TÀi liệu tập huấN ĐỒng ruộng (ffs)


*Kỹ thuật tưới nước tiết kiệm (Áp dụng cho ruộng lúa cấy)



tải về 23.9 Mb.
trang5/48
Chuyển đổi dữ liệu14.12.2017
Kích23.9 Mb.
#35057
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   48

*Kỹ thuật tưới nước tiết kiệm (Áp dụng cho ruộng lúa cấy)

Giai đoạn sinh trưởng

Tổng thời gian (ngày)

Quản lý nước

Giai đoạn cây mạ.

12

Giữ ẩm mặt ruộng thường xuyên

Sau cấy đến hồi xanh, ra rễ, phát triển thân lá.

24

Giữ mức nước trên ruộng từ: 1-3 cm.

Từ đẻ nhánh đến đẻ nhánh hữu hiệu, nhánh tối đa.

(áp dụng tưới nước khô ướt luân phiên)


55

Mức nước trên ruộng trong giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu: 3-5 cm.

Khi mức nước trong ruộng xuống thấp hơn vạch 15cm trong ống đo thì bơm nước vào ngập tối đa 5 cm, khi nước hạ từ từ dưới vạch 15 cm bơm nước vào tiếp.



-Rút nước khô ruộng trong thời kỳ đẻ nhánh vô hiệu (nửa sau của giai đoạn này).

Làm đòng, trỗ bông hình thành hạt

82

Giữ mức nước trên ruộng: 5-7 cm liên tục để lúa làm đòng, trỗ bông và thụ phấn đễ dàng, hạt không bị lép.

Gia đoạn chín (sữa, chín sáp) đến thu hoạch

112

Giữ mức nước trên ruộng: 1-3 cm,

Trước thu hoạch 10-15 ngày rút nước phơi ruộng.




* Kỹ thuật tưới nước tiết kiệm (Áp dụng cho ruộng lúa sạ hàng)

Giai đoạn sinh trưởng

Tổng lũy tích thời gian(ngày)

Quản lý nước mặt ruộng

Giai đoạn lúa mọc mầm

7

Giữ ẩm mặt ruộng thường xuyên

Cây lúa phát triển rễ, thân, lá

22

Giữ mức nước trên ruộng: 1-3 cm

Giai đoạn lúa đẻ nhánh đến đẻ nhánh hữ hiệu, đẻ nhánh tối đa.

(áp dụng tưới nước khô ướt luân phiên)


45

Mức nước trên ruộng trong giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu: 3-5 cm.

Khi mức nước trong ruộng xuống thấp hơn vạch 15cm trong ống đo thì bơm nước vào ngập tối đa 5 cm. khi nước hạ từ từ dưới vạch 15 cm bơm nước vào tiếp.



-Rút nước khô ruộng trong thời kỳ đẻ nhánh vô hiệu (nửa sau của giai đoạn này).

Giai đoạn làm đòng, trỗ bông, hình thành hạt

75

Giữ mức nước trên ruộng: 5-7 cm liên tục để lúa trỗ bông và thụ phấn dễ dàng, hạt không bị lép.

Gia đoạn chín (sữa, chín sáp) đến thu hoạch

105

Giữ mức nước trên ruộng: 1-3 cm,

Trước thu hoạch 10-15 ngày rút nước phơi ruộng.




2.3 Các biện pháp tưới tiết kiệm cho một số cây trồng cạn

Trong tài liệu này, chúng tôi giới thiệu 2 kỹ thuật tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn.

Hiệu suất tưới là một trong những câu hỏi quan trọng trong việc lựa chọn các hệ thống tưới, đặc biệt là ở các khu vực khô hạn thiếu nước và khi cần phải tiết kiệm nước. Theo số liệu về hiệu suất tưới trong Phụ lục 1 của Tài liệu đào tạo số 4 của FAO về Quản lý nước tưới: Lập lịch tưới, hiệu suất tưới của các biện pháp tưới bề mặt là 60% và hiệu suất tưới của biện pháp nhỏ giọt là 90%.

Hiệu suất tưới của hệ thống (E tính bằng %) là một phần nước được bơm hoặc chuyển dòng thông qua hệ thống mương và được cây trồng sử dụng hiệu quả. Hiệu suất tưới của hệ thống có thể được chia thành: hiệu suất vận chuyển (Ec) đại diện cho hiệu suất của việc vận chuyển nước trong các kênh và hiệu suất tưới tại ruộng (Ea) đại diện cho hiệu suất tưới nước tại ruộng.

Giả sử hiệu suất vận chuyển của hệ thống kênh là 80%, hiệu suất của hệ thống sẽ là 48% cho tưới vũng rãnh và 72% cho tưới nhỏ giọt, và lượng nước tiết kiệm được dự tính là 24%. Tuy nhiên hiệu suất tưới của tưới vũng là 60 đến 90%, và hiệu suất sẽ tốt hơn nữa nếu các thửa ruộng nhỏ hơn và bằng phẳng trên nền đất thịt.

a). Tưới nhỏ giọt.

Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào đất dưới dạng các giọt nước nhỏ ra từ thiết bị tạo giọt đặt trên mặt đất gần gốc cây. Hình thức này đưa nước trực tiếp trên mặt đất đến vùng rễ của cây trồng một cách liên tục dưới dạng các giọt nước nhờ các thiết bị đặc trưng, các vòi tạo giọt (nước được cấp thông qua hệ thống đường ống dẫn cấp nước áp lực).





* Các ưu điểm:

- Có thể tiết kiệm đáng kể lượng nước, phân bón và chi phí vận hành (nhân công và năng lượng/điện)

- Dễ dàng thực hiện trên ruộng do giảm được vấn đề cỏ dại và diện tích tưới ướt không cần thiết tại các khu vực khô hạn

- Khả năng áp ụng trên đất có độ dốc cao và địa hình hiểm trở

- Tỷ lệ năng suất cây trồng trên bốc thoát hơi nước có thể cao hơn

- Tương đối dễ dàng để vận hành tự động

- Có thể giảm công lao động

* Các nhược điểm:

- Chi phí mua và lắp đặt các hệ thống này đắt đỏ (1000 – 6000 USD/ha)

- Dễ bị tắc bícác vòi tạo giọt và ống nhỏ giọt, cần phải dành nhiều thời gian và chi phí để duy trì hệ thống vì phải sử dụng hóa chất và giữ cho các bộ lọc sạch

- Độ ẩm có thể ít đồng đều do áp suất thấp, độ dốc cao và tắc dọc theo các dây tưới

- Đất thịt nặng sẽ có hiện tượng đọng nước và các dòng chảy

- Hệ thống này thường cần đến sự quản lý đủ năng lực và tận tâm



b). Tưới phun mưa

Kỹ thuật tưới phun mưa là kỹ thuật đưa nước tới cây trồng vào mặt ruộng dưới dạng mưa nhân tạo nhờ các thiết bị tạo dòng phun mưa (tia mưa) thích hợp.



* Ưu điểm :

- Sử dụng hiệu quả tia/dòng nước nhỏ liên tục

- Tưới đồng đều hơn trên nền đất không đồng nhất

- Khả năng tưới đầy đủ trên địa hình dốc hoặc không ổn định mà không gây ra xói mòn





- Phù hợp cho việc tưới thường xuyên và đủ ở những nơi có thể sử dụng tưới bề mặt sau này trong vụ canh tác

- Cần đến lao động chỉ trong một thời gian ngắn trong ngày

- Lao động có thể không cần kỹ năng cao

- Tự động hóa đã sẵn có

- Có tác dụng cải tạo vi khí hậu khu tưới

* Nhược điểm:

- Chi phí ban đầu có thể cao so với tưới bề mặt (500 – 3500 USD/ha)

- Chi phí vận hành có thể cao hơn so với các hệ thống tưới không áp

- Chất lượng nước có thể là một vấn đề trong việc gây ra tắc nghẽn và hao mòn vòi phun

- Một số cây ăn quả không thể chịu được điều kiện ẩm ướt trong giai đoạn chín

- Hình dạng thửa ruộng có thể gây ra khó khăn khi tưới

- Các điều kiện gió to và khô hạn có gây tổn thất cao

- Các loại đất có khả năng hấp thụ thấp có thể phát sinh dòng chảy khi tưới




tải về 23.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương