TÀi liệu tập huấN ĐỒng ruộng (ffs)


Điều kiện chính để sản xuất rau an toàn



tải về 23.9 Mb.
trang27/48
Chuyển đổi dữ liệu14.12.2017
Kích23.9 Mb.
#35057
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   48

1. Điều kiện chính để sản xuất rau an toàn:

Sản xuất các loại "rau an toàn" , khi thực hiện phải vận dụng cụ thể cho từng loại rau, từng điều kiện thực tế của từng địa phương. Phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc những điều kiện sau đây trong sản xuất "rau an toàn":

- Đất trồng: Đất để sản xuất "rau an toàn", không trực tiếp chịu ảnh hưởng xấu của các chất thải công nghiệp, giao thông khu dân cư tập trung, bệnh viện, nghĩa trang, không nhiễm các hóa chất độc hại cho người và môi trường.

- Phân bón: Chỉ dùng phân hữu cơ như phân xanh, phân chuồng đã được ủ hoai mục, tuyệt đối không dùng các loại phân hữu cơ còn tươi (phân bắc, phân chuồng, phân rác ...). Sử dụng hợp lý và cân đối các loại phân (hữu cơ, vô cơ ...). Số lượng phân dựa trên tiêu chuẩn cụ thể quy định trong các quy trình của từng loại rau, đặc biệt đối với rau an lá phải kết thúc bón trước khi thu hoạch sản phẩm 15 - 20 ngày. Có thể dùng bổ sung phân bón lá (có trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam) và phải theo đúng hướng dẫn. Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích và điều hòa sinh trưởng cây trồng.

- Nước tưới: Chỉ dùng nước giếng khoan, nước từ các sông suối hồ lớn ... không bị ô nhiểm các chất độc hại. Tuyệt đối không dùng trực tiếp nước thải từ công nghiệp, thành phố bệnh viện, khu dân cư nước ao, mương tù đọng.

- Phòng trừ sâu bệnh: Phải áp dung phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên nguyên tắc hạn chế thấp nhất sự thiệt hại do sâu bệnh gây ra; có hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho người và môi trường. do đó cần chú ý các biện pháp chính sau:

+ Giống: Phải chọn giống tốt, các cây con giống cần được xử lý sạch sâu bệnh trước khi xuất ra khỏi vườn ươm.

+ Biện pháp canh tác: Cần tận dụng triệt để các biện pháp canh tác để góp phần hạn chế thấp nhất các điều kiện và nguồn phát sinh các loại dịch hại trên rau. Chú ý thực hiện chế độ luân canh: lúa - rau hoặc xen canh giữa các loại rau khác họ với nhau: Bắp cải, su hào, suplơ với cà chua để giảm bớt sâu tơ và một số sâu hại khác.

+ Dùng thuốc: Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết. Phải có sự điều tra phát hiện sâu bệnh, hướng dẫn dùng thuốc của cán bộ kỹ thuật. Tuyệt đối không dùng thuốc trong danh mục cấm và hạn chế sử dụng ở Việt Nam. Hoạc hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc có độ độc cao (thuộc nhóm độc I và II), thuốc chậm phân hủy thuộc nhóm Clor và lân hữu cơ. Triệt để sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc có độc thấp (thuộc nhóm độc III trở lên), thuốc chóng phân hủy, ít ảnh hưởng các loài sinh vật có ích trên ruộng.

Cần sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau để tránh sâu nhanh quen thuốc. Bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng hướng dẫn trên nhãn của từng loại thuốc. Tuyệt đối không sử dụng đạm ủ rau tươi (xử lý sản phẩm đã thu hoạch) bằng các hoá chất BVTV.



2. Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh

  • Ớt là cây rau ăn quả, họ cà. Nhiệt độ thích hợp cho ớt 18-300C. Ớt là cây không quang cảm, tuy nhiên trong điều kiện ngày ngắn ớt phát triển tốt và cho năng suất cao. Ớt chịu đựng được điều kiện che rợp đến 45%, nhưng che rợp nhiều hơn ớt chậm ra hoa và rụng nụ. Tùy theo giống, thời gian bắt đầu cho thu hoạch 60-90 ngày sau khi trồng.



- Mật độ trồng: Nếu muốn thu hoạch trong thời gian ngắn (4-5 tháng sau khi trồng) nên trồng mật độ dày 35.000 - 50.000 cây/ha, thu hoạch trong thời gian dài nên trồng mật độ thưa 20.000-25.000 cây/ha.

3 Sinh lý cây ớt qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển

3.1 Giai đoạn nảy mầm

Đặc điểm.

Giai đoạn này được tính từ khi hạt mang đi ngâm ủ đến khi gieo hạt. Giai đoạn này phụ thuộc nhiều vào chất lượng hạt giống và kỹ thuật ngâm ủ. Hạt giống tốt và kỹ thuật ngâm ủ đúng quy trình kỹ thuật tỷ lệ nảy mầm cao, chất lượng mầm hạt mang gieo tốt là tiền đề cho cây phát triển tốt.



Biện pháp kỹ thuật tác động.

- Giai đoạn này cần chú ý: khi ngâm ủ không nên để nhiệt độ quả cao hoặc quá thấp.

- Xử lý thuốc theo đúng nồng độ liều lượng để tiêu diệt mầm bệnh truyền qua hạt giống.

- Thời gian ngâm không nên quá dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức nảy mầm của hạt giống.



3.2 Giai đoạn cây con

Đặc điểm.

- Cây sinh trưởng phát triển chậm, tốc độ ra lá mới rất chậm. Khả năng đền bù thấp.

- Khả năng chống chịu của cây thấp. Chính vì vậy cây ớt rất mẫn cảm với điều kiện thời tiết và môi trường khắc nghiệt.

- Giai đoạn này cây nhiễm một số đối tượng dịch hại như: Bệnh chết cây con, bệnh héo xanh,...



Biện pháp kỹ thuật tác động.

- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây, kết hợp với biện pháp tưới nước đủ ẩm và vun gốc cho cây.

- Hạn chế làm tổn thương đến cây ớt.

- Phòng chống kịp thời các loài dịch, đặc biệt là bệnh chết cây con, bệnh héo xanh...

- Làm sạch cỏ dại.

3.3 Giai đoạn phân cành

Đặc điểm.

- Cây sinh trưởng mạnh, tốc độ ra lá mới nhanh, phân cành và tăng trưởng chiều cao nhanh.

- Thời kỳ này quyết định đến số lượng cành trên cây, ảnh hưởng đến số lượng quả trên cây.

- Khả năng đền bù lớn.

- Cây đòi hỏi nhiều dinh dưỡng, ánh sáng, nước.

- Cây nhiễm nhiều các loài sâu bệnh hại như: Bệnh héo rũ, bệnh đốm lá, bệnh khảm lá, sâu khoang, bọ trĩ, rệp muội...



Biện pháp kỹ thuật tác động.

- Tưới đủ ẩm cho cây ớt bằng biện pháp tưới phù hợp.

- Bón thúc đủ lượng phân bón cho cây sinh trưởng, phát triển, có thế kết hợp phun thêm phân bón lá cho cây ớt.

- Phòng trừ kịp các đối tượng dịch hại bằng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM.



3.4 Giai đoạn ra hoa và hình thành quả

Đặc điểm.

- Quyết định đến số lượng quả/cành, trọng lượng quả.

- Rất mẩn cảm với điều kiện thời tiết (nhiệt độ, ánh sáng), nước. Nếu thiếu nước hoặc quá ẩm giai đoạn này đều dẫn đến đậu quả ít.

- Rất mẫn cảm với sâu bệnh hại, cây ớt thường nhiễm nhiều các đối tượng dịch hại như: Bệnh héo rũ, bệnh đốm lá, khảm lá, thán thư, sâu khoang, sâu đục quả, rệp, bọ trĩ,...




tải về 23.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương