TÀi liệu tập huấN ĐỒng ruộng (ffs)



tải về 23.9 Mb.
trang19/48
Chuyển đổi dữ liệu14.12.2017
Kích23.9 Mb.
#35057
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   48

- Lượng hạt giống cần cho 1 ha là 1,2 kg (30g/sào), mỗi lỗ gieo 1 hạt. Sau khi gieo xong phủ một lớp đất bột mỏng lên hạt, dùng rơm, rạ phủ lên mặt để giữ ẩm và tránh mưa to hoặc tưới mạnh làm hạt bị xô hoặc trôi hạt.

- Trong vụ xuân hè giai đoạn vườn ươm cây giống thường gặp lạnh nên làm vòm che phủ nilon để chống rét cho cây. Thường xuyên kiểm tra vườn ươm, khi thấy hạt nẩy mầm rỡ dần rơm rạ để cây không bị vống. Cây con có 1- 2 lá thật, cao 8 – 10 cm, không bị sâu bệnh được chuyển ra trồng ở ruộng sản xuất.



* Chọn đất, chuẩn bị đất và trồng cây

- Chọn đất và chuẩn bị đất trồng

Nên chọn đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, pH= 6,5 - 8,0, không trồng bí xanh trên đất cây vụ trước là cây họ bầu bí (dưa chuột, dưa hấu...) tốt nhất là luân canh với lúa nước, đất đảm bảo sạch sâu bệnh. Đất trồng được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại (xử lý bằng thuốc ViBam 5H liều lượng 25 kg/ha + 400 kg/ha vôi bột nếu pH < 5).

+ Vụ xuân hè cần làm giàn cho bí leo, lên luống rộng 1,8-2,0 m (cả rãnh luống), luống cao 25 – 30 cm

+ Vụ thu đông trồng có thể làm giàn hoặc không cần làm giàn. Nếu làm giàn lên luống như vụ xuân, không làm giàn để cây bò trên mặt luống có phủ rơm rạ thì lên luống rộng 3,6 - 3,8 m, cao 25 - 30 cm, thoát nước tốt.

# Mật độ và cách trồng



TT

Vụ trồng

Mật độ

Khoảng cách

1

- Vụ xuân hè:

Kỹ thuật trồng giàn



2,5 – 3 vạn

cây/ha


- Hàng cách hàng 1,4m

- Cây cách cây 40cm

- Luống rộng 2m


2

- Vụ thu đông:

Kỹ thuật trồng không làm giàn



1,8 – 2,2 vạn

cây/ha


- Hàng cách hàng 2,8 m

- Cây cách cây 30cm

- Luống rộng 3,6-3,8m



* Phân bón và cách bón phân

Chỉ sử dụng phân chuồng ủ mục, tuyệt đối không dùng phân tươi.

- Lượng bón (tính cho 1 sào): 8 - 10 tạ phân chuồng hoai mục hoặc 100 kg phân hữu cơ sinh học, 13 - 15kg đạm urê, 20-25kg lân supe, 16 - 18kg kali clorua.

Nếu đất chua bón thêm 20 – 25kg vôi bột/sào khi bừa ngã.

- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + lân + 1/4 đạm +1/4 Kali, lấp một lớp đất mỏng rồi mới đặt bầu lên, tránh không cho rễ tiếp xúc trực tiếp với phân.

+ Bón thúc lần 1: Khi cây bắt đầu ngã ngọn bò hoặc lúc bắt đầu leo lên giàn (sau mọc khoảng 30 - 35 ngày): Bón 1/4 đạm + 1/4 Kali.

+ Bón thúc lần 2 sau khi cây đậu quả rộ (sau bón thúc lần 1 khoảng 15 - 20 ngày): Bón 1/4 đạm + 1/4 kali.

+ Số lượng phân bón còn lại hòa với nước lã hoặc nước phân chuồng hoai mục, pha loãng tưới cho cây.

+ Có thể tưới bổ sung thêm NPK 16:16:8 pha loãng (nồng độ 5%) nếu cây sinh trưởng kém. Giai đoạn phát triển quả có thể sử dụng phân NPK 13:13:13+TE bón cho cây để nâng cao năng suất, chất lượng quả.

* Tưới nước

Ở giai đoạn đầu cần tưới nhẹ đảm bảo đủ ẩm cho cây mau bén rễ hồi xanh, phát triển nhanh. Thời kỳ cây ra hoa, đậu quả và phát triển quả cần nhiều nước, nên phải tưới đủ ẩm cho cây phát triển bình thường. Nếu thiếu nước cây phát triển kém, quả không lớn, sâu bệnh gây hại làm ảnh hưởng tới năng suất. Nếu mưa ngập cần tháo rút nước ngay vì bí xanh kém chịu ngập úng.



* Cắm giàn hoặc phủ rơm

Ở vụ xuân, do thời tiết mưa ẩm đầu vụ và mưa lớn cuối vụ vì vậy bí xanh trồng ở vụ này cần cắm giàn. Giàn có thể cắm chữ A hoặc làm vòm tuỳ theo điều kiện vật tư có sẵn. Cắm chữ A yêu cầu cây dóc dài >2,5 m, giàn kiểu vòm yêu cây vòm cao >1,5 m



Trồng bí xanh thả bò ở vụ thu đông, sau khi vun xới đợt 2 tiến hành phủ, dải rơm, rạ đều trên mặt luống.






tải về 23.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương