Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội



tải về 0.79 Mb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích0.79 Mb.
#10407
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




IV. Đề nghị kết định vụ án đối với Lê Thị Công Nhân:

a. Vì những thiếu sót về hình thức và nội dung của án sơ thẩm, nghĩ các hành vi của Lê Thị Công Nhân chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, vì lẽ đó tôi đề nghị trả tự do cho Lê Thị Công Nhân theo chế định : “Không phạm tội tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì không đủ yếu tố cấu thành tội phạm”.

b. Vì một lẽ nào đó mà cứ phải kết án, tôi đề nghị toà dành cho Lê Thị Công Nhân mức án bằng thời gian tạm giam.

Kết luận này có lợi về chính trị trên nhiều mặt.

 Luật sư Trần Lâm



19/11/2007




Luận cứ của luật sư Trần Lâm bào chữa cho bị cáo Lê Thị Công Nhân
 

Luận cứ của luật sư Trần Lâm

Bào chữa cho bị cáo Lê Thị Công Nhân, can tội: “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” tại phiên toà Phúc thẩm của Toà Phúc thẩm, Toà án Nhân dân Tối cao tại Hà Nội vào ngày 27/11/2007.

oo0oo

I.  Về mặt hình thức, viêc xét xử sơ thẩm có nhiều sai phạm:

a.  Xét xử sơ thẩm đã không tuân thủ nguyên tắc “Truy tố đến đâu xét xử đến đó”:

Xét xử sơ thẩm đề cập đến nhiều hành vi có dấu hiệu của các tội khác như: liên hệ với người này người nọ,…tổ chức các đảng phái kia khác…trong khi việc truy tố chỉ đề cập các hành vi của điều 88.

Nếu xét xử sơ thẩm thấy có bỏ lọt tội thì án sơ thẩm phải đề khởi án kiện để khởi tố một vụ án mới. Nếu thấy chỉ có dấu hiệu phạm tội nhưng chưa đủ yếu tố cấu thành tội khác thì Toà án phải thể hiện điểm này trong bản án.

Không làm như trên, gây nghi ngờ là ta muốn xử tội này nhưng lại che dấu dưới một tội khác, là ta đã che dấu vụng về một vụ án chính trị.

b. Việc đánh giá chứng cứ quá sơ sài, có vi phạm nghiêm trọng:

Theo nguyên tắc đánh giá chứng cứ tội phạm điều 88 thì Toà phải trích dẫn câu nói, chữ viết, hình ảnh có dấu hiệu phạm tội để minh định sai phạm, có tranh luận…để kết định là phạm tội hay không?

Các vụ án khác có giám định mọi mặt: pháp y, kiểm toán, kinh tế, tài chính, ADN… thế mà còn phải trầy trật để xác định sự thật. Sự thật lại phải đạt đến mức: mọi người phải thừa nhận là có vụ việc đó, nội dung, thực chất là có vi phạm mới đủ.

Nhưng trong vụ án này Toà sơ thẩm chỉ nêu hiện tượng rồi kết luận ngay.

Toà còn một sai phạm nghiêm trọng là đánh giá chứng cứ một chiều: Phạm Văn Trội được Toà gọi, là nhân chứng. Trội đã hứa trước Toà khai báo đúng sự thật. Toà không đếm sỉa gì đến Trội trong suốt phiên Toà. Trội đã phản ứng sau phiên Toà. Ai cũng biết Trội là người của bên những người bị kết tội.

Người ta coi việc đánh giá chứng cứ trên là phiến diện, một chiều. Thẩm tra chứng cứ một chiều là một sai phạm nghiêm trọng.

c. Xét xử sơ thẩm có sai phạm là đã hạn chế đến mức ngăn cản việc tranh luận:

Đánh giá chứng cứ cần tranh luận nhưng không được thực hiện. Định tội, lượng hình cũng không được tranh luận.

Xin xem lại bút ký, nghe lại ghi âm thì rõ.

Nếu là một vụ án trong phạm vi văn học, nghệ thuật, với thơ ca, hội hoạ thì việc tranh luận càng phức tạp và kéo dài…

Ta đã nhầm lẫn không coi viêc tranh luận là xuyên suốt từ đầu đến cuối phiên toà, từ khâu đánh giá chứng cứ đến khâu luợng hình…

d. Với 3  sai phạm trên về mặt hình thức, có thể kết luận là án xử sơ thẩm chưa đủ tiêu chuẩn để được xét xử phúc thẩm, vì lẽ án xử phúc thẩm phải có trọng tâm, sửa là sửa điểm cơ bản chứ không phải xử lại lần 2 bằng cách làm lại từ đầu…

Cứ tiến hành xét xử phúc thẩm từ khâu xác minh sự thật, xác định những tình tiết để lượng hình là không thể được. Còn huỷ bản án để xử lại từ khâu sơ thẩm là việc vô cùng phiền hà, kéo theo nhiều phức tạp hệ luỵ.

 Xin tuỳ Toà quyết định và phiên toà phúc thẩm công khai sẽ giải quyết phức tạp  này.



Riêng tôi, đề nghị Toà không đề cập đến các hành vi khác ngoài điều 88. Thế là gọn hơn cả.

II. Việc xét xử sơ thẩm có sai sót về phương pháp từ đó sinh ra sai sót về nội dung:

Nhiều nguời với quan điểm khác nhau, kêu ca điều 4 của Hiến pháp Việt Nam là sao chép điều 6 của Liên xô cũ. Chỉ có luật Việt Nam mới có điều 88 vì điều này đối với thế giới bị coi là vi phạm dân chủ và nhân quyền.

Theo tôi, mỗi quốc gia, trong luật lệ của mình thế nào cũng có những điều khác biệt.  Những nguời xét xử phải tuân thủ luật pháp của nơi xảy ra vụ việc. Việc phê phán, sửa đổi, bổ sung, thay thế điều luật là thuộc về các nhà nghiên cứu, các nhà làm luật…Các người tham gia xét xử chỉ biết áp dụng điều luật hiện hành.

Lâu lắm, tôi có đọc giáo trình luật của Liên xô. Tôi thấy có điều luật tương tự điều 88 của ta hiện nay.

Đây là vấn đề khoa học. Đã chấp nhận một nguyên lý, một nguyên tắc thì cũng phải chấp nhận phương pháp tương ứng. Chưa có cái mới thay thế thì mặc nhiên cái cũ, dù cũ bao nhiêu lâu, vẫn phải được duy trì.

Tài liệu này còn hướng dẫn việc nghiên cứu xét xử:

Điều 88 có 3 hành vi: viết, nói, hình ảnh cần đi sâu để xác định tội. Sau đó thêm hành vi tàng trữ. Đối với từng hành vi cần tìm hiểu nội dung chuyển tải. Xét nội dung chuyển tải có động cơ mục đích chống nhà nước không. Không vì tội này có “cấu thành hình thức”  mà không suy nghĩ về tác hại tất yếu xảy ra.

Tôi thấy việc xét xử sơ thẩm chỉ nêu hành vi, có dấu hiệu của tội theo điều 88 rồi kết tội, không hề tiến hành theo các bước trên.

Việc mở lớp học coi như hành vi phạm tội nặng nhất, then chốt của vụ án này nhưng việc xét xử mờ nhạt, đầy mâu thuẫn.

Nói rằng trường hợp các em đã tuyên truyền phản động nhưng buổi họp này cũng có nhân vật: Phương Anh, Trội, Thuỳ, Dương, Công Nhân…nội dung tố cáo của các em gồm những điều sơ đẳng, xa lạ với cử toạ trên. Nội dung trao đổi là 5 tài liệu lấy ở trên mạng của các nhà nghiên cứu nước ngoài. Không có nội dung nói về Việt Nam. Tài liệu học tập là cái gốc để xem xét tính chất của lớp học…

Người học, sách học như thế làm người ta nghĩ đến mức cần bác bỏ lời lời tố cáo của các em nhân chứng. Có thể tin lời của Công Nhân: “Có các buổi trao đổi về lý luận. có các em ngồi nghe.”

Các cuộc nói chuyện với đài báo nước ngoài không được trích dẫn nội dung, không được thẩm tra…mà đã nêu ngay như một hành vi phạm tội.

Riêng về các hành vi “nói” của các bị cáo đã bị quy kết là phạm tội một cách không có cơ sở.

III. Cần xem xét hành vi của Lê Thị Công Nhân:

a. Xét xử hành vi có dấu hiệu phạm tội:

1/ Về hành vi nói:

Việc mở lớp học: không có kết luận nào là Lê Thị Công Nhân bàn soạn hoặc tổ chức lớp học

Trong 4 lần hội họp, LTCN dự 2 lần. Lần đầu, LTCN không nói gì…

Lần thứ 2 LTCN nhận thuyết trình một vấn đề. Vừa phát tài liệu, chưa nói gì  

hay mới tự giới thiệu thì Công an đã vào giải tán, bắt người, thu tài liệu.

Xét tài liệu là một văn bản về các nguyên tắc dân chủ nhân quyền, không nói gì 

đến tình hình Việt Nam.

Việc LTCN bị quy kết nhiều lần điện đàm với các tổ chức nước ngoài. Xét án sơ thẩm không nêu được nội dung nói những gì, có gì nguy hại đến Đảng Cộng sản và Nhà nước… kết luận này phải được coi là thiếu căn cứ.Cả 2 hành vi nói trên không thể quy kết là dùng hình thức nói để “ Chống nhà nước…”.

2/ Về hành vi viết:

Án sơ thẩm quy kết sai phạm ở 3 bài viết:

        Tình trạng và đòi hỏi phải giải quyết tình trạng của giai cấp công nhân.

        Về việc không cho phép có báo chí tư nhân. 

        Về việc bãi bõ Nghị định 31CP



Cáo trạng cũng như trong phiên toà sơ thẩm chỉ nêu tên 3 văn bản còn không  

trích dẫn, không có phân tích một điều cụ thể nào để đánh giá chứng cứ làm cơ

sở để kết tội.

Về viết, tôi nghĩ không có cơ sở để kết tội vì không có trích dẫn những dấu hiệu      

nguy hiểm, không có phân tích, không có đối thoại…Dù vậy tôi vẫn đọc 3 bài  

viết này thì không thấy dấu hiệu của việc bịa đặt, bôi nhọ, phá hoại. Cả 3 tài liệu 

mang tính chất một báo cáo khoa học.

 Xét các mặt tiêu cực của tình hình thì thấy có nêu lên nhưng là có thực, mức độ 



còn thấp hơn các báo chí công khai.

Sai phạm không phải đánh giá sai chứng cứ mà là không có dấu hiệu của việc  

đánh giá chứng cứ, và các tài liệu viêt không có dấu hiệu phạm tội.

Kết luận: về hành vi viết là không có tội.

3/ Về hành vi tàng trữ:

Lê Thị Công Nhân có một số tài liệu gọi là “ngoài luồng”, bằng giấy hoặc trên máy vi tính. Số lượng là 25 đầu tài liệu.

Án sơ thẩm cũng không nêu lên cụ thể một tài liệu nào với nội dung  có những gì vi phạm pháp luật và việc tàng trữ này nhằm mục đích gì. Xét tình hình hiện nay các tài liệu kiểu này nhiều người có. Điều không thể chấp nhận được là việc điều tra, truy tố, xét xử kết luận một số tài liệu vi phạm pháp luật trong khi tác giả của nó, xét những người viết này hiện đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Người viết không phạm tội. Người đọc và lưu giữ lại phạm tội hình sự. Xét cần bác bỏ kết luận này.

Hơn nữa hiện nay kỹ nghệ thông tin phát triển đến mức nhiều kết luận cũ coi như phá sản. Số tài liệu mà án sơ thẩm đề cập đại bộ phận nằm trong máy tính của Lê Thị Công Nhân.

Và còn vì hành vi này được dư luận rộng rãi: nếu kết tội là không hợp thời, không hợp lý cần phải thay đổi.

4/  Kết luận:

Lê Thị Công Nhân không phạm tội “ Tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Các hành vi viết, nói, tàng trữ đều không thể kết tội là đã cấu thành tội phạm hình sự thuộc điều 88 Bộ Luật hình sự.

IV. Đề nghị kết định vụ án đối với Lê Thị Công Nhân:

a. Vì những thiếu sót về hình thức và nội dung của án sơ thẩm, nghĩ các hành vi của Lê Thị Công Nhân chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, vì lẽ đó tôi đề nghị trả tự do cho Lê Thị Công Nhân theo chế định : “Không phạm tội tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì không đủ yếu tố cấu thành tội phạm”.

b. Vì một lẽ nào đó mà cứ phải kết án, tôi đề nghị toà dành cho Lê Thị Công Nhân mức án bằng thời gian tạm giam.

Kết luận này có lợi về chính trị trên nhiều mặt.

 Luật sư Trần Lâm



19/11/2007


3 Luật sư

Đặng Trọng Dũng Bùi Quang Nghiêm Lê Công Định

KHIẾU NẠI VÀ ĐỀ NGHỊ

Vì những sai phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng nêu trên tại Phiên tòa phúc thẩm ngày 27/11/2007 xét xử ông Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thị Công Nhân tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, chúng tôi nhận định rằng việc giải quyết Vụ án có nhiều thiếu sót cần phải khắc phục ngay lập tức bằng thủ tục luật định.

Do vậy, chúng tôi nghiêm túc đề nghị ông Chánh án xem xét sự việc và giải quyết khiếu nại nêu trên của chúng tôi trên cơ sở luật pháp Việt Nam hiện hành. Rất mong nhận được sự chấp thuận và hợp tác của ông Chánh án. Xin chân thành cám ơn và trân trọng kính chào.

TP Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 12 năm 2007

Đồng kính đơn









ĐƠN KHIẾU NẠI

của 3 Luật sư

Đặng Trọng Dũng Bùi Quang Nghiêm Lê Công Định
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

http://blog.360.yahoo.com/blog-Fqy69mcyequwJv.MxrhJO_sXCZbkCw--?cq=1
ĐƠN KHIẾU NẠI





Kính gửi: Ông Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Trích Yếu : Khiếu nại hành vi của Hội đồng xét xử trong Phiên tòa phúc thẩm ngày 27/11/2007 vụ án hình sự “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”


Kính thưa ông Chánh án,

Chúng tôi, đồng ký tên dưới đây, là những Luật sư tham gia bào chữa cho ông Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thị Công Nhân trong vụ án hình sự “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” được xét xử phúc thẩm vào ngày 27/11/2007. Bằng văn thư này, chúng tôi khiếu nại sự việc như sau:

SỰ VIỆC

Thứ nhất: Không triệu tập đủ nhân chứng

Ngày 19/11/2007 các Luật sư biện hộ đã gửi đơn thỉnh cầu triệu tập mười bảy (17) nhân chứng, nhưng chúng tôi được Thư ký Tòa thông báo miệng rằng Tòa chỉ gửi giấy mời triệu tập chín (9) nhân chứng đến dự Phiên tòa phúc thẩm. Vào ngày xét xử chỉ năm (5) nhân chứng dự phiên tòa phúc thẩm.

Về phần nhân chứng Phạm Văn Trội bị Công an cản trở đến tòa làm chứng mà chúng tôi đã lưu ý Hội đồng xét xử khi bắt đầu Phiên tòa và yêu cầu phải có biện pháp giải quyết ngay, thì ngoài việc Hội đồng xét xử cố tình “tịch thu” bản gốc Đơn tố cáo của nhân chứng Phạm Văn Trội, trong suốt diễn biến Phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyệt nhiên không đề cập đến sự việc nghiêm trọng và có dấu hiệu vi phạm pháp luật này mặc dù Thẩm phán Chủ tọa Nguyễn Minh Mắn hứa sẽ giải quyết vấn đề này trong Phiên tòa. Thậm chí, ông Chủ tọa cũng cố tình không cấp một bản sao y Đơn tố cáo của nhân chứng Phạm Văn Trội cho các Luật sư như đã cam kết khi yêu cầu Luật sư nộp lại bản gốc.

Việc làm nói trên của Hội đồng xét xử về vấn đề này là không thể chấp nhận được vì lẽ ra các Thẩm phán cần phải hội ý với nhau và tham khảo ý kiến của Đại diện Viện Kiểm sát tối cao và các Luật sư đang hiện diện tại Phiên tòa để xem xét khả năng yêu cầu Công an địa phương nào đã bắt giữ trái pháp luật ông Phạm Văn Trội phải lập tức đưa anh ta trở lại Phiên tòa.

Thứ hai: Không xem xét tài liệu mới

Khoản 1 Điều 246 của Luật Tố tụng Hình sự quy định việc người bào chữa có quyền cung cấp và bổ sung chứng cứ mới và tài liệu trong khi xét hỏi tại Phiên tòa phúc thẩm. Cũng tại điều này Khoản 2 Điều này, chứng cũ mới, cũ và tài liệu mới bổ sung phải được xem xét tại Phiên tòa phúc thẩm và ghi nhận trong Bản án phúc thẩm.

Tại Phiên tòa phúc thẩm các Luật sư đã cung cấp tài liệu mới sau đây để Hội đồng xét xử xem xét:

Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế; Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (International Covenant on Political and Civil Rights) do Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua vào ngày 16/12/1966 theo Nghị quyết số 2200 A (XXI), có hiệu lực từ ngày 23/3/1976 và Việt Nam tham gia vào ngày 24/9/1982; và Các Nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư (Basic Principles on the Role of Lawyers) do Hội nghị Liên hiệp quốc lần thứ tám về phòng chống tội phạm và xử lý người phạm tội, tổ chức tại Havana (Cu-Ba) từ ngày 27/8/1990 đến ngày 7/9/1990. Nhà nước Việt Nam có bổn phận tuân thủ các điều ước quốc tế đã gia nhập hoặc công nhận, đặc biệt là các công ước của Liên hiệp quốc mà Việt Nam là thành viên như đã liệt kê ở trên. Tuy nhiên, khi chúng tôi dẫn chiếu các tài liệu nói trên tại Phiên tòa, thì Hội đồng xét xử chẳng những cố tình ngăn cản các luật sư phát biểu đề cập đến các tài liệu pháp lý nói trên, mà còn không ghi nhận các tài liệu ấy trong Bản án phúc thẩm đã tuyên tại Phiên tòa và thậm chí không giải thích lý do vì sao Hội đồng xét xử từ chối áp dụng luật pháp quốc tế theo yêu cầu của các Luật sư.

Đây là một sự thiếu sót nghiêm trọng của Hội đồng xét xử trong công việc xét xử tại Phiên tòa phúc thẩm ngày 27/11/2007.

Thứ ba: Cản trở Luật sư tranh luận

Tất cả các Luật sư đều bị Hội đồng xét xử cản trở khi tranh luận, đặc biệt là Luật sư Đặng Trọng Dũng bị cắt ngang lời phát biểu ít nhất sáu (6) lần khiến ông phải bỏ dở phần trình bày quan trọng của mình. Việc nhắc nhở là cần thiết nhưng cản trở Luật sư trình bày luận cứ và tranh luận là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Các Thẩm phán đã tự ý nhận định các luận cứ do Luật sư trình bày là không liên quan đến Vụ án mặc dù chưa nghe trọn quan điểm của Luật sư, đặc biệt khi các Luật sư phân tích sự cần thiết phải áp dụng các quy định có liên quan của những công ước quốc tế mà Nhà nướcViệt Nam đã tham gia và phải tuân thủ.

Mặt khác, khi Luật sư Lê Công Định đề nghị đọc công khai Đơn tố cáo của nhân chứng Phạm Văn Trội tại Phiên tòa hay Luật sư Đặng Trọng Dũng đề nghị đọc toàn văn bài viết “Quyền tự do thành lập Đảng tại Việt Nam” của Bị cáo Nguyễn Văn Đài nhằm mục đích phân tích chứng cứ và rộng đường tranh luận giữa Đại diện Viện Kiểm sát tối cao và các Luật sư, thì phán Chủ tọa Nguyễn Minh Mắn đã thẳng thừng bác bỏ một cách vô lối mà không lý giải vì sao.

Rõ ràng đây là sự cố tình của Hội đồng xét xử trong việc gây khó khăn cho công việc bào chữa hợp pháp của các Luật sư.

KHIẾU NẠI VÀ ĐỀ NGHỊ

Vì những sai phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng nêu trên tại Phiên tòa phúc thẩm ngày 27/11/2007 xét xử ông Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thị Công Nhân tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, chúng tôi nhận định rằng việc giải quyết Vụ án có nhiều thiếu sót cần phải khắc phục ngay lập tức bằng thủ tục luật định.

Do vậy, chúng tôi nghiêm túc đề nghị ông Chánh án xem xét sự việc và giải quyết khiếu nại nêu trên của chúng tôi trên cơ sở luật pháp Việt Nam hiện hành. Rất mong nhận được sự chấp thuận và hợp tác của ông Chánh án. Xin chân thành cám ơn và trân trọng kính chào.

TP Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 12 năm 2007

Đồng kính đơn




NNP: Kính chào bà Trần Thị Lệ từ trên đường dây với Nguyễn Nam Phong. Từ Hà Nội, Việt Nam xin thay mặt cho “Diễn đàn thảo luận về hiện tình đầt nước VN về tự do dân chủ” xin kính chào bà Trần Thị Lệ. Xin mời bà gởi lời chào đến tất cả quý vị thính giả đang lắng nghe.

Bà Trần Thị Lệ: Tôi xin gởi lời chào thân ái đến tất cả quý vị trên diễn đàn.

N

Diễn Đàn Nguyễn Nam Phong phỏng vấn thân mẫu Ls Lê Thị Công Nhân

NP:
Thưa cô, cháu hôm nay nghe được tin rằng hôm nay cô đã đi ra Thanh Hóa để gặp luật sư Lê Thị Công Nhân. Xin cô cho biết rằng từ Hà Nội đi ra Thanh Hóa thì cô phải đi bao lâu mới tới được trại giam ạ?

Bà Trần Thị Lệ: Tài xế có nói với tôi rằng vào khoảng gần 200 km. Đi từ Hà Nội đến Thanh Hóa, từ Thanh Hóa thì rẽ tay phải đi về phía vùng sâu về phía Tây.

NNP: Có phải trại giam này là trại Nam Hà không ạ?

Bà Trần Thị Lệ: Không, trại giam này gọi là trại giam số 5 của tỉnh Thanh Hóa.

NNP: Vậy là luật sư Lê Thị Công Nhân có bị giam chung với cha Lý không, thưa cô?

Bà Trần Thị Lệ: Không, cha Lý và Đài thì bị giam ở trại giam 3 Sao, Nam Hà.

NNP: Hôm nay thì mấy tiếng đồng hồ cô mới từ Hà Nội tới trại giam ở Thanh Hóa?

Bà Trần Thị Lệ: Chúng tôi đi lúc 5 giờ sáng đến trại giam vào khoảng 9 giờ mấy. Chúng tôi làm thủ tục vào trại để thăm Công Nhân và đến 11 giờ kém 15 thì mới được gặp Công Nhân.

NNP: Xin cô cho biết tình hình của luật sự Lê Thị Công Nhân như thế nào ạ?

Bà Trần Thị Lệ: Khi tôi ngồi trong phòng tiếp khách thì tôi cũng dõi mắt nhìn ra hướng mà Công Nhân sẽ ra. Có thể nói là tôi muốn chảy nứơc mắt bởi vì khi tôi thấy Công Nhân đi ra thì Công Nhân đi từng bước một rất chậm chạp. Tôi từ trong phòng tiếp khách chạy ra ngoài để gặp Công Nhân, tôi nói sao con lại đi như thế? Công Nhân nói con mệt lắm. Công Nhân nói tiếp là Công Nhân tuyệt thực từ ngày 27/12/2007, như vậy cho đến hôm nay là Công Nhân đã tuyệt thực 10 hôm rồi.

NNP: Công Nhân có cho biết lý do tại sao lại tuyệt thực không ạ?

Bà Trần Thị Lệ: Sau câu chuyện thì tôi thấy Công Nhân có những lý do để tuyệt thực: Ngày 27/12, tức là ngày thứ năm đó khi vào trại giam cũ thì tôi có đi tiếp tế thức ăn cho Công Nhân. Bửa đó là Công Nhân không ăn chỉ uống sửa và nước thôi. Lý do là vì ở trong đó có một số phạm nhân bị tiêu chảy, Công Nhân không muốn ăn thức ăn nữa. Cũng muốn qua đó để đấu tranh cho thức ăn ở trong đó được tốt hơn.

NNP: Thưa cô, từ lúc nào mà Công Nhân đã được chuyển qua trại giam mới ở Thanh Hóa ạ?

Bà Trần Thị Lệ: Công Nhân được chuyển sang trại giam mới ở Thanh Hóa từ ngày 3/1/2008, đến nay 7/1 là đựơc mấy ngày.

Tôi muốn nói thêm lý do thứ hai nữa Công Nhân tuyệt thực, đó là vì từ sau phiên tòa phúc thẩm xử ngày 27/11/2007 thì cũng có những điều xảy ra như những phạm nhân cùng phòng thì cũng được mời ra ngoài để làm việc gì đó và khi trở lại thì có những thái độ khủng bố tinh thần Công Nhân, họ chửi rủa đủ thứ rất nhiều. Tôi cũng có thư gởi cho trại giam cũng như bộ trưởng, thứ trưởng công an về việc này. Thế nhưng thư của cô có lẽ cũng không có tác dụng gì, cho nên việc đó vẫn xảy ra liên tục cho đến ngày cuối cùng Công Nhân còn ở trại tam giam cũ. Chính vì có những sự việc xảy ra như vậy, Công Nhân cũng phản đối bằng cách tuyệt thực. Bởi vì quý vị cũng biết là để phản đối việc gì đó mà Công Nhân thì chỉ có một thân một mình, không có gì trong tay ngoài mạng sống của mình cho nên Công Nhân có quyết định tuyệt thực, không ăn, chỉ uống sửa và nứơc thôi. Để cho họ có suy nghĩ hay thay đổi gì không. Ngày cuối cùng ở trại là thứ Tư, đến sáng thứ Năm thì họ đã dựng Công Nhân dậy vào khoảng 3 giờ sáng, đến 4 giờ thì họ chỡ Công Nhân đi đến trại mới rồi. Đó là vấn đề làm cho Công Nhân bức xúc.

Khi đến trại giam số 5 vẫn cứ tiếp tục tuyệt thực. Vì lý do nữa là khi đến trại giam số 5 thì ban giám thị trại đã giữ quyển kinh Thánh mà Ủy ban Tự do Tôn Giáo Quốc tế Hoa kỳ khi đến thăm Công Nhân tại trại giam cũ đã tặng cho Công Nhân trước sự đồng ý của thứ trưởng bộ công an là ông Nguyễn Văn Hưởng.

NNP: Lý do tại sao mà họ lại không cho Công Nhân giữ quyển kinh Thánh, thưa cô? Họ có đưa ra lý do nào không ạ?

Bà Trần Thị Lệ: Tôi có hỏi ông công an phụ trách vấn đề cho tôi thăm Công Nhân hôm nay thì ông bảo rằng vì trại giam không cho giữ như vậy, không có tiền lệ như vậy, cho nên họ giữ lại và họ xin ý kiến cấp trên để coi có giao lại đựơc cho Công Nhân hay không. Họ nói như vậy với tôi ngày hôm nay. Tôi cũng sẽ theo dõi xem ý kiến cấp trên thế nào. Nếu họ vẫn không trả lại Công Nhân thì có lẽ tôi sẽ có một cái đơn để kiến nghị với các cấp trên, đặc biệt là với ông Nguyễn Văn Hưởng để ổng xem tại sao quyển kinh Thánh không phải thuộc diện những văn hóa phẩm không lành mạnh. Cái này đã được ghi trong quy định trại giam là những văn hóa phẩm đó không được gởi vào cho phạm nhân. Trong khi đó, quý vị biết quyển kinh Thánh là một thuyết pháp vô cùng có ý nghĩa của nhân loại được cả loài người kính trọng. Không chỉ những người theo đạo Công giáo, Thiên Chúa giáo hay Tin Lành. Đây là một tác phẩm được bao nhiêu con người đã từng tôn trọng và lấy làm kim chỉ nam cho cuộc sống của mình. Thế mà họ cư xử như các loại văn hóa phẩm không lành mạnh như vậy. Đây là sự tôi thấy rất xúc phạm đến tôn giáo. Chính vì thế nếu lần gặp sau mà tôi còn thấy rằng họ vẫn không trả lại cho Công Nhân thì tôi sẽ làm đơn để kiến nghị về việc này.


Каталог: TapSan
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> MỘt vài thông tin nhân sự kiện gs ngô BẢo châU ĐẠt giải thưỞng fields 2010 Huỳnh Tấn Châu Trường thpt chuyên Lương Văn Chánh
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội

tải về 0.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương