TÀi liệu tập huấN ĐỒng ruộng (ffs)



tải về 23.9 Mb.
trang35/48
Chuyển đổi dữ liệu14.12.2017
Kích23.9 Mb.
#35057
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   48


BÀI 6: CÂY KHOAI TÂY
1. Điều kiện chính để sản xuất rau an toàn:

Sản xuất các loại "rau an toàn" , khi thực hiện phải vận dụng cụ thể cho từng loại rau, từng điều kiện thực tế của từng địa phương. Phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc những điều kiện sau đây trong sản xuất "rau an toàn":

- Đất trồng: Đất để sản xuất "rau an toàn", không trực tiếp chịu ảnh hưởng xấu của các chất thải công nghiệp, giao thông khu dân cư tập trung, bệnh viện, nghĩa trang, không nhiễm các hóa chất độc hại cho người và môi trường.

- Phân bón: Chỉ dùng phân hữu cơ như phân xanh, phân chuồng đã được ủ hoai mục, tuyệt đối không dùng các loại phân hữu cơ còn tươi (phân bắc, phân chuồng, phân rác ...). Sử dụng hợp lý và cân đối các loại phân (hữu cơ, vô cơ ...). Số lượng phân dựa trên tiêu chuẩn cụ thể quy định trong các quy trình của từng loại rau, đặc biệt đối với rau an lá phải kết thúc bón trước khi thu hoạch sản phẩm 15 - 20 ngày. Có thể dùng bổ sung phân bón lá (có trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam) và phải theo đúng hướng dẫn. Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích và điều hòa sinh trưởng cây trồng.

- Nước tưới: Chỉ dùng nước giếng khoan, nước từ các sông suối hồ lớn ... không bị ô nhiểm các chất độc hại. Tuyệt đối không dùng trực tiếp nước thải từ công nghiệp, thành phố bệnh viện, khu dân cư nước ao, mương tù đọng.

- Phòng trừ sâu bệnh: Phải áp dung phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên nguyên tắc hạn chế thấp nhất sự thiệt hại do sâu bệnh gây ra; có hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho người và môi trường. do đó cần chú ý các biện pháp chính sau:

+ Giống: Phải chọn giống tốt, các cây con giống cần được xử lý sạch sâu bệnh trước khi xuất ra khỏi vườn ươm.

+ Biện pháp canh tác: Cần tận dụng triệt để các biện pháp canh tác để góp phần hạn chế thấp nhất các điều kiện và nguồn phát sinh các loại dịch hại trên rau. Chú ý thực hiện chế độ luân canh: lúa - rau hoặc xen canh giữa các loại rau khác họ với nhau: Bắp cải, su hào, suplơ với cà chua để giảm bớt sâu tơ và một số sâu hại khác.

+ Dùng thuốc: Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết. Phải có sự điều tra phát hiện sâu bệnh, hướng dẫn dùng thuốc của cán bộ kỹ thuật. Tuyệt đối không dùng thuốc trong danh mục cấm và hạn chế sử dụng ở Việt Nam. Hoạc hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc có độ độc cao (thuộc nhóm độc I và II), thuốc chậm phân hủy thuộc nhóm Clor và lân hữu cơ. Triệt để sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc có độc thấp (thuộc nhóm độc III trở lên), thuốc chóng phân hủy, ít ảnh hưởng các loài sinh vật có ích trên ruộng.

Cần sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau để tránh sâu nhanh quen thuốc. Bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng hướng dẫn trên nhãn của từng loại thuốc. Tuyệt đối không sử dụng đạm ủ rau tươi (xử lý sản phẩm đã thu hoạch) bằng các hoá chất BVTV.



2. Sinh lý cây khoai tây qua các giai đoạn sinh trưởng

2.1. Thời kỳ ngủ nghỉ

a. Đặc điểm.

Thông thường củ khoai tây mới thu hoạch không có khả năng mọc mầm; Ta gọi đó là hiện tượng ngủ nghỉ. Thời kỳ ngủ nghỉ dài hay ngắn phụ thuộc chủ yếu vào giống. Bên cạnh đó các yếu tố tác động bên ngoài như sự chà sát cơ giới, tác động của hoá chất cũng là yếu tố tác động đến thời kỳ ngủ nghỉ. Sau khi hết thời kỳ ngủ nghỉ, hoặc khi được xử lý phá ngủ củ khoai tây mới có khả năng mọc mầm.



b. Biện pháp quản lý.

- Để chuẩn bị cho việc gieo trồng người ta cần phá ngủ nghỉ của của khoai tây để củ nảy mầm bằng các biện pháp kỹ thuật khác nhau như: Sử dụng hóa chất,...

- Nếu muốn bảo quản củ giống được lâu thì nên bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp

2.2. Thời kỳ nảy mầm

a. Đặc điểm.

- Đây là thời kỳ đầu tiên trong chu kỳ phát triển của cây khoai tây.

- Đặc điểm cơ bản của thời kỳ này là mầm ở các mắt củ phát triển dần thành cây con.

- Khả năng và tốc độ mọc mầm phụ thuộc vào các yếu tố:

+ Chất lượng củ giống: củ giống to, khoẻ, hết thời kỳ ngủ sinh lý, củ không bị xây xát, thối hỏng mọc mầm nhanh, mầm khoẻ và đều.

+ Điều kiện nhiệt độ môi trường: nhiệt độ thuận lợi cho củ khoai tây mọc mầm khoảng 22 – 300C. Nhiệt độ thấp cây chậm mọc mầm.

+ Độ ẩm đất: đất có độ ẩm vừa phải (khoảng 80 – 85%) thuận lợi nhất cho quá trình mọc mầm. Nếu đất quá khô mầm mọc chậm. Đất quá ẩm củ dễ bị thối.

- Củ non mọc mầm kém hơn củ thu hoạch đúng tuổi.

- Nhiệt độ ấm áp, đủ ẩm củ mọc mầm nhanh, khoẻ.

- Các mầm ở phần đỉnh củ mọc nhanh và khoẻ hơn mầm ở phần gốc củ.

- Trong một mắt củ, mầm ở giữa sẽ mọc mầm trước.

- Trên một củ, các mầm mọc trước thường phát triển nhanh hơn và ức chế các mầm ở gốc. Khi mầm này bị gãy các mầm khác sẽ có cơ hội phát triển.



b. Biện pháp quản lý.

- Ủ trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ thích hợp để củ mọc mầm đều, khỏe.

- Phun thêm các chế phẩm kích thích này mầm của củ khoai tây: Gibberellin + Thioure,...

2.3. Thời kỳ cây con

a. Đặc điểm.

- Cây sinh trưởng chậm, tốc độ ra lá mới và chiều cao cây tăng trưởng chậm. Khả năng đền bù thấp.

- Khả năng chống chịu của cây thấp. Chính vì vậy cây khoai tây rất mẫn cảm với điều kiện thời tiết và môi trường khắc nghiệt.

- Giai đoạn này cây nhiễm một số đối tượng dịch hại như: Bệnh lở cổ rễ, thối thân, bệnh héo xanh, sâu xám, sâu xanh,...



b. Biện pháp quản lý.

- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây, kết hợp với biện pháp tưới nước đủ ẩm và vun gốc cho cây.

- Hạn chế làm tổn thương đến các bộ phân của cây (thân, lá, rễ).

- Phòng chống kịp thời các loài dịch, đặc biệt là bệnh lở cổ rễ, bệnh thối thân, bệnh héo xanh, sâu xám,...



2.4. Thời kỳ hình thành tia củ

a. Đặc điểm.

Cây khoai tây hình thành tia củ rất sớm (ngay từ thời điểm sau mọc 15 - 20 ngày). Thời kỳ hình thành tia củ kéo dài 30 - 45 ngày tuỳ thuộc vào giống, thời vụ trồng và chế độ chăm sóc. Nhiệt độ thích hợp ở thời kỳ này là 17- 20oC, độ ẩm đất 70 - 80%, thời gian chiếu sáng ngày ngắn và dinh dưỡng đầy đủ, đất tơi xốp, thoáng khí.



b. Biện pháp quản lý.

- Bón phân cân đối, đủ các chất dinh dưỡng.

- Tưới đủ ẩm cho cây, tránh để khô hạn.

- Xới xáo, vun gốc để tạo điều kiện cho tia củ phát triển thuận lợi.

- Phòng trừ các đối tượng dịch hại nguy hiểm như: Sâu khoang, rệp, bệnh đốm vòng, bệnh héo rũ, bệnh mốc sương,..

2.5 Thời kỳ phát triển thân củ

a. Đặc điểm.

Tiếp sau hình thành tia củ là thời kỳ tia củ phình to. Chất dinh dưỡng được vận chuyển về củ làm củ lớn nhanh.

- Nhiệt độ ngày và đêm càng chênh lệch cao thì càng thuận lợi cho sự phát triển của củ. Thời kỳ này kéo dài 25 - 30 ngày tuỳ thuộc vào giống. Sự phát triển của củ diễn ra thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ thấp, ánh sáng ngày ngắn, đất đủ ẩm và được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Vì thế, thời vụ trồng thích hợp, chăm sóc (tưới nước, bón phân) đầy đủ có ý nghĩa lớn trong việc tăng năng suất khoai tây.

- Cây khoai tây có đặc điểm: củ phát triển hướng lên trên. Nghĩa là trong quá trình lớn lên, củ có xu hướng lộ dần ra trên mặt đất.



b. Biện pháp quản lý.

- Biện pháp vun xới lấp kín củ là rất cần thiết ở thời kỳ này để đàm bảo đất tơi xốp đồng thời làm cho củ không bị lộ ra không khí gây tình trạng “lục hoá” (hiện tượng vỏ củ chuyển thành màu xanh), giảm giá trị thương phẩm của củ.

- Bón đủ các loại phân bón như NPK, trung lượng và vi lượng.

- Tưới đủ ẩm cho cây.

- Phòng trừ kịp thời các đối tượng dịch hại như: Rệp, sâu khoang, bệnh héo rũ, bệnh mốc sương,...

3. Kỹ thuật trồng khoai tây an toàn

3.1. Thời vụ trồng.

- Đông xuân sớm: trồng tháng 9, thu hoạch tháng 11, 12.

- Đông xuân chính: trồng từ tháng 10 đến tháng 11, thu hoạch tháng 1, 2.

- Đông xuân muộn: trồng tháng 12 đến tháng 1, thu hoạch tháng 3, 4.

- Vụ xuân hè: trồng từ tháng 2 đến tháng 3, thu hoạch tháng 4, 5.

3.2. Chuẩn bị giống và phương pháp trồng

- Xử lý phá ngủ củ giống:

+ Phun Etylen clohydrin lên bề mặt củ ở nồng độ 0,6-1,2%, đậy kín, ủ trong 20-24 giờ, sau 10-15 ngày khoai mọc mầm.

- Phương pháp trồng:

Chọn củ giống trung bình 25 - 30g ( nếu củ lớn trên 60g cắt thành nhiều mảnh theo chiều dọc củ), củ không bị sâu bệnh hại. Mỗi củ ít nhất có 1 - 2 mầm, chiều dài mầm từ 1 - 2 cm.

Một sào chuẩn bị 30 - 50 kg. Đặt củ giống vào giữa hốc, không đặt trực tiếp lên phân bón, hướng mầm lên phía trên.



3.3. Làm đất.

- Làm đất kỹ, lên luống rộng 1 - 1,2 m, rãnh luống 25 - 30cm, cao 30 - 35 cm. Mỗi luống trồng 2 hàng.

- Mật độ trồng: 45.000 - 60.000 khóm/ ha (khoảng cách: 35cm x 55 cm )

3.4. Bón phân.

Chỉ sử dụng phân chuồng ủ mục, tuyệt đối không dùng phân tươi.

Lượng phân cho 1 ha là 15 - 20 tấn chuồng + 120 - 150 kg đạm + 60 - 90 kg phân lân  + 100 - 120 kg kali.

Bón lót vào hốc toàn bộ phân chuồng, phân lân và 1/3 phân kali, 1/4 phân đạm.

Bón thúc toàn bộ phân đạm và phân ka li còn lại vào hai thời kỳ:

Lần 1: sau trồng 20 - 25 ngày bón 1/2 lượng đạm và 1/2  lượng phân ka li còn lại.

Lần 2: sau lần 1 khoảng 15 ngày, kết hợp vun cao luống, bón nốt lượng phân đạm và kali.

3.5. Chăm sóc sau trồng

- Xới vun: Sau trồng 15-20 ngày thì xới vun lần 1, lúc này cần xới rộng, sâu và vun nhẹ vào gốc. Vun xới lần 2 sau trồng 30-35 ngày.

- Tưới nước: Tuyệt đối không được dùng nguồn nước thải, nước ao tù chưa được xử lý để tưới. Có thể dùng nước giếng khoan đã được xử lý, nước sông ao hồ không bị ô nhiễm.

Trong thời gian sinh trưởng, trung bình 10 ngày tưới rãnh một lần, tuỳ theo tình hình thời tiết khí hậu. Đối với những thời kỳ quan trọng cần cung cấp đủ nước (sau trồng 25-30; 40; 50 và 60 ngày. Sau trồng 70 ngày ngừng tưới nước.

- Tỉa nhánh: Số thân trung bình mỗi nhóm để từ 4-5 thân nếu sản xuất củ giống thì có thể nhiều hơn. Thời gian tỉa tốt nhất là sau trồng 15-20 ngày.

3.6 Phòng trừ sâu bệnh

A. SÂU HẠI.

1. Bọ phấn (Bemisia tabaci).

Đặc điểm hình thái.

- Bọ trưởng thành có kích thước nhỏ, dài khoảng 0.8-1.5mm, sải cánh 1.1-2mm. hai đôi cánh trước và sau dài gần bằng nhau. Trên cơ thể phủ một lớp sáp màu trắng, chân dài và mảnh.

- Trứng rất nhỏ hình bầu dục, có cuống, mới đẻ màu trắng trong sau chuyển sang màu nâu nhạt rồi thành màu nâu xám.


Bọ phấn hại khoai tây
- Sâu non màu vàng nhạt, hình ô van, đẫy sức dài khoảng 0.7-0.9mm. Nhộng giả hình bầu dục, mà u sáng, có lông thưa ở 2 bên sườn.

Tập quán sinh sống và gây hại.

- Bọ trưởng thành hoạt động vào sáng sớm và chiều mát.

- Sâu non bò chậm chạp trên lá, cuối tuổi 1 chúng ở mặt dưới lá, tại đó lột xác và sống cố định cho đến lúc hoá trưởng thành.

- Bọ phấn hút nhựa cây làm cho cây có thể bị héo, ngả vàng và chết.

- Bọ phấn tiết ra dịch ngọt là môi trường cho nấm muội đen phát triển.

- Bọ phấn còn truyền các bệnh virus gây bệnh cho cây.



Biện pháp phòng trừ.

+ Biện pháp canh tác:

- Thu gom, tiêu huỷ triệt để tàn dư cây trồng đã bị nhiễm bọ phấn.

- Luân canh với các loại cây ít mẫn cảm với bọ phấn

+ Biện pháp hóa học: Khi mật độ bọ phấn đến ngưỡng phòng trừ cần phải phun bằng các loại thuốc như: Oshin 20WP, Actara 25WG, Vimatrine 0.6 SL,..

2. Ruồi đục lá (Liriomyza sp.).

Đặc điểm hình thái.

- Trưởng thành là loài ruồi nhỏ, dài 2-3mm, màu đen.

- Trứng có hình ô van dài, rất nhỏ, có màu trắng trong sau chuyển màu vàng nhạt.

- Sâu non là dạng dòi, không chân, màu trắng trong, phần trước hơi vàng, trông rõ ruột bên trong màu đen.


Triệu chứng ruồi hại trên khoai tây

- Nhộng màu nâu vàng, dính trên lá chỗ cuối đường đục hoặc rơi xuống mặt đất.

- Vòng đời trung bình 25-30 ngày.

Tập quán sinh sống và gây hại:

- Ruồi hại lá thường phát sinh và gây hại nặng trong điều kiện mùa khô.

- Con cái dùng gai đẻ trứng vào dưới biểu bì của lá và chích hút nhựa cây tạo thành những vết sần sùi trên lá.

- Sâu non tạo những đường đục ngoằn ngoèo, màu trắng xuất hiện trên lá.

- Nếu bị hại nặng sẽ làm giảm khả năng quang hợp, làm giảm năng suất cây trồng. Ngoài ra còn tạo điều kiện cho một số loại nấm bệnh xâm nhập.

Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp canh tác

- Chỉ sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai, tuyệt đối không bón phân tươi.

- Dùng bẫy dính màu vàng để dẫn dụ và tiêu diệt ruồi trưởng thành.

- Cắt tỉa và tiêu hủy những lá bị hại nặng.

+ Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc như Abagro 1.8 EC, Abgro 4.0 EC, Abamine 1.8 EC, Azmex 40 EC,…



3. Rệp đào hại khoai tây (Myzys persicae).

Đặc điểm hình thái

tải về 23.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương