TÀi liệu tập huấN ĐỒng ruộng (ffs)



tải về 23.9 Mb.
trang36/48
Chuyển đổi dữ liệu14.12.2017
Kích23.9 Mb.
#35057
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   48
.

- Cũng như nhiều loài rệp muội khác, rệp đào thường gây hại từ mùa xuân khi cây trồng sinh nhiều lộc non và gây hại trên nhiều loại cây trồng.

- Rệp đào phát triển theo 2 giai đoạn: rệp non và rệp trưởng thành. Rệp trưởng thành sinh sản bằng hình thức đẻ con. Có 2 dạng rệp trưởng thành: có cánh và không có cánh. Mỗi ngày có thể đẻ 2-6 rệp non.

-
Rệp đào hại khoai tây


Cũng như nhiều loài rệp muội khác, rệp đào thường gây hại từ mùa xuân khi cây trồng sinh nhiều lộc non và gây hại trên nhiều loại cây trồng.

- Rệp đào phát triển theo 2 giai đoạn: rệp non và rệp trưởng thành. Rệp trưởng thành sinh sản bằng hình thức đẻ con. Có 2 dạng rệp trưởng thành: có cánh và không có cánh. Mỗi ngày có thể đẻ 2-6 rệp non.



Tập quán sinh sống và gây hại.

- Rệp đào chích hút dịch cây ở các bộ phận non, làm cho lộc non bị cong queo, rụng sớm; cành lá non không sinh trưởng được. Rệp đào được xác định là môi giới truyền bệnh virút gây khảm nhàu lá khoai tây và nhiều cây trồng khác.

- Ngoài ra, chúng còn tiết chất dịch làm môi trường cho nấm muội đen phát triển, bao bọc mặt lá cản trở khả năng quang hợp của các bộ phận lá, làm cho cây sinh trưởng kém.

Biện pháp phòng trừ.

- Xử lý củ giống trước khi bảo quản. Tiêu độc giàn bằng cách phơi nắng, ngâm nước và phun thuốc.



- Theo dõi vườn trồng ngày từ đầu vụ để phát hiện các ổ rệp mới xuất hiện đem thu gom tiêu huỷ.
- Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc sau để phòng trừ: Dầu hạt bông 40% + dầu đinh hương 20% + dầu tỏi 10% (GC-Mite 70SL) để phòng trừ (nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo) hoặc có thể sử dụng các thuốc như Plutel 1.8EC, 3.6EC, Tikabamec 1.8EC, 3.6EC, Tineromec 1.8EC, 3.6EC, Shepatin 18EC,…

4. Sâu khoang (Spodoptera litura).

Đặc điểm hình thái.

- Trưởng thành có màu nâu vàng, trên cánh trước có nhiều đường vân màu sẫm, xung quanh viền vàng. Mép ngoài cánh có hàng chấm màu nâu đen. Cánh sau màu trắng xám, có ánh phản quang màu tím.



- Trứng hình bán cầu, có nhiều đường khía ngang dọc. Trứng đẻ thành ổ lớn, bên ngoài phủ lớp lông màu nâu vàng.

- Sâu non màu xám tro hoặc nâu đen, vạch lưng màu vàng, ở đốt bụng thứ nhất có một khoang đen lớn rất rõ.

- Nhộng màu nâu đỏ, cuối bụng có 1 đôi gai ngắn.

- Vòng đời trung bình 35-40 ngày



Tập quán sinh sống và gây hại.


Sâu khoang hại khoai tây


- Bướm hoạt động ban đêm, thích các chất có mùi chua ngọt, đẻ trứng thành ổ bám mặt dưới lá. Một bướm cái có thể đẻ hàng ngàn trứng.

- Sâu non sau khi nở sống tập trung quanh chỗ ổ trứng, gặm lấm tấm chất xanh của lá. Sâu tuổi lớn phân tán. Sâu non phá hại mạnh vào ban đêm. Hoá nhộng trong đất.

- Sâu khoang là loài sâu đa thực, tác hại chủ yếu là ăn khuyết lá, làm cây sinh trưởng kém.

Biện pháp phòng trừ.

- Biện pháp canh tác;

+ Vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ trước khi trồng.

+ Dùng bả chua ngọt để bắt bướm.



+ Ngắt bỏ ổ trứng, diệt sâu non mới nở.

- Biện pháp hóa học: Sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Bull Star 262.5 EC, Cypersect 5EC, Sieusauray 100EC, Vinaneem 2SL, Map – Biti WP5000IU/mg, Cộng hợp 32 BTN,...


tải về 23.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương