TÀi liệu tập huấN ĐỒng ruộng (ffs)


Điều kiện phát sinh, gây hại



tải về 23.9 Mb.
trang47/48
Chuyển đổi dữ liệu14.12.2017
Kích23.9 Mb.
#35057
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48

Điều kiện phát sinh, gây hại:

– Bọ dưa phát triển gây hại nhiều vào mùa khô, trên các loại cây dưa hấu, dưa chuột, bầu, bí.

– Bọ trưởng thành hoạt động phá hại vào sáng sớm và chiều tối, ban ngày trời nắng ẩn dưới tán lá hoặc trong đất. Trứng đẻ rải rác trên mặt đất quanh gốc dưa. Sâu non sống và hoá nhộng trong đất.

– Bọ trưởng thành hại mạnh khi cây dưa còn  nhỏ có 4 – 5 lá (dưới 20 ngày tuổi), mật độ bọ cao có thể làm cây dưa trụi hết lá và đọt non, cây dưa phát triển kém hoặc chết. Khi cây dưa lớn, lá có nhiều lông, bọ dưa không phá hoại nữa.

– Bọ non sống trong đất ăn rễ và cắn gốc cây kể cả khi cây đã lớn, làm cây sinh trưởng kém có thể làm cây héo chết.

Biện pháp phòng trừ.

– Dùng vợt xua đuổi để bắt bọ trưởng thành.

– Có thể bắt bằng tay vào sáng sớm khi cây dưa còn nhỏ, để tránh lây lan sang vụ sau cần thu gom tiêu hủy cây dưa sau mùa thu hoạch, chất thành đống để dẫn dụ bọ dưa tập trung rồi phun thuốc.

– Rải thuốc sâu dạng hạt như Diaphos 10G, Basudin 10H, Gà nòi 4G, Vicarp 4H, rải quanh gốc dưa trước khi cây ra hoa để diệt sâu non.

– Khi bọ trưởng thành phát sinh gây hại phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều tối, dùng các loại thuốc  như Sherpa, Dragon, Polytrin, Lorsban,…

6. Ruồi Đục Lá Hại Dưa Leo

Đặc điểm nhận biết:

Ruồi đục lá còn gọi là sâu vẽ bùa gây hại trên nhiều loại cây trồng như dưa hấu, dưa leo, bầu bí, cà chua, đậu nành, đậu xanh, …

Con trưởng thành là loài ruồi nhỏ, dài 1,5 – 2,0 mm, màu đen có điểm vàng trên lưng, ngực. Sâu non dạng dòi, dài khoảng 2 mm, màu vàng nhạt hoặc màu trắng kem, mình dẹt không chân. Ấu trùng thường nằm trong đường hầm và chui ra ngoài khi hóa nhộng. Nhộng màu vàng dính trên lá hoặc rơi xuống đất.

Con trưởng thành dạng ruồi và ấu trùng dạng dòi.

Ruồi trưởng thành hoạt động ban ngày, đẻ trứng trong mô biểu bì mặt trên lá, mỗi con cái có thể đẻ 250 trứng Dòi nở ra đục dưới lớp biểu bì lá thành những đường vòng vèo màu trắng, có thể nhìn thấy con dòi dưới đường đục. Một lá có thể bị nhiều dòi phá hại, nhiều vết đục làm lá bị cháy khô, cây sinh trưởng kém. Sâu thường gây thành dịch vào cuối mùa mưa.

Triệu chứng gây hại của ruồi đục lá:

Điều kiện phát sinh, gây hại

Ruồi đục lá thường phát triển mạnh vào mùa nắng.

Dòi phá hại từ khi cây mới mọc lá mầm cho đến khi ra hoa, mang trái. Mùa khô cây bị gây hại nặng hơn mùa mưa. Dòi đục lá ăn mô làm giảm diện tích quang hợp, làm cây cằn cỗi, lá rụng sớm. Trên ruộng nếu bị ruồi đục lá gây hại sớm và nặng sẽ làm giảm năng suất cây trồng.

Ruồi đục lá gây hại từ lúc cây dưa còn nhỏ.

Vòng đời:

Trứng: 2 – 4 ngày.

Ấu trùng: 10 – 12 ngày.

Nhộng: 5 – 7 ngày.

Trưởng thành: 1 – 3 ngày.



Biện pháp phòng, trừ:

– Cày bừa phơi đất để diệt cỏ lá rộng là ký chủ phụ của ruồi.

– Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt để vượt qua tác hại của ruồi, ngắt bỏ các lá bị ruồi hại nặng.

– Phun thuốc sớm khi ruồi mới phát sinh gây hại bằng các thuốc Trigard, Basudin, Malate, Polytrin…



7. Sâu khoang (sâu ăn tạp)



Sâu khoang




* Đặc tính: Bướm đẻ trứng trên lá, cành và gân lá thành từng ổ bằng hạt đậu, có lông tơ bao phủ màu vàng rơm. Khi mới nở sâu gây hại tại chổ ăn lá, gân lá; khi lớn sâu sẽ phân tán, ăn mọi bộ phận của cây và tàn phá nhanh chóng. Sâu phá hại mạnh vào ban đêm, ban ngày ẩn trong đám lá, bụi cỏ hoặc trong đất. Sâu làm nhộng trong đất.

* Thời gian xuất hiện: Trong suốt mùa vụ trồng.



* Phòng trị:

  • Gom trứng và sâu tiêu huỷ.

  • Kiểm tra trứng và sâu trên 100 cây/1.000 m2 mỗi 5 – 7 ngày, nếu có trung bình 1 ổ trứng hoặc 1 – 2 con/cây, phải phun thuốc phòng trị (theo bảng 2).

8. Nhện đỏ



Sâu khoang




* Đặc tính: Nhện đỏ chuyên sống và gây hại ở mặt dưới lá, trứng hình tròn, màu vàng nhạt, rất nhỏ, trứng được đẻ ớ mặt dưới lá. Con trưởng thành dài cỡ 0,5 mm, màu đỏ nâu, có 8 chân. Con non nhỏ hơn, cũng có màu đỏ nâu có 6 chân. Nhện non và trưởng thành chích hút lá tạo ra những đốm lá trắng vàng.

* Thời gian xuất hiện: Trong suốt giai đoạn sinh trưởng của cây.

* Phòng trị:


  • Bón phân tưới nước đầy đủ cho cây sinh trưởng tốt.

  • Khi nhện phát triển gây hại không để ruộng khô hạn, dùng các thuốc đặc trị nhện.

B. Bệnh hại

* Bệnh hại dưa: Áp dụng biện pháp phòng là chính.

 - Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện bệnh kịp thời

- Tiến hành chăm sóc cây đầy đủ để cây sinh trưởng, phát triển tốt đủ sức kháng bệnh.

- Thực hiện chế độ luân canh cây trồng hợp lý, không trồng cây dưa chuột trên đất trồng cây bầu bí hoặc cây họ cà nhiều vụ liên tiếp.



- Thực hiện vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại và tàn dư cây vụ trước.

1. Bệnh héo rũ, chạy dây do nấm Fusarium sp.:



Triệu chứng bệnh héo rũ do nấm




- Khi cây còn nhỏ bị héo như mất nước, chết khô từ đọt, nhổ lên thấy gốc bị thối đen. Cây lớn bị hại sinh trưởng kém, lá biến vàng từ lá gốc trở lên. Cây dưa bị héo từng nhánh, sau đó cả cây bị héo và chết. Vi sinh vật gây hại lưu tồn trong đất nhiều năm, bệnh này có liên quan ít nhiều đến tuyến trùng, ẩm độ đất.

- Nấm phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ từ 25-270C, pH thấp. Nấm tồn tại trong đất, trong tàn dư cây bệnh và trong hạt giống. Nấm gây hại trên nhiều loại cây trồng như: dưa, và các cây thuộc họ cà, họ đậu.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp canh tác: Lên luống cao, làm đất mịm, bón thêm phân chuồng, tro trấu, nhổ cây bệnh tiêu hủy. Tránh trồng dưa chuột và các cây cùng nhóm như bí đỏ, bí đao, dưa hấu liên tục nhiều năm trên cùng một thửa ruộng.



+ Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng nấm đối kháng Tricoderma để bón trước khi trồng cây; Streptomyces lydicus WYEC + Humic acid  (Actino – Iron 1.3 SP); Validamycin (Valivithaco 3SL, 5SL, 5SC, 5WP); Phun Sincosin để phòng trừ tuyết trùng.

2. Bệnh chết héo cây con, héo tóp thân: do nấm Rhizoctonia solani:



Bệnh chết cây con



- Cổ rễ thường bị thối nhũn, cây dễ ngã, lá non vẫn xanh. Nấm chỉ gây hại ở giai đoạn cây con, bệnh còn làm thối đít trái. Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ cao; nấm lưu tồn trong phân hữu cơ (thân lúa, rơm rạ, cỏ dại, lục bình); hạch nấm tồn tại trong đất sau mùa lúa. Chính vì vậy cần xử lí kĩ các nguồn phân hữu cơ, rơm cỏ dùng để phủ luống và đất trồng sau vụ lúa ngay khi gieo trồng.



- Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc hoá học có hoạt chất Kamsugamycin (Kamsu 2SL, 4SL, 8WP); Metiram Complex (Polyram 80 DF).

3. Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum lagenarium:



Triệu chứng bệnh thán thư lá




- Bệnh hại chủ yếu trên lá, ngoài ra có trên thân và quả, vết bệnh trên lá có màu nâu tạo thành những vòng tròn đồng tâm. Khi thời tiết thuận hợp như nắng mưa xen kẽ, vết bệnh sẽ nặng hơn, các ổ nấm màu đen nằm trên vòng tròn rất rõ. Vết bệnh trên thân có dạng dài, tạo thành vệt màu nâu hơi lõm. Vết bệnh trên trái có màu nâu tròn lõm vào da còn gọi là ghẻ dưa, bệnh nặng các vết này liên kết thành mảng to gây thối, nhũn trái.

- Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 30-35oC. Bệnh phát triển nặng trong điều kiện thời tiết nóng, mưa nhiều. Nguồn bệnh tồn tại trong tàn dư cây trồng, trong hạt giống.

- Biện pháp phòng trừ: Thu gom tàn dư cây trồng, luân canh cây trồng.

+ Biện pháp hóa học: Hiện nay, chưa có thuốc BVTV đăng ký trong danh mục để phòng trừ đối tượng này. Có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc phòng trừ bệnh trên dưa leo như trên.



4. Bệnh đốm phấn, sương mai do nấm Pseudoperonospora cubernsis:




Triệu chứng bệnh sương mai






Triệu chứng bệnh sương mai


- Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, vết bệnh lúc đầu là những đốm nhỏ màu vàng, sau lớn dần có màu nâu hình đa giác có góc cạnh rất rõ, sáng sớm quan sát kỹ mặt dưới lá có tơ nấm màu trắng hoặc vàng nhạt. Vết bệnh lúc già rất giòn, dễ vỡ. Bệnh thường xuất hiện từ lá già ở gốc lan lên lá non, phát triển mạnh vào thời điểm ẩm độ cao, mưa nhiều.

- Bệnh tồn tại trong đất ở dạng bào tử trong tàn dư cây trồng nhiễm bệnh và lây lan theo nước mưa, xâm nhập vào lá xâm nhiễm và gây bệnh. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao mưa nhiều, đêm có nhiều sương ở giai đoạn cây dưa đã lớn đến khi thu hoạch.

- Biện pháp hóa học: Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất sau: Amisulbrom (Gekko 20SC); Carbendazim (Bavistin 50 FL); Chlorothalonil (Daconil 75WP); Mandipropamid + Chlorothalonil (Revus opti 440SC); Cucuminoid 5% + Gingerol 0.5% (Stifano 5.5SL); Cytosinpeptidemycin (Sat 4 SL); Kasugamycin (Kasugacin 3 SL); Propineb (Antracol 70 WP)



5. Bệnh khảm do virus:



Triệu chứng bệnh khảm hoa lá




- Bệnh này được truyền từ cây bệnh sang cây khỏe bởi nhóm côn trùng chích hút như bù lạch và rệp dưa. Triệu chứng bệnh là đọt non bị xoăn lại, lá bị mất màu, lốm đốm màu, thiệt hại nặng sẽ làm cho đọt bị sượng, cây bị chùn lại, phát triển rất chậm, cho trái rất ít, trái thường bị dị dạng và có vị đắng.

Virus tồn tại trong một số cây hoang dại. Sự phát triển của bệnh có liên quan chặt chẽ với mật độ bọ trĩ và rệp trên đồng ruộng. Mức độ nhiễm bệnh của các giống dưa cũng khác nhau.

- Biện pháp phòng trừ: Sử dụng các giống dưa chống bệnh. Cần phòng trừ tốt các loài chích hút ngay từ khi cây còn nhỏ, cần nhổ bỏ và tiêu hủy các cây bệnh để tránh lây lan.

6. Bệnh lở cổ rễ, cháy khô lá do nấm Phytophthora sp.:

- Bệnh gây hại trên lá, trái và gốc thân. Bệnh gây hại ở bất kỳ vị trí nào trên lá, nhưng thường từ rìa lá vào, vùng bệnh như bị úng nước, chuyển sang màu đen và thối nhũn. Trên trái, bệnh chỉ gây hại trên trái non làm trái bị thối đen và nhũn ra. Ở thân, bệnh thường gây hại ở phần cổ rễ làm nơi đây bị úng nước mất màu, sau đó chuyển sang màu nâu đen, nhũn ra và gây thối cả rễ, làm cây chết.

Sử dụng các loại thuốc hoá học có gốc đồng hoặc Mancozeb, Propineb, Azoxystrobin, Dimethomorph... (Man 80WP, Antracol, Amistar, Acrobat,…)

Ghi chú: Thực hiện biện pháp phòng trừ tổng hợp đạt kết quả cao hơn sử dụng đơn lẻ phương pháp hóa học. Chỉ sử dụng các loại thuốc BVTV có tên trong Danh mục thuốc BVTV được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.

7 . Bệnh phấn trắng:

- Bệnh hại chủ yếu trên lá, cuống lá và thân cây, trên lá vết bệnh lúc đầu là những đốm nhỏ màu xanh xám, sau lớn dần lên và không có hình dạng nhất định. Trên mặt vết bệnh lúc đầu có lớp phấn trắng sau chuyển màu xám. Lá bị bệnh vàng, khô và rụng.

- Nguồn bệnh tồn tại chủ yếu trong tàn dư cây bị bệnh. Bệnh thường phát sinh vào giữa đến cuối thời kỳ sinh trưởng của cây, trong điều kiện thời tiết mát, ít nắng, ẩm độ cao.

- Biện pháp hóa học: sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất sau: Carbendazim (Bavistin 50 FL (SC)); Chlorothalonil (Daconil 75WP, 500SC); Copper Oxychloride + Metalaxyl (Viroxyl 58 WP); Fosetyl Aluminium (Aliette 800 WG).




tải về 23.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương