TÀi liệu tập huấN ĐỒng ruộng (ffs)


Kỹ thuật tưới nước tiết kiệm (Áp dụng cho ruộng lúa cấy)



tải về 23.9 Mb.
trang11/48
Chuyển đổi dữ liệu14.12.2017
Kích23.9 Mb.
#35057
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   48

Kỹ thuật tưới nước tiết kiệm (Áp dụng cho ruộng lúa cấy)

Giai đoạn sinh trưởng

Tổng thời gian (ngày)

Quản lý nước

Giai đoạn cây mạ.

12

Giữ ẩm mặt ruộng thường xuyên

Sau cấy đến hồi xanh, ra rễ, phát triển thân, lá.

24

Giữ mức nước trên ruộng từ: 1-3 cm.

Từ đẻ nhánh đến đẻ nhánh hữu hiệu, nhánh tối đa.

(áp dụng tưới nước khô ướt luân phiên)


55

Mức nước trên ruộng trong giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu: 3-5 cm.

Khi mức nước trong ruộng xuống thấp hơn vạch 15cm trong ống đo thì bơm nước vào ngập tối đa 5 cm. khi nước hạ từ từ dưới vạch 15 cm bơm nước vào tiếp.



-Rút nước khô ruộng trong thời kỳ đẻ nhánh vô hiệu (nửa sau của giai đoạn này).

Làm đòng, trỗ bông hình thành hạt

82

Giữ mức nước trên ruộng: 5-7 cm liên tục để lúa là đòng, trỗ và thụ phấn đễ dàng, hạt không bị lép.

Gia đoạn chín (sữa, chín sáp) đến thu hoạch

112

Giữ mức nước trên ruộng: 1-3 cm,

Trước thu hoạch 10-15 ngày rút nước phơi ruộng.






  • Kỹ thuật tưới nước tiết kiệm (Áp dụng cho ruộng lúa sạ hàng)

Giai đoạn sinh trưởng

Tổng lũy tích thời gian(ngày)

Quản lý nước

Giai đoạn lúa mọc mầm

7

Giữ ẩm mặt ruộng thường xuyên

Cây lúa phát triển rễ, thân, lá

22

Giữ mức nước trên ruộng: 1-3 cm

Giai đoạn lúa đẻ nhánh đến đẻ nhánh hữ hiệu, đẻ nhánh tối đa.

(áp dụng tưới nước khô ướt luân phiên)


45

Mức nước trên ruộng trong giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu: 3-5 cm.

Khi mức nước trong ruộng xuống thấp hơn vạch 15cm trong ống đo thì bơm nước vào ngập tối đa 5 cm. khi nước hạ từ từ dưới vạch 15 cm bơm nước vào tiếp.



-Rút nước khô ruộng trong thời kỳ đẻ nhánh vô hiệu (nửa sau của giai đoạn này).

Giai đoạn làm đòng, trỗ bông, hình thành hạt

75

Giữ mức nước trên ruộng: 5-7 cm liên tục để lúa trỗ và thụ phấn đễ dàng, hạt không bị lép.

Gia đoạn chín (sữa, chín sáp) đến thu hoạch

105

Giữ mức nước trên ruộng: 1-3 cm,

Trước thu hoạch 10-15 ngày rút nước phơi ruộng.




3.9 Phòng trừ sâu bệnh

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh.

- Chỉ áp dụng phun thuốc khi vượt quá ngưỡng gây hại

- Phòng trừ sâu bệnh theo biện pháp IPM



A. SÂU HẠI

1. Sâu cuốn lá nhỏ.

1.1. Đặc điểm hình thái:

Trưởng thành màu tro đen, giữa cánh trước có 8 chấm trắng to nhỏ khác nhau, xếp theo hình vòng cung, cánh sau có 4 chấm nhỏ xếp thành 1 đường.

Trứng: Trứng màu trắng trong, bầu dục, đẻ rãi rác trên mặt lá gần gân chính.

Sâu non có 5 tuổi: Tuổi nhỏ màu trắng sữa, tuổi 3 đến tuổi 5 có màu vàng nâu.

Nhộng: Màu vàng nhạt, thường nằm trong lá bị cuốn.



b. Biện pháp phòng trừ:

* Biện pháp canh tác:

Gieo cấy tập trung, đúng thời vụ.

Chế độ nước tưới hợp lý, bón phân cân đối NPK, tránh bón thừa đạm.

* Biện pháp sinh học:

Bảo vệ các loài thiên địch của sâu cuốn lá như bọ rùa đỏ, bọ 3 khoang, kiến 3 khoang, nhện,…

Chỉ sử dụng thuốc hóa học khi thật cần thiết. Nên sử dụng các loại thuốc ít độc. Theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng ở giai đoạn cây lúa từ cấy đến 40 ngày sau cấy hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu cuốn lá.

Biện pháp sinh học: Bảo vệ thiên địch

Thường xuyên thăm đồng, phát hiện kịp thời lứa sâu và có biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất.

* Biện pháp hóa học:

Khi sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ (20 con/m2 ở giai đoạn lúa làm đòng – trỗ bông) thì tiên hành phun thuốc BVTV. Các loại thuốc thường dùng như: Angun 5WG, Virtako 40WG, Tango 50SC, DuPontTM Ammate® 30WG, 150SC…

Liều lượng:

+ Angun 5WG: Pha 10 g/bình 16 lít phun cho 1 sào (500m2).

+ Virtako 40WG: Pha 1 gói 3 g/bình 16 lít phun cho 1 sào (500m2).

Cách phun: Phun đều trên mặt lá lúa vào thời kỳ sâu non (tuổi 1, tuổi 2), phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.



2. Sâu đục thân 2 chấm.

a. Đặc điểm hình thái:

Ngài đực: Thân dài 8 – 9 mm, cánh trước màu nâu vàng nhạt, mép ngoài cánh trước có 8 – 9 chấm nhỏ.

Ngài cái: Thân dài 10 – 13 mm, cánh trước màu vàng nhạt có một chấm đen rất rõ ở giữa cánh, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt.

Trứng đẻ thành ổ, có lớp lông tơ màu vàng phủ bên ngoài, mỗi ổ trứng có từ 50 – 150 quả trứng.

Sâu non có 5 tuổi.

Nhộng: Màu vàng nhạt, con cái có mấu chân sâu tới đốt bụng thứ 5, con đực tới đốt bụng thứ 8.

Các lứa trong năm: Có 6 - 7 lứa trong năm

Lứa 1: Bướm rộ đầu tháng 3 dương lịch (Lúa chiêm xuân ở giai đoạn đẻ nhánh).

Lứa 2: Bướm rộ cuối tháng 4 đầu tháng 5 (Lúa xuân giai đoạn làm đòng - trỗ bông)

Lứa 3: Bướm rộ đầu tháng 6 đến giữa tháng 7 (Mạ mùa, lúa mùa sớm)

Lứa 4: Bướm rộ giữa tháng 7 đến cuối tháng 8 (Lúa mùa sớm)

Lứa 5: Bướm rộ đầu tháng 9 đến giữa tháng 9 (Lúa mùa chính vụ)

Lứa 6: Bướm rộ đầu tháng 10 đến đầu tháng 11 (Lúa mùa muộn)

Lứa 7: Bướm rộ đầu tháng 12 đến giữa tháng 1, sớm có thể cuối tháng 11 (trên lúa chét và cây ký chủ phụ).

b. Biện pháp phòng trừ:

* Biện pháp canh tác:

Dùng giống chín sớm, thay đổi thời vụ tránh thời gian gây hại của sâu.

Nhổ bỏ nõn héo bông bạc, tiêu hủy tàn dư cây bị sâu đục thân gây hại sau thu hoạch, tiêu diệt sâu đục thân qua đông trên gốc dạ bằng cách cầy lật gốc dạ kèm theo ngâm nước. Khi thu hoạch cần cắt gốc dạ, phơi khô, dọn sạch cỏ, phát quang bờ.

Dùng tay ngắt ổ trứng.

Bón phân cân đối NPK, không bón dư thừa đạm.

Điều chỉnh mực nước ruộng đủ cho cây lúa sinh trưởng phát triển 1 cách tốt nhất.

* Biện pháp sinh học: Bảo vệ các loài thiên địch của sâu như: Ong ký sinh, côn trùng bắt mồi.

* Biện pháp hoá học: Khi mật độ sâu tới ngưỡng phòng trừ cần tiến hành phun trừ bằng thuốc hóa học:

Giai đoạn đẻ nhánh: 2 ổ trứng/m2, 10% dảnh héo.

Giai đoạn trổ bông: 1 ổ trứng/m2, 5% dảnh héo.

Giai đoạn làm hạt: 1 ổ trứng/2 m2.

Nên sử dụng 1 trong các loại thuốc BVTV sau: Virtako 40WG, Lorban 30EC, Tasodan 12G, 600EC,…

+ Virtako 40WG: Pha 1 gói 3 g/bình 16 lít phun cho 1 sào (500m2).

+ Lorban 30EC: 60 ml/20 – 24 lít nước phun cho 1 sào.



3. Rầy nâu.

a. Ký chủ: Trên lúa, ngô, cỏ gấu, cỏ lồng vực…



b. Đặc điểm hình thái:

Trưởng thành: Có 2 loại hình là cánh dài và loài cánh ngắn.

Cánh dài: Con trưởng thành có cánh tre kín bụng, con cái dài 4,5-5mm, mặt bụng mầu nâu vàng, mắt kép mầu nâu. Con đực nhỏ và ngăn hơn dài 3,6-4mm, mặt bụng mầu nâu tối.

Cánh ngắn: Con cái dài 3-3,5mm, to, thô, cánh trước dài tới đốt bụng thứ 6. Con đực nhỏ hơn và gầy hơn, mầu nâu đen, dài 2-2,5mm, cánh trước dài tới 2/3 chiều dài bụng.

Trứng: Hình quả chuối, dài hơi cong, trứng đẻ thành ổ hình nải chuối, đẻ trong bẹ lá.

Rầy non: Nhỏ, lưng mầu nâu đậm, bụng mầu trắng sữa, tuổi cuối dài 3mm
d. Biện pháp phòng trừ rầy:

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, nắm chắc diễn biến của rầy hại lúa.

Không để ruộng bị khô hạn.

Vệ sinh đồng ruộng, tàn dư rơm rạ, cỏ dại trước khi gieo cấy.

Gieo cấy với mật độ hợp lý, nên cấy thưa, thẳng hàng tạo độ thông thoáng cho cây lúa.

Bón phân cân đối NPK.

Bảo vệ các loài thiên địch của rầy bằng cách: Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết. Theo khuyến cáo của cơ quan BVTV trong thời gian từ khi cấy đến 40 ngày sau cấy tuyệt đối không dùng các loại thuốc có gốc Cúc tổng hợp (Pyrethroit), lân hữu cơ và các loại thuốc có độ độc cao sẽ làm bùng phát mật độ rầy và tiêu diệt các loài thiên địch, làm mất cân bằng sinh thái trên đồng ruộng.

Khi rầy đến ngưỡng phòng trừ (750 con/m2 hoặc 15 con/khóm) thì tiến hành phun trừ ngay bằng thuốc BVTV.

Đối với lúa đang ở giai đoạn từ đẻ nhánh đến trỗ bông: Nên dùng các loại thuốc nội hấp, lưu dẫn như:

+ Các loại thuốc có hoạt chất Imidacloprid như: Admire 050 EC;   200 OD, Gaucho 70 WS, Actara 25WG, Chess® 50WG…

Đến giai đoạn lúa ngậm sữa đến chắc xanh: Nên dùng các loại thuốc tiếp xúc, vị độc.

+ Các loại thuốc có hoạt chất Fenobucarb như: Bascide 50 EC, Bassa 50 EC, Bassan 50 EC,…

+ Các loại thuốc có hoạt chất Isoprocarb như: Mipcide 20 EC, 50WP, Vimipc 20 ND, 25BTN, Capcin  20 EC, 25WP,…

+ Hoặc 1 trong các loại thuốc như: Dragon 585 EC, Tasodant 6G, 12G, 600EC, 600WP,…

Chú ý:

Trước khi phun thuốc cần phải giữ mức nước ruộng từ 3 – 5 cm.



Khi phun thuốc tiếp xúc cần phải phun kỹ, trực tiếp vào thân cây lúa.

Khi phun thuốc trừ rầy với lúa đang trỗ, phơi màu nên phun vào sáng sớm trước 8 giờ hoặc chiều mát sau 4 giờ 30 phút..



4. Bọ xít dài.

a. Đặc điểm hình thái:

Trưởng thành màu xanh, hơi pha màu vàng nâu, thon dài khoảng 15 cm.

Bọ xít đẻ trứng từ 1 đến 2 hàng, 1 ổ cỏ khoảng 10 – 15 quả. Trứng hình tròn có vết lõm ở giữa, mới đẻ màu trắng đục, sau chuyển màu nâu.

Bọ xít non có 5 tuổi. Tuổi 1 dài 2,5 mm, tuổi 5 dài 13 – 14 mm, hình dạng giống như trưởng thành, màu vàng lục.

b. Quy luật phát sinh gây hại:

Bọ xít thường gây hại nặng ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, quan trọng nhất là thời kỳ trỗ bông lúa bị hại lửng lép hoặc bạc trắng, giảm năng suất. Ruộng lúa gần rừng, gần ruộng rau màu và có nhiều cỏ dại thường bị hại nặng.

b. Biện pháp phòng trừ:

Tập trung tiêu diệt bọ xít qua đông qua hè.

Vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt ký chủ phụ của bọ xít.

Dùng bó lá xoan nhử trong thời gian 1 ngày tiêu diệt bọ xít tập trung lại đó.

Khi mật độ tới ngưỡng phòng trừ cần phải phòng trừ bằng thuốc hóa học: Giai đoạn lúa làm đòng 20 con/m2, giai đoạn lúa trỗ bông là 10 con/m2, giai đoạn lúa chín sữa là 5-8 con/m2. Thuốc dùng: Bassa 40EC, Ofatox 400EC,…

Chú ý: Phun thuốc vào pha bọ xít non để tăng hiệu quả của thuốc.
B. BỆNH HẠI

1. Bệnh cây được chia làm 2 loại:

+ Bệnh không truyền nhiễm: Tác nhân gây bệnh là do các yếu tố như: Nước, thời tiết khí hậu, thành phần hoá học trong đất.v.v.

+ Bệnh truyền nhiễm:Tác nhân gây bệnh do: Nấm, Vi khuẩn, Virus, cây ký sinh v.v. Bệnh có thể lây lan từ nơi này đến nơi khác.

2. Một số tác nhân gây bệnh quan trọng.

2.1. Bệnh do nấm: Trong số các sinh vật ký sinh gây bệnh cho cây trồng thì tưới 80% bệnh do nám gây hại. Sở dĩ nấm giữ vị trí quan trọng như vậy vì nấm có các loại men phân huỷ các chất cấu tạo tế bào của cây.

2.2. Bệnh do Vi khuẩn và Virus:

+ Vi khuẩn có cấu tạo nhỏ và đơn giản, cơ thể chỉ là một tế bào. Triệu chứng gây hại của Vi khuẩn trên cây thường cũng tạo thành vết bệnh nhưng có khác với nấm là vết bệnh do Vi khuẩn thường có vẻ ướt, nhiều khi sinh giọt mủ vàng (giọt dịch) hoặc làm thối nhũn có mùi hôi. Một số Vi khuẩn phát triển phá huỷ mạch dẫn của cây làm mạch dẫn bị đen, toàn cây héo rũ (bệnh héo xanh cà chua, khoai tây, bệnh Moko trên cây chuối.

+ Virus có cấu tạo đơn giản và nhỏ hơn cả Vi khuẩn, chưa thành một tế bào mà chỉ là một chuỗi chất AND hoặc ARN, phải nhìn qua kính hiển vi điện tử có độ hóng đại hàng triệu lần mới thấy được hình dạng. Triệu chứng điển hình do Virus trên cây là lá có mầu xanh vàng loang lổ (gọi là hiện tượng khảm hoa lá), biến dạng (xoăn và nhỏ lại), cây nhỏ và thấp lùn, quả biến dạng méo mó và nhỏ.

3. Một số bệnh hại phổ biến

3.1. Bệnh đạo ôn (do nấm Pyricularia grisea; Pyricularia oryzae):

a. Triệu chứng bệnh:

Bệnh hại các bộ phân trên cây, nhưng thường rõ nhất trên lá và cổ bông, đốt thân, trên hạt thóc.

Trên lá: Đầu tiên là những vết dầu nhỏ, màu xanh, dần dần bệnh phát triển thành hình thoi, rìa mầu nâu đỏ, giữa màu bạc trắng, các vết bệnh này có thể liên kết lại với nhau thành mảng lớn hình thái không rõ ràng.

Trên cổ bông: Đoạn sát tai lá hoặc sát hạt thóc có những điểm màu nâu xám, vết bệnh to dần, bao quanh cổ bông làm cổ bông bị héo lại.

Trên đốt thân: Các đốt thân ở phần gốc bị bệnh mục ra làm cho cây bị đổ ngã.




b. Biện pháp phòng chống bệnh:

* Biên pháp canh tác:

Gieo cấy với mật độ hợp lý, đúng thời vụ.

Dọn sạch cây lúa bị bệnh từ vụ trước.

Xử lý hạt giống bằng nước nóng 540C.

Bón phân cân đối NPK, tránh bón dư thừa đạm. Bón tập trung vào giai đoạn đầu, không bón đạm khi cây bị nhiễm bệnh.

Khi thời tiết âm u, có mưa phùn, nhiệt độ dao động từ 18 – 250C thì cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sớm.

* Biện pháp hóa học:

Phun thuốc hóa học khi bệnh có khả năng phát sinh và gây hại nặng trong điều kiện thời tiết thuận lợi. Sử dụng 1 trong các loại thuốc sau để phun phòng trừ: Beam 75WP, Filia 525SC, Fuan 40EC, Amistar Top 325SC,…

Nồng độ, liều lượng:

+ Beam 75WP: 36g/20 – 24 lít nước phun cho 1 sào.

+ Filia 525Sc: Pha 20 ml/20 – 24 lít nước phun cho 1 sào.

+ Amistar Top 325SC: 50 – 60 ml/20 – 24 lít nước phun cho 1 sào.

Cách phun: Phun đều lượng nước thuốc đã pha vào bề mặt lá, phun 2 – 3 lần nếu bệnh nặng.





tải về 23.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương