Bây giờ anh nói anh là một người dân, anh làm chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Trung ương. Tôi mà như anh, mà phải phục tùng đảng này đảng kia, tôi bỏ mẹ nó cho rồi. Bây giờ giao cho tôi làm công tác dân vận mà phải theo ông này ông kia, tôi không được quyền làm. Nhưng anh thích làm thì để anh làm chớ ai làm bây giờ.



Phạm Thế Duyệt: (cười…) cái đó bác nói thì tùy bác thôi chớ tôi không bao giờ thích cả. Việc đảng trao thì phải gánh vác chứ. Nhưng hiểu như bác thì tôi không hiểu thế đâu, trách nhiệm có hết, dưới sự lãnh đạo của đảng chớ. Đó là nguyên tắc, bác bảo không cần thì tôi chả dám nghĩ thế đâu.

Sỹ Hoàng: Mà tại sao tới giờ phút này, chẳng hạn như các anh khác bây giờ người ta nhận chức này chức kia, đúng ra anh có vai trò quan trọng, anh phải nằm trong Bộ chính trị chớ, mà tại sao lại không cho anh một ghế.

Phạm Thế Duyệt: Tôi lớn tuổi, tôi đi ở mãi làm gì.

Sỹ Hoàng: Đúng rồi, tôi nói là mình không cần chức vụ gì hết. Nhưng tiếng nói của anh, nếu mà người ta nghe anh thì anh làm được việc. Mình làm được việc chớ đâu cần danh. Tôi biết tâm trạng của anh. Cả nước Việt Nam nói thôi cứ theo đảng, nhưng tôi thấy trước mắt như thế này.

Như ông Phú Trọng mà ngồi nói chuyện với anh chẳng hạn. Trong buổi họp vừa rồi anh với ông chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng ngồi bàn thảo với nhau về chuyện đoàn thể này tôn giáo kia, tôi không biết anh với ông Phú Trọng nói với nhau cái gì. Nhưng có một điều, nếu mà bây giờ giai đoạn Hoàng Sa – Trường Sa không còn nằm trong lãnh thổ của mình nữa thì anh sẽ suy nghĩ như thế nào và làm cái gì. Đây là nói anh thôi, đừng nói về quan điểm của trung ương. Nếu theo anh thì anh sẽ làm cái gì ?



Phạm Thế Duyệt: Tôi thì không bao giờ nghĩ Hoàng Sa là của ai. Hoàng Sa – Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam, đó là dứt khoát chớ tôi không nghĩ khác. Vấn đề là bảo vệ những lãnh thổ của mình. Chỉ có điều là anh đừng có duy ý chí, có những việc người ta chiếm rồi, chuyện đấy là người ta sai. Mình không thể dễ gì mà đòi lại được ngay. Còn những chỗ người ta bảo là của người ta từ lâu rồi, đưa vào văn tự lâu rồi thì mình cương quyết phải bảo vệ, không khi nào nhân nhượng. Cái đó là nguyên tắc. Tôi cũng hiểu cái đó và nhất định nhân dân ta cũng hiểu thế thôi. Đôi đời nào mình chịu lép vế.

Chỉ có tôi nói với bác là phải biết tin tưởng ở sự chỉ đạo của trung ương, bước đi, cách làm, ứng xử cho nó phù hợp, cho nó đúng để nó có hiệu quả. Cái đó là chính thôi, cần đến đâu làm đến đấy.



Sỹ Hoàng: Không biết tôi nói có đúng hay không. Bây giờ nó đang thăm dò mình, nó mới tuyên bố thành lập biển đảo thôi, mà nó thấy mình im thì nó sẽ làm tới mà bây giờ mình làm mạnh thì bắt đầu lúc đó nó sẽ đàm phán. Mà bây giờ mình không làm tới, dân mình thì không được biểu tình, báo chí mình không lên tiếng. Rồi anh thấy, bây giờ mình bảo vệ nó kỹ hơn, rồi nó cứ việc thong dong đi lại mua bán làm ăn, nó coi nước mình không ra gì hết. Tức là nó nói rằng thôi như vậy là đảng cộng sản Việt Nam chấp nhận rồi, tức là đảng CSVN không cho dân lên tiếng, báo chí Việt Nam cũng chẳng nói gì…

Phạm Thế Duyệt: Làm gì có chuyện ấy. Nó biết đảng CSVN, nhân dân Việt Nam là đấu tranh đến cùng chớ nó đâu không biết. Còn phương pháp và cách làm thì theo mức độ nào cần thiết.

Xin cám ơn bác nhé.








TÔI YÊU TỔ QUỐC TÔI MÀ TÔI BỊ BẮT !

Thơ Trần Mạnh Hảo

( Kính tặng nữ đạo diễn điện ảnh Song Chi, nhà văn nữ Trang Hạ và anh chị em từng bị “ Công an Nhà Nước ta” bắt vì yêu nước vô tổ chức, dám biểu tình chống Trung Quốc chiếm Trường Sa, Hoàng Sa)
Những ngày này

Tổ Quốc là cá nằm trên thớt

Tổ Quốc là con giun đang bị xéo quằn

giặc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa

Biển Đông bị bóp cổ

Sóng bạc đầu nhe nanh sư tử

biển đập nát bờ

Hồng Hà, Cửu Long giãy giụa thở ra máu


Tuổi trẻ mít -tinh

đả đảo Trung Quốc xâm lược !

Sông Bạch Đằng tràn lên phố biểu tình

Sông Bạch Đằng bị bắt

ải Chi Lăng theo tuổi trẻ xuống đường

ải Chi Lăng bị bắt

gò Đống Đa nơi giặc vùi xương

sẽ bị bắt nếu biểu tình chống giặc !


Có nơi đâu trên thế giới này

như Việt Nam hôm nay

Yêu nước là tội ác

biểu tình chống ngoại xâm bị “Nhà Nước” bắt ?


Các anh hùng dân tộc ơi !

Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo ơi !

nếu sống lại, các Ngài sẽ bị bắt !

ai cho phép các Ngài đánh giặc phương Bắc ?

sao vua Trung Hoa lại chiếm nước Trung Hoa :

Bên kia biên giới là nhà



Bên đây biên giới cũng là quê hương !”

Thơ Tố Hữu năm nào từng xóa dấu biên cương !


Đường ra biển dân tộc ta đang bị tắc

Phải giành lại Hoàng Sa từ anh bạn Thiên triều

tôi yêu Tổ Quốc tôi mà tôi bị bắt !

Tổ Quốc yêu Người phải lấy máu mà yêu !


T.M.H.

Sài Gòn 20-01-2008






L
Tuần báo Việt Luận - Úc Châu phỏng vấn Ông Nguyễn Khắc Toàn, nhà báo độc lập ở Hà Nội, Việt Nam.

TS:
Ông Nguyễn Khắc Toàn, 51 tuổi, là nhà hoạt động dân chủ đã được trả tự do trong tháng 2 năm 2006. Ông tiếp tục bị quản chế tại gia, và đã báo cáo là công an đã thành lập trạm gác thường xuyên trước nhà của ông. Là một cựu chiến binh của Quân đội Bắc Việt, ông Toàn đã khiến nhà cầm quyền nổi giận khi ông viết một loạt bài báo về những cuộc biểu tình của những nông dân trong năm 2001 và 2002 để phản đối nạn tham nhũng và tịch thu đất. Ông đã giúp những nông dân và cựu chiến binh viết đơn khiếu nại gửi đến nhà chức trách, kèm theo những bài viết của ông, và đăng tải trên Internet. Ông Nguyễn Khắc Toàn đã bị bắt trong năm 2002 tại dịch vụ Internet và bị tuyên án 12 năm tù về tội làm gián điệp. Vào tháng 2 năm 2006, ông đă được trả tự do sau hơn bốn năm bị cầm tù. Từ khi được trả tự do, ông Nguyễn Khắc Toàn tiếp tục tranh đấu cho dân chủ, và trợ giúp trong việc hình thành một tổ chức công đoàn độc lập và là phó tổng biên tập Tập san Tự Do Dân Chủ. Vào tháng 11 năm 2006, ông Toàn đă bị triệu tập để thẩm vấn bởi công an. Mật vụ luôn canh gác trước nhà của ông Toàn để cản trở người ngoại quốc đến tiếp xúc với ông trong dịp hội nghị APEC ở Hà Nội vào tháng 11/2006.


Ngày 6/2/2007 ông Nguyễn Khắc Toàn là một trong tám nhà đối kháng tại Việt Nam mà tổ chức Human Rights Watch tuyên bố đă thắng giải thưởng cao qúy Hellman/Hammett 2007 công nhận tinh thần dũng cảm của họ trước những đàn áp chính trị.

Sophie Richardson, Giám đốc Vụ Châu Á của Human Rights Watch phát biểu: "Đây là năm đặc biệt để vinh danh những ngòi bút dũng cảm tại Việt Nam. Phong trào dân chủ đang lớn mạnh tại Việt Nam ngày càng trở nên mạnh dạn hơn với những sự lên tiếng và xuất hiện công khai khiến cho họ trở nên mục tiêu đàn áp.Giải thưởng Hellman/Hammett sẽ mang lại sự quan tâm của quốc tế vàsự bảo vệ".

Việt Luận phỏng vấn ông Nguyễn Khắc Toàn, nhà báo độc lập ở Hà Nội, Việt Nam, và ông đã trả lời những câu hỏi của Việt Luận như sau.
1-Việt Luận: Kính chào ông Nguyễn Khắc Toàn, xin ông vui lòng trả lời những câu hỏi sau đây cho độc giả của bán tuần báo Việt Luận trong số báo Xuân 2008. Theo ông thì năm qua Việt Nam có sự kiện gì có ý nghĩa nhất đối với phong trào dân chủ?

Nguyễn Khắc Toàn: Theo ý kiến của cá nhân tôi thì năm 2007 ở Việt Nam có mấy sự kiện có ý nghĩa nhất đối với phong trào dân chủ như sau:

  1. Sự kiện công an của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam qua chiến dịch đàn áp, bắt bớ các nhà đấu tranh dân chủ và nhân quyền trong nước, mở đầu là cuộc bắt bớ các đảng viên của đảng Thăng Tiến và trong đó nổi bật là vụ khám xét nơi làm việc và nơi ở của Linh mục Nguyễn Văn Lý ở Huế.

  2. Sau đó là vụ bắt giam hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân ở Hà Nội.

  3. Cuối tháng 3 vào ngày 30/3/2007 xẩy ra vụ án bịt miệng LM Nguyễn Văn Lý khi LM Lý hai tay bị khóa chặt, miệng bị bịt lại và đứng sau là 3 công an. Hình ảnh này đã nhanh chóng bay đi khắp thế giới làm xúc động dư luận và lương tri thế giới.

LM Nguyễn Văn Lý hai tay bị khóa chặt, miệng bị bịt lại và đứng sau là 3 công an.

4- Sự kiện hằng trăm đồng bào dân oan ở miền Bắc và miền Nam đã tập trung ở Hà Nội và Sài Gòn để đấu tranh đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản phải trả lại tài sản, đất đai đã bị nhà cầm quyền chiếm đoạt phi pháp. Ở Sàigòn họ tập trung chung quanh Văn phòng Quốc hội II và cuộc đấu tranh đã kéo dài 27 ngày đêm, đây là sự kiện hiếm có chưa từng xẩy ra trong các cuộc đấu tranh của đồng bào dân oan ở Sài gòn nói riêng, và của đồng bào nông dân ở Nam Bộ nói chung.

Trong bối cảnh đó sáng ngày thứ ba 17/7/2007, Hòa thượng Thích Quảng Độ dẫn đầu phái đoàn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất gồm có Hòa thượng Thích Quảng Độ, Thượng tọa Thích Không Tánh, Thượng tọa Thích Minh Nguyệt,...đến thăm, ủy lạo và tiếp tế cho tập thể dân oan khiếu kiện tại tiền đình Văn phòng Quốc hội II ở số 194 đường Hoàng Văn Thụ, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Sàigòn.

Tại đây HT Quảng Độ dõng dạc ngỏ lời thân ái chào thăm đồng bào dân oan khiếu kiện tập trung về từ 19 tỉnh và 9 quận thành phố Sàigòn. Những trích đoạn quan trọng Hòa thượng phát biểu với đồng bào trong cuộc nói chuyện nửa giờ đồng hồ là:

Hòa thượng Thích Quảng Đô. Hòa thượng Thích Quảng Độ phát biểu

và chư Tăng trên thềm Quốc hội II qua loa phóng thanh cầm tay


Hòa thượng Thích Quảng Đô. phát biểu qua loa phóng thanh cầm tay:

"Tôi đến đây ngỏ lời thăm hỏi sức khỏe đồng bào, để chia sẻ nỗi thống khổ, tủi nhục của đồng bào. Vì Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng là nạn nhân của chế đô. như đồng bào. Giáo hội chúng tôi cũng bị cướp đoạt tất cả mọi cơ sở, từ giáo dục, từ thiện cho đến chùa viện. Ngay ở thành phố Sàigòn này, ngôi chùa gọi là Việt Nam Quốc tự, gồm mười một hecta đất, họ đã lấy từ sau năm 75 rồi. Họ lấy hết, bây giờ chỉ còn ngôi tháp trên mảnh đất vài nghìn thước mà thôi. Họ xây lên đấy một rạp hát rất lớn, rồi hồ bơi, v.v... làm nơi du hí, người ta phóng uế khắp nơi trên ấy. Tôi thấy đây là sự tủi nhục cho văn hóa Việt Nam. Bởi dù sao nơi đó, trước đây Giáo hội chúng tôi thiết lập lên để thờ Phật. Bây giờ họ chiếm lấy, nếu để xây cất lên đấy một đại học, một thư viện, một viện nghiên cứu khoa học, hay làm gì đấy để phát triển đất nước, thì chúng tôi cũng vui lòng. Vì vừa lợi cho dân, vừa phát triển văn hóa hay tư tưởng. Nhưng mà đây họ không làm những việc ấy, họ biến nơi thờ Phật thiêng liêng, có tính chất văn hóa để biến ra nơi du hí, giải trí và là nơi cho người ta phóng uế. Đó là nỗi nhục riêng cho Giáo hội chúng tôi và chung cho cả phong hóa, văn minh của dân tộc.”

"Giáo hội chúng tôi cũng đã từng khiếu kiện suốt ba mươi năm qua. Cho đến nay đã có cả nghìn bức văn thư khiếu kiện, mà họ không hề phản hồi một văn thư nào, không giải quyết gì cả. Họ coi dân như cỏ rác. Cho nên Giáo hội chúng tôi cũng đồng cảnh ngộ với đồng bào đi khiếu kiện ở đây. Vì vậy mà chúng tôi đến đây chia sẻ nỗi thống khổ đó. Chúng tôi mong rằng tình trạng như thế này sẽ không còn tồn tại ở trên đất nước này.

"Để cho hiện trạng xẩy ra cho đồng bào ở đây hôm nay không còn diễn ra nữa, cho đồng bào cũng như cho chúng tôi. Nghĩa là đồng bào có nhà có cửa, có cơ nghiệp, mà nay phải dầm sương dãi nắng như thế này, rồi đòi hỏi như thế này mà chẳng được giải quyết. Muốn cho tình trạng này không còn xẩy ra nữa, thì chúng ta phải đòi hỏi cho bằng được nhân quyền, công lý và công bằng xã hội. Buộc họ phải trả lại cái quyền sống và quyền làm người cho ta, là vấn đề quan trọng nhất. Muốn như thế, thì phải chấm dứt cái nạn độc quyền cai trị. Bởi vì độc quyền nó đưa đến bao nhiêu thối nát và bất công như thế này đây.”

"Phải đòi hỏi một chế độ đa nguyên, đa đảng, đại diện đầy đủ cho 80 triệu dân. Chứ chỉ có một đảng thì không thể giải quyết được gì cho 80 triệu dân. Như thế đã là bất công rồi, 80 triệu dân mà sao chỉ có một đảng tạo ra bất công như thế này? Do đó cho nên cần phải có những đảng phái khác nữa để đại diện đủ mọi khuynh hướng cho 80 triệu dân, thì mới giải quyết được.

"Ngoài cái trước mắt là vấn đề đòi lại công lý, là tài sản trả lại cho đồng bào. Nhưng sau đó phải đòi lại nhân quyền và dân chủ, tự do. Quan trọng nhất là tự do ngôn luận để người dân được tự do bày tỏ ý kiến của mình, quan điểm của mình đối với những tổ chức cai trị mình. Chứ không như bây giờ họ độc quyền, rất là khó khăn.

"Mỗi người góp một phần, chúng ta tiếp tục đòi hỏi cho bằng được tự do, nhân quyền và công lý".

Do việc đánh giá được sự nguy hiểm cho an nguy của chế độ độc tài cộng sản qua lời tuyên bố của HT Thích Quảng Độ trước đồng bào dân oan, nên ngay sau đó vào đêm 18/7 rạng ngày 19/7/2007 chính quyền nhà nước CSVN đã chỉ đạo và điều động hơn 1000 công an, mật vụ, dân phòng, và hàng trăm phương tiện kỹ thuật đã tiến hành việc bố ráp và giải tán, cưỡng chế đồng bào dân oan phải trở về quê quán. Nhiều đồng bào dân oan đã bị đàn áp thô bạo gây xúc động cho dư luận trong và ngoài nước.

Đó là những sự kiện mà tôi cho là có ý nghĩa và quan trọng đối với phong trào dân chủ Việt Nam.

2-Việt Luận: Trước những sự kiện đó thì cộng đồng hải ngoại nói chung hay các hội đoàn / tổ chức nói riêng có đưa ra các phản ứng kịp thời và thích đáng hay không, thưa ông?

Nguyễn Khắc Toàn: Trước những sự kiện đó cộng đồng hải ngoại nói chung hay các hội đoàn / tổ chức nói riêng đã thông tin nhanh chóng, rộng rãi và kịp thời đến các hãng thông tấn, truyền thông đại chúng, các chính phủ các quốc gia thường quan tâm đến tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam như chính phủ Hoa Kỳ, Úc châu, Canada, Liên Hiệp Âu châu, và nhiều chính phủ khác nữa cũng như các tổ chức bảo vệ nhân quyền như Human Rights Watch, Ân xá Quốc tế, Phóng viên Không biên giới,…và các thông tin này rất chính xác, đầy đủ, trung thực giúp cho các chính phủ và các tổ chức hiểu rõ về phong trào dân chủ Việt Nam phản kháng lại chế độ độc tài của ĐCSVN.

Như tôi đã nói hình ảnh LM Nguyễn Văn Lý hai tay bị khóa chặt, miệng bị bịt lại trước một phiên tòa bất công vào ngày 30/3/2007 và đứng sau là 3 công an đã nhanh chóng bay đi khắp thế giới làm xúc động dư luận và lương tri thế giới, cũng như tin tức các vụ xét xử án chính trị ở Sàigòn và Hà Nội, nhiều hình ảnh đồng bào dân oan ở cả hai miền Nam Bắc và ở Sàigòn và Hà Nội đã được đưa lên các trang trên mạng thông tin toàn cầu của đồng bào hải ngoại và quốc tế. Báo chí hải ngoại cập nhật đầy đủ và thường xuyên rất kịp thời để cho những người bạn của dân tộc Việt Nam trên khắp thế giới hiểu biết rõ ràng và hỗ trợ công cuộc đấu tranh của dân tộc chúng ta.

Song song với việc đó thì nội dung của những thông tin đấu tranh này đã được chuyển dịch ra nhiều thứ tiếng để gửi đến mọi nơi, tới các chính giới, các cơ quan thông tin, ngôn luận ở các quốc gia mà đồng bào đang sinh sống để cho họ thấu hiểu tình hình đàn áp trong nước. Đó là những điều mà đồng bào hải ngoại đã làm được rất tốt nhằm hỗ trợ cho công cuộc đấu tranh dân chủ trong nước và tôi nghĩ là cần phải phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

3-Việt Luận: Ở hải ngoại thì những sự kiện nào được xem là đáng chú ý nhất, và theo ông trong những sự kiện đó người Việt ở hải ngoại có điều gì làm được, điều gì chưa làm được; thậm chí có điều gì đi quá mức cần thiết?

Nguyễn Khắc Toàn: Theo ý kiến của tôi thì năm 2007 ở hải ngoại có những sự kiện sau đây được xem là nổi bật và đáng chú ý nhất:

1- Cuộc tiếp kiến, gặp gỡ, trao đổi giữa TT George W. Bush, phó TT Dick Cheney và các Cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ với bốn nhân vật tiêu biểu trong cộng đồng Việt-Nam tại Hoa-Kỳ gồm có ông Đỗ Thành Công, Đảng Dân Chủ Nhân Dân, ông Đỗ Hoàng Điềm, Việt-Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, ông Lê Minh Nguyên, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt-Nam, và BS Nguyễn Quốc Quân, Phong Trào Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản. vào chiều ngày Thứ Ba 29.05.2007 tại Tòa Bạch Ốc, thủ đô Hoa thịnh Đốn.

Đây cuộc gặp quan trọng và có lẽ là lần đầu tiên một Tổng Thống Mỹ họp chính thức với cộng đồng người Mỹ gốc Việt kể từ khi làn sóng người Việt đặt chân đến định cư tại đất tự do này 32 năm về trước sau khi quân đội cộng sản Bắc Việt tràn vào Sàigòn vào ngày 30/4/1975. Trước khi họp với Tổng Thống Bush trong vòng 45 phút, phái đoàn bốn người đã được ông Elliott Abraham, Phụ tá Cố vấn An ninh Đặc trách Chiến lược Toàn cầu, tiếp đón tại văn phòng Hội đồng An ninh Quốc gia trong khoảng 2:00 - 3:30 trưa.

Mục đích của buổi họp này là để TT Bush tìm hiểu về Phong trào dân chủ ở Việt-Nam và làm thế nào để yểm trợ những cố gắng phát triển phong trào này, đặc biệt là Khối 8406 và Liên Minh Dân Chủ và Nhân Quyền Việt-Nam, bằng cách thu nhận những ý kiến trực tiếp từ những người vận động cho nhân quyền và dân chủ tại Hoa Kỳ. Buổi họp diễn ra trong một bối cảnh hết sức đặc biệt trước khi TT George W. Bush sẽ tiếp chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Minh Triết dự trù viếng thăm Hoa-Kỳ vào cuối tháng 6/2007.

2- Cuộc gặp gỡ của Bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ và nữ Dân biểu Loretta Sanchez với các đại diện các đảng phái, tôn giáo trong cộng đồng Việt Nam trước cuộc họp của Bà Pelosi với ông Nguyễn Minh Triết.

3-Song song với chuyến đi của ông Nguyễn Minh Triết thì phái đoàn của ông ta đã gặp phải những cuộc biểu tình khổng lồ và mạnh mẽ của đồng bào khắp nơi ở Washington - DC, ở Nam California phản đối ông Triết và chế độ cộng sản độc tài đảng trị, phi dân chủ, và những cuộc biểu tình này đã lên đến nhiều ngàn người gây chấn động dư luận và tiếng vang dội về cả trong nước.

Sau khi Tuyên ngôn Dân chủ 8406 được công bố ở trong nước năm ngoái thì sự thành lập kịp thời ở hải ngoại nhiều tổ chức để yểm trợ các nhà đấu tranh dân chủ trong nước rất hiệu quả, chẳng hạn như tại Úc Châu sự thành hình các Khối 1706 và Khối 1906 yểm trợ cho dân chủ.

Ngoài ra các cuộc gây quỹ để cứu tế, yểm trợ đồng bào dân oan được tổ chức ở nhiều nơi và nhiều nước, song song với các cuộc vận động chính trị của cộng đồng hải ngoại ở Hoa Kỳ, Úc châu và Âu châu đã có hiệu quả, kịp thời, và đây là những đấu tranh ôn hòa, mang tính chất văn hóa, và tính thuyết phục khiến cho các dân biểu, nghị sĩ của Hoa Kỳ, Úc châu, và Âu châu đã tích cực hơn nữa trong việc lên tiếng ủng hộ các nhà dân chủ Việt Nam.

Đặc biệt ngày 19/7/2007 Hạ viện Quốc hội Hoa kỳ đã thông qua Dự luật H.R.3096 mang tên ‘Vietnam Human Rights Act of 2007’để vận động Tự Do và Dân Chủ cho Việt Nam với số phiếu áp đảo là 414-3, và tới đây sẽ được đệ trình lên Thượng viện Quốc hội Hoa kỳ để được biểu quyết trở thành luật.

Tôi mong mỏi tha thiết là đồng bào và các đảng phái chính trị sẽ phát huy, đẩy mạnh hơn nữa bằng mọi sáng kiến tiếp tục vận động cho dân chủ Việt Nam vì làm được điều đó sẽ có tác động mạnh mẽ lên các chính phủ, quốc hội, các đảng phái của các quốc gia mà đồng bào hải ngoại đang cư ngụ được hiểu biết sự thật về công cuộc đấu tranh đòi dân chủ, tự do ở trong nước của dân tộc ta.



Каталог: TapSan
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> MỘt vài thông tin nhân sự kiện gs ngô BẢo châU ĐẠt giải thưỞng fields 2010 Huỳnh Tấn Châu Trường thpt chuyên Lương Văn Chánh
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội

tải về 0.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương