TÀi liệu tập huấN ĐỒng ruộng (ffs)



tải về 23.9 Mb.
trang22/48
Chuyển đổi dữ liệu14.12.2017
Kích23.9 Mb.
#35057
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   48

Thường xuất hiện ngay từ khi cây còn nhỏ và mật độ tăng dần khi cây phát triển thân lá mạnh. Bọ trĩ chích hút dịch ở lá, ngọn, thân non làm lá bị xoăn, cứng và giòn. Trong năm chúng thường có mật độ cao vào các tháng 3-5 (vụ xuân) và tháng 10-11 (vụ thu đông).

* Biện pháp quản lý:

- Biện pháp canh tác:

+ Dọn sạch cỏ dại ven bờ và trong ruộng để không còn nơi chu chuyển gây hại của bọ trĩ.

+ Có thể sử dụng màng phủ ni lông để ngăn chặn bọ trĩ làm tổ dưới đất.

+ Tưới phun mưa có thể hạn chế sự gây hại của bọ trĩ.

- Biện pháp hóa học: Thăm đồng và phát hiện sớm có thể sử dụng các loại thuốc BVTV như: Actara 25WG, Catex 1.8EC, 3.6EC, Reagrant 2WG, 5WG, 5EC, Silsau 10WP,...



2. Ruồi đục lá:

Sâu non nằm giữa 2 lớp biểu bì lá ăn phần diệp lục để lại đường đục ngoằn nghèo trên lá. Thường xuất hiện và gây hại suốt thời gian sinh trưởng của cây nhưng mật độ cao thường ở thời kỳ cây bắt đầu ra hoa – quả, chúng gây hại nặng vào các tháng 3-5 và 10-11.

* Biện pháp quản lý:

- Cắt bỏ những lá đã bị sâu hại qúa nặng, mang ra khỏi ruộng tiêu hủy để hạn chế bớt mật độ của ruồi ở các lứa sau.

- Trước khi trồng dùng màng phủ nông nghiệp (vải nilon) phủ lên trên luống bí  không những giảm bớt được công làm cỏ, công tưới... mà còn có tác dụng hạn chế bớt một số lọai sâu bệnh, trong đó có ruồi đục lá.

- Không nên trồng liên tục nhiều năm những cây thường bị ruồi đục lá gây hại trên cùng một khu vực, tốt nhất mỗi năm nên luân canh một vụ với lúa, rau muống...để cắt đứt nguồn thức ăn của ruồi trên đồng ruộng.

- Nếu ruộng bí đã bị hại nhiều cần phải sử dụng một trong các lọai thuốc như: Silsau 3.6EC, 10WP, Vertimec 1.8EC, Sittomectin 3.6EC, Fimec 25EC,...để phun trừ. Ruồi đục lá có vòng đời ngắn, mặt khác chúng lại sinh sản rất nhiều nên chúng rất nhanh quen thuốc, vì thế nên thường xuyên thay đổi loại thuốc để tránh làm cho chúng quen thuốc.

3. Sâu xám:

Sâu xám thường phát sinh thành dịch, gây hại trên bí, rau đậu các loại,...Trong vụ xuân, sâu xám chủ yếu hại ở giai đoạn cây con bắt đầu mọc đến 20 ngày sau gieo hạt, làm cho khuyết cây.



Sâu non mới nở có màu xám đất, lơn hơn có màu đất bóng, phần bụng nhạt hơn. Trên mỗi đốt phía lưng có 4 u nhỏ, phía dưới co 4 u lớn.

* Biện pháp quản lý:

- Biện pháp thủ công: vào sáng sớm, dùng tay bắt sâu lẫn trốn ở những cây non có 1 – 3 lá thật.

- Biện pháp hóa học: Khi mật độ sâu cao mới tiến hành phun thuốc


BVTV, sử dụng 1 trong các loại thuốc: Regent 800WG, Basudin 10H, 50EC, Basitox 5GR, 10GR, 40EC,...

4. Rệp:

Chúng thường xuất hiện trong điều kiện thời tiết khô hanh, hạn hán. Mật độ thường tăng rất nhanh do chúng đẻ ra con, trong năm thường gây hại nặng vào các tháng 3-5 và 9-11 trong năm.

* Biện pháp quản lý:

- Luân canh với cây trồng nước để hạn chế rệp phát sinh gây hại;



- Khi mật độ cao cần phải phun thuốc trừ rệp. Sử dụng 1 trong các loại thuốc như: Aphophis 5 EC, 10EC, Tango 50SC, 50WP, Aremec 36 EC,...

5. Sâu xanh.

- Sâu có màu xanh lục với 2 sọc nâu mờ giữa lưng và 2 sọc trắng lớn chạy dọc 2 bên hông. Sâu thường thấy có chiều dài 20 – 30 mm ẩn ở mặt dưới lá và ăn thủng lá thành nhiều lỗ lớn.



tải về 23.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương