TÀi liệu tập huấN ĐỒng ruộng (ffs)



tải về 23.9 Mb.
trang17/48
Chuyển đổi dữ liệu14.12.2017
Kích23.9 Mb.
#35057
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   48

Kỹ thuật rút cờ ngô

a. Thời điểm rút cờ ngô

thể tiến hành rút c trên cây ngô trưc khi cây ngô bưc vào quá trình tung phấn đối với những cây sinh trưng m, hoặc trổ cờ không thuận lợi. Sau khi cây đã thụ phấn, thụ tinh xong thểt cờ toàn bộ rung để chất dinh ng tập trung vào nuôi hạt. Đc đim nhận biết đưc thời k này râu ngô t trạng thái tươi, mầu đỏ bắt đầu héo dn và chuyn sang mu nâu.



b. Tính toán lượng cờ định rút

Lượng hạt phấn của một cây bình thường có thể cung cấp đủ cho 5 bắp ngô, thực tế trên cây chỉ để 2 bắp vì vậy có thể rút cờ trước tung phấn khoảng 20 - 30% số cây cũng không ảnh hưởng tới lượng hạt phấn cung cấp cho bắp trong quá trình thụ phấn thụ tinh.

c. K thuật rút cờ ngô

Cách tiến hành: Khi cờ ngô bắt đầu nhú ra khỏi bẹ lá 5 đến 7 cm, cần rút cờ ở những cây sinh trưng kém, sâu bnh. Nếu ruộng giống rút cờ những cây quá cao, q thp so với chiều cao trung bình của cả ruộng. Nên xen kẽ giữa các cây, các hàng. Số cây bị t cờ không quá 30% tổng số cây tránh không làm gãy lá.



Th phấn bổ xung cho ngô

a. Thi đim thụ phấn

Thời gian tiến hành thụ phấn b sung vào giai đon tung phn rộ, th phấn vào lúc 8 đến 10 giờ sáng trong ngày khi nắng nhẹ tốt nhất. Thưng th phn bổ khuyết hai lần: lần thứ nhất khi bắp phun râu r, ln th hai sau lần thứ nhất 2 đến 3 ngày.

b. Các loại vật cn thiết để thc hiện th phấn bổ khuyết

thể dùng phễu làm bằng giấy dùng dây kéo để thu phấn.



c. Thc hành k thuật thụ phấn bổ khuyết cho ngô

Cách m: trên din tích nh rung sản xuất giống dùng phễu thu hạt phấn, trộn đu, phía i phễu bịt vải thưa sau đó rắc hạt phấn lên râu ngô non. S ng 1-2 ln. Nếu diện ch trồng ngô nhỏ th tiến hành th phấn bổ khuyết theo 2 bưc:

Bưc 1: thu thập phn mới hỗn hợp lại trộn đu; Cho o phễu thụ phấn, phễu thể làm bng bìa cứng miệng rộng 20 - 25 cm, đáy 3 - 4 cm thủng bịt bằng vải thưa.

Bưc 2: tiến hành thụ phấn; Lc nhẹ phễu để phn rơi vào râu ngô, th phấn cho từng bắp thể th phấn 1 đến 2 lần trên vụ.

Đi với diện tích trồng ngô lớn có thể dùng dây kéo hoặc gạt sào qua đu bông cờ làm cho hạt phấn rơi xuống râu ngô. Tác dng tăng số hạt trên bắp, gim tỷ lệ m quạ.
2.10 Tưới và quản lý nước:

Trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển, cây ngô luôn cần đảm bảo đủ ẩm, nhưng cũng không được để ruộng ngập nước sau mưa. Chú ý, trong giai đoạn đầu vụ ngô đông thường có những trận mưa lớn, nên cần có biện pháp thoát nước kịp thời, không để ruộng bị ngập quá 24 giờ (sẽ làm chết cây con và ruộng ngô sẽ sinh trưởng phát triển kém).

Đối với ruộng ngô có điều kiện tưới, thì trong suốt quá trình từ gieo trồng đến sau khi trỗ cờ (bắt đầu ra hoa) 20 ngày, cây ngô cần bổ sung nước 5 - 7 lần. Khi tưới nước cần kết hợp với các kỳ bón phân.

Trong điều kiện khô hạn giai đoạn mới trồng, nếu cây con có biểu hiện thiếu nước (lá nhỏ, quăn) cần phải tưới bổ sung nước ngay cho ruộng ngô.



2.11 Quản lý cỏ dại

Trước khi đưa bầu ngô ra ruộng, có thể sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm để phun trừ. Thuốc hiện phổ biến trên thị trường hiện nay là Maizine 80WP. Liều lượng và cách phun: pha 2,5-3,0 kg thuốc cùng 400 lít nước phun cho 1 ha (khoảng 100 g pha với 14 lít nước phun cho 1 sào Bắc bộ).

Cũng có thể sử dụng thuốc trừ cỏ hậu này mầm Gramoxone 20SC để phun cho ruộng ngô có nhiều cỏ sau khi trồng, với liều lượng và cách pha như thuốc trừ cỏ Maizine 80WP. Tuy nhiên chú ý khi phun loại thuốc trừ cỏ này vì trên ruộng có cây ngô nên khi phun cần tránh phun vào cây ngô, tốt nhất là gắn phễu chụp để tránh thuốc dính vào cây ngô.

Nếu có điều kiện nhân lực, tốt nhất là làm cỏ bằng biện pháp thủ công, kết hợp xới xáo, bón phân thúc sẽ tốt hơn cho môi trường sản xuất.



2.12 Phòng trừ sâu bệnh

- Sâu hại:

Xử lý đất bằng Vibasu hoặc Furadan 3H để trừ sâu xám hoặc côn trùng gây hại hạt và cây con. Phòng trừ sâu đục thân bằng cách rắc Furadan hoặc Vibasu lên loa kèn (lá ngọn) cây ngô từ 4 – 6 hạt giai đoạn 30 – 40 ngày sau gieo.



- Bệnh hại:

Phòng trừ các bệnh khô vằn, cháy lá và thối gốc bằng các loại thuốc Validacin, Anvil hoặc  New Kasuran  BTN ở giai đoạn sau gieo từ 20- 45 ngày.



4.7 Thu hoạch và bảo quản

Thu hoạch khi bắp trên ruộng đã chín hoàn toàn, ẩm độ hạt 28-32% (vỏ bi từ vàng chuyển sang khô). Ủ trái thành từng đống lớn 2-3 ngày, dùng máy đánh tách hạt. Phơi hoặc sấy đến khi ẩm độ hạt còn 14-15%.

Bảo quản: Sau khi phơi, sấy, hạt đã khô ẩm độ còn 14-15%. Nếu bảo quản để lâu cần tồn trữ trong lu, bao kín hoặc kho kín có xử lý thuốc trừ mọt.

BÀI 3: CÂY ĐẬU TƯƠNG
1. Các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây đậu tương và BP tác động

1.1. Thời kỳ nảy mầm – mọc:

Đây là thời kỳ đầu tiên trong chu kỳ sống của cây đậu tương. Hạt đậu tương bắt đầu nảy mầm khi nó hút được một lượng nước bằng khoảng 50% trọng lượng hạt. Đầu tiên rễ sơ cấp tăng trưởng làm hạt trương lên. Rễ sơ cấp (rễ mầm) tiếp tục dài ra đâm xuống phía dưới và giữ hạt nằm trong đất, gọi là sự nảy mầm. Trong quá trình này trong hạt diễn ra các qúa trình biến đổi sinh hóa: Protein-> axit mamin (dưới tác dụng của enzym Proteaza) cấu tạo nên protein mới và tế bào mới; lipit->glucoza (dưới tác dụng của enzym lipaza). Sau đó phần trụ dưới lá mầm bắt đầu kéo dài ra và đẩy lá mầm lên khỏi mặt đất, mầm đậu tương có hình móc câu thẳng dần, sự sinh trưởng ngừng lại làm cho lá mầm gấp xuống. Lá mầm mở ra thấy rõ sự lớn lên của phần trụ (lá non, thân cây, đỉnh sinh trưởng phía trên lá mầm). Sự xuất hiện và mở rộng của lá đơn đánh dấu thời kỳ mọc mầm. Thời kỳ này kéo dài khoảng 4- 5 ngày trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp. Trong điều kiện nhiệt độ thấp và khô hạn thời kỳ này có thể kéo dài 10-15 ngày.

Thời kỳ này cây con sinh trưởng chủ yếu dựa vào dinh dưỡng và thức ăn dự trữ trong lá mầm, trong khoảng 7- 10 ngày sau khi nảy mầm (đến khi lá thật đầu tiên xuất hiện).

Thời gian từ khi gieo đến mọc và tỷ lệ mọc mầm phụ thuộc nhiều vào hạt giống và điều kiện ngoại cảnh. Hạt giống nếu bảo quản lâu trên 6 tháng tỷ lệ mọc sẽ giảm, nếu thu hoạch về gieo tiếp tỷ lệ mọc sẽ cao hơn. Nhiệt độ thích hợp cho mọc mầm khoảng 25-300C, nếu nhỏ hơn 100C sẽ gây chết mầm, độ ẩm thích hợp là khoảng 70-80%.

Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống liên quan nhiều tới mật độ thực tế vì vậy trong thời kỳ này cần chú ý áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt:

+ Đất cần được làm tơi xốp, sạch cỏ dại nhưng không quá mịn dễ dẫn tới hiện tượng bí dí khi gặp mưa.

+ Độ sâu gieo hạt tùy theo độ ẩm đất. Trong đa số trường hợp, đậu tương cần phải gieo ở độ sâu 2,5-3cm và không được sâu hơn 5,5cm. Vụ xuân hạt giống cần được gieo sâu, lấp đất chặt đảm bảo độ ẩm và nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm, nếu khô hạn trước khi gieo cần tưới nước; vụ Hè thu và vụ Đông do đầu vụ thường có mưa, cần gieo nông để tránh gây thối hạt.

+ Bón lót đầy đủ đặc biệt là trong vụ Xuân, không nên bón phân quá gần hạt giống có thể ảnh hưởng tới sức nảy mầm.



1.2. Thời kỳ cây con:

Thời kỳ này được tính từ khi lá thật đầu tiên xuất hiện đến khi ra hoa đầu tiên. Ở thời kỳ sinh dưỡng rễ bên nhanh chóng đạt đến độ dài 15cm và bắt đầu có sự cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium Japoncicum và hình thành nốt sần, nhưng sự cố định đạm sẽ chỉ bắt đầu ở thời kỳ 2 lá đến 3 lá.

Khi cây có 5 lá thật, bắt đầu có hiện tượng phân hóa để hình thành các mầm hoa từ các chồi nách trên các đốt thân. Trong tự nhiên chồi nách ngăn cản sự sinh trưởng chồi ngọn, tuy nhiên chồi này có thể phát triển thành cành, một chùm hoa; từ đó tạo thành quả hoặc nó có thể tồn tại ở trạng thái ngủ. Cây ở thời kỳ 6 lá mầm và lá đơn có thể bị hóa già và rụng. Mất 50% lá ở thời kỳ cây 6 lá làm giảm 3% năng suất.

Thời kỳ cây con có thể kéo dài khoảng 30- 40 ngày tùy thuộc giống và mùa vụ. Vụ Xuân, vụ Hè thời kỳ này kéo dài hơn, vụ Đông diễn ra nhanh hơn. Cũng trong thời kỳ này, cây con dễ bị sâu bệnh phá hại: Bệnh lở cổ rễ, sâu đục thân, giòi đục thân, sâu ăn lá… Do đó trong sản xuất cần chú ý:

+ Bón thúc vào thời kỳ cây 2- 3 lá thật vì lúc này nốt sần chưa được hình thành.

+ Tăng cường xới xáo cung cấp oxy cho vi khuẩn hoạt động.

+ Phòng trừ sâu bệnh kịp thời để đậu tương bước vào thời kỳ sau. Ngay sau khi cây phân hóa mầm hoa cần chú ý điều chỉnh để tránh sinh trưởng sinh dưỡng quá mạnh, làm mất cân đối với sinh trưởng sinh thực, làm rụng hoa, rụng quả nhiều.

1.3. Thời kỳ ra hoa, làm quả:

Thời kỳ ra hoa được bắt đầu từ khi hoa đầu tiên đến hoa cuối cùng xuất hiện trên cây. Khác với một số cây khác, cây đậu tương khi ra hoa các bộ phận khác vẫn tiếp tục sinh trưởng và phát triển.

Thời kỳ bắt đầu ra hoa tương đương với thời kỳ cây 7- 10 lá đã phát triển đầy đủ. Quá trình nở hoa bắt đầu ở đốt thứ 3 đến đốt thứ 6 của thân chính, phụ thuộc vào thời kỳ lá thứ 5 ở thời điểm ra hoa, và diễn biến ra hoa để từ đó sự ra hoa hướng lên hay hướng xuống. Sự nở hoa trên cành bắt đầu nở hoa muộn hơn vài ngày so với thân chính. Sự ra hoa và tạo quả hầu hết xuất hiện ở chùm sơ cấp. Chùm hoa thứ cấp có thể phát triển bên cạnh chùm hoa sơ cấp trong cùng một nách lá.

Thời kỳ ra hoa thứ 2 đến thứ 3 xuất hiện nhiều hoa kém sức sống và việc ra hoa hoàn tất ở hoa thứ 5. Ở thời kỳ hoa thứ nhất tốc độ tăng trưởng của rễ theo chiều thẳng đứng tăng lên một cách nhanh chóng, sự tăng trưởng này ở mức tương đối cao vào thời kỳ hoa thứ 4- 5. Giai đoạn này diễn ra cùng với quá trình phát triển theo chiều ngang của rễ thứ cấp và lông hút trong phạm vi 0-25cm.

Thời kỳ ra hoa rộ (hoa thứ 2), thuộc thời kỳ lá thứ 8- lá 12 của giai đoạn phát triển thân lá. Ở thời kỳ này cây chỉ tích lũy 25% tổng lượng chất khô và tạo ra khoảng 50% tổng số lá trưởng thành. Nó cũng đánh dấu sự bắt đầu của thời kỳ tích lũy một tỷ lệ chất khô và dinh dưỡng nhanh và đều đặn cho tới cuối thời kỳ hoa thứ 6. Sự tích lũy lúc đầu diễn ra ở các bộ phận dinh dưỡng (thân, lá, cuống lá và rễ). Nhưng sau đó vật chất chuyển vào quả và hạt để chúng tăng trưởng, lúc này cây kết thúc sinh trưởng thân lá. Trong thời hoa rộ, tốc độ cố định đạm của nốt sần cũng tăng lên nhanh chóng ở hoa thứ 2.

Rễ hoàn thành quá trình đâm ngang và đạt tới chiều dài 100cm, trong thời gian này rễ bên phát triển theo hướng hướng địa, kéo dài và tiếp tục đâm sâu vào đất cho tới khi diễn ra thời kỳ hoa thứ 6. 50% số lá rụng thời kỳ này giảm 6% năng suất.

Thời kỳ kết thúc hoa và hình thành vỏ quả (hoa thứ 3). Thuộc giai đoạn lá 11- 17. Thời kỳ này diễn ra cùng lúc các quá trình phát triển vỏ quả, hoa bị héo, hoa nở và quá trình hình thành nụ. Quá trình phát triển ở những đốt thấp, nơi mà những hoa đầu tiên nở. Những điều kiện bất thuận như: nhiệt độ cao, thiếu hụt ẩm độ trong thời kỳ này đều sẽ làm giảm đáng kể năng suất.

Tổng thời gian ra hoa kéo dài khoảng 20-30 ngày tùy theo giống, vào thời kỳ hoa rộ (hoa thứ 2) có thể 5- 7 hoa/cây/ngày. Đậu tương ra hoa sớm hay muộn tùy thuộc vào giống, mùa vụ, vĩ độ (chủ yếu là độ dài ngày). Nở hoa trong thời gian dài là đặc tính có lợi của cây đậu tương. Vì khi hoa nở gặp những điều kiện không thuận lợi làm rụng hoa thì những đợt hoa sau đó có khả năng bổ sung. Tuy nhiên hoa nở vào đợt hoa rộ cho số hoa hữu hiệu cao.

Sau khi thụ phấn, thụ tinh khoảng 5-7 ngày, quả được hình thành, lúc này tại 1 trong 4 lóng trên cùng của thân chính xuất hiện những chùm quả đầu tiên cùng với 1 lá kèm đã phát triển hoàn chỉnh, bắt đầu thời kỳ làm quả, kết hạt (hoa thứ 4- 6), quả mới hình thành có độ dài khoảng 0,5- 0,7cm. Thời kỳ này tương đương với thời kỳ lá 13- 20 và được đặc trưng bởi việc tăng nhanh của quả, hạt bắt đầu phát triển.

Thời kỳ hoa thứ 4-5 là thời kỳ tích lũy chất khô nhanh chóng vào quả. Một vài quả riêng lẻ ở những đốt phía dưới trên thân chính đạt kích thước đầy đủ, nhưng nhiều quả sẽ đạt kích thước này ở thời kỳ hoa thứ 5. Những quả bình thường đạt được chiều dài và chiều rộng gần như tối đa trước khi hạt phát triển nhanh chóng. Như vậy, kết thúc thời kỳ này, hạt của một số quả ở những đốt phía dưới đã bắt đầu tăng trưởng nhanh. Quá trình nở hoa diễn ra sau cùng ở đỉnh của thân, ở đó xuất hiện một chùm hoa. Chùm hoa này gồm nhiều hoa hợp lại và chúng không tách rời. Quá trình nở hoa diễn ra ở các nhánh diễn ra sau cùng.

Thời kỳ hoa thứ 4 đánh dấu sự bắt đầu thời kỳ thiết yếu trong sự phát triển của cây trồng để hình thành nên năng suất. Sự khủng hoảng: thiếu hụt độ ẩm, ánh sáng, dinh dưỡng, sương giá, rụng lá… xuất hiện từ hoa thứ 4 đến hết hoa thứ 6 sẽ làm giảm năng suất nặng hơn so với khủng hoảng xảy ra ở những thời kỳ khác. Năng suất giảm ở thời điểm này là kết quả của việc giảm tổng số quả trên cây cùng với việc số quả đậu ít hơn.

Bước sang thời kỳ hình thành hạt (hoa thứ 5), tương đương với thời kỳ lá thứ 15-23, đặc trưng của thời kỳ này là sự tăng trưởng nhanh của hạt. Chất dinh dưỡng được cung cấp cho hạt tăng trưởng. Giữa thời kỳ hoa thứ 5 và hoa thứ 6 có một vài sự xuất hiện gần như diễn ra đồng thời. Khoảng cuối thời kỳ hoa thứ 5 cây đạt cực đại về chiều cao, số đốt và diện tích lá, sự cố định ni tơ ở mức cao bắt đầu giảm dần, hạt bắt đầu thời kỳ tăng trưởng nhanh, đều đặn đồng thời diễn ra quá trình tích lũy chất khô và dinh dưỡng. Ngay sau thời kỳ này, chất khô và dinh dưỡng tích lũy ở lá, cuống lá, thân cây đạt mức cực đại và sau đó bắt đầu chuyển dần tới hạt. Thời kỳ này diễn ra nhanh và đều đặn, hạt tích lũy chất khô cho cuối hoa thứ 6, suốt quá trình đó khoảng 80% tổng lượng chất khô của hạt được thu nhận. Điều kiện khủng hoảng xuất hiện trong thời kỳ này cũng cón thể làm giảm 70% năng suất.

Thời kỳ này yêu cầu một lượng nước lớn và chất dinh dưỡng suốt thời kỳ hạt lớn nhanh. Toàn bộ thời kỳ này quả nhận khoảng một nửa lượng N, P, K bộ phận sinh dưỡng và một nửa hút từ đất nhờ hoạt động của nốt sần. Sự thiếu hụt có thể làm giảm đi dinh dưỡng có sẵn vì rễ không thể hút được. Sự khủng hoảng xuất hiện cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến việc giảm năng suất. Sự giảm năng suất ở thời kỳ này chủ yếu do giảm số quả trên cây và tỷ lệ quả chắc trên tổng số quả, do mật độ trồng thấp, trọng lượng quả thấp. Toàn bộ số lá bị mất trong giai đoạn này có thể làm giảm 70% năng suất đậu tương.

Thời kỳ quả mẩy (hoa thứ 6), nằm trong thời kỳ lá 16- 25. Thời kỳ này quả có màu xanh lục và đặc trưng bởi độ rộng của lỗ hổng trong quả. Tốc độ tăng trưởng của quả và toàn bộ cây vẫn còn rất nhanh. Tốc độ tích lũy chất khô và dinh dưỡng bắt đầu chậm lại sau hoa thứ 6. Cuối thời kỳ này, chất khô được tích lũy vào hạt và đạt tối đa ở giai đoạn hoa thứ 7. Ngay sau hoa thứ 6 lá bắt đầu úa vàng nhanh và rụng. Sự héo và rụng bắt đầu xảy ra ở những lá phía dưới sau đó dần hướng lên những lá trên. Khoảng 3-6 lá kép có thể đã bị rụng trước khi diễn ra hiện tượng chuyển vàng một cách nhanh chóng của cây. Rễ tăng trưởng hoàn chỉnh diễn ra không lâu sau thời kỳ này.



Hiện tượng rụng hoa, rụng quả và hiện tượng quả lép.

Đây là hiện tượng thường thấy trên hầu hết các loại cây trồng, với cây đậu tương hiện tượng rụng hoa, rụng quả cũng xảy ra khá phổ biến, tỷ lệ đậu quả trung bình đạt 60-70%, ở một số giống tỷ lệ đậu quả cũng có thể đạt cao 80- 90%, tuy nhiên ở một số giống khác tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 40%. Trong quá trình hình thành quả, quả cũng thường bị lép nhiều, tỷ lệ quả lép biến độngn 10-20%. Những hiện tượng này ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất của giống, trong những điều kiện bất thuận thậm chí không có năng suất.

Hiện tượng này xảy ra do nhiều nguyên nhân: Có thể do giống, điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh hại hay kỹ thuật chăm sóc. Các giống đậu tương thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn thường tỷ lệ rụng hoa, rụng quả thấp hơn nhiều so với các giống đậu tương thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn.

Điều kiện ngoại cảnh cũng tác động khá lớn tới tỷ lệ rụng hoa, rụng quả. Nhiệt độ quá cao, quá thấp cũng làm tăng tỷ lệ rụng hoa, rụng quả. Thường nhiệt độ thấp có lợi hơn cho quá trình hình thành hoa và quả, tuy nhiên nhiệt độ thấp <100C gây nên ngăn cản sự phân hóa hoa, <150C làm cho quả không đậu. Nhiệt độ quá cao >300C gây thui, rụng các chùm hoa, quả. Ánh sáng ngày ngắn làm tăng tỷ lệ đậu quả, trong điều kiện ngày dài, nhiệt độ không khí cao rất dễ làm rụng quả và tỷ lệ rụng quả chắc giảm. Hạn hán, thiếu nước giai đoạn cây ra hoa, làm quả cũng làm tăng tỷ lệ rụng hoa, rụng quả, quá trình vận chuyển dinh dưỡng vào hạt bị ảnh hưởng, tỷ lệ quả lép cao. Mưa nhiều, gió lớn khi cây ra hoa cũng làm tăng tỷ lệ rụng hoa, giảm tỷ lệ đậu quả. Có thể nhận thấy khá rõ, trong vụ Xuân thời kỳ ra hoa – làm quả, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm không khí thuận lợi, tỷ lệ rụng hoa, rụng quả thấp, tỷ lệ quả chắc đạt khá cao. Trong vụ Hè, thời kỳ ra hoa thường hay có mưa, nhiệt độ cũng cao hơn do đó hoa ra nhiều, nhưng tỷ lệ rụng hoa, rụng quả cũng khá cao. Trong vụ Đông ánh sáng ngày ngắn, cây ra hoa sớm, số hoa hình thành ít, tỷ lệ đậu quả thấp, đặc biệt nếu gieo muộn có thể không có năng suất.

Dinh dưỡng thiếu và không cân đối cũng là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ rụng hoa, rụng quả. Trong quá trình chăm sóc, bón phân không đầy đủ, bón muộn khiến cho cây không đủ dinh dưỡng để phát động mầm hoa, rồi nuôi hoa, nuôi quả, thêm nữa thời kỳ này diễn ra đồng thời quá trình sinh trưởng dinh dưỡng, hạn chế sinh trưởng dinh thực nếu bón không cân đối giữa đạm và kali có thể đẩy mạnh sinh trưởng sinh dưỡng, hạn chế sinh dưỡng sinh thực cũng gây rụng hoa, rụng quả nhiều. Mật độ trồng quá dầy, khả năng xảy ra cạnh tranh dinh dưỡng cao cũng gây ra hiện tượng rụng hoa, rụng quả.

Ngoài những yếu tố kể trên, sâu bệnh cũng là đối tượng nguy hiểm gây ra hiện tượng rụng quả, quả lép. Các loại sâu đục thân, sâu đục quả và các nhóm sâu chích hút, các bệnh phấn trắng, gỉ sắt… đều có thể gây hại làm giảm khả năng quang hợp và vận chuyển dinh dưỡng trong cây gây ra rụng hoa, thui rụng quả; sâu đục quả, sâu chích hút dinh dưỡng từ quả non gây lép hạt.

Để hạn chế hiện tượng này cần có các biện pháp thâm canh tổng hợp như: chọn giống thích hợp, xác định thời vụ và mật độ trồng hợp lý, bón phân đúng và đầy đủ, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, …

Thời kỳ ra hoa, làm quả là thời kỳ đặc biệt quan trọng với cây đậu tương, mọi khủng hoảng đều diễn ra trong thời kỳ này và gây thiệt hại nghiêm trọng tới năng suất. Trong thời kỳ này cần chú ý:

+ Đảm bảo đủ độ ẩm tối thích cho cây sinh trưởng, thiếu nước cần tưới nước bổ sung

+ Bón phân thúc sớm vào thời kỳ trước có ý nghĩa quan trọng trong thời kỳ này. Bón sớm và đầy đủ giúp cân bằng hai quá trình sinh trương sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, cây sinh trưởng tốt, ra hoa, kết quả tập trung, tỷ lệ quả chắc lớn, năng suất cao. Nếu bón quá muộn, bón không đầy đủ, cây chậm kết thúc sinh trưởng thân lá, cạnh tranh dinh dưỡng giữa sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực trở nên gay gắt, hoa nở rải rác, quả chín không tập trung, quả lép nhiều, năng suất giảm.

+ Thời kỳ này thân chính sinh trưởng mạnh, cần tiến hành vun cao và chống đổ cho cây đặc biệt là trong vụ Hè (thời kỳ ra hoa- làm quả thường có mưa to, gió lớn cây rất dễ đổ), nếu thân chính sinh trưởng quá mạnh có thể tiến hành bấm ngọn để hạn chế sinh trưởng sinh dưỡng giúp cây nhanh ra hoa đồng thời tăng khả năng chống đổ.

+ Thường xuyên theo dõi, phòng trừ sâu bệnh kịp thời đặc biệt là các đối tượng sâu bệnh hại quả.



1.4. Thời kỳ chín:

Đây là thời kỳ cuối cùng trong chu kỳ phát triển của cây đậu tương được tính từ khi lá và quả chuyển màu vàng cho đến khi chín khô (thu hoạch).

Vào thời kỳ này cùng với sự biến đổi hình thái bên ngoài của quả và hạt thì bên trong hạt có sự biến đổi về mặt sinh lý, sinh hóa theo chiều hướng: Hàm lượng nước lúc đầu chiếm 90% hạt, trong quá trình chín độ ẩm hạt giảm dần còn 30- 40%, đến một giai đoạn nào đó độ ẩm trong hạt giảm nhanh chỉ còn 15- 20%, lúc này lá khô, quả khô vàng; hàm lượng đạm, glucoza giảm dần trong quá trình chín đồng thời protein và lipit được tích lũy và tăng dần để đạt tối đa vào lúc thu hoạch. Sự khủng hoảng trong thời kỳ này không gây hiệu ứng gì đối với năng suất. Tuy nhiên trong thời kỳ này yêu cầu ẩm độ đất giảm xuống còn 60% để đậu tương chín nhanh và thuận lợi cho quá trình thu hoạch.

Vụ Xuân, thời kỳ chín nhiệt độ ánh sáng đầy đủ, tốc độ tích lũy dinh dưỡng vào các cơ quan sinh thực nhanh, quả chín nhanh tuy nhiên cuối vụ thường gặp mưa dài gây thối quả hoặc hạt có thể nảy mầm trên đồng ruộng ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng hạt giống, cần thu hoạch đúng độ chín. Vụ Hè, thời kỳ chín thường vào cuối mùa mưa, thuận lợi cho quá trình thu hoạch. Vụ Đông, thời kỳ chín thiếu nắng khó khăn trong khâu phơi hạt giống, thời kỳ này có thể thu hoạch sớm để tận dụng ánh sáng, không nhất thiết phải rụng hét lá mới thu hoạch. Khi quả vàng, lá vàng tiến hành thu hoạch về ủ 1- 2 đêm để rụng lá rồi đem phơi.

2. Kỹ thuật thâm canh cây đậu tương

2.1. Giống và thời vụ:


Vụ sản xuất

TGST

(Ngày)


Ngày trồng

Số cây/m2

Giống đậu tương

Xuân hè

85-95

1-15/3

35-37

DT84, M103

Hè thu

85-90

1-25/6

33-35

DT84; M103

Thu đông

100-115

1-20/8

37-42

DT84; ĐT99; ĐT12

Vụ Đông

80-90

20/9-5/10

35-40

DT84, DT96, ĐT12…


tải về 23.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương