Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội


Nhóm Phóng Viên Dân Chủ-Nhân Quyền Việt Nam tại Hải Ngoại



tải về 0.79 Mb.
trang6/10
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích0.79 Mb.
#10407
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Nhóm Phóng Viên Dân Chủ-Nhân Quyền Việt Nam tại Hải Ngoại.

Stockholm, Sweden (Trung Tâm Dân Chủ Nhân Quyền Số 1 Thế Giới)

website: http://nhomphongviendanchunhanquyen.blogspot.com
Date: December 30th, 2007




Sự kiện nổi bật trong năm 2007 phải kể đến hình ảnh Linh mục công giáo Thaddeus Nguyễn Văn Lý bị cầm quyền cộng sản Việt nam bịt miệng tại phiên toà rừng rú ngày 30/03/2007 tại Huế. Bức hình nổi tiếng khắp thế giới có một không hai này là minh chứng hùng hồn về chế độ độc tài toàn trị cộng sản Việt nam.




Hoàng Minh Chính- Đảng Dân Chủ Việt Nam

TÂM THƯ ĐẦU NĂM MẬU TÝ

Hà Nội, Ngày 17 tháng 1 năm 2008

Hoàng Minh Chính

Tổng Thư Ký

Đảng Dân Chủ Việt Nam

Kính gửi:

- Quí vị lãnh đạo Nhà nước CHXHCN Việt Nam

- Các bạn đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam

Thưa quí vị và các bạn:

Nhờ sự quan tâm của bệnh viện và sự chăm sóc tận tình của gia đình cùng bạn bè thân hữu, nên tôi còn chút sức khỏe và sự sống. Nay nhân dịp sắp sang năm mới Mậu Tý, tôi xin gửi đến quí vị và các bạn lời chúc sức khỏe và Chúc Mừng Năm Mới.

Như quí vị đã biết, tôi đã từng là một đảng viên Cộng sản từ cuối thập kỷ 30 của thế kỷ trước và là một trong những người thành lập nên Viện Triết Học Mác-Lênin. Chúng ta tham gia cách mạng, tham gia hoạt động đảng là để đấu tranh cho độc lập, tự do và tiếp theo vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, tất cả đều xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân. Thế nhưng trên thực tế, đảng Cộng sản Việt Nam đã phạm phải nhiều sai lầm, gây tai hại không ít cho nhân dân và để lại cho những thế hệ kế tiếp nhiều gánh nặng không đáng có.

Ở tuổi đời gần 90 với căn bệnh hiểm nghèo và sự sống thoi thóp từng ngày, tôi không có ý chỉ trích quí vị và các bạn. Có điều là sự ray rứt về hiện tình đất nước vẫn cứ dai dẳng trong tôi.

Trước hết là việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Hiện nay tôi thấy cách giải quyết của quí vị đang có vấn đề. Quí vị không nên giấu giếm việc này nữa. Đây là việc hệ trọng của quốc gia cần phải được công khai, thông tin đầy đủ, rộng rãi, và càng không nên cấm đoán hay ngăn chặn các cuộc biểu tình ôn hòa phản đối nạn ngoại xâm. Việc phải bảo vệ lãnh thổ, chống ngoại xâm là trách nhiệm chung của toàn dân.

Kế đến, tình trạng dân oan ngày càng nghiêm trọng. Mục tiêu “độc lập - tự do - hạnh phúc” chưa được thực hiện về cơ bản, cho dù đã thành tiêu đề trên các văn bản từ hơn nửa thế kỷ nay. Nước nhà đã độc lập nhưng nhân dân chưa có tự do thì làm sao có được hạnh phúc?! Người dân và các giáo hội đã phải khổ sở trước việc bị chính quyền chiếm dụng tài sản một cách phi pháp. Quốc nạn tham nhũng, lạm quyền, bắt người lấy của trái phép đã tạo ra tầng lớp dân oan và các cuộc biểu tình hiện nay. Tôi hy vọng rằng quí vị sẽ sớm giải quyết vấn đề này.

Và sau cùng là việc đoàn kết dân tộc để xã hội phát triển toàn diện và bền vững. Quí vị đã có nghị quyết kêu gọi đoàn kết dân tộc. Chiều hướng thì tốt, nhưng công việc cụ thể thì chưa đáp ứng. Nhà nước cần phải thật tâm trong việc này thì mới đạt kết quả. Kêu gọi đoàn kết mà thiếu dân chủ thì khó thành. Hơn nữa, Tổ quốc không phải của riêng ai hay riêng đảng phái nào, chủ trương độc đảng tức giữ độc quyền chính trị cho một đảng thì làm sao đoàn kết dân tộc! Quí vị đã hòa với các nước cựu thù, thì sao lại chưa hòa với các chính đảng cùng là người Việt Nam?

Đối diện với những vấn đề trên, với tư cách nguyên là Tổng Thư ký Đảng Dân Chủ Việt Nam, tôi đã công khai tuyên bố phục hoạt Đảng Dân Chủ vào ngày 1 tháng 6 năm 2006. Đến nay Đảng Dân Chủ đã thu hút được nhiều anh chị em trong và ngoài nước tham gia, nhiều nước trên thế giới cũng đã biết đến và ủng hộ. Đảng Dân Chủ hoạt động ôn hòa và phát triển theo chiều hướng đoàn kết dân tộc, Đảng Cộng sản nên sớm đối thoại với Đảng Dân Chủ và các chính đảng khác để cùng nhau lo việc nước.

Đất nước chúng ta trải qua nhiều thăng trầm, bị ngoại xâm, phong kiến, ý thức hệ, hận thù… gây biết bao mất mát, đau thương và ngăn cản sự phát triển của dân tộc. Nhân dịp năm mới sắp đến, đặc biệt là năm khởi đầu của một giáp, tôi mong rằng quí vị và các bạn không còn chần chờ gì thêm nữa mà hãy cùng nhau mở ra trang sử mớitrang sử dân chủ, đoàn kết và phát triển.

Việc soạn thảo bản Hiến pháp mới như tôi đã nêu trong bản Tuyên Bố ngày 21.11.2007 và trong bản Kêu Gọi Vận Động Cho Việt Nam Một Hiến Pháp Mới ngày 22.11.2007 sẽ là bước khởi đầu cần thiết.

Tôi rất cảm ơn quí vị và các bạn đã bỏ thời giờ quí báu đọc mấy lời tâm huyết này. Chúc quí vị và các bạn an hưởng cùng gia đình một mùa xuân tươi đẹp.

Trân trọng,

Hoàng Minh Chính



TUYÊN BỐ CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ VIỆT NAM

BẢN HIẾN PHÁP HIỆN HÀNH CỦA NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ

TẦM QUAN TRỌNG CỦA HIẾN PHÁP TRONG THỂ CHẾ CỘNG HÒA

Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, là luật pháp tối cao của quốc gia, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Hiến pháp đề ra chính thể của quốc gia. Hiến pháp chính là bản định hướng cho công việc lập pháp và cho việc diễn giải pháp luật. Hiến pháp chỉ định mục đích của Nhà nước, bảo đảm các quyền của công dân và những giới hạn của Nhà nước, đồng thời bảo đảm tính chất ổn định và hợp pháp của Nhà nước.

Do đó, hiến pháp phải được thượng tôn và không thể bị thay đổi thường xuyên hay dễ dàng.

Hiến pháp chỉ có giá trị pháp lý khi được quốc dân chấp thuận và được thông qua theo một thủ tục pháp lý nhất định. Thủ tục này tùy theo qui định ở mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, thủ tục thông qua trong việc sửa đổi hiến pháp, cơ bản là: phải đưa ra toàn dân phúc quyết khi đã được Nghị viện ưng chuẩn. Thủ tục này được qui định tại Điều 70 của bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946. Quyền phúc quyết hiến pháp là nguyên tắc thiết yếu của hiến pháp trong thể chế cộng hòa, là quyền tối thượng của nhân dân.



HIẾN PHÁP NĂM 1946 LÀ HIẾN PHÁP NGUYÊN THỦY, CHÍNH DANH

Năm 1945, với công lao của toàn dân, chủ quyền quốc gia đã thuộc về nhân dân. Do vậy mới có cuộc tổng tuyển cử vào đầu năm 1946 bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước ta (Quốc hội khóa I). Đến gần cuối năm 1946, Quốc hội đại diện cho toàn quốc, toàn dân, thông qua bản Hiến pháp đầu tiên. Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp nguyên thủy, chính danh, hợp lòng dân và văn minh thế giới.

Sự chính danh của Hiến pháp năm 1946 cũng được xác nhận bởi các Hiến pháp kế sau. Lời nói đầu của Hiến Pháp 1959 có ghi: “Trong giai đoạn mới của cách mạng, Quốc hội ta cần sửa đổi bản Hiến pháp năm 1946 cho thích hợp với tình hình và nhiệm vụ mới.” Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1980 có nhắc lại: “Kế thừa và phát triển Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959.” Và lời nói đầu của Hiến pháp năm 1992 ghi: “Qua các thời kỳ kháng chiến kiến quốc, nước ta đã có Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980.” Các trích dẫn đó chứng tỏ các Hiến pháp năm 1959, 1980 và 1992 đều chính thức thừa nhận Hiến pháp năm 1946 là Hiến pháp nguyên thủy và chính danh của nước ta kể từ đó.

NHỮNG THAY ĐỔI HIẾN PHÁP HỆ TRỌNG MÀ NHÂN DÂN KHÔNG ĐƯỢC PHÚC QUYẾT

Từ năm 1946 đến nay, Việt Nam đã có bốn Hiến pháp. Đó là vào các năm 1946, 1959, 1980 và 1992. Rõ ràng, Hiến pháp Việt Nam là Hiến pháp bất thường vì liên tục bị thay đổi và dễ dàng bị thay đổi.

Hiến pháp năm 1959 thay đổi chính thể từ ‘dân chủ cộng hòa’ sang ‘dân chủ nhân dân’. Hiến pháp năm 1980 thay đổi tên Nước thành Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tu chính Hiến pháp năm 1992 thay đổi ý nghĩa của Nhà nước từ Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thành Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân…

Các thay đổi trên là những việc liên quan đến vận mệnh quốc gia, nhân dân phải được quyền phúc quyết. Và quyền này cũng đã được qui định tại Điều 21 và Điều 70 Hiến pháp năm 1946. Thế nhưng không một cuộc trưng cầu dân ý nào được tổ chức trong các lần sửa đổi Hiến pháp. Như vậy, Nhà nước không tôn trọng nhân dân và xem thường các quy tắc Hiến định cơ bản.



HIẾN PHÁP NĂM 1992 KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ

Bản Hiến pháp hiện hành công bố năm 1992, dù đã tu chỉnh năm 2001, nhưng vẫn chưa phải là bản hiến pháp hợp lệ vì những lý do sau :



1. Nhiều điều luật mâu thuẫn, không chuẩn mực trong bản Hiến pháp 1992 đã gây bất ổn định chính trị kéo dài, gây bất công xã hội ngày một gia tăng, khiến chính quyền đã phải lo sợ cho sự sụp đổ của chế độ. Sau đây là vài điều tiêu biểu gây bất bình nghiêm trọng trong xã hội:

- Điều 4 Hiến pháp quy định : “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội…” . Không một hiến pháp chuẩn mực nào lại khẳng định quyền lãnh đạo tuyệt đối và vĩnh viễn cho một đảng! Khẳng định quyền lãnh đạo của đảng CSVN trong Hiến pháp là tước đoạt quyền làm chủ của nhân dân quy định tại điều 2 Hiến pháp. Quyền lực Nhà nước phải được nhân dân thỏa thuận trao cho thông qua bầu cử tự do và công bằng. Việc khẳng định quyền lãnh đạo đương nhiên của một đảng đồng nghĩa với việc phủ nhận quyền làm chủ của nhân dân. Chủ nghĩa Mác Lênin chỉ là một luồng tư tưởng trong xã hội, quy định quyền lãnh đạo cho đảng CSVN cùng ý thức hệ Mác Lênin trong Điều 4 là chống lại việc thực hiện mục tiêu xã hội công bằng, dân chủ qui định tại Điều 3 Hiến pháp. Vấn đề này gây chia rẽ trong xã hội, vi phạm chính sách bình đẳng, chống lại nguyên tắc đoàn kết dân tộc. Chưa kể chủ nghĩa Mác-Lênin đã bị thực tế bác bỏ ngay tại Đức, nguồn gốc của chủ nghĩa Mác, và tại Nga, một thời là thành trì của chủ nghĩa xã hội.



    - Điều 4 Hiến Pháp vi phạm Luật Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, đặc biệt quyền dân tộc tự quyết quy định trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Điều 21) và Công Ước Dân Sự Chính Trị (Điều 1).

    - Điều 83 quy định “Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp…” Tuyệt đại đa số đại biểu Quốc hội lại là đảng viên đảng CSVN. Như vậy, cùng với Điều 4, Điều 83 tạo cơ sở pháp lý cho chế độ độc đảng toàn trị. Dựa trên hai điều khoản đó, đảng CSVN sử dụng Quốc hội như một công cụ để tự cho mình quyền lực Nhà nước.



- Điều 147 Hiến pháp qui định chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp, với hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Với Quốc hội độc đảng và thủ tục thông qua Hiến pháp đơn giản và dễ dàng như vậy, việc sửa đổi Hiến pháp không khác gì việc thông qua hoặc sửa đổi điều lệ của một đảng phái.

2. Hiến pháp năm 1992 đã không đề cập đến quyền phúc quyết hiến pháp của nhân dân, một quyền cơ bản thiết yếu quy định tại Điều 70 Hiến pháp đầu tiên năm 1946, một thủ tục pháp lý không thể bỏ qua mỗi khi Quốc hội thông qua việc sửa đổi hiến pháp. Thủ tục phúc quyết cần được hiểu là sự phê chuẩn của nhân dân bằng lá phiếu qua cuộc trưng cầu ý dân. Rõ ràng, thủ tục sửa đổi hiến pháp quy định bởi Quốc hội đầu tiên đã không được các Quốc hội kế tiếp tuân hành khi sửa đổi và thông qua hiến pháp.

Tất cả các vi phạm nêu trên là nghiêm trọng, nhưng vi phạm nghiêm trọng hơn cả là Hiến pháp năm 1992 đã loại bỏ hẳn quyền phúc quyết hiến pháp của nhân dân. Hiến pháp năm 1992 không hề được nhân dân phúc quyết. Đó là cơ sở pháp lý chứng minh bản Hiến pháp 1992 không có giá trị pháp lý.

Tương tự, Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980, với sự thiếu sót nghiêm trọng này, cũng không thể được coi là hợp lệ.

Bản tuyên bố này nhằm mục đích nêu lên sự cấp thiết của một bản Hiến pháp mới cho đất nước. Bản công bố được để ngỏ cho sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia, các trí thức và toàn thể đồng bào.



Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2007

TM. Ban Soạn Thảo Trung Ương Đảng Dân Chủ Việt Nam



Giáo sư Hoàng Minh Chính,
Tổng Thư Ký Đảng Dân Chủ Việt Nam
Nguyên Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin, Hà Nội


Nơi gửi:

  • Chủ tịch QH và các Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

  • Toàn thể nhân dân Việt Nam.

  • Quốc hội Hoa Kỳ và Quốc hội Âu Châu.

  • Các cơ quan truyền thông, báo chí trong và ngoài nước.

# # #

Tham Khảo:

Hiến pháp 1992

Ðiều 2


Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN là Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức.

Ðiều 3


Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân

Điều 4
Ðảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. 

Mọi tồ chức của Ðảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. 

Ðiều 83

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.

Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

Ðiều 147

Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.



# # #

Hiếp pháp 1946

Ðiều thứ 21
Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo điều thứ 32 và 70.

Ðiều thứ 70
Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây:

a) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu.

b) Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi.

c) Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết.

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Việt Nam là thành viên của LHQ từ năm 1977)

Ðiều 21:

(1) Mọi người đều có quyền tham gia vào việc điều hành xứ sở của mình, một cách trực tiếp hay qua các đại biểu được tuyển chọn một cách hoàn toàn tự do.

(2) Mọi người đều có ngang nhau quyền nhận lãnh những trách nhiệm chung của quốc gia của họ.

(3) Ý muốn của nhân dân phải là nền tảng của quyền lực chính quyền. Ý muốn này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và nghiêm chỉnh, bằng phiếu kín, qua phương thức phổ thông và bình đẳng đầu phiếu, hay các phương thức tương đương bảo đảm tự do bầu cử.



Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự Và Chính Trị (Việt Nam ký kết tham gia từ năm 1982)

Ðiều 1:

1) Các dân tộc điều có quyền tự quyết. Chiếu theo quyền này, họ được tự do quyết định về chế độ chính trị và tự do theo đuổi đường hướng phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa.

2) Ðể đạt được mục tiêu này, các dân tộc có quyền tự do sử dụng các nguồn lợi thiên nhiên của mình, miễn là không vi phạm những nghĩa vụ phát sinh từ sự hợp tác quốc tế về kinh tế, đặt căn bản trên quyền lợi hỗ tương và luật pháp quốc tế. Trong mọi trường hợp các phương tiện sinh sống của người dân không thể bị tước đoạt.

ĐẢNG DÂN CHỦ VIỆT NAM KÊU GỌI VẬN ĐỘNG

CHO VIỆT NAM MỘT HIẾN PHÁP MỚI

VIỆT NAM CẦN MỘT HIẾN PHÁP MỚI

Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 1980 của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng như Hiến pháp năm 1959 của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều không có giá trị pháp lý vì không hề được nhân dân phúc quyết thông qua. Điều này đã được trình bày tại Bản Tuyên Bố Của Đảng Dân Chủ Ngày 21/11/2007.

Hiến pháp không có giá trị pháp lý thì không bảo đảm tính chính danh của Nhà nước. Nhà nước không chính danh thì bất ổn định chính trị, xã hội bị lũng đoạn và pháp luật tùy tiện. Do đó, Việt Nam cần phải có một Hiến pháp mới.

Để đất nước Việt nam có thể tận dụng được mọi tiềm năng trên con đường phát triển, có thể tránh được những sai lầm, thảm họa không đáng có như trong quá khứ, có thể giải quyết được những vấn nạn quốc gia hiện tại, có thể tiến kịp các nước khác trong khu vực và trên thế giới, chúng ta cần có một hiến pháp mới với nền tảng một Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân.



THỦ TỤC CẦN THIẾT ĐỂ BẢN HIẾN PHÁP HỢP LỆ

Trong số bốn bản Hiến pháp từ năm 1946 đến nay, bản Hiến pháp 1946, dù chưa hoàn hảo, vẫn là chuẩn mực, chính danh. Đó chính là vì nó được nhiều thành phần xã hội tham gia soạn thảo. Hiến pháp năm 1946 không mang màu sắc ý thức hệ, không phân biệt đối xử, không cho phép đảng phái chiếm giữ độc quyền chính trị hay buộc người dân phải theo một chủ nghĩa, một hệ tư tưởng nào.

Do đó, ban soạn thảo hiến pháp cần căn cứ vào tinh thần của bản Hiến pháp 1946 mà soạn thảo Hiến pháp mới. Ban soạn thảo hiến pháp phải bao gồm đại diện các chính đảng và các nhân sĩ yêu nước thuộc mọi thành phần.

Bản Hiến pháp sẽ không có giá trị pháp lý nếu không được nhân dân phúc quyết. Và quyền phúc quyết hiến pháp là quyền tối thượng của nhân dân. Thủ tục phúc quyết hiến pháp cần được hiểu là sự phê chuẩn của nhân dân bằng lá phiếu qua cuộc trưng cầu ý dân trung thực.



Ý NIỆM CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ VỀ BẢN HIẾN PHÁP MỚI

Trước hết, Việt Nam nên chọn khung hiến pháp nào cho bản Hiến pháp mới?

Độc đảng toàn trị hay dân chủ pháp trị?

Dưới chế độ độc đảng toàn trị, luật pháp là một công cụ của chính quyềnnhà cầm quyền đứng trên pháp luật, trong nhiều trường hợp “lãnh đạo thích gì thì đó là luật”.

Ngược lại, trong chế độ dân chủ pháp trị, luật pháp giới hạn quyền lực của các cơ quan Nhà nước, bảo đảm các quyền của công dân. Không một ai đứng trên luật pháp, kể cả chính phủ.

Một Hiến pháp công minh không thể thiếu các yếu tố cơ bản - đó là: quyền tối thượng thuộc về nhân dân, quyền con người được bảo vệ và quyền lực của mọi cơ quan Nhà nước phải được giới hạn, giám sát và chế tài.

Vì vậy, Đảng Dân Chủ chủ trương cho Việt Nam một hiến pháp dân chủ, pháp trị - với các nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc thứ nhất: Hiến pháp là tối thượng. Vì thế, Hiến pháp không thừa nhận quyền tối thượng của cơ quan lập pháp. Không chỉ cơ quan lập pháp mà không có cơ quan nào trong Nhà nước cao hơn bản hiến pháp. Đó là sự khẳng định của nguyên tắc pháp trị trong việc quản lý và điều hành đất nước.

Nguyên tắc thứ hai: Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân có quyền thay đổi chính phủ một cách hòa bình hay thay đổi Hiến pháp khi cần thiết. Các chính đảng phải tách biệt khỏi các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, kể cả trong các lực lượng vũ trang. Đồng thời, bầu cử tự do và công bằng là yếu tố không thể thiếu, trong đó Hội đồng bầu cử phải bao gồm đại diện các chính đảng và các thành phần trong xã hội.

Nguyên tắc thứ ba: Tam quyền phân lập trong hệ thống quyền lực Nhà nước. Quyền lực của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp đều phải có giới hạn, phải được giám sát và chế tài. Với nguyên tắc này, không một cơ quan nào trong Nhà nước có quyền lực tuyệt đối trong sinh hoạt chính trị của quốc gia. Cơ chế tam quyền phân lập giúp cho các cơ quan Nhà nước kiểm soát và cân bằng quyền lực. Đó là yếu tố thiết yếu chống lạm quyền, góp phần thiết lập công lý và duy trì trật tự xã hội.

Vai trò của pháp trị là cung cấp quyền lực cho Nhà nước, đồng thời giới hạn, giám sát, chế tài quyền lực của Nhà nước để bảo vệ các quyền của công dân. Chức năng quan trọng của Nhà nước là đảm bảo sự tôn trọng và thực thi các Quyền và Tự do cơ bản của Con người. Do đó, Hiến pháp phải có một Bộ luật dân quyền và nhân quyền phổ quát.

Đồng thời, tự do báo chí, tư pháp độc lập đa nguyên chính trịcác nguyên tắc thiết yếu trong hệ thống bảo vệ dân quyền và thực thi pháp luật nghiêm minh. Thực tế cho thấy cơ quan bảo vệ dân quyền hiệu quả và mạnh mẽ nhất chính là hệ thống tòa án độc lập.

Ngoài ra, để tránh tình trạng các đạo luật, nghị định, chỉ thị, thông tư… vi phạm Hiến pháp và Công ước quốc tế, gây ra tình trạng rối loạn đời sống chính trị, xã hội, việc thành lập Tòa bảo hiến là cần thiết.

Sau hết, thiết tưởng cần nhắc lại rằng : quyền phúc quyết hiến pháp là quyền cơ bản thiết yếu của nhân dân. Việc thay đổi hiến pháp, dù theo thể thức nào, cũng phải tuân theo nguyên tắc căn bản là sự phê chuẩn của nhân dân bằng lá phiếu, qua một cuộc trưng cầu ý dân trung thực. Thủ tục này nhất thiết không thể bỏ qua nếu muốn bản Hiến pháp được hợp lệ.

Ý niệm của Đảng Dân Chủ về bản Hiến pháp mới được để ngỏ cho sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia, các trí thức và toàn thể đồng bào.



Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2007

TM. Ban Soạn Thảo Trung Ương Đảng Dân Chủ Việt Nam



Giáo sư Hoàng Minh Chính,
Tổng Thư Ký Đảng Dân Chủ Việt Nam
Nguyên Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin, Hà Nội


Nơi gửi:

  • Chủ tịch QH và các Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

  • Toàn thể nhân dân Việt Nam.

  • Quốc hội Hoa Kỳ và Quốc hội Âu Châu.

  • Các cơ quan truyền thông, báo chí trong và ngoài nước.

Tham Khảo:

Hiếp pháp 1946

Lời nói đầu
Cuộc Cách mạng tháng Tám đã giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền Dân chủ Cộng hoà.

Sau tám mươi năm tranh đấu, dân tộc Việt Nam đã thoát khỏi vòng áp bức của chính sách thực dân, đồng thời đã gạt bỏ chế độ vua quan. Nước nhà đã bước sang một quãng đường mới.

Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ.

Ðược quốc dân giao cho trách nhiệm thảo bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội nhận thấy rằng Hiến pháp Việt Nam phải ghi lấy những thành tích vẻ vang của Cách mạng và phải xây dựng trên những nguyên tắc dưới đây:

  • Ðoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo.

  • Ðảm bảo các quyền tự do dân chủ.

  • Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.

Với tinh thần đoàn kết, phấn đấu sẵn có của toàn dân, dưới một chính thể dân chủ rộng rãi, nước Việt Nam độc lập và thống nhất tiến bước trên đường vinh quang, hạnh phúc, cùng nhịp với trào lưu tiến bộ của thế giới và ý nguyện hoà bình của nhân loại.

Sau đây là những điều luật trong Hiến pháp 1946 để tham khảo:

Ðiều thứ 1
Nước Việt Nam là một nước Dân chủ Cộng hoà.

Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.

Ðiều thứ 2
Ðất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia.

Ðiều thứ 6
Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá.

Ðiều thứ 10
Công dân Việt Nam có quyền:

  • Tự do ngôn luận

  • Tự do xuất bản

  • Tự do tổ chức và hội họp

  • Tự do tín ngưỡng

  • Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài.

Ðiều thứ 11 
Tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ và giam cầm người công dân Việt Nam.


Nhà ở và thư tín của công dân Việt Nam không ai được xâm phạm một cách trái pháp luật.

Ðiều thứ 12
Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm.

Ðiều thứ 16
Những người ngoại quốc tranh đấu cho dân chủ và tự do mà phải trốn tránh thì được trú ngụ trên đất Việt Nam.

Ðiều thứ 17
Chế độ bầu cử là phổ thông đầu phiếu. Bỏ phiếu phải tự do, trực tiếp và kín.

Ðiều thứ 18
Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái trai, đều có quyền bầu cử, trừ những người mất trí và những người mất công quyền.

Người ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuổi, và phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.

Công dân tại ngũ cũng có quyền bầu cử và ứng cử.

Ðiều thứ 21
Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo điều thứ 32 và 70.

Ðiều thứ 58
ở tỉnh, thành phố, thị xã và xã có Hội đồng nhân dân do đầu phiếu phổ thông và trực tiếp bầu ra.

Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố, thị xã hay xã cử ra Uỷ ban hành chính. 

ở bộ và huyện, chỉ có Uỷ ban hành chính. Uỷ ban hành chính bộ do Hội đồng các tỉnh và thành phố bầu ra. Uỷ ban hành chính huyện do Hội đồng các xã bầu ra.  

Ðiều thứ 70
Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây:

a) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu.

b) Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi.

c) Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết.


Каталог: TapSan
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> MỘt vài thông tin nhân sự kiện gs ngô BẢo châU ĐẠt giải thưỞng fields 2010 Huỳnh Tấn Châu Trường thpt chuyên Lương Văn Chánh
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội

tải về 0.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương