Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội



tải về 0.79 Mb.
trang10/10
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích0.79 Mb.
#10407
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

QD: Thưa ông, những ngày qua thì người ta nói nhiều về công hàm do ông Phạm Văn Đồng ký ngày 14/9/1958 gọi đó là công hàm bán nước. Thời gian năm 1958 ông còn ở Hà Nội và giữ một chức vụ cao cấp cho chính quyền ở miền Bắc. Xin ông cho biết lúc đó ông có biết lý do gì mà đảng CSVN đã quyết định ký công hàm này ạ?

NCM: Lúc bấy giờ việc ký công hàm này người ta gởi cho Quốc vụ viện của TQ nhưng không công bố trên báo chí. Đó là chủ ý của người ta bởi vì họ cũng biết rằng công hàm này rất xúc phạm đến lòng dân. Đó là điều mà tôi muốn nói rõ. Mãi về sau này thì mới lộ ra công hàm đó. Khi đặt vấn đề đấu tranh để nói rõ rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam thì TQ mới công bố rằng chính trước đây dưới thời VNDCCH chính thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có công hàm như vậy rồi. Lúc bấy giờ người dân mới vỡ lẽ ra.

Điều thứ hai, theo tôi, lúc bấy giờ những người lãnh đạo Việt Nam từ ông Hồ Chí Minh cho đến thủ tướng và các cơ quan đảng và nhà nước cảm thấy rằng phải dựa vào TQ mới có thể giữ được chính quyền trước mắt cho VNDCCH. Và để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh Nam-Bắc thì phải dựa vào TQ cho nên mới có những sự nhân nhượng như vậy. Tôi không nghĩ rằng ông Hồ Chí Minh hay ông Phạm Văn Đồng hay những ông khác muốn bán nước, tôi không kết luận như vậy, nhưng hành động của họ như vậy tức là nhượng một phần chủ quyền của đất nước, của tổ quốc cho ngoại bang. Mà cái đó cũng là một tội không kém gì tội bán nước. Đó là sự nhân nhượng có tính chất cực kỳ nguy hiểm đối với tổ quốc.



QD: Thưa ông, trước những diễn biến mà ông phân tích, theo ông thì người Việt Nam yêu nước phải làm gì?

NCM: Ở đây thì chúng ta thấy có một tình hình rất đặc biệt. Cũng có thể đây là một tình thế mới khi tinh thần dân tộc của một bộ phận tiên tiến nhất của đất nước là những người trí thức, những sinh viên tuổi trẻ bộc phát lên như vậy và họ thấy rõ bộ mặt thật của những ai đã nhân nhượng, những ai đã làm hại đất nước, tổ quốc. Thì đây là một cơ hội rất quan trọng mà chúng ta phải suy nghĩ. Có một điều đặc biệt là bây giờ nếu tinh thần dân tộc đó kết hợp được với ý thức dân chủ, ý thức đòi tự do làm một khối, làm một luồng tư tưởng chung của cả đất nước, của cả dân tộc thì cái đó sẽ tạo nên một sức mạnh rất lớn, nó sẽ là một sức mạnh tổng hợp của toàn dân không những trong nước mà cả ngoài nước. Cả hai bên đều kết thuận với nhau thì sức mạnh này có khả năng thúc đẩy phong trào tiến lên một cách mạnh mẽ trong một tình thế mới.

Vừa qua phong trào dân chủ bị đàn áp một cách nặng nề nhưng bây giờ có một thời cơ mới, có một cơ hội mới, có một khả năng kết hợp mới dựa trên tinh thần dân tộc và tinh thần yêu chuộng dân chủ tự do. Kết hợp đó sẽ là sức mạnh lớn để có thể chuyển hóa chế độ độc tài toàn trị của đảng cộng sản thành một chế độ dân chủ đa đảng. Điều này là điều mà những người yêu nước cũng như những người dân chủ cần thấy rõ và cần phải biết lợi dụng cơ hội này để đẩy phong trào tiến lên. Tôi nghĩ rằng với tinh thần này, nếu chúng ta đừng để cho những xu hướng thỏa hiệp mà hiện nay cũng đã thấy rõ trên nhiều lãnh vực, cả lãnh vực chính trị, cả lãnh vực tôn giáo… đừng để cho xu hướng thỏa hiệp với tập đoàn cầm quyền toàn trị mà cố gắng vận động dân chúng từ bên dưới, từ cơ sở giữ gìn tổ chức, phong trào của mình để đẩy phong trào của mình lên mạnh hơn nữa.

Tôi nghĩ rằng trong năm mới sẽ có nhiều cơ hội mới để chúng ta phát động phong trào dân chủ tiến lên cao hơn. Đó là tôi nghĩ về hy vọng và cũng như tiền đồ. Nếu chúng ta nắm được cái đó thì phong trào sắp tới sẽ có thể có nhiều thành tựu mới hơn nữa. Đó là điều mà tôi rất mong những người yêu nước Việt Nam, những người dân chủ Việt Nam, những người mong muốn chuyển hóa chế độ độc tài toàn trị cộng sản hiện nay thành một chế độ dân chủ đa đảng thật sự

thì đừng bỏ qua cơ hội này để tiến lên. Đó là điều mong muốn nhất.

Nhân dịp này thì tôi cũng xin chúc quý đài cũng như quý thính giả của đài một năm mới nhiều may mắn và nhiều thành tựu trong phong trào dân chủ hóa đất nước hơn nữa.



QD: Thay mặt quý thính giả của chương trình TN/PHVN, Quang Dũng xin chân thành cám ơn nhà báo Nguyễn Minh Cần đã dành thời giờ trao đổi với Quang Dũng về ý nghĩa của biến cố "Hoàng Sa - Trường Sa".
* TIẾNG NÓI PHỤC HƯNG VIỆT NAM, phát thanh mỗi Thứ Năm hàng tuần vào 10 giờ tối (giờ Hoa Thịnh Đốn) trên tần số của Hệ Thống Đài Phát Thanh VIỆT NAM HẢI NGOẠI. Thính giả có thể nghe lại các buổi phát thanh nầy trong website http://www.phvn.org/



Thư Tòa Thánh Vatican gởi  Đức Giám Mục Ngô Quang Kiệt

Phủ Quốc Vụ Khanh

Số 915/08/RS/FAX

Vatican, ngày 30 Tháng Giêng năm 2008

Kính gởi

Ðức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt

Tổng Giám Mục Hà Nội

Hà Nội

Kính thưa Ðức Cha,

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=73223&z=2

Phủ Quốc Vụ Khanh rất chú ý và quan tâm theo dõi những biến cố, trong những ngày vừa qua tại Hà Nội, liên quan đến những căng thẳng giữa Tổng Giáo Phận của Ðức Cha và chính quyền sở tại về vấn đề quyền sở hữu và quyền sử dụng tòa nhà kế cạnh tòa giám mục, nơi mà, trong nhiều năm, đã là nơi làm việc của Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh ở Việt Nam.

Tôi tràn đầy thán phục lòng quí mến nhiệt tình và sự gắn bó sâu xa của hàng ngàn giáo dân với Giáo Hội và với Tòa Thánh vì họ đã liên tục biểu lộ bằng cách hòa nhã tụ họp nhau lại để cầu nguyện trước tòa nhà này, nơi đã trở thành một biểu tượng, để xin cho các cấp lãnh đạo dân sự được biết xét đến những khẩn thiết của cộng đoàn công giáo.

Nhưng, đàng khác, sự kiện mà những cuộc tụ họp như vậy cứ tiếp diễn không khỏi gây ra những lo lắng, bởi vì, như đã thường xẩy ra trong những trường hợp tương tự, có thể có nguy hiểm thực sự là người ta sẽ không kiểm soát được tình thế, khiến nó có thể biến thành biểu tình bạo ngôn hay bạo lực. Bởi vậy, nhân danh Ðức Thánh Cha, luôn luôn được thông tin về diễn biến của tình thế, tôi xin Ðức Cha can thiệp để người ta tránh những thái cử có thể gây xáo trộn trật tự công cộng mà có thể trở về trạng thái bình thường. Và như vậy, trong một bầu khí trang nghiêm hơn, có thể lại tiếp tục đối thoại được với chính quyền, hầu tìm được một giải pháp thích ứng cho vấn đề tế nhị này.

Tôi xin cam đoan với Ðức Cha rằng về phần mình, Tòa Thánh, đã luôn làm như vậy, sẽ không bỏ lỡ việc giải thích cho chính phủ của quê hương Ðức Cha, những nguyện vọng chính đáng của người công giáo Việt Nam.

Xin cám ơn sự cộng tác của Ðức Cha và xin Ðức Cha nhận nơi đây lòng chân thành của tôi.

Hồng Y Tarcisio BERTONE

(đã ký)

Ký tên Hồng Y Tarcisio Bertone,

Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh

VietCatholic





Phỏng vấn: TGM Ngô Quang Kiệt nói "Nếu vì cầu nguyện mà có ai phải đi tù, tôi sẽ đi thay"

VietCatholic News (Thứ Sáu 25/01/2008 14:17)



http://www.vietcatholic.net/News/Html/51489.htm



HÀ NỘI -- Ngôi nhà của Tòa Tổng Giám mục nằm bên phải lối đi vào từ cổng 40 Nhà Chung. Khi tôi đến, khu vực Tòa Tổng Giám mục thật vắng lặng. Đối với một người vốn hay quen những nơi ồn ã như tôi, nơi đây mang đến một cảm giác khác lạ. Lên tầng 2. Hành lang rộng rãi của ngôi nhà cổ làm từ thời Pháp vắng vẻ không một bóng người. Mỗi bước chân đi, tôi lại nghe thấy chính âm thanh của nó dội lại khiến tôi hơi có cảm giác chờn chợn.

Gặp Đức Tổng đã khá nhiều lần, nhưng thường là ở phòng khách, đây là lần đầu tiên tôi được bước vào phòng riêng của Ngài. Tôi khá ngỡ ngàng bởi mọi thứ không như tưởng tượng…

Trước đây, trong bài viết của phóng viên một tờ báo lá cải về Tòa Tổng Giám mục khi đoàn Tòa Thánh do Hồng y Sepe dẫn đầu sang thăm có viết rằng: ở đây có những phòng tiện nghi như khách sạn hạng sang… nhưng tinh ý thì biết rằng ông này chỉ khịa, và chắc chắn một điều là hôm đó ông không đến dự buổi lễ tấn phong 57 linh mục đó mà ông chỉ ngồi nhà nghe hơi nồi chõ qua ông bạn nhà báo Công giáo quốc doanh mà thôi.

Trong thâm tâm tôi, phòng ở của một Tổng Giám mục, không “hoành tráng” được như nhà ở của một chủ tịch tỉnh, thì ít nhất cũng đầy đủ tiện nghi sang trọng như của một chủ tịch huyện.

Thế nhưng, khi vào đến đây tôi mới hiểu những suy nghĩ đó là sai lầm. Thật đúng là tiện nghi không làm nên nhân cách con người và không tạo nên sự kính trọng thực sự.

Căn phòng nhỏ của Tổng Giám mục, vừa là nơi làm việc, một chiếc giường gỗ bên cạnh giá sách với chiếc laptop còn mở sẵn, một chiếc bàn viết trên có tượng Chúa Hài đồng nằm trong máng cỏ và cây Thánh giá nhỏ, mấy công văn đang soạn dở...

Với vẻ mặt tươi cười, Ngài đón tôi vào bộ bàn ghế đã cũ ngồi uống nước, nét mặt Ngài vẫn lộ những vẻ ưu tư khi nói đến vấn đề đất đai Tòa Khâm sứ và những vụ việc xảy ra ở các giáo xứ vừa qua.

Những ngày qua đối với Ngài quả là bận rộn, nhiều áp lực. Để có thể hành động nhằm đề cao công lý, sự thật, tình thương, để có thể chăn dắt đoàn chiên Chúa trong Tổng Giáo phận những ngày nước sôi lửa bỏng này, Ngài phải có nhiều đêm thao thức và trăn trở một mình.

Là Tổng Giám mục của một Tổng Giáo phận giữa Thủ đô, nhưng những năm tháng phục vụ xứ rừng Lạng Sơn với những bước chân ngày ngày trên đường đến với giáo dân vùng đồng bào dân tộc xa xôi, đơn lẻ như vẫn đang để lại cho Ngài phong thái đó: Nhanh nhẹn và niềm mở, thân ái với tất cả mọi người.

Ngài có lẽ là Giám mục duy nhất trên thế giới đã làm lễ đêm Noel hai nơi cách nhau mấy chục km đường rừng ở Lạng Sơn trong những năm đầu lên phục vụ, khi Ngài vừa là Giám mục, vừa là người kéo chuông, là người quét dọn, mở cửa nhà thờ.

Sau đây là cuộc nói truyện của tôi với Đức TGM Hà Nội:

Những ngày qua, nhà nước có động thái nào thúc đẩy sự việc đi đến chiều hướng tiến bộ hơn không thưa Cha?

- Chưa có gì hơn vài buổi gặp gỡ và một vài lời nghe ngóng, hứa hẹn xem xét giải quyết của ông Thủ tướng. Nhưng Thành phố lại đưa ra một văn bản cho xây dựng trên đất của Xứ Thái Hà, tôi không hiểu họ định làm gì. Chưa có gì đảm bảo là nguyện vọng giáo dân được giải quyết, còn phải cầu nguyện nhiều.



Liệu giáo dân cầu nguyện, bị công an, dân phòng và cảnh sát trang bị vũ khí như vậy theo dõi, có sợ xảy ra chuyện gì ngoài ý muốn không thưa Cha?

- Chẳng có gì phải sợ khi mình làm đúng, tôi đã lưu ý tất cả giáo dân, trong khi cầu nguyện phải tự chế. Không để các việc bạo động, khiêu khích và xô xát xảy ra. Phải thể hiện tinh thần ôn hòa, là chứng nhân của Đức Kitô. Tôi tin giáo dân có đủ bản lĩnh để tự chế, giáo dân ôn hòa, chỉ cầu nguyện thì không có việc gì phải xô xát.

Việc bên Thái Hà, có một số người gây sự khiêu khích, tưới nước bẩn vào ảnh tượng, kích động giáo dân, nhưng giáo dân đã tự chế được, đó là một ví dụ.

Nếu Nhà nước hứa hẹn, hoặc có văn bản dừng lại các công việc xây dựng, sửa chữa, thậm chí không sử dụng đất đai và các công trình Tòa Khâm sứ, như thế thì sao thưa Cha?

- Không. Chúng tôi khiếu nại, đề nghị trả lại quyền sử dụng đất đai và tài sản của Giáo hội. Đến khi đạt được điều đó, thì việc cầu nguyện cho vấn đề đó mới chấm dứt.

Ở đây, không phải là đề nghị việc xây dựng, sửa chữa phải dừng lại, mà là trả lại tài sản của Giáo hội tại những nơi đó. Việc đề nghị dừng lại trước đây, cũng như hiện nay, chỉ là để không làm phức tạp thêm tình hình, và Giáo hội không chịu trách nhiệm về những tài sản đã xây dựng lên trên đất đai bị chiếm đoạt đó mà thôi.

Như vậy, có khả năng việc đề nghị và Cầu nguyện sẽ còn dài thưa Cha?

- Việc cầu nguyện không bao giờ chấm dứt trong đời sống người tín hữu, là hơi thở của đời sống giáo dân. Khi có những khó khăn, giáo dân sẽ cầu nguyện với Thiên Chúa để cầu xin vấn đề đó.

Còn cầu nguyện cho được trả lại tài sản của Giáo hội, thì khi nào việc đó thành hiện thực, việc cầu nguyện đó mới chấm dứt. Điều này phụ thuộc vào Nhà nước có nghe theo tiếng nói, nguyện vọng chính đáng của giáo dân hay không, và thực thi công lý vào khi nào mà thôi.

Nhưng như vậy, đời sống giáo dân sẽ có những khó khăn nào không thưa Cha? Chẳng hạn như việc các nhà chức trách làm khó dễ những người đi cầu nguyện?

- Những người giáo dân hết sức can đảm, họ có làm gì đâu mà phải sợ, ngoài chuyện cầu nguyện. Nếu cầu nguyện mà bị làm khó dễ, bị cấm thì họ sẽ phải làm điều đó với cả Giáo hội Công giáo chứ không chỉ với một số người. Cần phải hành xử đúng những điều mà Hiến pháp và pháp luật đã quy định, nên để những điều tốt đẹp trong hành xử đời sống ở một nhà nước pháp quyền.



Nếu như bất chấp điều đó, công an, cảnh sát cứ đàn áp, cứ bắt bỏ tù những người cầu nguyện thì sao thưa Cha? Cha có tính đến khả năng đó không?

- Tôi không nghĩ Nhà nước làm những điều đó với giáo dân cầu nguyện ôn hòa, bất bạo động khi nhà nước luôn nêu cao việc xây dựng Nhà nước pháp quyền. Như đã nói ở trên, cầu nguyện là đời sống, là hơi thở của người tín hữu Kitô để hiệp nhất với Thiên Chúa. Không ai có quyền cấm giáo dân cầu nguyện.

Nhưng nếu có ai phải bị bắt vì cầu nguyện, bị đi tù, tôi sẽ đi thay họ vì tôi là người kêu gọi họ cầu nguyện.

Cha có cầu nguyện không thưa Cha? Cha cầu nguyện những gì?

- Cầu nguyện là đời sống của tôi, tôi luôn cầu nguyện cho Giáo hội, giáo dân, cho đất nước được phồn thịnh, an bình, dân tộc được tiến bộ tiến kịp thế giới và cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo đất nước được sáng suốt, khôn ngoan đưa đất nước tiến lên, đảm bảo ấm no, dân chủ, tự do và hạnh phúc cho nhân dân.



Theo con biết, các hãng truyền thông trên thế giới rất quan tâm vấn đề này, có một vài hãng truyền thông muốn phỏng vấn Cha, sao cha lại từ chối thưa Cha?

- Không phải từ chối, nhưng tôi đang muốn dành một thời gian ngắn chờ đợi những động thái của Nhà nước và mong muốn những hành động thiện chí, theo đúng sự công bằng, công lý từ phía họ. Tôi không muốn làm phức tạp thêm vấn đề.



Xin cảm ơn Cha, chúc Cha luôn mạnh khỏe và được sự quan phòng của Thiên Chúa.

Căn phòng đơn sơ của Ngài nhìn thẳng ra Tòa Khâm sứ. Tôi trộm nghĩ, mỗi phút giây qua đi trong căn phòng cũng là nỗi niềm đau đáu của Ngài về trách nhiệm lớn lao nặng nề với Giáo hội, giáo dân và sự công bằng trong xã hội này.

Tôi muốn lên tầng thượng của căn nhà này để tận mắt chứng kiến những vệt mòn do bước chân cố Hồng y Trịnh Như Khuê để lại trong những đêm thao thức của một thời kỳ khắc nghiệt trong lịch sử Giáo hội Việt Nam nhưng không thể.

Trong tôi, một liên tưởng không rõ ràng nhưng mãnh liệt về những sự nhẫn nại, chịu đựng biết bao nhiêu năm tháng qua của mấy đời Giám mục và Linh mục đoàn cũng như giáo dân Hà Nội đã dồn nén, đã chất chứa trong lòng mà chưa thể giãi bày cùng ai. Tôi càng hiểu hơn sự kiên quyết trong ánh mắt của Ngài khi nói về việc đòi lại những tài sản mà Giáo hội đã bị chiếm đoạt vô cớ.

Ngài đưa tôi đến tận chân cầu thang. Tôi thấy mình xúc động trước một vị thủ lĩnh tinh thần đáng kính của Tổng Giáo phận, một “cán bộ” thật sự “của dân, do dân và vì dân” bằng những hành động, lời nói và việc làm thiết thực, bằng cả đời sống và sinh mạng của mình mà không cần những lời tán tụng những vần thơ ca ngợi nào, ở Ngài là sự bình dị và khiêm cung.

Bài phỏng vấn này được thực hiện từ khá lâu, nhưng với bản tính hòa hiếu của mình, Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt chưa muốn cho đưa lên công luận. Ngài vẫn hi vọng vào một sự cởi mở và tinh thần thiên chí nào đó. Nhưng có lẽ Ngài đã nhầm đối tượng chăng?

Vì vậy, tôi thiết nghĩ chúng ta cần biết những suy tư của Ngài để hiểu hơn về sự việc.

Cầu mong Thiên Chúa bớt đi một phần gánh nặng trên đôi vai của Ngài. Cầu mong công lý, sự bình an sớm được trở lại nơi mảnh đất này.



Hà Nội, Ngày 25 tháng 1 năm 2008

J.B. Nguyễn Hữu Vinh







-

"Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ,trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải.
Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp.Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta.Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích.Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn:
"Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác". Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu."





Tự Do Dân Chủ / Số 10 – Trang

Каталог: TapSan
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> MỘt vài thông tin nhân sự kiện gs ngô BẢo châU ĐẠt giải thưỞng fields 2010 Huỳnh Tấn Châu Trường thpt chuyên Lương Văn Chánh
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội

tải về 0.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương