TÀi liệu tập huấN ĐỒng ruộng (ffs)


Thanh Hóa, tháng 1 năm 2017



tải về 23.9 Mb.
trang2/48
Chuyển đổi dữ liệu14.12.2017
Kích23.9 Mb.
#35057
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   48


Thanh Hóa, tháng 1 năm 2017

MỤC LỤC


STT

NỘI DUNG

Trang

Phần I

CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN

2

1

Bài 1. Giới thiệu nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (CSA).

2

2

Bài 2. Các biện pháp trong sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (CSA).

4

- Sản xuất nông nghiệp theo quy trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM).

- Quản lý nước trong sản xuất nông nghiệp.

- Sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Phần II

CÁC CHUYÊN ĐỀ

21

1

Bài 1. Cây lúa

21

2

Bài 2. Cây ngô

43

3

Bài 3. Cây đậu tương

52

4

Bài 4. Cây bí xanh

61

5

Bài 5. Cây ớt

69

6

Bài 6. Cây khoai tây

81

7

Bài 7. Cây cà chua

95

8

Bài 8. Cây dưa chuột

105


PHẦN 1: CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN
BÀI 1: GIỚI THIỆU NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH THÍCH ỨNG

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (CSA)

1. Mở đầu.

Thực hành Nông nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu (CSA) là hoạt động còn chưa được phổ biến đối với nông dân Việt Nam. Ở những nước có nền nông nghiệp phát triển, nhất là Israel, Hà Lan, Hoa Kỳ… họ đã triển khai cách đây nhiều năm. Ở Việt Nam thực hành CSA mới chỉ áp dụng được vài năm qua, hiệu quả kinh tế đã nâng lên hàng chục lần so với cách làm truyền thống.

Nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA) với phương thức tiếp cận tổng hợp, có thể giúp đạt đồng thời đảm bảo ANLT và ứng phó BĐKH, bằng cách hướng tới 3 mục tiêu:

(i) Tăng trưởng sản lượng, hiệu quả;

(ii) Thích ứng BĐKH;

(iii) Giảm thiểu BĐKH.

Giới thiệu về CSA:

- Nông nghiệp thích ứng thông minh với khí hậu (CSA) là nền nông nghiệp có khả năng cho sản lượng và lợi nhuận tăng một cách bền vững để đảm bảo an ninh lương thực.

- CSA là giải pháp kết hợp giữa giảm thiểu, thích ứng và an ninh lương thực (ANLT).

2. Sự cần thiết áp dụng CSA trong sản xuất nông nghiệp:

Biến đổi khí hậu làm cho thời tiết trở nên cực đoan hơn với biểu hiện như hạn hán khốc liệt hơn, với kéo dài hơn ở các khu vực dễ bị hạn hán; và mùa mưa tập trung trong thời gian ngắn hơn với lượng mưa rất lớn dễ dẫn đến úng lụt, lũ quét. Bên cạnh đó, tần suất xuất hiện bão, lốc xoáy, lũ lụt, gió nóng v…v… xảy ra thường xuyên hơn, đặc biệt là nước biển dâng ngày càng cao gây ảnh rất lớn đến sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế của toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Nông nghiệp là ngành sản xuất bị ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu vì nông nghiệp liên quan trực tiếp đến tự nhiên như đất, nước, thời tiết (mưa, gió, nhiệt độ.v.v.v.). Nông nghiệp là ngành bị thiệt hại nhiều nhất do thiên tai nói chung và do thiên tai từ biến đổi khí hậu nói riêng.

Mặc dù nông nghiệp bị tác động rất lớn do biến đổi khí hậu nhưng bản thân hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng đóng góp vào các tác nhân gây nên biến đổi khí hậu do SX nông nghiệp cũng tạo ra một lượng lớn khí nhà kính (khí CH4 từ trồng lúa và từ chăn nuôi gia súc, và khí CO2 do đốt bỏ các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, thân cây lá v.v…) và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường do việc sử dụng quá mức phân hóa học, quá mức lượng thuốc trừ sâu và các sản phẩm hóa học độc hại khác. Do đó trong sản xuất nông nghiệp cũng cần phải có biện pháp để vẫn đảm bảo sản xuất nhưng giảm phát thải khí nhà kính và các hóa chất độc hại, một trong những biện pháp tốt là Nông nghiệp Thông minh Ứng phó với biến đổi khí hậu (viết tắt là CSA – chữ đầu của cụm từ tiếng Anh: Climate Smart Agriculture).

Một số thông tin cần được bổ sung cho bài giảng bao gồm:

+ Theo Báo cáo đánh giá tác động của mực nước biển dâng đối với 84 nước đang phát triển được công bố bởi Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là một trong năm nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BÐKH và nước biển dâng, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long bị ngập chìm nặng nhất.

 + Hầu hết các dự báo đều cho thấy, đến năm 2100, vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ mất đi 7,6 triệu tấn/năm, tương đương với 40,52% tổng sản lượng lúa của cả vùng, do tác động của BĐKH.

+ Ngành trồng trọt sẽ là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi tổng sản lượng sản xuất trồng trọt có thể giảm từ 1-5%, năng suất các cây trồng chính có thể giảm  đến 10%, đặc biệt đối với sản xuất lúa.

+ CSA là phương thức sản xuất nông nghiệp đa mục tiêu như an ninh lương thực, tăng thu nhập cho nông hộ và giảm phát thải khí nhà kính.

Áp dụng CSA trong sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả:

- CSA là giải pháp kết hợp để giảm thiểu đầu vào, thích ứng với biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh lương thực (ANLT), đem lại các hiệu quả sau theo như báo cáo tại Hội nghị Liên minh toàn cầu Nông nghiệp thông minh thức ứng biến đổi khí hậu ngày 2/12/2015:

+ Giảm vật tư đầu vào (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới.v.v.v.) 30%

+ Tăng năng suất cây trồng 10 - 20%;

+ Giảm phát thải khí nhà kính (KNK) 30%

3. Các kỹ thuật thực hành nông nghiệp thông minh (CSA):

Thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (CSA) bao gồm tổng hợp các biện pháp như: ICM, IPM và kỹ thuật tưới nước tiết kiệm, được áp dụng sự phù hợp cho từng đối tượng cây trồng, điều kiện đất đai của từng vùng để đảm bảo CSA là giải pháp kỹ thuật tiên tiến, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản trong sản xuất nông nghiệp, đảm bảo ANLT và ứng phó BĐKH.

Thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (CSA) là giải pháp kỹ thuật tổng hợp, tiên tiến, bao gồm việc thực hiện các kỹ thuật sau:

- Sản xuất nông nghiệp theo quy trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM)

- Quản lý nước trong sản xuất nông nghiệp.

- Bảo quản sơ chế nông sản nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

- Sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

BÀI 2: CÁC BIỆN PHÁP TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (CSA)

I. SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO QUY TRÌNH QUẢN LÝ CÂY TRỒNG TỔNG HỢP (ICM)

1. Khái niệm ICM (Integrated Crop Management):

ICM có nghĩa là "Quản lý tổng hợp dinh d­ưỡng và dịch hại cây trồng". Cũng có thể hiểu ICM là thực hiện chương trình 3 giảm 3 tăng.

+ Giảm lượng phân hoá học bón thừa trên đồng ruộng, tạo cây trồng khoẻ.

+ Giảm sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh.

+ Giảm giống hoặc tiết kiệm nước tưới (những nơi đang còn tập quán cấy dày)

+ Tăng năng suất cây trồng.

+ Tăng chất lượng sản phẩm.

+ Tăng hiệu quả kinh tế

Ở nước ta chương trình ICM được hiện thực hóa bằng chương trình “3 giảm, 3 tăng” sau đó phát triển thành “1 phải, 5 giảm” và “1 phải, 6 giảm – chính là biện pháp 1 phải 5 giảm có bổ sung thêm biện pháp giảm thứ 6 là “giảm phát thải khí nhà kính”). 

Biện pháp 1 phải 5 giảm là:

+ 1 phải là phải sử dụng giống xác nhận;

+ 5 giảm: Lượng hạt giống, phân đạm bón thừa, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, nước tưới, tổn thất sau thu hoạch)

Biện pháp 1 phải 6 giảm: là áp dụng 1 phải 5 giảm có bổ sung biện pháp giảm thứ 6 là giảm phát khí thải nhà kính trong sản xuất lúa gạo.

2- Mục đích của ICM:

- Tạo mọi điều kiện cho cây trồng sinh trưởng phát triển khoẻ, chống chịu sâu bệnh hại, giảm tối đa việc sử dụng thuốc BVTV, cho năng suất, chất lượng cao.

- Gieo trồng với mật độ hợp lý theo từng giống, chân đất và mùa vụ, tiết kiệm lượng giống/ha gieo trồng.

- Bón phân cân đối hợp lý theo từng giống, giai đoạn sinh trưởng của cây, chân đất và mùa vụ, tiết kiệm lượng phân bón (chú ý phân đạm)/ha gieo trồng.

- Xử lý đồng ruộng trên cơ sở điều tra phân tích hệ sinh thái đồng ruộng nhằm giảm tối đa việc sử dụng thuốc BVTV.

- Giúp nông dân biết phương pháp tiến hành các thực nghiệm đơn giản trên đồng ruộng, phân tích đánh giá kết quả của thực nghiệm, áp dụng kết quả vào sản xuất.



3. Cơ sở khoa học của ICM:

Dựa trên mối quan hệ (tác động tương hỗ) giữa các thành phần trong hệ sinh thái đồng ruộng.

Cây trồng

Thiên địch Dịch hại

(các loại có ích trên đồng ruộng) (sâu bệnh, cỏ dại)

Cây trồng: Để tạo cho cây trồng khoẻ chúng ta phải:

- Chọn giống tốt, tạo điều kiện có cây phát triển khoẻ

- Làm đất kỹ, gieo trồng với mật độ hợp lý...

- Bón phân cân đối, hợp lý theo từng chân đất, giống, giai đoạn sinh trưởng của cây.

- Chăm sóc, làm cỏ, tưới nước...

Thiên địch: Bảo vệ và sử dụng các loài thiên địch trên đồng ruộng để phòng trừ sâu, bệnh hại (trồng cây khoẻ, không phun thuốc trừ sâu sớm từ 30-40 ngày sau cấy)

Dịch hại:

Quản lý các loài dịch hại trên ruộng theo IPM (xử lý đồng ruộng dựa trên cơ sở điều tra, phân tích hệ sinh thái).



4. Cơ sở thực tiễn của ICM bao gồm hai vấn đề:

4.1/. Quản lý dinh dưỡng, chăm sóc cây trồng.

- Luân canh cây trồng (Lúa nước – Cây trồng cạn) một biện pháp quản lý dinh dưỡng đất hiệu quả.

+ Luân canh lúa nước – cây trồng cạn sẽ hạn chế nguồn sâu bệnh lây lan từ cây trồng vụ trước cho cây trồng vụ sau.

+ Luân canh với cây họ đậu có tác dụng cải tạo độ phì nhiêu đất trồng, tạo cho đất có kết cấu tơi xốp, bổ sung thêm lượng vi sinh vật cố định đạm trong đất.



Bón phân cho lúa



Cơ cấu luân canh: lúa – lạc



- ICM là sử dụng các giống tốt năng suất cao, sạch bệnh

- Gieo trồng mật độ đảm bảo, phát huy tiềm năng năng suất của giống lúa



- ICM là sử dụng phân bón đầy đủ, hợp lý theo nhu cầu của cây trồng:

+ Thực hiện bón đủ lượng, cân đối tỷ lệ NPK phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa.



- Chế độ tưới nước khoa học, phù hợp nhu cầu phát triển của cây.


Sử dụng bảng so màu lá lúa (LCC) kiểm tra hiện trạng dinh dưỡng cây lúa.



Tóm lại: Quản lý dinh dưỡng nhằm sử dụng vật tư phân bón, kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc khoa học, hợp lý để cây trồng sinh trưởng thuận lợi tạo điều kiện đạt năng suất cao.


tải về 23.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương