TÀi liệu tập huấN ĐỒng ruộng (ffs)


c). Lựa chọn công nghệ tưới phù hợp



tải về 23.9 Mb.
trang6/48
Chuyển đổi dữ liệu14.12.2017
Kích23.9 Mb.
#35057
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   48

c). Lựa chọn công nghệ tưới phù hợp

Theo Tài liệu đào tạo số 4 của FAO, trong Chương 7. Lựa chọn phương pháp tưới, sự phù hợp của các phương pháp tưới khác nhau như tưới bề mặt, tưới phun mưa hay tưới nhỏ giọt chủ yếu tùy theo các yếu tố sau đây:

- các điều kiện tự nhiên

- loại cây trồng

- loại công nghệ

- kinh nghiệm tưới trước đây

- yêu cầu công lao động đầu vào

- các chi phí và lợi ích

Từ các mô hình thí điểm và thực tế sản xuất tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng có thể thấy rằng:

+ Tưới phun mưa:

Tưới phun mưa là lựa chọn phù hợp và hiệu quả cho các cây trồng tưới thân và lá như các loại rau màu, cà chua, dưa chuột, bí xanh, ớt, cây con ở vườn ươm, cây ăn quả trồng dày không theo hàng trên đất có tính thấm trung bình và thấm cao.











+ Tưới nhỏ giọt:

Tưới nhỏ giọt là lựa chọn hiệu quả và phù hợp với các loại cây công nghiệp như chè, cà phê, những cây có giá trị kinh tế cao ổn định cho thị trường nội địa và xuất khẩu, và cây ăn quả như nho, cam trồng là cây trồng lưu niên theo hàng trên đất có tính thấm nước cao.




III. NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

1. Mở đầu

Tình trạng sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp như thuốc trừ sâu trong trồng trọt, chất kích thích tăng trưởng và kháng sinh trong chăn nuôi, sử dụng hóa chất công nghiệp trong chế biến thực phẩm và tình trạng ô nhiễm môi trường đang tác động xấu tới sức khỏe, niềm tin người tiêu dùng. Vì vậy, sử dụng sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng bảo đảm và thương hiệu uy tín đang là một xu hướng được xã hội quan tâm. Trong bối cảnh người tiêu dùng lo ngại về thực phẩm không an toàn, việc phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) được xem là một phương pháp đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm, là bước đi cần thiết và kịp thời cho nền nông nghiệp Việt Nam.

Tại Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân, Hiệp hội hữu cơ và một số doanh nghiệp tư nhân cũng đã triển khai phương pháp canh tác hữu cơ với các cây lúa, rau, cam, vải... cá nước ngọt.., ở Hà Nội, Lào Cai, Mộc Châu, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng… và đang dần được mở rộng ra các tỉnh khác. Gần đây nhiều thực phẩm hữu cơ đã đượcbày bán trong siêu thị ở các thành phố lớn ở Việt Nam.

2.Mục đích:

- Nhằm nâng cao nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng và của cả cộng đồng về nông nghiệp hữu cũng như giá trị của sản phẩm hữu cơ trong bối cảnh Biến đổi khí hậu và vấn đề thực phẩm không an toàn hiện nay.



3.Yêu cầu: Nhằm nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của người sản xuất về nông nghiệp hữu cơ, các nguyên tắc cơ bản của nông nghiệp hữu cơ, những khó khăn, thuận lợi, các phương thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ và những nội dung cần được quan tâm, lưu ý trong tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

4. Nội dung

4.1. Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ

Có nhiều định nghĩa về nông nghiệp hữu cơ, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nông nghiệp hữu cơ là Hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc bảo quản… sản xuất từ các nhà máy hóa chất. Vì sản xuất theo cách tự nhiên, nên nền nông nghiệp hữu cơ được cho là lành mạnh, giúp giữ độ phì nhiêu của đất, bảo vệ nguồn nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như bảo đảm sức khỏe cho con người và vật nuôi.

- Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là sản xuất theo nguyên tắc được quy định trong tiêu chuẩn Quốc tế IFOAM (Liên đoàn Quốc tế các phong trào canh tác nông nghiệp hữu cơ) với mục tiêu đảm bảo hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi, tạo ra những sản phẩm có chất lượng an toàn với người sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế, duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất. Đó là phương pháp nuôi, trồng rau quả, thực phẩm mà không sử dụng bất cứ một loại hoá chất độc hại nào, như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ hoá chất cũng như các loại phân hoá học, sản xuất hữu cơ chú trọng đến cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.

- Cũng theo tổ chức nông nghiệp hữu cơ quốc tế IFOAM: "Vai trò của nông nghiệp hữu cơ, dù cho trong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng, là nhằm mục đích duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vật từ các sinh vật có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến con người."



4.2. Các nguyên tắc cơ bản của nông nghiệp hữu cơ

- Nông nghiệp hữu cơ là một hình thức nông nghiệp tránh hoặc loại bỏ phần lớn việc sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, các chất điều tiết sự tăng trưởng của cây trồng, và các chất phụ gia trong thức ăn gia súc.

- Các nông dân canh tác theo hình thức nông nghiệp hữu cơ dựa tối đa vào việc quay vòng mùa vụ, các phần thừa sau thu hoạch, phân động vật và việc canh tác cơ giới để duy trì năng suất đất để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, và kiểm soát cỏ, côn trùng và các loại sâu bệnh khác.

- Mục đích hàng đầu của nông nghiệp hữu cơ là tối đa hóa sức khỏe và năng suất của các cộng đồng độc lập về đời sống đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người.

- Theo tổ chức nông nghiệp hữu cơ quốc tế IFOAM: "Vai trò của nông nghiệp hữu cơ, dù cho trong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng, là nhằm mục đích duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vật từ các sinh vật có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến con người."

* Nhìn chung canh tác hữu cơ sẽ cải thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp, tránh việc khai thác quá mức và gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh, sản xuất đủ lương thực có dinh dưỡng, không độc hại, và có chất lượng cao,… Ngoài ra còn đảm bảo, duy trì và gia tăng độ màu mỡ lâu dài cho đất, củng cố các chu kỳ sinh học trong nông trại, đặc biệt là các chu trình dinh dưỡng, bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng ngừa thay cho cứu chữa, đa dạng các vụ mùa và các loại vật nuôi, phù hợp với điều kiện địa phương.



4.3. Sản xuất NNHC ở Việt Nam

4.3.1.Phát triển thể chế và chứng nhận tiêu chuẩn

- Hiện cả nước có 13 tổ chức là các nhóm nông dân sản xuất và các doanh nghiệp được các tổ chức quốc tế chứng nhận đạt chuẩn để xuất khẩu sản phẩm hữu cơ sang các nước châu Âu, Mỹ... - Theo Cục Trồng trọt (2013), Bộ NN - PTNT đang tiến hành xây dựng qui chuẩn mới cho sản phẩm NNHC được sản xuất tại Việt Nam, dựa theo tiêu chuẩn quốc tế IFOAM.



4.3.2. Các cơ quan, tổ chức hoạt động về NNHC

- Các cơ quan nhà nước có liên quan đến lĩnh vực NNHC gồm: Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo... Hầu hết các viện và cơ sở nghiên cứu quan tâm đến NNHC đều trực thuộc Bộ NN & PTNT.

- Các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp quan tâm đến NNHC gồm: Hội Nông dân Việt Nam (VNFU) cho rau hữu cơ, Công ty ECOMART cho chè hữu cơ; Organik Đà Lạt cho rau hữu cơ; Doanh nghiệp Trang trại Xanh Viễn Phú cho gạo hữu cơ và các mô hình nuôi tôm sinh thái tại tỉnh Cà Mau... Có rất ít các cơ quan, tổchức quốc tế hỗ trợ phát triển NNHC ở Việt Nam, ngoại trừ tổ chức ADDA của Đan Mạch, GTZ của Đức và gần đây là Tổng cục Phát triển Nông thôn của Hàn Quốc (RDA).

4.3.3. Phương thức tổ chức sản xuất

- Nhóm nông dân liên kết sản xuất rau hữu cơ: Năm 2010 Việt Nam có 19.272 ha sản xuất NNHC được chứng nhận (tương đương 0,19% tổng diện tích canh tác), Các sản phẩm hữu cơ đang được xuất khẩu là chè, tôm, gạo, quế, hồi, tinh dầu, tuy nhiên số lượng còn rất hạn chế.

Năm 2008, Hà Nội bắt đầu triển khai sản xuất rau hữu cơ tại xã Thanh Xuân - huyện Sóc Sơn do tổ Dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ VNFU-ADDA tài trợ. Đến năm 2012 tổ chức được 10 nhóm nông dân, diện tích rau hữu cơ đạt 13 ha. Năm 2012, Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp với xã Thanh Xuân, trực tiếp là Hội nông dân xã Thanh Xuân triển khai các hoạt nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất rau hữu cơ để phát triển diện tích và phát triển nhóm nông dân. Kết quả từ năm 2012 - 2015, số nhóm nông dân tăng 8 nhóm, diện tích rau hữu cơ đạt 11 ha; đến nay phát triển 18 nhóm nông dân (8-10 hộ/nhóm), tổng diện tích sản xuất rau hữu cơ đạt 24 ha. Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành 30 quy trình kỹ thuật sản xuất RAT; 10 quy trình rau hữu cơ;

- Doanh nghiệp tham gia sản xuất rau hữu cơ: Các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức quản lý sản xuất tập trung: thuê ruộng, thuê nhân công để tổ chức sản xuất. Công ty Việt Liên diện tích sản xuất rau hữu cơ đạt 3 ha trên địa bàn quận Long Biên, Công ty cổ phẩn thực phẩm Sannam phát triển sản xuất một số loại rau rừng (rau bản địa).,... Đến nay, tiêu thụ rau hữu cơ hình thành 9 chuỗi với 47 cửa hàng, đại lý bán rau hữu cơ như: chuỗi viangap 6, Tràng An 2, Eco Mat 2, Nông sản ngon 2, Bắc Ninh 2, Lục Thủy 2, chuỗi Công ty Tâm Đạt 20, thực phẩm ngon 1, thực phẩm sạch 11.



5. Thuận lợi, khó khăn trong sản xuất NNHC

5.1. Khó khăn

- Việc thay đổi tập quán canh tác từ sản xuất thông thường sang sản xuất hữu cơ là vấn đề không dễ dàng thay đổi bởi với sản xuất hữu cơ, người sản xuất chỉ được phép sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ, phòng trừ dịch hại bằng các biện pháp thủ công hoặc thuốc thảo mộc, hoặc sinh học nên mất nhiều công sức và khó thực hiện trên diện rộng so với sản xuất thông thường.

- Nông dân thờ ơ với loại hình sản xuất này do chi phí sản xuất cao, thu nhập thấp vì thị trường cho sản phẩm của nông nghiệp hữu cơ không ổn định, Nhà nước chưa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ. Đó là chưa kể đến hệ thống cấp chứng chỉ chưa hoàn chỉnh, công tác quản lý chất lượng kém, lòng tin của người tiêu dùng chưa được đảm bảo.

- Hiện nay nước ta chưa có nhãn mác dùng cho sản phẩm rau sạch như của Mỹ hay của Châu Âu. Việc tiêu thụ sản phẩm rau sạch còn nhiều khó khăn và giá bán chưa hấp dẫn người sản xuất vì đầu tư cao mà giá ngang bằng giá sản phẩm tự do trên thị trường.



5.2. Thuận lợi:

- Ngày 22/5/2013, Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đã chính thức được thành lập.

- Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 602-2006: Hữu cơ - Tiêu chuẩn về sản xuất Nông nghiệp Hữu cơ và chế biến vào ngày 29 tháng 12 năm 2006 là một cơ sở pháp lý quan trọng.

- Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm NNHC.



6. Một số mô hình NNHC tiêu biểu

- Dự án ADDA - VNFU về canh tác hữu cơ. Với sự hỗ trợ của chính phủ Đan Mạch thông qua Tổ chức hỗ trợ phát triển nông nghiệp châu Á (ADDA), Hội Nông dân Việt Nam đã thực hiện dự án này trong 7 năm, từ 2005 đến 2012.

- Một số nhóm NNHC đã hoạt động khá thành công, ví dụ như nhóm rau hữu cơ của xã Đình Bảng, Bắc Ninh đã sản xuất rau an toàn trên diện tích 5000m2, cung cấp sản phẩm thường xuyên cho các khu công nghiệp và nhà hàng/ khách sạn trong vùng. Nhóm rau hữu cơ tại Hà Nội và Hòa Bình thường xuyên cung cấp 2,5 - 3 tấn rau/ngày cho thị trường Hà Nội, đảm bảo thu nhập ổn định cho nông dân tham gia dự án.

- Organik Đà Lạt với sản phẩm rau hữu cơ: Công ty Organik Đà Lạt đóng tại phường Xuân Thọ, thành phố Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng, là địa bàn lý tưởng để sản xuất rau theo phương pháp hữu cơ. Công ty hiện đang sản xuất khoảng 150 chủng loại rau các loại, cung cấp cho nhiều khách sạn cao cấp tại các thành phố: Đà Lạt, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Công ty cổ phần suất ăn hàng không của hãng Pacific và khoảng 1000 khách hàng ngoại quốc đang làm việc tại Việt Nam. Công ty cũng đang xuất khẩu sản phẩm rau hữu cơ sang thị trường Đài Bắc và một số nước láng giềng. Công ty có hệ thống sổ sách ghi chép chi tiết về quá trình sản xuất mỗi sản phẩm, nhằm đảm bảo lòng tin cho khách hàng và độ an toàn của sản phẩm được cung ứng.



6. Các nội dung cần quan tâm trong tổ chức sản xuất NNHC

1) Bảo vệ và cải thiện độ phì nhiêu đất đai, trong đó có các giải pháp ổn định hàm lượng hữu cơ trong đất (đặc biệt là đất đồi núi) do hữu cơ không chỉ cải thiện cấu trúc đất, tăng cường khả năng giữ ẩm, giữ dinh dưỡng mà còn giảm các yếu tố độc hại thông qua quá trình tạo phức.

2) Tăng cường chu trình hữu cơ với việc sử dụng công nghệ sinh học nhằm khai thác tối đa nguồn phân chuồng, phân xanh, phế phụ phẩm nông nghiệp cũng như các nguồn hữu cơ khác để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng đủ về lượng và cân đối về tỉ lệ. Nguyên tắc trả lại phế phụ phẩm được xem là nguyên tắc tối ưu cho phép hoàn trả đúng những chất dinh dưỡng (đặc biệt là vi lượng) mà cây trồng đó đã lấy đi, trong khi phân bón khó có thể đáp ứng được.

3) Thực hiện tốt nhất chế độ luân canh nói chung và với cây bộ đậu nói riêng nhằm khai thác khả năng cộng sinh đạm sinh học cũng như hạn chế phát sinh sâu bệnh, phát huy lợi thế so sánh của điều kiện thời tiết, khí hậu.



4) Ngoài việc sử dụng giống bản địa, cổ truyền cần sử dụng các giống vừa có năng suất và chất lượng cao lại có khả năng kháng sâu bệnh để tăng khả năng huy động dinh dưỡng từ đất và phân bón. Tăng cường việc áp dụng IPM và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, sử dụng thiên địch.



tải về 23.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương