TÀi liệu tập huấN ĐỒng ruộng (ffs)


Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen (do virus gây ra)



tải về 23.9 Mb.
trang14/48
Chuyển đổi dữ liệu14.12.2017
Kích23.9 Mb.
#35057
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   48
3.4. Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen (do virus gây ra):

3.4.1. Bệnh vàng lùn:

a. Triệu chứng:

Triệu chứng ban đầu chưa phân biệt rõ giữa cây bệnh và cây lúa bình thường. Bụi lúa bệnh chỉ hơi ngã màu xanh nhạt, đôi khi có những lá màu vàng đến vàng cam. Thời gian sau cây lúa bệnh kém phát triển hơn (lúc này rất dễ nhầm lẫn với hiện tượng kém dinh dưỡng nên nông dân thường bón thêm phân đạm). Nhìn toàn cảnh cây lúa hồi xanh không đều, lá hẹp và dựng đứng, lá có màu vàng, mềm và hơi rũ hoặc lá có màu xanh đậm có thể có nhiều đốm màu rỉ sắt.

Thời kỳ đẻ nhánh, bụi lúa nhiễm bệnh đẻ nhiều nhánh, bụi lúa to hơn, vẫn có chiều cao tương đương với các bụi khác, chưa khác biệt lắm. Càng về sau lúa phát triển không đều do bụi lúa bị bệnh không phát triển chiều cao, cuối cùng các bụi lúa bệnh sẽ khô và lụi dần.

Khi trỗ thường không có gié hoặc gié có hạt lép.

Bệnh vàng lùn do virus gây ra. Bệnh có thể làm giảm năng suất lúa trên những giống mẫn cảm và khi mật độ rầy trên ruộng cao. Rầy nâu truyền virus gây bệnh từ cây bệnh sang cây khỏe, từ ruộng nhiễm bệnh sang ruộng khỏe.

Rầy có khả năng truyền bệnh trong suốt quá trình sống của nó sau khi tiếp nhận mầm bệnh khoảng 1 giờ.

3.4.2. Bệnh lùn xoắn lá:

a. Triệu chứng:

Thân lúa lùn cứng hơn bình thường.

Ở thể nhẹ lá cứng, dày và có màu xanh đậm, gân lá bị phồng, mép lá có răng cưa. Đốt thân ngắn lại, thường đâm chồi và rễ bên trong bẹ lá, thân dày cứng. Ở các đốt trên, rễ mọc ngược lên trên ở bên trong bẹ lá. Chồi phụ mọc từ các đốt trên bị cong xoắn ở trong bẹ lúa. Lúa trỗ muộn, bông bị cong xoắn, lép lửng, hạt có nhiều đốm nâu.

Ở thể nặng lá lúa ngắn, xoắn như mũi khoan, trên lá bệnh có nhiều vết đốm nâu. Lúa hoàn toàn không trỗ được.

b. Tác nhân gây bệnh:

Bệnh lùn xoắn lá do virus gây ra. Bệnh có thể làm giảm năng suất lúa trên những giống mẫn cảm và khi mật độ rầy trên ruộng cao.

Rầy nâu là môi giới truyền virus gây bệnh từ cây bệnh sang cây khỏe, từ ruộng này sang ruộng khác.



3.4.3. Bệnh lùn sọc đen (Rice back-streaked dwarf virus – RBSDV):

a. Triệu chứng điển hình: Cây hơi thấp lùn, lá xanh đậm, xoắn đầu lá, mép lá xẻ rách, đặc biệt là các u sần màu trắng đến màu đen (white-to-black waxy) chạy dọc gân ở mặt sau lá hoặc phía ngoài bẹ lá và ở các đốt thân.

b. Tác nhân gây bệnh: Bệnh do vi rút gây ra, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ là môi giới truyền bệnh. Giai đoạn mẫn cảm nhất của cây lúa là từ giai đoạn mạ đến khi lúa cuối làm đòng.

3.4.4. Biện pháp quản lý:

* Phòng bệnh:

Gieo trồng giống lúa kháng rầy. Gieo cấy tập trung, thực hiện một vùng, một giống, một thời gian trong khung thời vụ tốt nhất.

Thực hiện triệt để và đồng bộ các biện pháp phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ. Sử dụng thuốc BVTV để kiểm soát rầy khi thật sự cần thiết. Tuy nhiên cần phải chú ý tới tập đoàn thiên địch của rầy trên đồng ruộng. Có thể sử dụng 1 trong các loại thuốc sau để trừ rầy như: Admire 050EC;   200OD, Gaucho 70WS, Actara 25WG, Chess 50WG, Alika 247ZC, Bassa 50EC …

Xử lý mầm trước khi gieo bằng thuốc đặc hiệu Kola 600FS, Cruiser Plus 312.5FS để bảo vệ cây mạ và lúa mới cấy tránh sự xâm nhiễm của rầy ngay từ giai đoạn đầu của cây lúa. Trong vụ xuân nên che phủ nilon cho mạ để hạn chế rầy xâm nhập.

Áp dụng các biện pháp canh tác đồng bộ để tạo cây lúa khoẻ, nhất là giai đoạn lúa non để gia tăng sức đề kháng của cây.

* Trừ bệnh:

Hiện nay chưa co thuốc đặc trị bệnh nên biện pháp trừ bệnh hữu hiệu nhất là tiêu huỷ nguồn bệnh trên đồng ruộng, cụ thể như sau:

+ Giai đoạn lúa dưới 30 ngày tuổi, nếu ruộng lúa bị nhiễm bệnh trên 20% số dảnh thì phải tiêu huỷ ngay bằng cách tiêu huỷ hoặc cày vùi cả ruộng để diệt mầm bệnh; trước khi cày vùi phải phun trừ rầy triệt để tránh rầy phát tán sang ruộng khác.

+ Nếu bị nhiễm nhẹ dưới 20% số dảnh thì phải nhổ bỏ cây bệnh và vùi xuống ruộng, không bỏ tràn lan trên bờ.



4. Bệnh vàng lá sinh lý.

a. Triệu chứng bệnh:

Có các biểu hiện triệu chứng bệnh rất khác nhau, tuy theo nguyên nhân gây ra bệnh. Các bệnh sinh lý thường xuất hiện như: Vàng lá do thiếu đạm, vàng lá do nghẹt rễ, vàng lá do thiếu nước, vàng lá do nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp,...

Một trong những triệu chứng đặc trưng của bệnh vàng lá do ghẹt rễ gây ra là lá chuyển màu vàng, đầu lá bị khô (nếu bệnh nặng) và dần lan xuống phiến lá làm cho phiến lá bị héo úa, bộ rễ bị thâm đen. Nếu bệnh nặng thì lúa có thể chết thành vạt lớn. Nếu bênh nhẹ thì cây lúa chỉ có bộ lá chuyển vàng.

b. Biện pháp phòng chống:

Cày bừa kỹ, cay để ải cho đất tơi xốp, thoáng khí.

Cấy với mật độ khoảng cách hợp lý, độ sâu vừa phải (cấy nông tay thẳng hàng). Không cấy vào thời điểm nhiệt độ dưới 150C.

Bón phân cân đối NPK, bón vôi cải tạo đất trước khi gieo cấy.

Khi xuất hiện bệnh nghẹt rễ chúng ta cần tác động bằng các biện pháp sau:

Làm cỏ xục bùn tạo độ thông thoáng cho rễ lúa.

Thoát nước chân ruộng cho oxi vào ruộng.

Bón thêm vôi, lân làm thay đổi độ chua của đất, khử các chất độc trong đất, giúp cho rễ lúa phát triển bình thường trở lại.



Lưu ý: Không nên bón thêm đạm hoặc phun bất cứ một loại phân bón hoặc hóa chất BVTV nào lên cây lúa. Khi thấy cây lúa đã hồi phục, ra lá mới thì tiến hành các biện pháp chăm sóc bình thường như bón thúc, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại,…

Áp dụng phun thuốc theo 4 đúng



3.10. Thu hoạch: 

Để giảm tổn thất và nâng cao chất lượng nông sản sau thu hoạch, cần thực hiện:

- Thu hoạch đúng thời điểm khi số hạt trên bông lúa chín 85-90%

- Thu hoạch trong thời tiết khô ráo


- Gặt thủ công, phơi khô lúa dưới ánh sáng mặt trời.

- Sử dụng máy gặt đập liên hợp,máy gặt rải hàng và



- Hệ thống máy sấy khô hạt nhằm giảm hao hụt và nâng cao chất lượng sản phẩm.








GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN (SRI)

1. Mở đầu

Những tập quán canh tác hiện nay khuyến khích tính đồng nhất gen di truyền làm cây lúa dễ bị sâu hại và dịch bệnh hơn. Canh tác tập quán cũng gây lãng phí các nguồn tài nguyên ngày càng trở nên khan hiếm như nước – mỗi năm sản xuất lúa gạo tiêu tốn đến 1/3 tổng lượng nước ngọt tiêu thụ trên toàn thế giới. Những cánh đồng đầy nước quanh năm được bón nhiều phân hóa học góp phần làm tăng khí thải nhà kính, gây ra hiện tượng trái đất nóng lên. Việc lạm dụng phân hóa học, và các chất bảo vệ thực vật dẫn đến việc ô nhiễm đất và nước. SRI đã được đề xuất năm 1982 để sản xuất được nhiều lúa gạo hơn trong khi tiết kiệm được nước, hóa chất, giống và công lao động. Hệ thống này đã được mở rộng bởi Đại học Cornell, Hoa Kỳ.

Cần lưu ý rằng các điều kiện quản lý nước tại ruộng trong hầu hết các trường hợp có thể không cho phép thực hiện SRI toàn diện, và Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) khuyến nghị trên trang thông tin điện tử của họ rằng SRI không phải là một công thức chính xác gồm những việc phải làm và những người thực hiện SRI có thể thử nghiệm những thực hành quản trị tốt nhất tại địa phương và kết hợp những thực hành này với những thực hành của họ.

SRIcải tiến theo định nghĩa của MARD là thực hiện tổng hợp các biện pháp: IPM; quản lý dinh dưỡng tổng hợp (INM) và quản lý nước tổng hợp (IWM). Thực tiễn cho thấy, cây lúa chỉ khoẻ mạnh và cho năng suất cao khi cây có bộ rễ khoẻ mạnh, phát triển tốt; cây đẻ nhiều nhánh và đẻ tập trung giai đoạn đầu; mỗi khóm lúa có nhiều bông và tỷ lệ hạt chắc trên bông cao. Để đạt được mong muốn trên, bà con nông dân nên áp dụng những nguyên tắc cơ bản của SRI: Cấy mạ non; Cấy it dảnh/khóm, cấy thưa; Quản lý nước; Làm cỏ sục bùn; Bón phân hữu cơ.



2. Mục đích

 - Giúp cho cán bộ kỹ thuật và nông dân tại địa phư­ơng nâng cao nhận thức và tiếp cận được với các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới của SRI.

- Từng bước thay đổi tập quán sản xuất của người dân, áp dụng SRI nhằm giảm thiểu việc đầu tư về giống, thuốc BVTV, phân bón, nước tưới nhưng vẫn đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao.

3. Yêu cầu

- Nông dân hiểu được kỹ thuật SRI là gì? Các hoạt động cụ thể của kỹ thuật SRI

- Nông dân áp dụng thành thạo kỹ thuật SRI trên ruộng lúa nhà mình.

4. Nội dung bài giảng:

4.1. SRI là gì?

SRI là hệ thống 5 nguyên tắc giúp cây lúa phát triển một cách tốt nhất. Cây lúa khỏe và cho năng suất cao khi: Cây có bộ rễ phát triển tốt; Cây đẻ nhiều nhánh; Mỗi nhánh cho nhiều bông; Mỗi bông có nhiều hạt chắc.



4.2. Năm nguyên tắc của SRI

1. Cấy mạ non: Để cấy mạ non (8-12 ngày

tuổi), đồng ruộng phải được chuẩn bị kỹ:

- Cầy, lồng nhuyễn đất

- San phẳng mặt ruộng



- Tạo rãnh thoát nước

Sáng kiến thước vạch hàng giúp nông dân cấy đều, thưa vuông mắt sàng.





2. Cấy thưa, cấy ít dảnh/khóm, cấy nông tay, vuông mắt sàng.


SRI: Cấy thưa 35 khóm/m2 (17 x 17 cm)



* Một số mật độ cấy thưa phù hợp được áp dụng trong kỹ thuật SRI:


tải về 23.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương