TÀi liệu tập huấN ĐỒng ruộng (ffs)



tải về 23.9 Mb.
trang44/48
Chuyển đổi dữ liệu14.12.2017
Kích23.9 Mb.
#35057
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48


Bệnh thối khô hại khoai tây

Bệnh xuất hiện trên bề mặt củ, lúc đầu có mầu nâu hoặc xám, hơi lõm xuống, sau lan dần ra thành các vòng đồng tâm. Thịt củ bị thối ở bên trong trở nên xốp và có màu xám tro hay phớt hồng. Củ giống khoai tây dần dần trở nên khô và cứng không có khả năng mọc thành cây.

Nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh thối khô do nấm Fusarium sp gây ra



Điều kiện phát sinh, phát triển.

- Thời tiết nóng ẩm, nấm bệnh phát triển mạnh.

- Bệnh có thể xâm nhập vào củ thông qua vết thương xây xát khi thu hoạch và gây thối khô củ trong quá trình bảo quản.

Biện pháp phòng trừ.

- Dùng củ giống sạch bệnh

- Luân canh cây trồng.

- Khi thu hoạch cần thu và để riêng những cây bị héo rũ để sử dụng trước.



4.2.7. Thu hoạch và bảo quản.

- Thu hoạch: Trước thu hoạch ngừng tưới nước 3-4 tuần. Khi thu hoạch cày xả hai bên má luống, sau đó nhổ cả khóm. Thao tác nhẹ nhàng tránh xây xát củ.

- Bảo quản: Bảo quản trong kho để nơi thoáng mát, nguyên liệu làm  kho bằng tre, nứa, lá là rất tốt.

BÀI 7: CÂY CÀ CHUA

1. Điều kiện chính để sản xuất rau an toàn:

Sản xuất các loại "rau an toàn" , khi thực hiện phải vận dụng cụ thể cho từng loại rau, từng điều kiện thực tế của từng địa phương. Phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc những điều kiện sau đây trong sản xuất "rau an toàn":

- Đất trồng: Đất để sản xuất "rau an toàn", không trực tiếp chịu ảnh hưởng xấu của các chất thải công nghiệp, giao thông khu dân cư tập trung, bệnh viện, nghĩa trang, không nhiễm các hóa chất độc hại cho người và môi trường.

- Phân bón: Chỉ dùng phân hữu cơ như phân xanh, phân chuồng đã được ủ hoai mục, tuyệt đối không dùng các loại phân hữu cơ còn tươi (phân bắc, phân chuồng, phân rác ...). Sử dụng hợp lý và cân đối các loại phân (hữu cơ, vô cơ ...). Số lượng phân dựa trên tiêu chuẩn cụ thể quy định trong các quy trình của từng loại rau, đặc biệt đối với rau an lá phải kết thúc bón trước khi thu hoạch sản phẩm 15 - 20 ngày. Có thể dùng bổ sung phân bón lá (có trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam) và phải theo đúng hướng dẫn. Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích và điều hòa sinh trưởng cây trồng.

- Nước tưới: Chỉ dùng nước giếng khoan, nước từ các sông suối hồ lớn ... không bị ô nhiểm các chất độc hại. Tuyệt đối không dùng trực tiếp nước thải từ công nghiệp, thành phố bệnh viện, khu dân cư nước ao, mương tù đọng.

- Phòng trừ sâu bệnh: Phải áp dung phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên nguyên tắc hạn chế thấp nhất sự thiệt hại do sâu bệnh gây ra; có hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho người và môi trường. do đó cần chú ý các biện pháp chính sau:

+ Giống: Phải chọn giống tốt, các cây con giống cần được xử lý sạch sâu bệnh trước khi xuất ra khỏi vườn ươm.

+ Biện pháp canh tác: Cần tận dụng triệt để các biện pháp canh tác để góp phần hạn chế thấp nhất các điều kiện và nguồn phát sinh các loại dịch hại trên rau. Chú ý thực hiện chế độ luân canh: lúa - rau hoặc xen canh giữa các loại rau khác họ với nhau: Bắp cải, su hào, suplơ với cà chua để giảm bớt sâu tơ và một số sâu hại khác.

+ Dùng thuốc: Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết. Phải có sự điều tra phát hiện sâu bệnh, hướng dẫn dùng thuốc của cán bộ kỹ thuật. Tuyệt đối không dùng thuốc trong danh mục cấm và hạn chế sử dụng ở Việt Nam. Hoạc hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc có độ độc cao (thuộc nhóm độc I và II), thuốc chậm phân hủy thuộc nhóm Clor và lân hữu cơ. Triệt để sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc có độc thấp (thuộc nhóm độc III trở lên), thuốc chóng phân hủy, ít ảnh hưởng các loài sinh vật có ích trên ruộng.

Cần sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau để tránh sâu nhanh quen thuốc. Bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng hướng dẫn trên nhãn của từng loại thuốc. Tuyệt đối không sử dụng đạm ủ rau tươi (xử lý sản phẩm đã thu hoạch) bằng các hoá chất BVTV.



2. Thời vụ trồng cà chua

– Vụ Thu đông (sớm): Gieo tháng cuối tháng 7 – đầu tháng 8, trồng tháng 8 - 9

– Vụ Đông Xuân (vụ chính): Gieo cuối tháng 9 đầu tháng 10.

– Vụ Xuân hè (muộn): Gieo tháng 1, trồng cuối tháng 1 đầu tháng 2



3. Giống

Các giống cà chua có thể chia làm 2 nhóm:

Cà chua địa phương (cà cùi) thich nghi với điều kiện khí hậu, đất đai ở địa phương, quả tròn đẹp, nhiều múi, vị chua, hạt nhiều, vỏ mỏng. Một số giống phổ biến như: Cà chua dây Đông Anh, cà chua múi, Cà chua Ba lan xanh, Ba lan trắng, Hồng lan, HP5, P375, CV12, cà chua 95…

Cà chua lai F1: Dạng quả tròn hoặc hình trứng, ít hạt, nhiều đường và bột hơn cà chua địa phương, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt. Giống phổ biến: TN30, TN24, TN19, Red Crown 250, MV1…

Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng có thể chia cà chua thành các nhóm:

- Cà chua sinh tưởng vô hạn: Thời gian sinh trưởng 120 – 150 ngày (nếu thời tiết thuận lợi có thể sinh trưởng dài hơn), thu hái nhiều đợt quả/cây. Năng suất thường cao hơn giống hữu hạn.

- Cà chua sinh trưởng hữu hạn: thời gian sinh trưởng 100 - 120 ngày, thời gian thu hoạch tập trung 2- 3 đợt/cây

- Cà chua sinh trưởng bán hữu hạn thuộc nhóm trung gian giữa vô hạn và hữu hạn.



Chuẩn bị hạt giống – cây con

- Lượng giống : Để trồng 1.000m2 cần 7 - 10g hạt giống.

- Giống địa phương: Chọn quả ở chùm hoa 2, 3, 4 của cây cà chua không bị sâu bệnh. Trái dùng để làm giống hái về để 3 – 4 ngày cho hạt chín đầy đủ, tách hạt để vào chậu sành 1 – 2 ngày. Đãi sạch đem hạt phơi 3 – 4 nắng nhẹ, bảo quản trong chai lọ khô sạch.

+ Xử lý hạt giống: Ngâm hạt giống trong nước 2 sôi 3 lạnh (khoảng 37 – 40oC) khoảng 30 phút. Sau đó vớt ra để ráo rồi trộn với thuốc trừ bệnh Monceren, Benlate 0,1 – 0,2% rồi đem gieo.

+ Gieo hạt:

Gieo trong bầu: Cây con tốt nhất là gieo trong khay bầu, thông thường sử dụng khay nhựa, khay xốp để gieo. Thành phần giá thể gồm: 40% đất, 25% mùn mục, 30% phân chuồng, 5% lân và vôi. Giá thể được đưa vào bầu và tiến hành gieo hạt, một hốc chỉ gieo 1-2 hạt.

Gieo trên luống: Đất vườn ươm cũng trộn 2 phần đất + 1 phần phân chuồng + 1 phần tro trấu, thuốc trừ nấm bệnh và trừ kiến, 1g hạt gieo 1m2 đất vườn ươm. Sau đó dùng đất mịn phủ lên 1 lớp mỏng, dùng rơm tủ lại, tưới nước ngày 2 lần.

+ Chăm sóc cây con:

3 – 4 ngày sau khi gieo hạt sẽ nảy mầm, cần dở bỏ lớp rơm tủ trên luống. Chú ý phòng ngừa các loại sâu ăn lá, rầy rệp chích hút truyền bệnh cho cây.

Khi cây còn ở vườn ươm không nên bón phân (trừ trường hợp cây giống quá xấu) để rèn luyện cây giống không nên tưới nước thường xuyên (mỗi ngày chỉ tưới 1 lần) để tập cho cây con thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của môi trường và giúp bộ rễ phát triển chắc chắn; trước khi nhổ cấy 4 – 6 giờ cần tưới đẫm nước để khi nhổ cây không bị đứt rễ, tỉ lệ sống cao.

Tiêu chuẩn cây đem trồng

Sau khi cây gieo được 3-4 lá thật, cây khỏe, to, mập, cứng cáp, rễ thắng, khoảng cách các lá ngắn, không bị sâu bệnh và dập nát là có thể đem ra trồng.

Luyện cây con trước khi đem trồng: Nếu đất đủ ẩm thì không tưới nước cho cây con 4 – 5 ngày trước khi nhổ đi trồng ra ruộng sản xuất để cây con cứng khỏe. Trước khi nhổ đi 4 – 5 giờ, phải tưới đẫm nước cho đất mềm, nhổ cây không bị đứt rễ hoặc hỏng cây

Lưu ý: Trước khi đem cây con ra đồng nên phun một lượt thuốc BVTV như Thane M 80WP, Marthian 90 SP và Thianmectin 0.5ME.



4. Làm đất

 - Chọn đất trồng: Chọn đất chủ động tưới nước, nên trồng cà theo hình thức luân canh 2 lúa – 1 màu, không trồng cà trên đất mà vụ trước đã trồng những cây thuộc họ cà (cà tím, cà pháo, ớt...) để hạn chế áp lực sâu bệnh từ những vụ trước.

- Chuẩn bị đất trồng: Trước khi trồng, đất cần được cày xới và bón vôi 300 - 500kg/ha, phơi ải trước khi trồng 7 – 10 ngày.

- Lên luống:

Lên luống cao 20 - 30cm, luống hàng đơn rộng 60 – 80cm, luống hàng đôi rộng 1 – 1,2m, rãnh 40cm

- Xử lý đất: phòng ngừa tuyến trùng, dùng vôi bột rải đều trên luống khi chuẩn bị đất để ngừa nấm bệnh trong đất.

- Mật độ – khoảng cách trồng:

Tuỳ thuộc giống, mùa vụ, đất đai và khả năng thâm canh mà xác định lượng phân bón cho phù hợp.

Để đạt năng suất cao cây đảm bảo mật độ từ 32.000- 40.000 cây/ha. Hiện nay trong sản xuất thường trồng với khoảng cách sau:

Đối với giống vô hạn: 70 x 40 cm (32.000cây/ha)

Đối với giống hữu hạn: 70 x 30-35cm (35.000- 40.000cây/ha)

Sử dụng màng phủ nông nghiệp

Phủ bạt (hay màng phủ nông nghiệp) cho cây cà chua nhằm giảm áp lực của sâu bệnh, tiết kiệm phân bón, nước tưới và có thể trồng cà chua bất kỳ vụ nào trong năm.



Cách sử dụng màng phủ nông nghiệp

Vật liệu và qui cách: màng phủ chiều rộng 0.9-1m trồng cà hàng đơn, còn hàng đôi dùng màng rộng 1,2-1,4 m, diện tích vải phủ càng rộng thì hiệu quả phòng trừ sâu bệnh càng cao. Khi phủ mặt xám bạc hướng lên, màu đen hướng xuống.

Lên luống: Mặt luống phải làm bằng phẳng không lồi lõm vì rễ khó phát triển và màng phủ mau hư, ở giữa luống hơi cao hai bên thấp để tiện việc tưới nước.

Bón phân lót: nên bón lót lượng phân nhiều hơn trồng phủ rơm vì màng phủ hạn chế mất phân. Có thể giảm bớt 20% lượng phân so với không dùng màng phủ.

Xử lý mầm bệnh: Phun thuốc trừ nấm bệnh như Oxyt đồng hoặc Copper B hoặc Validacin đều trên mặt luống trước khi đậy màng phủ.

Đậy màng phủ: Mùa khô nên tưới nước ngay hàng trồng cây trước khi đậy màng phủ.



5. Bón phân

5.1 Lượng bón

Cà chua thường phát triển thân lá nhiều, lượng hoa lớn và năng suất cao do vậy trong quá trình sinh trưởng cầu yêu cầu lượng dinh dưỡng khá cao:

Cà chua cần nhiều đạm trong thời gian sinh trưởng sinh dưỡng cho đến khi cây ra quả. Kali cần cho cà chua trong suốt thời gian sinh trưởng đặc biệt là trong thời gian ra quả, nhu cầu kali của cây cao gấp 2 lần đạm.

Tuỳ theo loại đất, cấu trúc và thành phần hoá học của đất mà xác định lượng phân bón phù hợp. Có thể tham khảo lượng phân bón như sau:

Đất chua thì bón thêm vôi: 800- 1100kg vôi bột/ha.

+ Phân chuồng đã ủ hoai: 15-20 tấn/ha.

+ Đạm Ure: 250 kg/ha

+ Phân lân supe: 600 kg/ha

+ Kaliclorua: 300kg/ha

+ Phân hữu cơ SH: 2.000 kg/ha



5.2 Cách bón:

Bón lót: Trước khi trồng.

Vôi bón cùng với thời gian làm đất;

phân chuồng hoai + 100% lân + 20% ure + 30% kali bón trước khi trồng, sau đó lấp kín phân bón bằng đất bột. Nếu trồng phủ bạt bà con nên bón lót lượng phân nhiều hơn trồng phủ rơm vì phân nằm trong màng phủ ít bị bốc hơi do ánh nắng, hay rửa trôi do mưa.

Bón phân thúc:


Loại phân

Bón lót (%)

Bón thúc (%)

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Phân chuồng

100













Phân ure

20

20

20

20

20

Phân lân supe

100

-

-

-

-

Phân kali clorua

30

-

30

20

20

Lần 1: Khi cây hồi xanh (sau trồng 10-15 ngày)

Lần 2: Khi cây bắt đầu ra hoa ( 25-30 ngày sau khi trồng)

Lần 3: Thời kỳ quả rộ ( 50 - 55 ngày sau khi trồng)

Lần 4: Sau thu quả đợt 1 (70-75 ngày sau trồng)

Chú ý:


Cây họ cà (cà chua, ớt) rất nhạy cảm với triệu chứng thiếu Canxi, biểu hiện là thối đít trái. Ngoài việc bón lót vôi bột (tức là đã cung cấp thêm Canxi), bà con có thể bổ sung bằng Clorua canxi (CaCl2), nồng độ 2-4 %o phun trên lá định kỳ 7-10 ngày/lần từ lúc trái non phát triển.

Nếu không dùng màng phủ, nên chia nhỏ lượng phân hơn và bón nhiều lần để hạn chế mất phân.

Có thể dùng thêm phân bón lá vi lượng như Master Grow, Risopla II và IV, Miracle,... phun định kỳ 10 ngày/lần từ khi cấy đến 10 ngày trước khi thu hoạch đợt đầu tiên, nồng độ theo khuyến cáo. Không nên lạm dụng chất kích thích tăng trưởng nhất là giai đoạn phát triển trái vì dễ bị bệnh và giảm phẩm chất.

6. Chăm sóc

6.1 Vun xới, làm cỏ

Xới vun là biện pháp không thể bỏ qua trong quá trình sinh trưởng của cây. Bắt đầu thực hiện khi cây hồi xanh, số lần xới vun trung bình 2-3 lần vào các thời kỳ:



Hồi xanh mục đích là xới phá váng lớp đất mặt cho đất tơi xốp, thông thoáng và trừ cỏ dại. Xới xa gốc.

Sau trồng 25 – 30 ngày xới lần 2 kết hợp vun đất vào gốc cho cây đứng vững.

Lần 3 sau trồng 35 - 40 ngày, trước khi làm giàn nạo vét đất rãnh vun cao gốc cây. Sau khi làm giàn thì không vun xới nữa, diệt cỏ dại bằng dầm kết hợp với nhổ cỏ bằng tay.

6.2 Nước tưới

Sau khi trồng phải tưới nước ngày để cây nhanh hồi phục. Tưới 1-2 lần trong ngày tuỳ theo điều kiện thời tiết. Trước khi cây hồi xanh tưới cách gốc 7-10cm.

Khi cây bắt đầu sinh trưởng thì tưới rãnh là tốt nhất trung bình 7-10 ngày tưới 1 lần. Khi tưới đưa nước vào rãnh ngập ½ độ cao luống, khi nước thấm đều thì tháo cạn. Đảm bảo đất thường xuyên có độ ẩm từ 70- 80% là thích hợp. Các thời kỳ phân hóa hóa, ra nụ, hoa rộ và thời kỳ có quả, quả phát triển không được thiếu nước.

Tuy nhiên cà chua là cây không chịu ngập úng trong thời gian dài. Vì vậy khi có mưa lớn cần kịp thời tiêu nước trong ruộng.



6.3 Làm giàn, tỉa cành, tạo hình.

Những giống cà chua thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn và bán hữu hạn, cây cao thân lá phát triển mạnh, có nhiều cành nhánh, vì vậy trong sản xuất cần thiết phải làm giàn, tỉa cành, tạo hình.

Nếu làm giàn có thể tăng mật độ trên đơn vị diện tích, làm tăng năng suất. Làm giàn tạo điều kiện cho cây tiếp thu ánh sáng mặt trời thuận lợi, tạo môi trường thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại, quả ở vị trí cao nên phát triển cân đối, màu sắc quả đẹp. Đồng thời việc chăm sóc như: làm cỏ, bón thúc, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh hại thuận lợi.

Thời gian làm giàn: sau trồng 20-25 ngày tiến hành làm giàn. Nguyên liệu làm giàn thường là nứa tép, trúc, cây điền thanh...thông thường làm giàn theo hình chữ A.

- Tỉa cành và tạo hình.

Đặc điểm thực vật của cây cà chua là mỗi nách lá đều có một chối nách. Những chồi này đều có thể phát triển cành lá, ra hoa, ra quả. Nhưng ở vị trí khác nhau nên khả năng sinh trưởng phát triển, sản lượng quả có sự sai khác đáng kể.

Số chùm hoa trên thân chính của loại hình sinh trưởng vô hạn rất nhiều 12, 13 -20 chùm, những chùm hoa ra sau thường không đậu quả hoặc quả rất nhỏ không đạt tiêu chuẩn thương phẩm, chỉ nên để 7-9 chù hoa. Số quả trên mỗi chùm hoa thường đạt 3-4 quả. Nên tỉa bỏ những quả dị hình, quả nhỏ không đạt yêu cầu thương phẩm..



Chồi nách sinh trưởng rất mạnh vào mùa mưa, ẩm độ không khí cao, cần tỉa bỏ kịp thời, 2-3 ngyà tỉa bỏ chồi 1 lần. Công việc này thực hiện cho đến khi cây già. Mùa khô lạnh thì 5-7 ngày tỉa bỏ chồi 1 lần.

Có 2 cách tỉa nhánh:

Tỉa nhánh chừa 1 thân: Áp dụng cho ruộng trồng dày, cần tỉa các cành ở nách lá, ên tỉa vào lúc mầm nách có độ dài 3-5cm, khi thân chính có 5-6 chùm hoa thì bấm ngọn. Nên mạnh dạn bấm bỏ chùm hoa đầu tiên với cà chua F1.

Tỉa nhánh chừa 2 thân: Ngoài thân chính để thêm 1 thân phụ, thân phụ nên chọn dưới chùm hoa thứ nhất, bấm ngọn khi thân chính có 5-6 chùm hoa, thân phụ có 4-5 chùm. Tỉa bỏ các mồm náchkhi có độ dài 3-5cm. Khi tỉa nhánh cần tỉa bỏ các lá già, lá chân để ruộng được thông thoáng hạn chế sâu bệnh phát sinh, tỉa xong gom cành lá đem tiêu hủy.



7. Phòng trừ sâu bệnh

7.1. Sâu hại và biện pháp phòng trừ:

a. Sâu đục quả cà chua 

Sâu non phá hại các búp non, nụ hoa và đục vào quả, vết đục gọn, không nham nhở. Sâu đục đến đâu đùn phân ra đến đó, một nửa thân nằm bên ngoài, một nửa nằm trong quả.

- Các lá và chùm hoa bị sâu non ăn có thể bị gãy làm giảm số lượng quả sau này. Thiệt hại nặng khi sâu non xâm nhập vào thường dễ bị thối, giảm giá trị sản phẩm khi thu hái.



Biện pháp phòng trừ:

- Thường xuyên ngắt bỏ các quả bị sâu hại, bấm ngọn, tỉa cành cà chua để tránh sự lây lan và tích lũy số lượng sâu trên đồng ruộng.

- Loại sâu này có tính kháng thuốc rất cao, nhất là nhóm cúc tổng hợp. Luân phiên sử dụng các loại thuốc sau để phòng như: Aremec 18E, Bamectin 1.8 EC, Reasgant 1.8EC,  Vimatrine 0.6 L, Akasa 25 SC, 250 WP phun sau khi thấy sâu trưởng thành xuất hiện 3-4 ngày hoặc sau thời kỳ hoa nở.

b. Bọ phấn

Trong các loại sâu hại thì bọ phấn là đối tượng quan trọng truyền virut gây bệnh xoăn lá, là bệnh gây thất thu lớn cho cây cà chua.

Bọ phấn trưởng thành hoạt động vào sáng sớm và chiều mát. Sâu non bò chậm chạp trên lá, cuối tuổi 1 chúng ở mặt dưới lá, tại đó lột xác và sống cố định cho đến lúc hoá trưởng thành. Bọ phấn hút nhựa cây làm cho cây có thể bị héo, ngã vàng và chết. Bọ phấn tiết ra dịch ngọt là môi trường cho nấm muội đen phát triển.

Biện pháp phòng trừ:

- Không luân canh cà chua với cây kí chủ khác của bọ phấn.

- Vệ sinh đồng ruộng, ngắt bỏ lá già, các bộ phận bị hại đặc biệt là các loại cỏ dại là ký chủ của bọ phấn xung quanh ruộng nhằm hạn chế lây lan.

- Dùng bẫy dính màu vàng để thu hút và tiêu diệt bọ phấn trưởng thành (áp dụng để dự báo thời điểm xuất hiện của trưởng thành)

- Khi vườn bị nhiễm bọ phấn có thể dùng luân phiên các loại thuốc sau: Actara 25WG, Oshin 20WP

7.2. Bệnh hại và biện pháp phòng trừ

a. Bệnh chết cây con trong vườn ươm 

Bệnh chỉ xuất hiện phổ biến quanh khu đất trồng cây con, phần thân dưới thối khô có màu nâu sẫm đến đen. Vết bệnh thường giới hạn ở phần ngoài của thân và các cây bị nhiễm có thể bị đổ hoặc hơi thẳng nhưng lá bị rũ, xám bóng và có màu xanh lục. Những cây bị nhiễm sẽ còi cọc và chết.

- Biện pháp phòng trừ: Tránh đặt vườn nơi bị che quá tối hay ẩm ướt, vệ sinh vườn ươm, tiêu hủy tàn dư cây trồng định kỳ, không bón phân đạm khi vườn cây có triệu chứng nhiễm bệnh. Canh tác trên đất thoát nước tốt.

- Có thể sử dụng các loại thuốc: Bisomin 2SL, Grahitech 2SL, Kamsu  2SL, Diboxylin 2 SL … để phòng ngừa.



b. Bệnh sương mai

Triệu chứng, nguyên nhân, điều kiện phát sinh phát triển bệnh: Bệnh gây hại trên các bộ phận của cây như: Lá, thân, rễ, hoa, trái.

Trên lá: Lúc đầu là một đốm nhỏ màu xanh tái hơi ướt, không có ranh giới rõ rệt ở mép lá. Sau lan vào phía trong phiến lá thành vết lớn, màu nâu đen, có ranh giới rõ rệt. Mặt dưới lá có lớp trắng xốp, bệnh nặng toàn bộ phiến lá bị khô.

Trên thân cành: vết bệnh lúc đầu có hình bầu dục nhỏ, sau lan rộng bao quanh thân làm thân thối mềm, úng nước và dễ gãy.

Trên hoa: vết bệnh màu nâu hoặc nâu đen ở đài hoa, sau đó lan rộng làm cho hoa bị rụng. Trên quả: vùng nhiễm bệnh có màu nâu đậm, cứng và nhăn. Khi trời ẩm ướt làm cho quả bị thối.

Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết ẩm, mát, nhiệt độ 18-220C.



Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, trồng cây giống khoẻ, sạch bệnh, nên trồng thưa hơn trong mùa mưa và làm giàn cẩn thận, định hình chùm hoa chùm quả. Bố trí hướng luống theo đông tây tạo điều kiện cho ánh nắng xuyên vào nhanh làm ráo những giọt sương trên lá ngăn ngừa bào tử nảy mầm.

Biện pháp hóa học: Luân phiên sử dụng một số loại thuốc sau để phòng trừ: dung dịch boocđo 1%, Zineb(Tigineb 80WP, Zineb Bul 80WP),  Ridomil gold 68WP,  Amistar top 325SC, Revus opti 440SC.

c. Bệnh héo xanh vi khuẩn

Triệu chứng của bệnh là cây héo đột ngột mà lá không chuyển màu vàng. Lõi cây và rễ bị úng nước và sau đó chuyển màu nâu, đôi khi lõi cây trở nên rỗng, rễ mọc ra từ thân cây. Quá trình chuyển màu vàng và thối rễ, số lá khô và héo tăng cho đến khi cây chết. Khi thân hoặc rễ mới bị nhiễm bệnh bị cắt chéo và ấn mạnh gần miệng cắt có thể thấy dịch vi khuẩn màu xám sau chuyển sang màu vàng. Chất này có chứa nhiều vi khuẩn.

Bệnh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra. Vi khuẩn phát triển mạnh ở nhiệt độ 30-350C, vi khuẩn tồn tại trong đất, tàn dư cây trồng, một số loài cỏ dại và trong nước. Vi khuẩn có thể lan truyền qua hạt giống, cây giống bị nhiễm hoặc dao cắt và các dụng cụ khác, dễ dàng xâm nhập vào cây qua các vết thương cơ giới.

Biện pháp phòng trừ:

Sử dụng các giống cà chua ghép, thường xuyên thu gom tiêu hủy các cây bệnh trên vườn, luân canh với cây trồng khác họ. Tăng cường phân hữu cơ cho cây khỏe để tăng khả năng chống chịu bệnh của cây.

Các dụng cụ như dao, kéo tỉa cành bấm ngọn cần thiết phải khử trùng liên tục nếu trên ruộng đã xuất hiện bệnh. Ruộng trồng cà chua phải bằng phẳng, bởi vì vi khuẩn sẽ lây lan theo dòng nước trong đất, khi tưới hoặc mưa. Thường đất pha cát, nghèo dinh dưỡng bị bệnh nặng hơn các chân đất khác.

Không trồng cà chua trên đất đã bị nhiễm bệnh nặng.

Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng các loại thuốc Ditacin 8 L, Miksabe 100WP; Marthian 90SP, Biobac 50WP.



d. Bệnh đốm vòng

Bệnh gây hại các giai đoạn sinh trưởng và trên các bộ phận của cây.

Trên lá: Vết bệnh thường xuyên xuất hiện ở các lá già phía dưới, sau lan dần lên các lá trên, vết bệnh hình tròn và có cạnh, màu nâu sẫm, trên đó có các vòng tròn đồng tâm, màu đen.

Trên quả: Vết bệnh xuất hiện đầu tiên ở cuống hoặc tai quả, hình tròn màu nâu sẫm, hơi lõm xuống và có vòng đồng tâm màu đen.

Trên thân: Vết bệnh màu nâu, hơi lõm và có đường tròn đồng tâm.

Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao. Nấm tồn tại trên tàn dư cây trồng ít nhất là một năm.



Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, lên luống cao thoát nước tốt, khi cây bị bệnh không nên tưới nước vào lúc chiều mát. Bón phân cân đối và đầy đủ, hạn chế bón phân đạm và tăng lượng phân kali khi cây bị bệnh. Trồng đúng khoảng cách, làm giàn đỡ cho cà không bị ngã xuống.

Biện pháp hóa học: Sử dụng các loại thuốc như:  Amistar top 325SC,  Amistar 250 SC, Ortiva 560SC;  PN-Coppercide 50WP.

e. Bệnh xoăn lá:

Cây cà chua bị nhiễm virus xoăn lá, cà chua sẽ chậm phát triển và trở nên còi cọc hoặc lùn... Cây sinh trưởng chậm, lá biến dạng xoăn vào trong hướng lên trên, lá có thể biến màu vàng hoặc nhợt nhạt, có khuynh hướng nhỏ lại về kích cỡ, số hoa và chùm hoa giảm về số lượng và kích cỡ, trái nhỏ và giảm đáng kể về chất lượng, trái có thể chín sớm hoặc không chín (sượng trái), năng suất giảm rõ rệt. Tuỳ thuộc vào loài virus gây hại thể hiện triệu chứng điển hình. Nếu cây bị hại do nhiều loài virus, triệu chứng khó có thể phân biệt rõ rệt.

Ngoài triệu chứng lá bị xoăn còn có các dạng đặc trưng sau:

+ Lá khảm (TMV/CMV): Có những đốm biến màu xanh nhạt hoặc xanh vàng rải rác.

+ Lá dạng dương xỉ (CMV gây hại riêng lẻ hoặc kết hợp với TMV): Phiến lá giảm gần nửa chiều rộng, có khuynh hướng dài ra như lá dương xỉ, các gân lá nổi lên rõ rệt.

+ Lá đốm sọc (TMV): Có những đốm màu nâu cả trên các lá bị nhăn nhúm, đốm sọc dài đậm  trên cuống lá hoặc thân.

+ Lá đốm héo (TSWV): Lá non quăn xuống ngay khi bị nhiễm bệnh, cây ngưng phát triển, lá xuất hiện màu đồng hung hoặc các đốm vòng màu nâu đồng.

+ Lá khảm sần sùi: Lá nhăm nhúm và phồng trên mặt lá, cây khằng lại, nhợt nhạt.

+  Ngọn: (TLCV) chùn ngọn,  (TLYCV) vàng lá, chùn ngọn.

- Các triệu chứng trên quả:

+ Khô chùm hoa, chùm quả (TMV): Quả thụ phấn, thụ tinh kém.

+ Quả biến màu đồng đỏ: Triệu chứng nghiêm trọng nhất do TMV, những đốm  màu nâu đồng phát triển bên cuống trái tạo thành những đốm xuất hiện trên trái non.

+ Đốm sọc (do TMV kết hợp với virus X): Những đốm màu nâu sáng đến đỏ đồng.

+ Đốm vằn (TSWV): Trái chín không đều, nhợt nhạt, thường màu vàng tương phản với màu chín đỏ với các đốm tròn riêng biệt hoặc các vằn bất thường.

+ Khảm trái: Có các vân như cẩm thạch với các vùng vỏ mỏng.

+ Trái sượng: Trái không chín hoặc bị sượng.

Các triệu chứng trên hạt, cây con:

TMV lan truyền qua hạt giống, cây con ngưng phát triển, lá hẹp lại với các dạng khảm vằn hoặc biến màu, nhăn nhúm.



Nguyên nhân lây nhiễm: Do nhiều tác nhân virus gây ra, Virus bệnh xoăn lá cà chua ở trong cây nhiễm bệnh có thể biểu hiện hoặc không biểu hiện triệu chứng. Virus bệnh xoăn lá cà chua lây nhiễm vào cây khoẻ qua côn trùng môi giới, hoặc lây lan cơ giới qua đất, hạt giống, tàn dư thực vật, cỏ dại, công cụ lao động, tay người làm vườn tuỳ theo loài virus

Cây ký chủ: Cà chua (Lycopersicon esculentum) l cây ký chủ mà virus bệnh xoăn lá cà chua thường gây hại nặng trong sản xuất. Tuy nhiên, chủng loại các cây ký chủ có thể nhiễm bệnh sẽ khác nhau tùy theo lọai virus, vì không phải tất cả cây ký chủ đều có triệu chứng nhiễm bệnh.

Các cây ký chủ phổ biến của loài virus xoăn lá cà chua: cà chua, thuốc lá, cà bát, ớt, các loại cà dại, khoai tây, dưa chuột, dưa hấu, ớt, cà chua, cần tây, đậu, chuối, các cây họ cà, cây hoa, cây cảnh…

Các biện pháp phòng trừ

Biện pháp canh tác: Chọn các giống cà chua ít nhiễm bệnh xoăn lá virus, chống chịu được sâu bệnh, thích nghi với điều kiện địa phương. Phủ nilon màu xám bạc để giữ ẩm, hạn chế dinh dưỡng bị rửa trôi, hạn chế cỏ dại, sâu bệnh. Nếu không phủ nilon sau trồng nên phủ 1 lớp cỏ tranh hoặc rơm rạ mỏng trên mặt luống. Bón phân theo quy trình sản xuất cà chua an toàn. Thu gom và tiêu hủy tàn dư trước khi trồng và định kỳ 7-10 ngày sau khi trồng.

Vệ sinh công cụ (dao, kéo) bằng xà phòng trước và sau mỗi lần cắt tỉa lá, cành. Trình tự thao tác đúng: Cắt tỉa cây khỏe trước, cây bệnh sau.

Biện pháp vật lý: Dùng bẫy dính màu vàng (kích thước bẫy 20x30cm, đặt bẫy so le 3m/cái) để thu hút con trưởng thành các côn trùng bọ trĩ, bọ phấn. Dùnggiấy bạc treo trên ngọn cây tạo ánh sáng phản xạ xua đuổi côn trùng chích hút, dùng lưới côn trùng bảo vệ vườn trồng. Dùng lưới quây xung quanh vườn với chiều cao 1,8-3,5m (nơi ánh sáng ít, gió yếu quây lưới thấp 1,8m).

Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc hóa học theo phương châm “hạn chế, làm chậm sự tấn công của côn trùng chích hút vào vườn cà chua”. Quản lý tốt các loại môi giới truyền bệnh như bọ trĩ, bọ phấn, rầy rệp.

Các loại thuốc phòng trừ:  Sat 4AS,  Ditacin 8SL, Somec 2SL để tăng khả năng chống chịu bệnh của cây.



c. Tuyến trùng hại rễ:

Triệu chứng gây hại: Tuyến trùng chích hút rễ của nhiều loại cây làm cho rễ cây phình ra tạo ra các khối u của rễ, làm cây phát triển chậm, còi cọc, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn tấn công như vi khuẩn gây bệnh héo xanh.

Tuyến trùng là những con giun nhỏ sống trong đất, có thể di chuyển một khoảng cách ngắn. Tuy vậy, biện pháp lan truyền quan trọng nhất là chúng ở trong đất bám vào chân người, súc vật, dụng cụ làm ruộng v.v... Tuyến trùng cũng có thể lan truyền theo dòng nước tiêu, cây giống, phân bón.

Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Tăng cường bón phân ủ vào ruộng sẽ tăng lượng vi sinh vật đối kháng với tuyến trùng hại rễ. Luân canh với cây hành và một số cây trồng ít nhiễm tuyến trùng.

Biện pháp hóa học: Xử lý đất bằng Chitosan: Stop 5 DD…; Cytokinin: Geno 2005 2 SL, Palila 500WP

8. Thu hoạch cà chua

Thao tác khi thu hái, sắp xếp và vận chuyển phải hết sức nhẹ nhàng. Kịp thời loại bỏ những quả bị giập nát v.v.

Cà chua ăn tươi nên thu hoạch khi quả gần chín để cà chua tiếp tục chín khi vận chuyển hoặc trong thời gian bảo quản trước khi đưa đi tiêu thụ. Thông thường cà chua thu hoạch lúc gần chín có chất lượng thấp hơn cà chua chín cây. Ngược lại với cà chua ăn tươi, cà chua chế biến nhất thiết phải thu hoạch khi chín cây. Cà chua ăn tươi thu hoạch về đóng gói bằng bao bì phù hợp, tốt nhất dùng hộp gỗ, hộp nhựa, sọt tre để tránh gây tổn thương dập nát quả.

Cà chua có thể bảo quản được từ 20-30 ngày ở điều kiện nhiệt độ mát, thoáng khí, và tối ở nhiệt độ dưới 200C.



BÀI 8: CÂY DƯA CHUỘT
1. Điều kiện chính để sản xuất rau an toàn:

Sản xuất các loại "rau an toàn" , khi thực hiện phải vận dụng cụ thể cho từng loại rau, từng điều kiện thực tế của từng địa phương. Phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc những điều kiện sau đây trong sản xuất "rau an toàn":

- Đất trồng: Đất để sản xuất "rau an toàn", không trực tiếp chịu ảnh hưởng xấu của các chất thải công nghiệp, giao thông khu dân cư tập trung, bệnh viện, nghĩa trang, không nhiễm các hóa chất độc hại cho người và môi trường.

- Phân bón: Chỉ dùng phân hữu cơ như phân xanh, phân chuồng đã được ủ hoai mục, tuyệt đối không dùng các loại phân hữu cơ còn tươi (phân bắc, phân chuồng, phân rác ...). Sử dụng hợp lý và cân đối các loại phân (hữu cơ, vô cơ ...). Số lượng phân dựa trên tiêu chuẩn cụ thể quy định trong các quy trình của từng loại rau, đặc biệt đối với rau an lá phải kết thúc bón trước khi thu hoạch sản phẩm 15 - 20 ngày. Có thể dùng bổ sung phân bón lá (có trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam) và phải theo đúng hướng dẫn. Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích và điều hòa sinh trưởng cây trồng.

- Nước tưới: Chỉ dùng nước giếng khoan, nước từ các sông suối hồ lớn ... không bị ô nhiểm các chất độc hại. Tuyệt đối không dùng trực tiếp nước thải từ công nghiệp, thành phố bệnh viện, khu dân cư nước ao, mương tù đọng.

- Phòng trừ sâu bệnh: Phải áp dung phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên nguyên tắc hạn chế thấp nhất sự thiệt hại do sâu bệnh gây ra; có hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho người và môi trường. do đó cần chú ý các biện pháp chính sau:

+ Giống: Phải chọn giống tốt, các cây con giống cần được xử lý sạch sâu bệnh trước khi xuất ra khỏi vườn ươm.

+ Biện pháp canh tác: Cần tận dụng triệt để các biện pháp canh tác để góp phần hạn chế thấp nhất các điều kiện và nguồn phát sinh các loại dịch hại trên rau. Chú ý thực hiện chế độ luân canh: lúa - rau hoặc xen canh giữa các loại rau khác họ với nhau: Bắp cải, su hào, suplơ với cà chua để giảm bớt sâu tơ và một số sâu hại khác.

+ Dùng thuốc: Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết. Phải có sự điều tra phát hiện sâu bệnh, hướng dẫn dùng thuốc của cán bộ kỹ thuật. Tuyệt đối không dùng thuốc trong danh mục cấm và hạn chế sử dụng ở Việt Nam. Hoạc hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc có độ độc cao (thuộc nhóm độc I và II), thuốc chậm phân hủy thuộc nhóm Clor và lân hữu cơ. Triệt để sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc có độc thấp (thuộc nhóm độc III trở lên), thuốc chóng phân hủy, ít ảnh hưởng các loài sinh vật có ích trên ruộng.

Cần sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau để tránh sâu nhanh quen thuốc. Bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng hướng dẫn trên nhãn của từng loại thuốc. Tuyệt đối không sử dụng đạm ủ rau tươi (xử lý sản phẩm đã thu hoạch) bằng các hoá chất BVTV.



2. Thời vụ.

* Vụ Xuân: Gieo trồng từ 15/2 đến 15/4.

* Vụ Hè thu: Gieo trồng từ 15/5 đến 15/7.

* Vụ Đông Xuân: Gieo trồng từ đầu tháng 9 đến 15/10.



3. Chọn đất, làm đất:

* Chọn đất: Dưa chuột có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên khi trồng dưa cần chọn đất chủ động tưới tiêu; đất có tầng canh tác dày, tơi xốp, tốt nhất là đất thịt nhẹ, đất cát pha…

* Làm đất: Do dưa chuột có bộ rễ chùm phát triển kém, không ăn sâu nên cần làm đất kỹ, tơi xốp, sạch cỏ dại, lên luống cao 30 cm, rộng 1 - 1,2 m, rãnh luống rộng 30 -35cm.


tải về 23.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương