TÀi liệu tập huấN ĐỒng ruộng (ffs)



tải về 23.9 Mb.
trang16/48
Chuyển đổi dữ liệu14.12.2017
Kích23.9 Mb.
#35057
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   48
Rễ cây lúa cấy theo SRI và theo phương pháp truyền thống

4. Quản lý cỏ dại và sâu bệnh, kết hợp làm cỏ sục bùn.

5. Bón phân cân đối, đầy đủ, khuyến khích dùng phân hữu cơ, phân chuồng ủ mục.

- Phân hữu cơ chứa đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung và vi lượng mà một loại phân bón vô cơ không có được. Phân hữu cơ có 3 vai trò chính là:

+ Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng;

+ Cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu của đất



+ Nâng cao chất lượng nông sản.

Nông dân xử lý rơm rạ sau thu hoạch

làm phân hữu cơ


* Để nâng cao hiệu quả của hệ thống SRI, việc áp dụng đầy đủ 5 nguyên tắc SRI luôn được khuyến khích nông dân áp dụng.

BÀI 2: CÂY NGÔ
1. Sinh lý cây ngô qua các giai đoạn sinh trưởng

Thời gian sinh trưởng của cây ngô từ khi gieo đến khi chín trung bình từ 90 - 160 ngày (thời gian sinh trưởng dài, ngắn khác nhau phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh)

Cây ngô trong cả đời sống qua các giai đoạn sinh trưởng khác nhau, mỗi giai đoạn có những đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh khác nhau. Chia thành 5 giai đoạn như sau:

1.1 Giai đoạn nảy mầm (từ trồng đến 3 lá).

Đặc điểm.

+ Giai đoạn này có đặc điểm là phụ thuộc vào lượng các chất dự trữ trong hạt. Trước khi nảy mầm hạt hút nước và trương lên do vậy nước luôn có sẵn cho hạt hấp thu. Ở giai đoạn này bên trong hạt quá trình oxy hoá các chất dự trữ diễn ra mạnh qua quá trình sinh hoá phức tạp, những chất hữu cơ phức tạp sẽ chuyển thành các chất đơn giản dễ hoà tan (xảy ra nhờ hoạt động của các loại men với điều kiện có đủ ẩm, nhiệt độ và thoáng khí).

+ Sau quá trình hút nước là sự nẩy mầm và sinh trưởng cây con

Yêu cầu ngoại cảnh ở giai đoạn này là nước, nhiệt độ và không khí:

- Nước: lượng nước cần thiết cho hạt ngô nảy mầm khoảng 45% trọng lượng khô tuyệt đối của hạt. Để đảm bảo đủ nước cho hạt nảy mầm, độ ẩm đất thích hợp trong khoảng 60-70% độ ẩm tương đối.

- Nhiệt độ: ngô nẩy mầm thích hợp ở nhiệt độ: 25 - 300C, tối thấp 10-120C, tối cao từ 40-450C.

- Không khí: lúc hạt nảy mầm tiếp tục cho đến khi ngô được 3 lá, hạt ngô hô hấp mạnh nên đất gieo hạt cần phải thoáng khí.

Biện pháp kỹ thuật tác động.

- Cần ngâm hạt trong điều kiện nhiệt độ thích hợp để hạt hút nước và này mầm được tốt nhất.

- Ngâm đủ thời gian để hạt hút đủ ẩm giúp hạt nảy mầm tốt nhất.

- Kỹ thuật làm đất kỹ, đất thoáng khí để cung cấp đủ oxi cho ngô hô hấp.



1.2 Giai đoạn cây con (từ lúc ngô 3 lá đến phân hoá hoa).

Đặc điểm.

Bắt đầu từ khi ngô đạt 3 - 4 lá đến 7 - 9 lá (vào khoảng 10 - 40 ngày sau khi gieo đối với giống ngô 4 tháng). Giai đoạn này cây chuyển từ trạng thái sống nhờ chất dự trữ trong hạt sang trạng thái hút chất dinh dưỡng của đất và quang hợp của bộ lá. Tuy nhiên giai đoạn này thân lá trên mặt đất phát triển chậm, lóng thân bắt đầu được phân hoá, các lớp rễ đốt bắt đầu được hình thành và phát triển mạnh hơn thân lá. Bông cờ bắt đầu phân hoá. Đây là giai đoạn làm đốt, hình thành các lớp rễ đốt và bắt đầu hình thành cơ quan sinh sản đực.

Điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho giai đoạn này:

- Nhiệt độ: thích hợp là 200 - 300C (tối thích 25 - 280C). Giai đoạn này cây chịu rét khoẻ hơn, vì thế tác hại của nhiệt độ thấp giảm hơn giai đoạn trước. Nhiệt độ cao ở giai đoạn này cây sinh trưởng nhanh, cây yếu; nhiệt độ giảm rễ ăn nông, ít rễ con, cây còi cọc, quá trình phân hoá đốt bị ảnh hưởng.

- Độ ẩm đất: đây là giai đoạn cây ngô có khả năng chịu hạn tốt hơn trong suốt chu kỳ sinh trưởng. Độ ẩm thích hợp khoảng 60 - 65%.

- Đất đai và chất dinh dưỡng: Yêu cầu đất tơi xốp và thông thoáng, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho rễ phát triển.



Biện pháp kỹ thuật tác động.

- Tưởi đủ ẩm cho cây.

- Bón đủ lượng phân theo nhu cầu dĩnh dưỡng của từng giống ngô.

- Làm cỏ cho ruộng ngô.

- Phòng trừ các đối tượng dịch hại có nguy cơ gây hại gia tăng như: Sâu xám, dế, sâu đục thân, sâu cắn lá, bệnh bạch tạng,...

1.3 Giai đoạn vươn cao và phân hóa cơ quan sinh sản

Đặc điểm.

- Giai đoạn này cây ngô sinh trưởng thân lá nhanh, bộ rễ phát triển mạnh, rễ ăn sâu, toả rộng.

- Cơ quan sinh sản bao gồm bông cờ và bắp phân hoá mạnh (từ bước 4 -8 của bông cờ, bước 1-6 của bắp). Giai đoạn này kết thúc khi nhị cái xuất hiện. Đây là giai đoạn quyết định số hoa đực và hoa cái và có mối liên hệ chặt chẽ đến năng suất.

Điều kiện tốt trong giai đoạn này là: đầy đủ chất dinh dưỡng, nước tưới, độ ẩm 70-75%, nhiệt độ thích hợp khoảng 24-250C, nhiệt độ cao hay thấp đều ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phân hoá cơ quan sinh sản.



Biện pháp kỹ thuật tác động.

- Bón cân đối các loại phân bón cho cây ngô, đặc biệt là NPK, phân trung và vi lượng.

- Tưới đủ nước cho cây.

- Phòng trừ các loài dịch hại như: Sâu đục thân, sâu xanh, bệnh đốm lá, bệnh gỉ sắt, bệnh than đen,…



1.4 Giai đoạn nở hoa (trỗ cờ, tung phấn, phun râu, thụ tinh).

Đặc điểm.

Giai đoạn này diễn ra trong khoảng thời gian không dài, trung bình 10-15 ngày, tuy nhiên đây là giai đoạn quyết định năng suất. Cuối giai đoạn này cây ngô gần như ngừng phát triển thân lá, nhưng vẫn tiếp tục hút các chất dinh dưỡng từ đất. Các chất dinh dưỡng và các chất hữu cơ bắt đầu tập trung mạnh vào các bộ phận sinh sản. Trong điều kiện tốt đặc biệt là thời tiết thuận lợi quá trình thụ tinh tiến hành tốt bắp mới cho nhiều hạt.

Yêu cầu ngoại cảnh trong giai đoạn này rất khắt khe: nhiệt độ thích hợp của cây ngô khoảng 22 -250C. Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến quá trình tung phấn, phun râu, thụ tinh. Nhiệt độ trên 350C hạt phấn dễ bị chết. Ở giai đoạn này cây ngô cần nhiều nước, độ ẩm 75-80% độ ẩm tối đa đồng ruộng, trời lặng, gió nhẹ, ít mưa, nắng nhẹ (mưa to làm hạt phấn bị trôi).

Biện pháp kỹ thuật tác động.

- Cần bố trí thời vụ tránh tác động của điều kiện thời tiết bất lợi đến sự thụ phấn, thụ tinh của cây ngô.

- Bón cân đối các nguyên tố NPK, phân bón trung lượng và phân bón qua lá.

- Tưới đủ ẩm cho cây.

- Phòng trừ các đối tượng dịch hại như: Sâu xanh, sâu đục thân, rệp, bệnh đốm lá, bệnh gỉ sắt, bệnh than đen, bệnh mốc hồng,...

1.5 Giai đoạn chín (bao gồm từ thụ tinh đến chín).

Đặc điểm.

Giai đoạn này kéo dài 35 - 40 ngày từ khi thụ phấn thụ tinh. Chất dinh dưỡng từ thân lá tập trung mạnh về hạt và trải qua những quá trình biến đổi sinh lý phức tạp, trọng lượng hạt tăng nhanh, phôi phát triển hoàn toàn, trong giai đoạn chín dựa vào màu sắc và cấu tạo bên trong của hạt người ta chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn chín sữa

- Giai đoạn chín sáp

- Giai đoạn chín hoàn toàn

Yêu cầu độ ẩm trong thời kỳ này khoảng 60-70% độ ẩm tối đa đồng ruộng, nhiệt độ trong khoảng 20-220C.



Biện pháp kỹ thuật tác động.

- Tươi nước đủ ẩm cho cây ngô bằng biện pháp tưới phù hợp.

- Phòng chống các loài dịch hại ngô như: Chuột, bệnh ung thư ngô,…

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ngô PHẦN V

2.1. Giống ngô

Lựa chọn các giống ngô phù hợp từng chân đất, thời vụ và nằm trong cơ cấu giống của tỉnh.



Chân đất

Loại giống

TGST

(ngày)

Thời vụ

gieo trồng

Ghi chú

Đất bãi ven sông, đất chuyên màu, đất đối thấp

LVN10, CP888, CPA88, NK66, DK9901, DK9955, 30Y87, CP333, DK 8868.

100 - 120

25/9 - 5/10

Gieo vãi trực tiếp

Đất 2 lúa, chân vàn chủ động nước

C919, DK9901, PAC399, VS36, CP555, CP 333, B21, B265, LVN4, NK66, NK6654, DK6919

100 - 120



25/9 - 5/10



Làm ngô bầu, ngô bánh, ngô mạ


CP3Q, CP999, DK 9955, NK4300, B06, 30N34,

95 - 115

25/9 - 5/10


MX4, MX6, MX10, Trang nông, P 3110, Fan cy 111

65 -75

20/9- 10/10


2.2 Thời vụ gieo trồng

Vụ ngô Xuân là vụ ổn định nhất và cho năng suất cao nhất. Nhiệt độ tăng dần đến cuối T4, đầu tháng 5, thích hợp cho cây ngô sinh trưởng, phát triển và trỗ cờ, tỷ lệ đậu hạt cao. Nền nhiệt độ trong tháng 5,6 cao (25-300C), ánh sáng mạnh thích hợp cho quá trình tích luỹ vật chất vào hạt ngô và tạo điều kiện cho ngô chín thuận lợi.

Bố trí thời vụ gieo trồng ngô vụ Xuân phải tính toán sao cho thời kỳ ngô trỗ cờ phun râu, thụ phấn thụ tinh gặp điều kiện thời tiết thích hợp, tránh rét muộn làm ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn thụ tinh và tạo hạt. Trên cơ sở đó, tuỳ từng giống ngô thời vụ trồng ngô vụ Xuân sẽ bố trí gieo trồng trong tháng 2 (Từ 5/2-28/2).
12-15 ngày 43-45 ngày

Gieo trỗ cờ, PR thụ tinh chín

55- 60 ngày

2.3 Công thức luân canh

Luân canh theo vụ.

+ Lúa Xuân muộn (T2-T6) - Lúa mùa sớm (T6-T9) - Ngô đông (T9,10-T1,2).

+ Lúa xuân (T1, 2 – T5,6) – Ngô hè thu (T6 – T9) – Rau vụ đông (T10 – T1).

+ Ngô xuân (T2 – T6) – Lùa mùa chính vụ (T6 – T10) – Rau vụ đông (T10 – T1).



Luân canh theo năm.

+ Năm thứ 1: Đậu tương xuân - Lúa mùa sớm - Cà chua sớm

+ Năm thứ 2: Lúa xuân - Đậu tương hè - Dưa hấu thu đông

+ Năm thứ 3: Đậu tương xuân - Lúa mùa cực sớm - Ngô thu đông



2.4 Chọn giống và xử lý hạt giống

Yêu cầu khi chọn giống ngô :

- Giống ngô có tiềm năng năng suất cao, thích hợp với điều kiện thâm canh, thời vụ và điều kiện đồng đất.

- Hạt giống ngô phải có chất lượng tốt, sạch sâu bệnh, đúng giống, đảm bảo tỷ lệ nảy mầm...

- Giống ngô phải nằm trong cơ cấu giống cây trồng của tỉnh và được mua ở những đơn vị có uy tín.

- Khi mua giống cần lưu ý thời gian đóng gói và hạn sử dụng của giống trên bao bì (thông thường hạn dùng là 1 năm kể từ ngày đóng gói)

Kỹ thuật xử lý hạt giống

- Xử lý thuốc BVTV:

Hiện nay, hạt giống ngô trưc khi đóng gói thường đã đưc các nhà sản xut xứ lý thuốc phòng tru bệnh, nên khi mua v bà con chỉ việc đem gieo trồng mà không cần phải xử thuc.

- Kỹ thuật ngâm ủ.

Hạt giống đạt tiêu chuẩn chất lượng nên đưa vào ngâm ủ đạt tiêu chuẩn mang gieo.

Hạt giống ngâm nước ấm từ 6 – 8 giờ, sau đó vớt và đãi sạch đem ủ hạt giống bằng vải bông, vải sợi (tránh ủ bằng tải bẹ ngô hoặc túi nilon), luôn giữ ẩm, không để đọng nước, tưới nước mỗi ngày 1 lần, khi có mầm nhú lên dài bằng hạt gạo là đạt yêu cầu.

2.5 Đất trồng ngô và kỹ thuật làm đất.

1. Yêu cầu về đất trồng ngô:

- Đt có thành phn cơ giới tnh đến trung bình: Đt tht nh đến đt trung bình, đt phù sa ven sông, đt cát pha, đất bồi ven sông, đất đ ba gian...t có tng canh c t 30- 40 cm, đ PH =6- 7.

- Đất phải chủ động tưới tiêu nhất là khâu tiêu nước.



2. Kỹ thuật làm đất:

Trong kỹ thuật trồng ngô, làm đất được xem là biện pháp kỹ thuật quan trọng vì ngô có bộ rễ chùm rất phát triển, có thể lan rộng với bán kính trên 0,5m và ăn sâu trên 1m đến 2m. Do vậy, đất trồng ngô cần được cầy sâu, bữa kỹ, sạch cỏ dại. Tuỳ theo điều kiện thực tế và phương thức trồng ngô để tiến hành làm đất: Có thể trồng theo băng, hoặc trồng hàng đơn hoặc hàng đôi.

+ Nếu trồng hàng đôi (2 hàng ngô/luống) thì để mặt luống rộng 100-120 cm.

+ Nếu trồng hàng đơn (1 hàng ngô/luống) thì mặt luống rộng 40-50 cm (chỉ áp dụng trên những chân ruộng thoát nước kém)



+ Nếu trồng theo băng thì rạch hàng cách hàng 70-75 cm rồi gieo hạt với khoảng cách25-30 cm.

2.6 Kỹ thuật trồng

2.6.1. Các phương pháp gieo trng

- Gieo vãi: Gieo i là phương pháp gieo mà ht ging đưc phân b tương đi đu mt ruộng, vic lp ht có th không cn sâu và kín. Phương pháp này đưc áp dụng đ gieo những ging ngn ngày và ht nhỏ.

- Gieo hàng: Ht giống đưc phân b thành tng hàng, tu theo ging và điều kin đt đai mà khongch có khác nhau. Đây cũng là phương pháp ph biến đ gieo trồng ngô.

- Gieo hốc: Ht đưc phân b thành tng hc (cm) mi hốc có một shạt. Đc trưng của phương pháp y là khoảng ch gia các hc và khong cách giữa c hàng, c hc k nhau tạo thành nhng ô vuông hay không vuông.

- Trồng ngô bầu: Hạt giống được cấy vào bầu ươm thành cây có 3 - 4 thì đem trồng ra ruộng. Đặc trưng của phương pháp này là trồng đúng khong cách mật độ, tỷ lệ sống cao. Phương pháp được sử dụng phổ biến vào vụ ngô đông. Kỹ thuật làm ngô bầu cụ thể:

- Nguyên liệu:

Bùn ao: 70%

Phân chuồng hoai mục: 25%

Trấu, rác mục: 5%

Supe lân: 0,2kg/m2 bầu.



Mỗi sào ngô trồng từ 5 – 6 m2 bầu.

- Cách làm: Sau khi đã chuẩn bị đủ nguyên liệu thì trộn đều, cán phẳng và xác định kích thước bầu sau đó dùng dao cắt thành ô khi bùn đã se mặt.

+ Tuổi bầu: 5 – 7 ngày

+ Kích thước: 5 x 5 x 5 cm

+ Dùng đất bột trộn phân mục phủ kín hạt ngô sau khi tra.

Lưu ý: Khi kiểm tra hạt ủ thấy mầm có hiện tượng nứt ra khỏi vỏ thì tiến hành làm bầu.

- Chăm sóc:

+ Chú ý giữ ẩm cho bầu ngô thường xuyên.

+ Tưới Supe lân pha loảng trước khi trồng 1 ngày.



2.6.2. Mật độ khoảng cách trồng.

Mật độ, khoảng cách trồng ảnh hưởng đáng kể đến sự sinh trưởng phát triển của cây ngô, ảnh hưởng đến năng suất ngô. Nên trồng với mật độ khoảng cách hợp lý, không nên trồng quá dầy để tiết kiệm lượng giống. Tùy theo từng loại đất, giống ngô mà gieo trồng với mật độ, khoảng cách phù hợp.

* Đối với trồng hạt.

- Giống dài ngày: Mật độ 5-5,5 vạn cây/ha với khoảng cách 70 30 cm và 60 30 cm.

- Giống trung ngày: Mật độ 5,5-6,0 vạn cây/ha với các khoảng cách 70 25 cm và 60 30 cm.

- Giống ngắn ngày: Mật độ từ 6,0-7,0 vạn cây/ha có thể gieo các khoảng cách 70 20 cm và 60 25 cm.

* Đối với trồng bầu.

- Giống trung ngày và dài ngày: Khoảng cách hàng x cây (70 x 30 – 35cm)

- Giống ngắn ngày: Khoảng cách hàng x cây (70 x 28 – 30 cm)



2.6.3. Kỹ thuật trồng ngô bầu.

Bổ hố sau khi đã xác định kích thước theo khoảng cách đã định.

- Mỗi hố đặt một bầu quay chiều lá ra hai bên mép luống.

- Phân bón lót bao gồm phân chuồng và phân NPK (lân), có thể bón phân chuồng dưới bầu (nếu đất khô) sau đó lấp đất kín bầu hoặc rắc xung quanh bầu (nếu đất ướt);

- Có thể phun thuốc trừ cỏ sau khi đặt bầu xong. Thuốc dùng như: Butavi,..



2.7 Phân bón và kỹ thuật bón phân

1. Tính lượng phân nguyên chất từ phân thương phẩm

* Lượng phân bón và phương pháp bón phân:

- Lượng phân bón:

+ Phân chuồng hoai mục: 8 - 10 tấn/ha.

+ Phân đạm Ure: 450 kg/ha.

+ Lân super: 600 kg/ha

+ Kali clorua: 200 kg/ha.

- Phương pháp bón:

+ Bón lót:

Tác dụng: Bón lót giai đoạn đầu cung cấp kịp thời dinh dưỡng giúp cây ngô sinh trưởng, phát triển ngay sau khi nảy mầm đến 3 lá thật.

Cách bón: Sau khi làm đất xong rạch hàng sâu, rải phân xuống đáy hàng, lấp kín phân rồi mới tra hạt hoặc đặt bầu, tuyệt đối không để hạt tiếp xúc với phân. Bón lót 100% phân chuồng + 100% lân + 20% đạm + 20% kali.

+ Bón thúc:

Bón thúc lần 1: Khi cây ngô có 3 - 4 lá thật (đối với ngô trồng hạt), 4 - 5 lá thật (đối với ngô trồng bầu).

Lượng bón: 40% đạm ure + 30% kali.



Bón thúc lần 2: Khi ngô có 9-10 lá.

Lượng bón: 40% đạm ure + 50% kali.



Chú ý: phân rải cách gốc 10 – 12 cm kết hợp làm cỏ, vun gốc.

2.8. Chăm sóc, làm cỏ, tỉa dặm.

* Kiểm tra đồng ruộng.

Sau khi gieo ngô xong cần chú ý kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời như: dặm, tỉa. Nếu hạn phải tưới nước, dựng lại ngô khi cây đổ, bón bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.



* Dặm hạt, tỉa cây và định cây.

+ Sau khi gieo ngô xong 1 tuần cần kiểm tra dặm lại các cây khuyết bằng hạt giống đã ngâm ủ cho nẩy mầm rồi gieo bổ sung vào nơi thiếu cây, hoặc có thể làm ngô bầu để dặm. Cần vét rãnh tiêu nước khi cần thiết.

+ Lúc ngô có 3-4 lá tỉa bớt những cây yếu, chỉ giữ lại mỗi hốc 2 cây. Ngô có 5 lá tỉa lần 2 chỉ để lại 1 cây/1hốc (lần này gọi là tỉa định cây).

* Làm cỏ và vun xới.

+ Làm cỏ lần 1: Khi cây có 3-4 lá, xới nhẹ trên mặt, làm cỏ và bón phân đợt 1, vun nhẹ 1 lớp đất vào gốc, độ sâu xới đất 4 -5 cm.

+ Làm cỏ lần 2: Khi cây có 7-9 lá, thường tiến hành cuốc xới trên hàng, cầy giữa hàng, bón phân lần 2 rồi vun thấp.

+ Làm cỏ lần 3: Khi cây ngô có 13-14 lá. Xới nhẹ, bón phân lần 3 rồi dùng cuốc vun cao tạo điều kiện cho rễ chân kiềng phát triển.



Để nâng cao hiệu quả chăm sóc các thời kỳ xới xáo kết hợp bón phân và tưới nước thường tiến hành đồng thời.

2.9. Rút cờ, thụ phấn bổ khuyết

Ý nghĩa của việc rút cờ, thụ phấn bổ khuyết cho ngô

Đc đim nở hoa ca cây ngô hoa cái hoa đực thời gian tung c phun râu không cùng thời gian. Thông thưng hoa đc (bông cờ) thưng tung phấn trưc khi hoa cái (bắp ngô) phun râu vài ngày ngay ckhi điều kiện thi tiết thuận lợi, dinh dưng đầy đủ. Nếu điều kiện thi tiết bất thuận (nhit độ cao, mưa nhiu…), dinh ng kém đặc bit là thiếu nưc thì thi gian chênh lệch giữa tung phấn phun râu càng ln. Do đó, nhng hoa cái phun râu sau thường không đưc th phấn đầy đủ do chất ợng phấn kém số lưng hạt phấn ít nên những hạt cuối bắp không hình thành mà thắt đuôi chut, hoặc bị khuyết hạt. Nếu cây ngô đưc th phấn b khuyết thì th khắc phc đưc hin ng khuyết hạt, đuôi chuột…góp phần làm tăng năng suất ngô từ 8 - 10%.

Cây ngô đến thời điểm trổ cờ tung phấn đa số có khả năng trổ cờ tung phn bình thường. Tuy nhiên cũng có 1 tỷ lệ nhất định các cây ngô khả năng cho phn kém, hoặc không có khả năng cho phấn nhất là trong điều kiện hình thành bông cờ mà gặp điều kiện ngoại cảnh bất thuận, khi trổ cờ cây bị nghẹn cờ, hoặc hạt phn yếu. Trong những trường hợp đó có thể tiến hành rút cờ những cây xấu, yếu để chất dinh dưỡng tập trung nuôi hạt và hạt phấn yếu đi vào quá trình thụ phấn, thụ tinh góp phần làm tăng năng suất cây ngô rõ rệt đồng thời có thể hạn chế được sâu bệnh hại trên bông cờ. Trong thực tế sản xuất rút cờ có thể tăng năng suất từ 10 - 20%.


tải về 23.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương