TÀi liệu tập huấN ĐỒng ruộng (ffs)


Giống: Lượng hạt giống thuần để gieo cho 1 sào: 50 g



tải về 23.9 Mb.
trang45/48
Chuyển đổi dữ liệu14.12.2017
Kích23.9 Mb.
#35057
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48

4. Giống:

Lượng hạt giống thuần để gieo cho 1 sào: 50 g.

Giống dưa lai F1: 30 - 40 g/sào. Nên lựa chọn giống cho phù hợp với chân đất và thời vụ trồng.

Trước khi gieo hạt giống phơi lại 2-3 giờ dưới nắng nhẹ rồi ngâm trong nước ấm 35-40oC trong 3-4 giờ, thời gian ngâm khoảng 5 - 6 tiếng, sau đó vớt ra đãi sạch rồi đem ủ bằng khăn ẩm. Khi hạt đã nảy mầm, chọn hạt đã nảy đem gieo.


thường áp dụng phương pháp gieo thẳng, khi gieo theo khoảng cách đã được xác định.

Độ sâu đất lấp từ 2-3cm tuỳ theo tính chất đất đai. Đất nhẹ, đất cát pha lấp đất dày hơn một chút, đất thịt trung bình lấp đất mỏng hơn.


4.4- Mật độ, khoảng cách:

Mật độ thay đổi theo đặc điểm của giống và thời vụ gieo trồng, chất dinh dưỡng trong đất. Những giống cây cao, thân lá rậm rạp, phân cành cấp 1, 2 thì khoảng cách hàng 90cm, khoảng cách cây 35 – 40cm/hạt. Mỗi hốc gieo 2-3 hạt, sau này để lại 2 cây, khoảng 4-5 vạn (40.000- 50.000 cây/ha).


Giống lai F1 để 1 cây. Hạt gieo 2 hàng trên luống với khoảng cách 70 - 80 cm, mỗi hốc cách nhau 35 - 40 cm. Luống gieo được đánh thành 2 hàng/luống để gieo hạt. Phân bón lót được bỏ vào hốc, đảo đều và lấp một lớp đất nhẹ. 

Hạt gieo sâu 1 - 1,5 cm, rắc một lớp đất mịn lên trên sau đó phủ một lớp trấu hoặc rơm dạ lên trên trước khi tưới ẩm lên hạt.


5. Phân bón và kỹ thuật bón phân

Lượng phân bón sử dụng cho 1 sào:

Phân chuồng hoai mục: 500 kg;

Đạm Urê: 12 -15 kg;

Lân super: 15 - 20 kg;

Kali: 7 - 8 kg;

Vôi bột:             20 kg/sào, dải đều lên mặt ruộng trước khi lên luống.



Cách bón:

- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + lân, bón tập trung theo rạch, trước khi gieo trồng phủ đất kín phân chuồng rồi đặt hạt hoặc bầu lên trên.

- Bón thúc: Phân đạm + kali chia làm 3 lần:

* Lần 1: Khi cây có 3 - 4 lá thật ( sau mọc 7 ngày) bón 3 kg đạm urê hoà với nước phân chuồng tưới cho cây.

* Lần 2: Khi cây sinh trưởng mạnh đến trước khi ra hoa ( lúc này có 9 - 10 lá thật tức là sau gieo trồng 18 - 20 ngày) bón: 5 kg đạm urê + 4 kg kali trộn đều bón theo rạch cách gốc 6 - 10 cm kết hợp xới xáo, làm cỏ, vun gốc cho cây.

* Lần 3: Khi cây bắt đầu ra quả ( lúc này có từ 12 - 14 lá thật là thời kỳ thu lứa quả đầu tiên tức là sau trồng 36 - 38 ngày), tiến hành bón 3 kg đạm urê + 2 kg kali trộn đều bón theo gốc, bón cách gốc 7 - 10 cm rồi xới xáo, vét rãnh vun cao cho cây.

Sau lần bón thúc lần 3, cứ mỗi lần thu quả tưới nước phân chuồng có hoà 0,5 - 1 kg phân đạm/sào và cứ tưới như vậy cho đến lúc thu quả xong.

6. Chăm sóc

+ Tỉa dặm: Khi cây mọc được từ 2 - 3 lá thí tiến hành tỉa, dặm những chỗ mất khoảng.

+ Xới xáo làm cỏ: 3 lần kết hợp cùng các đợt bón phân.

* Lần 1: Khi cây có 3 - 4 lá thật tiến hành xới xáo nhẹ và vun gốc nhẹ.

* Lần 2 : Khi cây có 9 - 10 lá thật sau khi bón thúc tiến hành xới xáo, làm cỏ kết hợp vét rãnh, vun cao cho cây.

* Lần 3: Khi cây có quả tiến hành bón phân kết hợp với xới, làm cỏ, vun gốc.

+ Tưới nước: Dưa chuột là cây đòi hỏi tương đối nhiều nước, từ sau khi cây mọc đã phải tưới nước cho cây. Cách tưới:

Giai đoạn cây con có 3 - 4 lá thật đến 9 - 10 lá thật tưới bằng thùng ô doa hoặc gánh nước tưới, nếu trời nắng, khô hanh tưới một ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.



Giai đoạn từ bắt đầu ra hoa đến có quả: Nên sử dụng phương pháp tưới nước theo rãnh. Cứ mỗi tuần tháo nước vào rãnh cho ngập lưng rãnh 1 lần để đất luôn đủ ẩm cung cấp nước cho cây.

7. Làm giàn và tưới nước

- Việc làm giàn đối với cây dưa chuột là rất quan trọng góp phần tăng năng suất, tăng phẩm chất quả, giảm bệnh hại...



tải về 23.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương